CÁNH DIỀU THẢNH THƠI
Bầu trời trong xanh tràn trề nắng
ấm. Chú diều vần vũ lượn vòng dưới bầu trời quãng khoát, không một bóng mây.
Đôi cánh rộng của con chim thuộc loại lớn dang rộng, như đang lười biếng hoạt động
nhưng vẫn đủ giữ cho diều đảo từng vòng thật chậm trên cao. Thỉnh thoảng, cặp
cánh của nó lại đập ít cái, chỉ ít cái thôi, thế là diều lại tiếp tục bay vòng
như cũ. Chú chim lơ đãng này khi lượn vòng như thế, thường bay một mình. Hình
như nó đang tận hưởng một buổi rong chơi nhàn nhã, tự do và thênh thang.
TÉ RA CHIM CŨNG BIẾT BẢO VỆ ‘GIANG SƠN, LÃNH THỔ’ CỦA CHÚNG
Thình lình từ dưới thấp có ba bốn chấm đen vụt bắn lên, rồi liên tiếp nhiều chấm đen khác vụt bay lên! Một bầy quạ đang bay lên ‘nghênh chiến’! Thì ra diều ta đang lạc vào ‘lãnh thổ’ của bầy quạ không biết bao giờ?
hạt sót California rất nhiều
Quạ vùng này nhiều lắm. Chúng sống từng bầy. Thỉnh thoảng không biết từ đâu chúng đậu
vào các lùm cây hạt sót, kêu vang chí chóe. Cây hạt sót trồng nhiều ở vùng này
là thức ăn của loài quạ. Đến mùa, hạt sót bị quạ ăn rơi vãi đầy mặt đất.
hình 1930 người bộ tộc da đỏ tại California và hạt sót
Thật ra ngày xưa người Mỹ bản địa tức là thổ dân da đỏ họ dựa vào nguồn hạt sót làm thức ăn chính cho họ. Những bộ tộc da đỏ thường chế biến tích lũy hạt sót làm thức ăn. Các nhà dinh dưỡng học cũng phân tích cho rằng hạt sót có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Con diều tuy to lớn thế, nhưng lại
bay chậm. Hai ba con quạ bay nhanh hơn diều, chúng thi nhau lao vụt vào cánh
trái và cánh phải của diều ‘gặp nạn’. Diều giờ đây hốt hoảng lo tìm đường
thoát. Bao phút an nhàn vừa qua biến đâu mất, nó chỉ còn vội bay thẳng một hướng
thoát thân. Nhưng lũ quạ đâu chịu buông tha? Thỉnh thoảng cánh của nó bị quạ mổ
trúng, từ trên cao tiếng diều kêu lên quang quác. Mấy con quạ vừa đuổi địch thủ
vừa kêu nhau chí chóe. Thật thương hại cho con diều ham chơi, nó lạc vào ‘không
phận’ bầy quạ mới ra cớ sự như thế? Bao nhiêu uy dũng của giống nhiều đi đâu mất?
Từ dưới đất người chứng kiến mới lo ngại thay cho thân nó. Diều đâu phải là thứ
chim hiền? nhưng than ôi: “mãnh hổ nan địch quần hồ” diều thua là phải, lo bay đi tránh ‘giang sơn’ lũ quạ. Có mục kích cảnh
này mới thấy sự ‘quyết chiến’ đầy hăng say xen lẫn đoàn kết từ bầy chim đen
đúa, ồn ào là quạ. Những thứ chim khác nhỏ hơn thường biết ‘thân phận’ của nó
nên hiếm khi thấy quạ ‘tranh chấp’ với các bầy chim nhỏ khác, ngoại trừ có bóng
diều lai vãng là bầy quạ chẳng hề ‘tha thứ’?
KHI ĐÃ 'BẢO VỆ' VÙNG TRỜI QUẠ CŨNG KHÔNG THA THỨ CẢ MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI DRONE
Tại vùng ngoại ô nào đó ở Australia một chiếc drone của con người thả chơi cũng bị một chú quạ bay lên "nghênh chiến". Khi đã có nhiệm vụ 'bảo vệ không phận' quạ thi hành rất đúng nhiệm vụ của quạ. Chiếc máy bay nhỏ có 4 chong chóng trong hình đang bị chú quá đậu vào phần đuôi và 'mổ cắn' tứ tung?!
Quạ không tha thứ từ con diều nào đó lơ đễnh bay lạc vào, cho đến máy móc của con người có động cơ đang hoạt động nó vẫn không hề sợ hãi. Sự tấn công không khoan dung có thể làm con quạ này trở thành một 'chiến sĩ' của loài chim.
