NHỮNG NGƯỜI PHỐ CŨ
*
Đông Hà cuối 1975
Đó là thời gian sau ngày "gãy súng", người lính miền nam ai còn sống tại mặt trận trở thành tù binh và sau này là những người tù 'cải tạo'. Trại mới lập xong trên những triền đồi trung du của miền Ái Tử thì đã gần hết năm 1975.
Có một ngày chúng tôi có mặt trong một toán tù được trại dẫn đi Chợ Đông Hà. Lý do dễ hiểu nhất do trại Bốn chúng tôi mới lập nên tăng gia về rau xanh chưa có.
tờ bạc miền bắc 10$ hồi 1975 tại Đông Hà
Ôi sung sướng làm sao nhưng cũng hiếm hoi làm sao khi có dịp 'sổ lồng', được 'cán bộ' dẫn đi về đồng bằng. Chúng tôi xem như là một dịp may hiếm có, đó là được 'ra phố' dù có đi bộ từ trại ra Đông Hà hơn mười mấy cây số. Đoạn đường này không còn là chuyện gian nan khi chúng tôi đã quen lên rừng đốn gỗ. Hàng ngày vác gỗ, chúng tôi lội bộ mười mấy cây số về lập trại đã quen chân.
***
Đông Hà cuối 1975
Đó là thời gian sau ngày "gãy súng", người lính miền nam ai còn sống tại mặt trận trở thành tù binh và sau này là những người tù 'cải tạo'. Trại mới lập xong trên những triền đồi trung du của miền Ái Tử thì đã gần hết năm 1975.
Có một ngày chúng tôi có mặt trong một toán tù được trại dẫn đi Chợ Đông Hà. Lý do dễ hiểu nhất do trại Bốn chúng tôi mới lập nên tăng gia về rau xanh chưa có.
tờ bạc miền bắc 10$ hồi 1975 tại Đông Hà
Ôi sung sướng làm sao nhưng cũng hiếm hoi làm sao khi có dịp 'sổ lồng', được 'cán bộ' dẫn đi về đồng bằng. Chúng tôi xem như là một dịp may hiếm có, đó là được 'ra phố' dù có đi bộ từ trại ra Đông Hà hơn mười mấy cây số. Đoạn đường này không còn là chuyện gian nan khi chúng tôi đã quen lên rừng đốn gỗ. Hàng ngày vác gỗ, chúng tôi lội bộ mười mấy cây số về lập trại đã quen chân.
***
Tôi đã thấy lại Đông Hà. Sự choáng ngợp chẳng khác gì choàng tỉnh sau một giấc ngủ dài đầy chiêm bao mộng mị. Đã tàn cuộc chiến sau một cuộc đổi đời đầy kịch tính, trước mắt tôi chợ Đông Hà đông đúc lạ thường. Người dân, bộ đội khắp nơi tập trung về thị trấn này mua bán. Bộ đội từ Lào về, từ bắc vô, người Quảng Trị ở lại trước 1972, lớp mới hồi cư nay về đây làm đất sống mới.
Từ Đà Nẵng 'con buôn' vơ vét hết bao thứ hàng hoá ẩm mốc trước đây, đem ra bán tại chợ này. Tất cả đều quý báu. Những lớp người bên kia sau bao năm từ Lào, từ ngoài bắc nay chiếu cố, giành nhau mua. Cuốn album có hình đàn bà 'mắt nhắm mắt mở' khi nhìn nghiêng, nay được xem là chuyện 'nhiệm mầu'? Những cái kiếng mát trước đây chúng tôi hay chê là 'thầy bói', không ai đụng đến, nay đều 'quý như vàng'? Đó là chưa kể những chiếc đồng hồ Orient, Citizen ' hai cửa sổ...không người lái', lúc này người ta xem là món hàng thượng đẳng! Những xấp bạc 10 $ đỏ lòm loại bạc Bắc lớn nhất thời đó. Người ta 'ký cóp' tém nhặt, cất bao năm nay tung ra mua hết. Chợ Đông Hà thực sự bừng lên, sống lại chẳng khác chi một 'phép nhiệm mầu'...
