ĐỨA CHÁU VỢ
MỘT NHÀ NHO
Cụ ngồi trầm tư trước
kỷ trà ở căn giữa cũng đã lâu. Qua hai tuần trà rồi mà sao vẫn thấy cụ ngồi lâu
hơn mọi sáng khác. Những cơn gió biển ngoài vịnh Nha trang bắt đầu thổi vào khi
cái nắng trong thành phố đã lên cao.
Nha trang- thành phố biển- xem chừng thơ mộng cho những lứa tuổi thanh niên yêu đời đầy sức sống. Riêng vợ chồng cụ tuổi đã quá cửu tuần thì chỉ nhớ cái thành phố ở tận ngoài trung - Quảng trị- một thành phố mà cụ ông lẫn cụ bà linh tính cho biết rằng vĩnh viễn không bao giờ trở lại.
Cụ là một trong những nhà nho cuối cùng triều Nguyễn. Trí óc của cụ còn minh mẫn để nhớ cái năm cụ đổ tú tài cũng là khoa cuối cùng trong thời phong kiến.
Từ Quảng trị đến Nha trang, ngoài cái vốn nho học cụ còn biết bói toàn hay bốc thuốc. Cụ tận dụng giúp đời chứ nó không làm ra tiền ra bạc trong cái thời phong kiến suy tàn.
Trí nhớ của cụ lan man về đâu đâu, tận cái thời son trẻ dưới huyện Triệu phong một thời cụ sống trong một gia trang, có ruộng vườn có tá điền , và vốn liếng ruộng vườn trâu bò bao nhiêu hai cụ cũng đầu tư cho những đứa con trai theo con đường tây học trong thời Đại Pháp, cái thời mà vua quan triều Nguyễn chỉ là những bóng mờ trong một xã hội đang theo Tây phương. Những mốt áo quần , lối ăn chơi thành thị, càng ngày càng làm cụ nhớ cái thời xa xưa hơn.
Thời buổi chiến tranh
nhà cụ không còn ở chốn ruộng nương mà thiên cư lên tỉnh thành sinh sống. Cụ bà
tần tảo bán mua ở chợ QT , nuôi cụ ông sống cảnh 'thanh bần lạc đạo' có nghĩa
là không giàu có hơn ai nhưng cũng đủ cho cụ ông làm thơ đọc sách , bốc thuốc
cứu người.
Cụ bà cũng có đứa
cháu lên ở với bà. Cụ ông thuơng cụ bà nên thuơng luôn cháu vợ. Thành phố
QT tuy nhỏ nhưng cũng đủ sinh sống để cụ bà bảo bọc cháu mình học hành đến nơi
đến chốn, còn hơn ở chốn nhà quê biết bao giờ tiến thân được.
Gần bên cụ Ông, đứa cháu bên vợ cũng lây được cái tính trầm lặng của bậc lão nho, ăn nói
chừng mực , gần sách thánh hiền, dĩ nhiên là 'lõm bõm' vì thời đại đã sang
trang.Thằng cháu ỏ gần bà o cũng lây luôn tính chịu khó của bà nên việc gì cũng
làm cho kỳ được không càu nhàu rên rỉ. Đứa cháu hai cụ kể ra thật tốt số, cũng
lên Đà Lạt ở với con trai cụ đang có sự nghiệp trên THành phố Hoa Đào từ lâu.
Nhờ ngang vai vế với con trai cụ ở đây nên cả nhà con trai Cụ coi như ông chú,
mấy năm trời "cơm dâng nước rót" cho cháu Cụ là người sinh viên tiếp
con đường đại học trên này.
Đó là kỷ niệm cho cụ
ông khi cả nhà đã do thời thế chiến tranh chạy vô tận Nha trang. Còn đứa
cháu vợ nhờ có nơi nương tựa để ăn học tuy sau này nhập ngũ theo đường chinh
chiến nhưng cũng" có quan có chức" chứ không phải "lính trơn
". Vô tận Nha Trang , cụ ông thuơng vợ vì biết cụ bà nhớ đứa cháu trai hay
cận kề, chiến tranh phiêu bạt, không biết giờ này phiêu dạt nơi đâu.
Rồi thời thế lại đổi thay -
thay đổi, biết bao nhiêu lần. Thiên hạ lại đổ xô nhau lìa xa xứ sở. Cuộc sống
càng lúc càng khó khăn , cụ căn cốt nhà Nho khi nào lấy cái đạo thanh bần mà
sống : cụ vẫn thản nhiên coi con tạo xoay vần mà nhìn cuộc thế.
