Saturday, July 15, 2023

TOO BIG TO FAIL và Wall Street

ĐHL BIÊN SOẠN 2017


SỨC MẠNH CỦA WALL  STREET  HAY CON DAO HAI LƯỠI


"Các ngân hàng như JP Morgan. Chase, JPM , CitiGroup, Barclays, Royal Bank... tuy nhận tội và bị phạt 6 tỷ USD nhưng không ngồi tù mà kinh doanh tiếp tục, không ai bị tù cả..."










Too Big To Fail là gì?

Too Big To Fail / Do Quá Lớn Nên Không Được Sụp Đổ là thuật ngữ mộ tả thứ công ty bị  cuốn vào nền kinh tế toàn cầu quá sâu đậm nên thất bại của nó sẽ là một thảm nạn kinh tế do đó Chính Phủ phải tìm cách giữ hay ngăn ngừa sự sụp đổ của các Công Ty thuộc dạng "Too Big" này. Chữ BIG ở  đây không chú trong quá vào mức độ TO LỚN của Công Ty  mà là sự  NHÚNG TAY (involvment)  của Cty đó vào nhiều nền kinh tế huyết mạch của quốc gia như Ngân Hàng và Thị Trường Chứng Khoán..Kỹ nghệ xe hơi... Chính phủ của cựu TT George W. Bush là một thời cho người dân Mỹ thấy rõ thuật ngữ Too Big  to Fail ra sao qua hàng trăm tỷ USD Bail Out các công ty vỡ nợ trong cuộc Khủng Hoảng  Tài Chính 2008. Nếu không có chính sách Bail Out thì các công ty tài chính tại Wall Street sẽ sụp đổ kéo theo sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu


CHÀO BẠN ĐỌC,

"Thị trường Chứng Khoán Wall Street làm tổn hại GDP Mỹ có thể giảm tốc tăng trưởng GDP lên đến 2% hàng năm?..."

Chuyện này nghe  thật phi lý? nhưng trong Kinh Tế Học nền kinh tế tài chánh Wall Street không được tính vào điểm tăng GDP hàng năm. 

Tại sao lạ kỳ như thế?

 Trước tiên chúng ta giải thích sơ qua GDP là gì?


GDP là Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (Gross Domestic Product) để đo lường nền kinh tế một nước. Là tổng giá trị sản phẩm hữu hình và vô hình do con người và các công ty trong nước làm ra trong một năm. Không kể vốn nước ngoài hay công dân nước ngoài, trong phạm vi trong ranh giới một nước làm ra đều tính vào GDP.


Chúng ta cũng lưu ý rằng thị trường chứng khoán Wall Street, tiền trả hưu, an sinh xã hội không tính vào GDP; ngay cả một sản phẩm làm vào năm trước- ví dụ cái máy tính sản xuất vào năm 2016 thì không còn tính vào GDP của năm 2017 nữa. Cụ thể hơn sự mua đi bán lại garage sales hay đồ chợ trời và ngay cả nền kinh tế chợ đen hay còn gọi là Kinh Tế Ngầm (under ground economy) cũng không được tính vào GDP.

Với sự hoạt động đúng vừa phải thị trường chứng khoán Wall Street là điều hay. Khi này ngành tài chánh đóng vai trò lành mạnh để biến các sản phẩm vừa hữu hình vừa vô hình như dịch vụ (services) sang công cụ tài chánh để trao đổi với nhau thuận lợi trong nền kinh tế thực tức là Tổng Sản Phẩm Quốc Nội GDP.

 Các ngân hàng dùng tiền tiết kiệm cho các doanh nghiệp sản xuất không cho bạc tiền nằm một chỗ không có lời. Thông qua các khoản nợ lời hứa của người lao động có thể mua nhà. Thông qua bảo hiểm những rủi ro tài chánh và thảm hoạ tài chánh có thể được hoàn trả khi có nạn.

