Chào bạn đọc
Chúng
ta có hai trái thận, mỗi trái to cỡ bằng nắm tay. Thận nằm hai bên cột sống dưới
xương sườn. Thận tuy nhỏ nhưng bổn phận của nó phức tạp và quan trọng cho cơ thể
chúng ta. Thận giúp loại chất cặn bã và chất lỏng thừa. Thận lọc máu giữ lại
hay loại bỏ những hợp chất hữu cơ cần hay không cần. Thận kiểm soát việc tạo ra các hồng huyết cầu
hay các sinh tố kiểm soát sự tăng trưởng. Thân giúp giải phóng các hóc môn điều
chỉnh huyết áp, số hồng cầu hay định lượng chất bỗ nhất định cho cơ thể chúng
ta như calcium hay kalium
THẬN
LỌC MÁU
Động
mạch tim đưa máu vào hai trái thận chúng ta để làm lọc đó là nhờ vào hàng triệu đơn vị lọc nhỏ li ti của thận (nephrons). Chất thải lỏng qua niệu quản và tồn đọng ở bàng quang (bọng
đái) gọi là nước tiểu. Máu sạch trái lại không qua niệu quản mà theo đường tĩnh
mạch lên về tim.
BỔN
PHẬN NẶNG NHỌC CỦA THẬN CHÚNG TA
Mỗi
24 giờ hai trái thận chúng ta phải tiếp quản lọc tới 200 lít chất lỏng đi qua
theo vòng luân lưu tuần hoàn. Trong 24 giờ đó có 2 lít đào thải ra khỏi cơ thể
đó là nước tiểu. Còn lại 198 lít từng luân lưu
qua 2 trái Thận. Chúng ta lưu ý cơ thể chúng ta bình quân chỉ có 5 tới 6 lít máu thôi nên không phải cơ thể chúng ta
chứa tới 200 lít máu mà đây là số lượng dung tích chất lỏng luân lưu qua
thận trong một ngày
SẠN THẬN
Sạn thận (hay sỏi thận) là một mảnh chất rắn hình thành
trong thận từ các chất có trong nước tiểu. Chất rắn này là kết tinh của các dạng
muối Calci, Oxalat, Crytine.. Nó có thể nhỏ như một hạt cát hoặc lớn như hay
nhỏ hơn một viên sỏi nhỏ. Đa số sỏi thận tự đào thải
ra khỏi cơ thể mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ. Vấn đề là ta nên uống nước
nhiều để giúp sự bài tiết thông hơn.
Nhưng đôi
khi SẠN THẬN KHÔNG LỌT RA ĐƯỢC? Trường hợp này sạn thận bị kẹt trong đường tiết niệu, chặn dòng chảy của
nước tiểu lâu ngày và gây đau đớn viêm
nhiễm có khi phải vứt bỏ quả thận.
Sau đây có thể là những dấu hiệu của bệnh sỏi
thận cần sự trợ giúp của bác sĩ:
• Đau nhiều kéo dài ở vùng lưng hoặc bên
hông của bạn không hết
• Có
máu trong nước tiểu
• Hay Sốt và ớn lạnh
• Nôn mửa, không biết mùi vị nếm được thức ăn ngon dở ra sao
• Nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu và có màu
đục như nước vo gạo.
• Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
...
Bác
sĩ sẽ chẩn đoán sỏi thận bằng xét nghiệm nước tiểu, máu và hình ảnh CT scan,
Siêu Âm … Nếu sỏi không tự khỏi, bạn phải cần điều trị.
ĐIỀU TRỊ
GIẢI PHẪU SẠN THẬN
Tán sạn
Tán sỏi bằng sóng chấn động
(shock wave) ngoài cơ thể là kỹ thuật điều trị sỏi trong quả thận và kẹt tại niệu quản không cần tới phẫu thuật. Y khoa
thay bằng sóng chấn động năng lượng cao. Chúng truyền qua cơ thể và để phá vỡ sạn
thận những mảnh nhỏ như hạt cát. Khi đã vỡ thành các hạt nhỏ chúng dễ dàng trôi
qua với nước tiểu .
Cắt thận qua da
Các thủ thuật này là phương pháp điều
trị sạn thận được áp dụng cho những bệnh nhân có sạn thận lớn cỡ 2 cm hoặc có
hình dạng khác thường, những người bị nhiễm trùng cùng sỏi chưa bị phá vỡ đủ bằng
phương pháp thứ nhất
Cả hai thủ tục đều liên quan đến
việc xâm nhập vào thận thông qua một vết rạch nhỏ ở phía sau. Khi bác sĩ phẫu
thuật đến quả thận, một ống soi thận (một máy ảnh sợi quang học thu nhỏ) cùng
các dụng cụ nhỏ khác được luồn vào qua lỗ. Sạn được lấy ra hay tán nhỏ mới lấy
ra..
Nội soi niệu quản
Đây là một thủ thuật trong đó một ống soi nhỏ được đưa vào bàng quang và niệu quản và nó được sử dụng để chẩn đoán và điều trị một loạt các vấn đề ở đường tiết niệu. Đối với sạn niệu quản (một viên sạn trong niệu quản), nó cho phép bác sĩ tiết niệu thực sự nhìn vào niệu quản, tìm sỏi và loại bỏ nó. Đây là một thủ thuật ngoại trú có hoặc không có đặt stent (một ống được đặt vào niệu quản để giữ nó mở ra).
ĐỀ PHÒNG SẠN THẬN
Đối
với người lớn khoảng 9% có nguy cơ mắc chứng sỏi thận. Vùng khí hậu càng nóng con người càng dễ mất
nước hơn nên dễ có nguy cơ sạn thận. Như
thế nguy cơ mất nước đưa ta dễ sạn thận hơn. Kết lại, chúng ta nên uống nước nhiều
là điều tốt nhất. Chống tái phát chứng sạn thận thì chúng ta nên uống trên 2 lít nước
mỗi ngày.
ĐHL biên soạn 1/11/2022
nguồn tham khảo
1- What Causes Kidney Stones
https://www.health.harvard.edu/blog/what-causes-kidney-stones-and-what-to-do-2019051716656
2- NATIONAL KIDNEY FOUNDATION
https://www.kidney.org/atoz/content/kidneystones
No comments:
Post a Comment