***
Chúng tôi được cán bộ cho đi mua 'rau muống' tôi có dịp gặp nói đúng hơn là THẤY những con người phường, phố cũ năm xưa. Lò mỳ Vạn Hoa không còn nay lại đi bán mỳ lẻ. Những mệ, những o bán thịt tại chợ QT nay cũng trở lại nghề cũ ở đây. Cái tiệm Đường Ký ngày xưa ba tôi hay dẫn tôi vào ăn mỳ xào mềm hay hoành thánh tôi thì thích bánh bao nay là cái quán nhỏ lèo tèo bên đường...
Còn nhiều cái để kể nữa ...có bạn tù mấy anh từng biết chuyện về trung đoàn 56, trong toán mua rau chỉ cho tôi người đàn bà còn mặc chiếc áo dài tha thướt trong thời buổi này:
Chúng tôi được cán bộ cho đi mua 'rau muống' tôi có dịp gặp nói đúng hơn là THẤY những con người phường, phố cũ năm xưa. Lò mỳ Vạn Hoa không còn nay lại đi bán mỳ lẻ. Những mệ, những o bán thịt tại chợ QT nay cũng trở lại nghề cũ ở đây. Cái tiệm Đường Ký ngày xưa ba tôi hay dẫn tôi vào ăn mỳ xào mềm hay hoành thánh tôi thì thích bánh bao nay là cái quán nhỏ lèo tèo bên đường...
-Vợ Trung Tá Phạm Văn Đính đó!
Trong trí nhớ của tôi, Bà đó tha thướt trong tà áo dài màu hồng nhạt, đẹp trẻ đi theo với chiếc xe bán tải toyota chở đầy lốp xe đạp từ Đà nẵng ra...
Trung tá Đính vào lúc này lại là Trung Tá 'Quân Giải Phóng' Ngày tôi còn ở trại Một tại Ái Tử, có ông ta vừa đi 'thăm anh em tù binh' tại Trại này. Tôi nghe bàn tán ông mang "quân hàm" trung tá bộ đội. Tôi nhớ trại Một do trại này là trại anh em chúng tôi vừa đốn cây xây dựng khi từ Ba Lòng chuyển trại về Ái Tử vào ngày 21 tháng 5 1975... ngày đó mấy người bộ đội coi tù nấu ăn, họ xầm xì với nhau:
-Thằng Đính về thăm đấy? 'dĩ nhiên họ gọi là 'thằng' do họ biết ông Đính là hàng binh, dù mang lon trung tá, đội nón cối như họ...
Mấy mươi năm sau, giờ tra cứu trên online những cái gì ngày đó nay là sự thật bằng hình ảnh
TRUNG TÁ ĐÍNH được 'đồng hóa' thành Trung Tá Bộ Đội bắc quân và vẫn lên Thượng Tá... Từ cuối tháng 3 cho đến 19/5/1975 tù binh chúng tôi bị giam tại Thung Lũng Ba Lòng trú ngụ tại các lán trại mà trước đây là 'hàng binh' của Ông Đính tức là Trung Đoàn 56 ở.
Tôi còn nghe lời đồn là ông đã dẫn hàng quân đó theo quân miền bắc đánh chiếm Cửa Việt đêm rạng 27/1/1973 nhưng cái này không chắc chắn bằng ông Đính biết...
Phóng viên giải phóng là Đoàn công Tính tới thăm gia đình "thượng tá" Phạm v Đính (ông Đính sơ mi trắng) là có thật
nhưng bà vợ này là vợ sau là đúng hơn. Bà Đính trước vừa sau khi ông Đính đầu hàng đã lấy chồng khác.