Nhưng khi thị trường chứng khoán Wall Street quá lớn  hay khu vực tài chánh phình to từ 80% so với GDP nó sẽ ức chế sự tăng trưởng hàng năm GDP và gia tăng biến động. Tín dụng của tư nhân (private credit) - ví dụ vào năm 2012 chiếm tới 184% GDP Mỹ đây là mức quá lớn và từng làm giảm tốc tăng trưởng.  


Biểu đồ của IMF chỉ sự gia tăng khu vực thị trường chứng khoán tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng kinh tế đối với một số nước  

***

Theo IMF thì cái giá phải trả là làm mất tăng trưởng GDP Mỹ 2% mỗi năm. Như vậy thị trường chứng khoán Wall Street là 'con dao hai lưỡi' nếu phát triển vừa phải thì kinh tế phục hồi từ 3-4% hàng năm chứ không  chậm chạp 1-2% như năm 2017?

CÂU HỎI Tại Sao?

Theo tờ Washington Post số người hưởng lợi trong sự phình to của khu vực tài chính chứng khoán Wall Street bao gồm các tay quản lý đại gia tài chính Mỹ (TÀI PHIỆT) sẽ có thu nhập nhanh và cao ngất trời so với các chuyên gia thuần tuý kinh tế trong các công ty xí nghiệp dù có tay nghề cao đến mấy? Giá cổ phiếu tăng làm các nhà đầu tư chứng khoán có những khoản lợi nhuận tiền đẻ ra tiền như Tỷ phú Buffet là thí dụ rõ ràng. 

Nhưng ai thua?  

Đó là người nghèo và lớp lao động không có vốn hoặc chuyên môn không có cơ hội đầu tư trong chứng khoán và bị ảnh hưởng mạnh do sa thải nhân công hay cắt giảm tiền lương cùng quyền lợi khác. Những công ty sản xuất nhưng phải có lựa chọn như thế để giữ lợi nhuận hay giá cổ phiếu lên xuống từ Wall Street. 

Theo các kinh tế gia Mỹ khi thị trường chứng khoán lớn quá thiên hạ chỉ lo chuyện "tiền đẻ ra tiền' (money out of money) do phần lớn đầu tư vào "chơi stock" chứ không còn đầu tư bằng cách dùng tiền để kích thích hay giúp cho nền sản xuất trong nước nữa?

 Đây là nguyên nhân chính làm giảm sức mạnh GDP chính nếu ta hiểu GDP theo định nghĩa trên (đã dẫn). 


Chưa kể vấn đề đạo đức khi đồng tiền tại Wall Street làm động lực cho chính trị chạy hành lang (lobbying), che dấu tội phạm, lấy ví dụ vấn đề rửa tiền hay hợp pháp hoá đồng bạc bẩn sau khi gán cho chúng cái tên 'thương mại" nào đó.


Theo Gautam Mukunda, Phó Giáo Sư của Đại Học Thương Mại Harvard , viết trong tờ Harvard Business Review vào tháng 6 năm 2014 cho hay thì từ năm 1990 tới 2013 giới tài chánh Wall Street đã tiêu phí 6 tỷ đô la trong vấn đề vận động hành lang (lobbying) mà theo bà Sheila Bair cựu chủ tịch Tổ Hợp Bảo Hiểm Federal Deposit Corp. giải thích là chính phủ từ đó quá lắng nghe giới Wall Street bỏ qua số đông là người dân hay là khối Main Street. (MAIN STREET tức khối kinh tế chú trọng đến đa số người dân đứng ngoài thành phần 1 % tài phiệt đang nắm toàn bộ Wall Street tức thị trường chứng khoáng hiện tại đã có một tiền sử là nơi khởi đầu của khủng hoảng kinh tế thế giới trước đây)

Trong hệ thống ngân hàng, "tội phạm ngân hàng" từng được 'hợp pháp hóa' ra sao?