Tuổi
hạc càng lúc càng cao, sáng nay là lúc cụ ngồi cụ nhớ cụ bà người đã bỏ cụ mà
quy tiên trước cụ. Cụ tuy trầm tư vậy nhưng bụng nhớ cụ bà quay quắt , cụ nhớ
về những ngày tháng cụ bà tần tảo nuôi chồng , khéo léo chắt chiu từng đồng
từng cắc để lo cho từng bữa ăn cho cụ ông. Cái đạo tòng phu của người phụ nữ VN
xa xưa đúng là những gì trong mẫu người của cụ bà là đây là những gì trong suy
tư của cụ ông sáng nay trước bình trà buổi sáng…
*
Tuy hoàn cảnh cụ từng sống
trong cảnh thanh bần nhưng đám tang cụ coi vậy mà lớn lắm tại thành phố Nha
Trang vào thời này. Các vị chức sắc cho đến các nhà thơ văn lão thành đều tới
viếng cụ. Cụ mất lúc sắp thọ đúng một trăm năm-bách niên giai lão - biết bao nhiêu di bút của một nhà nho còn
đầy ắp trong cái rương cũ kỷ. Còn lạ một điều ! tuy cụ ông quy tiên rồi mà thơ
văn đối họa vẫn còn được gũi tới địa chỉ nhà cụ. Ai cũng biết rằng cụ là nhà
nho cuối cùng của triều Nguyễn , khi cụ mãn phần ai cũng ngầm hiểu đây mới
chính thức cái thời điểm cáo chung nền Nho học VN. Cụ là bằng chứng bằng xương
bằng thịt cho cái thời điểm cuói cùng đó. Cái lư to trước nhà khi nào cũng đầy
huơng , người trong nhà phải thay nhau lấy bớt đi vì sợ cháy. Chỉ có trong nhà
mới hiểu sâu sắc nỗi buồn thầm lặng của cụ ông những ngày cuối cùng không thấy
mặt đứa con trai đang ở tận trời xa vì thời thế. Dĩ nhiên trong nỗi nhớ đó có
cả hình ảnh đứa cháu vợ từng sống gần hai cụ bao năm.
Gần hai mươi năm sau,
thời thế thay đổi khá nhiều. Những con người rời xa xứ sở tưởng không bao giờ
về nay họ đã lần lượt về thăm quê huơng bản quán. Các phi trường nay khá rộn
ràng; nhất là phi trường trong nam tức là phi trường Tân sơn Nhất, Việt Kiều
trở về thăm quê càng lúc càng đông. Thời gian này trong nước thiên hạ đã bớt
khổ cũng là lúc người ta thực hiện cái chuyện "đền ơn đáp nghĩa". Biết bao tiền bạc thay lời nói , chuyển
tải tình thuơng cho ai đã cưu mang đùm bọc cho những kẻ ra đi.
Thế mà lạ đứa
cháu mà hai cụ chắt chiu bảo bọc năm xưa nay "áo gấm về làng" chẳng một nén huơng về thăm hai cụ. Bao
chuyến xe ngang qua thành phố kia nhưng đứa cháu chẳng màng. Bao ân
nghĩa, bao tình thuơng trong ngày tháng cũ nay đã phai tàn, thay vào đó là
những cuộc vui chơi. Bao lăng tẩm đền miếu dù xa xôi cách trở đứa cháu kia
chẳng lo gì chuyện tốn tiền hao bạc. Ăn nên làm ra - con cái thành tài - nhà
cao cửa rộng, bao tự đắc của đứa cháu nay nhiều tiền lắm của nhưng lòng hiếu để
, nợ ân tình thì "teo tóp" như chiếc lá khô !
Con vật còn biết ơn chủ,
gặp người nuôi nấng nó còn ngúc ngoắc đuôi. Chua chát thay mang tiếng con
người nhưng khi ân nghĩa bạc trắng như vôi thì lấy ân làm oán hay cố quên
hết mọi thứ xa xưa cho đúng với cái bản tánh riêng mình!
Trên đồi cao xứ Mỹ, khi
những chai sâm banh nổ dòn lần lượt ăn
mùng , khoe khoang những căn nhà mới "trên đồi" , thuộc loại đắt tiền
dành cho giới giàu có . Kèm theo những tiếng a dua thán phục những sự
"đầu tư khôn ngoan" và cũng là "cái tài cái mẹo luồn lách,
trốn tránh" sự thật làm ăn trong một quê huơng mới, một nơi
từng dang tay đón tiếp mình. Đúa cháu và gia đình hả hê thỏa mãn nhà mới- villa
mới hay những khi xênh xang du lịch “áo gấm về làng “, về trong lòng quê huơng - trong những chuyến
xe bóng nhoáng tới thăm những danh lam thắng cảnh , những thành phố xa
xôi tận ngoài Bắc . Chua xót thay, bên mộ phần hiu quạnh của hai cụ
không một nén nhang tưởng niệm !
Ngọn gió biển Nha Trang vẫn
nhẹ nhàng thổi , vẫn trầm lặng như tâm tư cụ nhà nho người hay suy nghĩ chuyện
đời, coi đó là chuyện thuờng tình của cuộc đời ô trọc , Đó là cái lý cho một
nhà Nho cuối cùng của thế kỷ hai mươi nước mình sống an nhàn , cam cảnh THANH
BẦN LẠC ĐẠO đó thôi.
Chắc chắn rằng khi chiếc xe
du lịch chạy qua ngả ba Diên Khánh đứa cháu kia bất giác quay về huớng núi-
phía trái, như cố tránh nhìn về phía tay mặt , huớng biển Nha trang có
hai mộ phần ông bà Cụ . Đứa cháu cố quên những kỷ niệm, những ngày
chiến tranh túng khó , những tình thuơng do quan niệm "máu loãng còn hơn
nước lạnh" . Đứa cháu đó đang ngoảnh mặt làm ngơ từ cái bụng nhỏ
nhen, cái lòng e ngại, chuyện phiền toái "vì phải đáp đền ân
nghĩa" đó chăng ?
Chua chát thay cái sự đời.
ĐHL viết khi nghe kể một thói đời
August 7, 2013
No comments:
Post a Comment