Ông Đính sau ngày đầu hàng đây là hình ảnh sưu tầm được qua tài liệu của CSVN
toàn bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 56 đầu hàng bắc quân người bắt tay là Thiếu Tá Vĩnh Giác trung đoàn phó
*
Nhưng câu chuyện tôi kể là chuyện của những người phố phường năm trước nay tất cả không còn gì. Người viết chỉ muốn kể lại câu chuyện một lần đi mua rau và về lại Đông Hà trong những ngày sau cùng cuộc chiến...
Sau khi được cán bộ cho vào cửa hàng tập thể trước chợ mua một người một 'xuất cơm' 1$ ăn xong rồi sẽ gánh rau về trại. Phải nhắc chuyện 1$ cho 1 'xuất' (hồi đó gọi là xuất) cơm gồm những gì:
-Một tô cơm trắng
-1 con cá nhỏ kho hay chút đồ xào
-1 bát canh nhỏ
Đời tù gặp bữa ăn như vậy là sướng hơn tiên. Dù là tiền của chúng tôi; vấn đề là cán bộ cho phép 'du di linh động' là quá thoải mái còn đòi chi hơn. Lại nữa, ăn cơm xong còn được qua bên lò kem quốc doanh gần đó mua cho được cây kem lớn. Người ta xếp hàng dài chờ mua cây kem, 1 người mua chỉ 1 cây ăn tại chỗ cho hết mới dám đi.
Tôi gặp một người quen biết đó là người tôi hay kêu là Dượng Khánh. Dượng là anh rể ông Nguyễn văn Vị chủ lò mỳ Vạn Hoa cũng là phường trưởng phường Đệ Nhất tp Quảng Trị. Dượng Khánh đu sau chiếc xe đò Đông Hà vô hướng Quảng trị, ngoái đầu lại khi nhận ra tôi. Ông không ngờ gặp tôi trong hoàn cảnh éo le đó. Dượng một tay đeo vào thành xe, một tay cố móc ra một ít tiền trao lẹ cho tôi, lắc đầu ảo não:
- Không còn chi hết, sụp hết rồi!
Chiếc xe hàng lộc cộc cố lết vô Quảng Trị. Trên xe kẻ đu, người bám cố nhồi nhét vào trong chiếc xe chật ních. Hai bên đường, người đi bộ, ngược xuôi. Nón cối bộ đội nhấp nhô, mấy chiếc molotova tất bật chạy ngược lên Đường 9...
***
Sau cảnh 'vật đổi sao dời' được ra phố, được về đồng bằng, chúng tôi cảm thấy may mắn và thoải mái làm sao! Tự do tạm bợ, tuy chỉ nửa ngày nhưng đây là một ngày đáng nhớ. Thật vậy, chúng tôi nhớ Đông Hà, một "Thành Phố Lính". Một thị trấn ngập tràn khói lửa chiến tranh mất từ năm 1972. Hôm nay những người lính trở về trong thân phận khác xưa khi quê hương giờ đà thay chủ!
***
Bên phải con đường ra từ Chợ Đông Hà ra lại QL 1, tôi nhìn ra cái quán "Đường Ký" nay là một quán hàng lụp xụp nằm thấp lè tè bên đường. Tuy nhiên cái bảng hiệu Đường Ký đủ lớn cho chúng tôi nhận ra. Ngoái lại sau giã từ ngôi chợ, cái tháp canh cao nhất của Đông Hà nhỏ dần, mất hút.
Dọc đường Quốc Lộ, có vài đoàn xe molotova từ nam ra lại bắc. Đoàn xe chở đầy hàng, trùm vải tăng kín mít. Xe chở gì chúng tôi chẳng cần biết, chỉ lo gánh mau về trại mà thôi.
Riêng tôi vừa gánh vừa miên man nghĩ về- NHỮNG NGƯỜI PHỐ CŨ. Chua chát làm sao! mới đó mới đây mà ngỡ nằm mơ ./.
Chủ Nhật 28/10/ 2018
edit 5.11.2022 San Jose USA by ĐHL
No comments:
Post a Comment