"Tội phạm ngân hàng" dần dà 'hợp pháp hoá' trong khi các cá nhân phạm tội hàng tỷ đô la? Câu hỏi này nhắc chúng ta nhớ lại vụ scandal tài chánh 2008 tức là Sub Primes Crisis (2007-2010) -Khủng Hoảng Tài Chánh -Sub Primes Crisis- mở rộng các khoản vay cho người không có khả năng thực sự 'mua nhà'  cùng với giá nhà tăng cao vùn vụt đã tạo nên sự hỗn loạn trong các thị trường tài chánh Mỹ và lan ra quốc tế. (nhiệm kỳ TT George W. Bush)

 Các ngân hàng như JP Morgan Chase JPM , CitiGroup, Barclays, Royal Bank tuy nhận tội và bị phạt 6 tỷ USD nhưng không ngồi tù mà kinh doanh tiếp tục, không ai bị tù cả?

83rd United States Attorney General
In office
April 27, 2015 – January 20, 2017
 Tổng Chưởng Lý thứ 83 Hoa Kỳ
Lorretta Lynch từ 2015 tới 2017 dưới nhiệm kỳ TT Barack Obama


Khi các cá nhân phạm tội trị giá hàng tỷ đô la công cộng, họ sẽ phải ở trong tù. Nhưng trong bối cảnh chính trị hiện nay, hành vi phạm tội của các ngân hàng được chấp nhận là "kinh doanh như thường lệ". Vào thời này Tổng Chưởng Lý Loretta Lynch  (hình trênkhoe khoang đó là các nổ lực mới nhất trong việc 'truy tố' tội phạm ngân hàng và tài chính nhưng chẳng có ai vào tù? đây là sự thất bại chính trị quyền lực Hoa Kỳ để trừng trị các tội phạm đúng với tội phạm.

***

Vào năm 2017, thị trường chứng khoán Mỹ lên vùn vụt là dấu hiệu mất cân đối trong lúc hàng hoá tiêu dùng vẫn nhập và mang nhản hiệu Made in China tràn lan khắp nơi.

TT Donald Trump đã vỗ tay reo khi người giàu được giảm thuế và con số nợ quốc gia Mỹ đang vượt qua ngưỡng 20 ngàn tỷ đô la? 

Thị trường chứng khoán Wall Street cũng vỗ tay reo mừng khi con số vượt qua 24,000 điểm cho Dow Jones... các người buôn chứng khoán vui mừng ra sao?

Trong lúc này giới Main Street -bình dân. trung lưu, giới nghèo Hoa Kỳ càng nghèo lại càng nghèo thêm?

Nước Mỹ sẽ thấy cái giá của ông tổng thống tài phiệt Donald Trump sau khi bước vào Bạch Ốc cùng sự hưởng ứng của đảng CH còn gọi là 'đảng của giới giàu có' ra sao?

 Cái giá Hoa Kỳ phải trả ra sao?

Theo báo chí Hoa Kỳ tờ Committee for Federal Budget, do cắt thuế cho giới giàu có nước Mỹ sẽ mất nguồn thu từ 5.5 ngàn tỷ trong thập niên tới.

 Gia tăng nợ liên bang lên mức kinh khủng cùng làm tổn hại kinh tế quốc gia hơn là kích thích nó. Do sao? 
kế hoạch giảm thuế lớn nhất trong lịch sử Mỹ này đang đưa nước Mỹ trả giá từ 3 tới 7 ngàn tỷ đô la thiệt thòi cho quốc gia trong thập niên tới. 

Người giàu vỗ tay reo do hầu bao của họ sẽ phình ra, tiền bạc của họ sẽ lớn lên và sẽ tung hê đầu tư ra ngoại quốc hay làm cho lỉnh vực buôn bán chứng khoán tại Wall Street lớn lên một cách bệnh hoạn. 

Trái lại, Khu Vực Chế Xuất (manufacturing sectors) vẫn co rút theo sau từng núi hàng Made in China nhập vào nội địa Hoa Kỳ, từng ngày đè lên lưng giới thợ thuyền Hoa Kỳ và số nợ quốc gia chất cao hơn núi./.


ĐHL biên soạn 2017

nguồn tham khảo

-Banks that Were Too Big To Fail 

-Too Big To Fail 

No comments:

Post a Comment