người già tại Nhật
THẾ GIỚI ĐANG ĐỨNG TRƯỚC NGƯỠNG CỬA LÃO HÓA
Mở đầu:
Theo WHO cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc, thế giới chúng ta nói chung sống càng lúc càng thọ hơn nhờ vào phát triển kinh tế cùng khoa học kỹ thuật cũng như xã hội nhân văn tiến bộ hơn. Cơ quan này ước tính khoảng trước năm 2030 cứ 6 người trên thế giới này có một người thọ hơn 60 tuổi. Người già trên 60 tuổi vào năm 2020 là 1.4 tỷ người nhưng đến 2050 thì con số người già này sẽ GẤP ĐÔI (2.1 tỷ) Số người già trên 80 tuổi có thể tăng gấp BA trong vòng 30 năm từ 2020 tới 2050 là 426 TRIỆU NGƯỜI. Tỷ lệ người già tăng cao trong các quốc gia giàu có ví dụ ở Nhật có tới 30% người già trên 60 tuổi. Nhưng hiện nay các quốc gia nghèo hay trung bình cũng có sự thay đổi khá to lớn về tỷ lệ này. Cũng theo WHO trước năm 2050 có 2/3 số người già trên 60 tuổi lại ở vào các quốc gia có mức thu nhập nghèo cùng trung bình.
Chắc hẳn sẽ có ai đó tủm tỉm cười khi đọc lại hai câu ca dao xưa mà các cụ ta hay vui vẻ biện bạch cho râu tóc của mình:
Đêm ba bảy vợ, già đâu có già!
NGÀY XƯA tuổi 40 còn gọi tứ tuần xem chừng đã "ra lão", còn 60 hay 70 chắc chắn là đã lên chức Cụ ông Cụ bà từ lâu. Đúng vậy, đó là lúc thế giới chưa đông người, chưa tiến bộ như ngày nay. Mà đã là tiến bộ thì con người ta sống lâu. Tuổi sáu hay bảy mươi nay ra đường nhìn vẻ còn ‘yểu điệu’ lắm, hay có kẻ còn tưởng như còn cái thuở ‘bốn mươi’ nên sinh ra cái chuyện 'ướt át yêu đời' ...
Người viết xin mở đầu bài lung khởi cho đầu năm hài hước vui vẻ một ít. Xong, xin nhập đề vào cái chuyện GIÀ của thế giới chúng ta hôm nay.
Thật vậy, chúng ta tạm gác qua chuyện Đại Dịch Covid-19, nhìn chung thiên hạ bây giờ tuổi lục thập hay thất thập không còn "cổ lai hy" nữa mà so lại chúng ta có cảm tưởng chỉ bằng lớp "bốn mươi hay năm mươi" thời trước thôi! Đó là già mà tư tưởng chúng ta vẫn trẻ hay đời sống thời nay nó khác xưa nhiều rồi nên tuổi già hôm nay phần nhiều vẫn còn khang kiện? Nhưng nói gì thì nói, sự thật vẫn là sự thật. Thế giới vẫn khách quan thống kê, 'tính toán' theo tuổi tác một cách khoa học thì
TỶ LỆ NGƯỜI GIÀ THẾ GIỚI HIỆN NAY TRÊN ĐÀ TĂNG CAO
Biểu đồ Dân Số Học Hoa Kỳ 100 năm (1960-2060) từ Kim tự Tháp (pyramid) thành khối Trụ (pillar)
*
Tỷ lệ người già tăng cao trong một đất nước thì nước đó đang bị lão hóa (ageing). Không riêng gì Việt Nam chúng ta, thế giới hiện nay cũng vào hội chứng Lão Hóa do người già càng ngày càng đông nhờ vào tuổi thọ bình quân con người (life expectancy) nói chung kéo dài hơn ngày xưa. Theo thống kê mới nhất vào năm 2020 người già thế giới có tới 727 triệu người, con số này có khả năng tăng GẤP ĐÔI trước năm 2050!
Nhìn chung, số nước có dân số trẻ càng hiếm, chỉ có trên dưới 30 nước nghèo nhất nhưng tỷ lệ dân số TRẺ NHẤT --xấp xỉ 50% dưới 18 tuổi! Phải chăng càng nghèo, càng 'rảnh việc' càng đẻ nhiều chăng? So sánh với các nước văn minh giàu có vật chất dư thừa hay tuổi lao động phải đương đầu với áp lức công việc như Nhật Tây Âu Nam Hàn Bắc Mỹ …họ ít thích lập gia đình và sinh nhiều con. Đó là câu trả lời tại sao tình trạng lão hóa cùng tỷ ệ người già cao lên càng lúc càng phổ biến nhất tại các quốc gia công nghiệp hóa. Do Tỷ lệ người gia tại Bắc Mỹ, Tây Âu Bắc Âu hay Nhật Bản Trung Hoa Nam Hàn càng lúc càng cao thúc giục chính phủ các nước này phải xem lại chính sách khi số dân trong độ tuổi lao động ít đi, chi phí y tế cao hơn và các cam kết hưu trí lung lay kéo theo mức sống giảm dần.