CAO
NHÂN TẮC HỮU CAO NHÂN TRỊ
Chim cắt (kestrel) Bắc Mỹ là giống chim tương cận với chim ưng (falcon) nhưng nhỏ hơn. Nó là giống chim săn mồi tuy nhỏ bé nhưng dũng mãnh
Thế
mà một ngày, người viết có dịp nhìn thấy lũ quạ dữ tợn kia lại bị một “khắc tinh” trị nó, đó là
CHIM CẮT.
Cũng là bầu trời của vùng Alum Rock Park, nơi gia đình tôi ở. Cũng một sáng trời quang đãng và tràn đầy nắng ấm. Tôi nghe trên cao có tiếng quạ kêu quang quác khác thường? Thì ra có mấy con quạ đang bay loạng choạng và hỗn độn. Tiếng quạ nghe chí chóe như có chuyện bất thường?
Có một bóng chim nhỏ hơn, bay xẹt qua, ngang dọc nhanh như những “lằn đạn”?! một đường bay của bóng chim này là một lần
cánh con quạ đen bị va trúng khiến quạ ta, có thể đau quá, kêu vang... mấy con quạ trên kia đang bị xé lẻ, mỗi con mỗi hướng, cố né tránh con chim nhanh nhẹn kia?
THÌ RA CÓ CON CHIM CẮT ĐANG TẤN CÔNG QUẠ
chim cắt bay như một mũi tên đánh quạ - quạ chỉ biết bay trốn
BẦY
QUẠ ĐANG BỊ CON CHIM CẮT TẤN CÔNG
Con chim cắt từng sống đơn độc không từng bầy như quạ nhưng là ‘kẻ thù không đội trời chung’ với bầy quạ. Người ta nói “nhanh như cắt” quả thật không sai! Trên cao, chúng ta không thể thấy được rõ ràng hình dạng của chim cắt, nó chỉ là một bóng đen bay xẹt qua lại như “như những lằn đạn” không hơn không kém! Quạ bay khá nhanh, thế mà không thể nào so với con cắt được.
Tôi cho rằng tốc độ trên không là ưu thế hàng đầu của chiến thắng. Sự to lớn dềnh dàng rõ ràng không là yếu tố thắng thế trên không trung.
Lạ làm sao? Tôi thắc mắc có thể bầy quạ này đang lạc vào “không phận” của con
chim cắt kia mới ra cớ sự này?
Hài hước một ít chúng ta nghiệm ra “Lãnh thổ và không phận” của loài chim- có thể là một luật lệ tự nhiên của tạo hóa trao cho chúng mà con người ta không thể hiểu hết? Người viết tin rằng bẩm sinh và tự nhiên của chim muôn hay thú vật bẩm sinh chúng cảm nhận ra cái 'ranh giới' kia.
Người viết lại hình dung nơi thâm sơn cùng cốc; “RỪNG NÀO CỌP ĐÓ” đây là kinh nghiệm dân gian nhưng chúng ta tin rằng điều này có thật. Một rừng không thể hai cọp; một điều kiện rất bẩm sinh mà muôn thú tự nhiên biết lấy để chia ra ‘ranh giới’ trong rừng, nhất là loài thú dữ.
Một ngày rảnh rang thoải mái, có đôi lúc chúng ta ngồi ngắm trời mây và tự cho rằng một bầu trời cao kia quả là một vùng không gian tự do rộng mở.
Nhưng sự thật nay đã khác hẳn trong tôi: thì ra ngay cả chim chóc vẫn biết 'phân chia gìn giữ vùng trời vùng đất' cho chúng huống hồ gì loài người trong thế giới hôm nay. Phải chăng có một dịp nào đó có những nhà quân sự trên thế giới này nhìn cảnh những loài chim đánh nhau trên bầu trời rồi nảy sinh ra những ý tưởng, chính sách quân sự?
Đó là những hình ảnh không chiến trên bầu trời vào thời chiến tranh. Các nước đang thi đua nhau chế tạo càng lúc càng nhiều chủng loại phi cơ chiến đấu với những lợi thế trongkhi KHÔNG CHIẾN để đạt cho được chiến thắng trên không. Các loại phi cơ tiêm kích càng lúc càng lợi hại hơn thi đua nhau ra đời đưa cuộc chạy đua vũ trang trên không hiện nay chưa bao giờ ngưng nghỉ.
Chuyện chiến tranh của loài người lại càng dễ hiểu khi chúng ta nhìn lên bầu trời hàng ngày vẫn còn những loài chim khắc kỵ nhau quyết tranh giành nhau vùng không gian của chúng thì các "con chim sắt" của không quân các nước vẫn "nối gót" như vậy để bảo vệ giang sơn của họ.
Cuộc sống trên trái đất vẫn còn tiếp diễn thì sự cạnh tranh của muôn loài tất còn hiện hữu. Âu đây cũng là định luật sinh tồn ./.
Đinh
hoa Lư 26/9/2021
Bầu
trời East Hills Alum Rock Park California
No comments:
Post a Comment