Từ Chính Sách Một Con của Trung Hoa thực thi vào năm 1980 và chính sách Hai Con của Việt Nam vào năm 1990 hai nước CS anh em này đang chứng kiến quốc gia mình đang Lão Hóa dần dà. Với VN tỷ lệ sinh đẻ của phụ nữ VN từ 5% nay còn lại chỉ 2% nhưng lại còn đi “lấy chồng nước ngoài” càng lúc càng đông khiến hàng chục triệu đàn ông VN “Ở Không” càng trở thành sự thật trong thập niên tới…
4 VẤN NẠN KINH TẾ KHI THẾ GIỚI BỊ LÃO HÓA
I- SỐ NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG SỤT GIẢM
Dân số bị lão hóa trong một quốc gia đồng nghĩa nền kinh tế nước đó bị thiếu hụt hay tỷ lệ người trẻ trên người già NHỎ DẦN. Các doanh nghiệp sẽ thiếu nguồn lao động, thiếu nguồn cung tay nghề cao đưa đến vấn đề gia tăng năng suất lao động hay tăng tiền lương lại dễ dẫn đến lạm phát. Chúng ta thấy để bù đắp các quốc gia công nghiệp hóa như Bắc Mỹ Tây Âu Nhật Bản thường có chính sách thu hút NHẬP CƯ LAO ĐỘNG để bù vào lỗ hổng thiếu tay nghề hay thiếu lực lượng lao động. Chính sách nhập cư của Hoa Kỳ suốt một chặng đường dài nó cũng không lọt ra ngoài cung ứng nhân công hay nhân lực cho Tư Bản Công Nghiệp Hoa Kỳ là điều tiên yếu. Hạn ngạch nhập cư hàng năm của Mỹ trồi trụt cũng do vấn đề này. Chưa kể sự lão hóa của dân số mỗi nước từng kích thích chính sách khuyến khích sinh con như Na Uy Phần Lan Vương quốc Bỉ kể cả Canada.
II- CHI PHÍ Y TẾ TĂNG CAO
Chi phí y tế tăng cao theo con số gia tăng người già cả quả là điều dễ hiểu. Đặc biệt các quốc gia tiên tiến nói trên chi phí y tế ngốn nhiều trong ngân sách hàng năm. Riêng tại Mỹ chi phí bình quân về Y Tế theo Phòng thống Kê Lao Động Mỹ cho hay 1 người già 65 tuổi trở lên là 6,668 USD/ năm 2020. Chi phí chăm sóc sức khỏe tại Hầu hết các nước tiên tiến đều chiếm tỷ trọng cao so với GDP của họ. Giải quyết nhu cầu gia tăng của người cao tuổi cũng như chi phí cho nhân lực săn sóc người già càng đẩy con số thiếu hụt nhân lực trẻ càng cao trong các khu vực khác của nền kinh tế nước họ.
III- TỶ LỆ PHỤ THUỘC GIA TĂNG
Các nước có người cao tuổi càng nhiều thì người đang độ tuổi lao động càng đóng thuế nhiều hơn để chi trả cho chi phí quốc gia. Người nghỉ hưu càng đông với khung thuế ít ỏi cố định khiến quốc gia đó phải phụ thuộc vào số người đang đi làm là vấn đề ‘đau đầu’ đối với các nước này.
IV- BỘ MẶT KINH TẾ THAY ĐỔI
Một khi tỷ lệ người gia càng cao nền sản xuất trong nước do nhu cầu phục vụ cho nhiều triệu người già cả về các mặt hàng thiết yếu và dịch vụ ưu tiên cho người cao tuổi càng nhiều. Vấn đề này lại khác đi với nền sản xuất trong một nước có tỷ lệ sinh xuất cao hơn hay lớp trẻ lao động nhiều hơn.
Cho tới năm 2034 theo U.S. Census Bureau con số người già trên 65 tuổi tại Mỹ là 77 triệu người vượt hơn con số trẻ dưới 18 tuổi là 76.5 triệu. Đây quả là vấn đề đáng báo động cho Hoa Kỳ trong mọi vấn đề. Chỉ nhìn vào chi phí cho trợ cấp người già SSI cùng tốn kém y tế thì quả là con số kinh khủng mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt
SỐ già vượt qua số trẻ chỉ LẠ và đáng LO với Hoa Kỳ nhưng không lạ đối với các quốc gia như Nhật Bản một quốc gia lão hóa rõ ràng với tỷ lệ 1 trong 4 (hay 1 trong 3 theo WHO) người dân là người già trên 65 tuổi kể cả vấn nạn dân số bị GIẢM. Ước tính vào trước 2050 dân số Nhật sẽ GIẢM 20 TRIỆU NGƯỜI do sinh suất quá ít. Tình trạng thanh niên tại Nhật, Nam Hàn cũng theo nhau sống cảnh độc thân hưởng thụ hơn là gánh nặng khi lập gia đình là ý tưởng phổ biến dần hồi trong giới trẻ. Các nước Châu Âu cũng đồng chung số phận; cụ thể là Đức, Ý, Pháp Tây Ban Nha các nước Đông Âu cũng thế ngoài chuyện Lão Hóa còn một vấn nạn là DÂN SỐ BỊ GIẢM như đã trình bày là một CHỦ ĐỀ XÃ HỘI càng lúc càng đáng quan tâm hơn bao giờ hết ./.
nguồn tham khảo
Elderly people make up a third of Japan’s population – and it’s reshaping the country
WHO: AGEING AND HEALTH
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/ageing-and-health
4 ECONOMIC ISSUES OF AGING POPULATION
4 Global Economic Issues of an Aging Population (investopedia.com)
HEALTH CARE SPENDING IN USA
https://www.moneytalksnews.com/slideshows/how-much-seniors-spend-on-health-care/
GRAYING AMERICA
https://www.census.gov/library/stories/2018/03/graying-america.html
DÂN SỐ VN
Vietnam Population 2021 (Demographics, Maps, Graphs) (worldpopulationreview.com)
30 YOUNGEST COUNTRIES
30 Countries With The Youngest Populations In The World - WorldAtlas
No comments:
Post a Comment