sau ngày tàn cuộc chiến có một lớp ngừơi khốn khổ bị xã hội bỏ quên bên lề cuộc đời
hồi ức
Thị Trấn LaGI, Hàm Tân những năm 80
Thị trấn La gi những ngày tháng đó hình như đối với tôi ngưòi nông phu ‘bất đắc chí’ là một nơi đô thành hoa lệ cho tôi sau những ngày miệt mài nương rẫy .
Muốn về phố phường đông vui đó tôi phải ‘è lưng ‘ gánh từ sáng sớm hơn 70 ký nông phẩm, mò mẫm hết mười mấy cây số đưòng làng mới ra đến đây kiếm ít tờ bạc về nuôi sống gia đình .
Phố thị La gi một thị trấn sát biển, buổi sáng như bừng lên sức sống vì nó sát biển và gần vùng nông nghiệp nên những mặt hàng nông sản và hải sản nườm nườm vào buổi chợ đông.
Tôi nhớ những ngày ngoài Thanh hóa cũng "rừng rẫy", được tha về lại cũng "rẫy rừng" điệp khúc này làm cho tôi phát 'khùng'. Nhưng may thay cứ mỗi khi bán được gánh khoai,mớ bắp làm tôi sung sướng, yêu đời hẳn lên quên hết bao mệt nhọc trong người.
Mỗi lần bươn bả về được phố phường thị trấn và cái chợ đông đấp này tôi không khỏi chứng kiến hình ảnh một anh thương binh hai chân cụt hết ngang đầu gối lê lết tấm thân tàn khắp chợ biển này xin ăn .
Tuổi anh thương binh này còn trẻ. Tuy nhiên tóc anh để dài gần phủ vai, xơ xác, bẩn thỉu. Ngang hai đầu gối chỗ cuối cùng của tấm thân tàn phế, được bọc bằng hai cái mo cau dày. Anh còn gắng bọc thêm hai lớp vải dày ở hai khủy tay, dùng để bò.
Thế là anh cứ lết tấm thân đau khổ đó quanh chợ. Bùn nước lúc chợ đông, lá rác cộng thêm mùi tanh tưởi cuả cá mú bốc lên nồng nặc!
Anh thương binh kia có thể đã quen rồi mùi hôi hám đó. Cứ lê lết được một khoảng ngắn, anh lại đưa cái lon nhôm cao ngang đầu miệng anh lảm nhảm nói gì đó? Chẳng ai còn nghe và người đi chợ chẳng cần tìm hiểu? Tất nhiên đó là lời khẩn cầu xin xỏ người qua kẻ lại... Lời van xin kia càng lúc càng không còn rõ nữa?
Người ta cứ thản nhiên qua lại...mớ cá mớ tôm, bao than, gánh củi, xong xuội lo vội về nhà. Chẳng ai để ý, chẳng ai màng đến anh. Có thể ngoại trừ tôi ra, họ đã quen cảnh tượng này rồi.
Thật lâu mới có một người hảo tâm cho anh tờ bạc 200 vào cái lon nhôm kia. Anh thương binh ngửng đầu, nói lí nhí cám ơn người tốt bụng- một bà già đáng tuổi mẹ anh. Bà hơi lắc đầu, ái ngại rồi vội bước đi. Anh tiếp tục di chuyển bằng lối di chuyển lê lết qua mấy vũng lầy khác...
Tôi thông cảm cho cách ăn xin như vậy , anh chỉ còn cách tự hành hạ thân xác như thế mới mong đánh động lòng thương hại của con người, khi đó anh mới mong được họ bố thí cho một ít tiền lẻ anh sống cho qua một số kiếp lạc loài, khốn khổ!
Lòng tôi chùng xuống và cảm thấy buồn khi chứng kiến cảnh này. Tôi đứng bên mớ nông sản của tôi, lặng nhìn theo Anh.
Thật lâu mới có một người hảo tâm cho anh tờ bạc 200 vào cái lon nhôm kia. Anh thương binh ngửng đầu, nói lí nhí cám ơn người tốt bụng- một bà già đáng tuổi mẹ anh. Bà hơi lắc đầu, ái ngại rồi vội bước đi. Anh tiếp tục di chuyển bằng lối di chuyển lê lết qua mấy vũng lầy khác...
Tôi thông cảm cho cách ăn xin như vậy , anh chỉ còn cách tự hành hạ thân xác như thế mới mong đánh động lòng thương hại của con người, khi đó anh mới mong được họ bố thí cho một ít tiền lẻ anh sống cho qua một số kiếp lạc loài, khốn khổ!
Lòng tôi chùng xuống và cảm thấy buồn khi chứng kiến cảnh này. Tôi đứng bên mớ nông sản của tôi, lặng nhìn theo Anh.
Có những thân phận người sau khi cuộc chiến "tàn cuộc", họ về lại gia đình, may mắn như tôi tuy sống ở vùng nương rẫy cứ cho mình là ‘ khổ nhất trên đời', nhưng không phải thế. Hiện tại, tôi còn may mắn còn đầy đủ tay chân, còn cầm cuốc rựa được. Anh thương binh này hay bao nhiêu người khác, mới bất hạnh hơn tôi nhiều quá!
Một thành phần dường như bị gạt ra bên lề xã hội Việt Nam sau năm 1975 là những thương phế binh dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Dù không bị học tập cải tạo như những sĩ quan, công chức cao cấp… của chế độ cũ; nhưng họ bị phân biệt đối xử, thậm chí không được hưởng một chế độ nào dành cho người thương tật từ chính quyền mới...
Số phận đất nước đã đá họ 'lông lốc' với tấm thân què cụt, anh thực sự là lớp người đang sống ngoài rìa xã hội. Đớn đau, tủi nhục, đói khổ hành hạ anh, không biết cho đến bao giờ?
Đã mấy mươi năm qua, mỗi lần nhớ về quê cũ- phố chợ LAGI cùng hình ảnh người thương binh năm đó vẫn còn vẩn vơ trong trí nhớ tôi. Một miền nam mất đi trong nghiệt ngả; các anh thương binh tội nghiệp của miền nam, giờ sống chết ra sao? Hồn anh trôi giạt phương nào?
Đã mấy mươi năm qua, mỗi lần nhớ về quê cũ- phố chợ LAGI cùng hình ảnh người thương binh năm đó vẫn còn vẩn vơ trong trí nhớ tôi. Một miền nam mất đi trong nghiệt ngả; các anh thương binh tội nghiệp của miền nam, giờ sống chết ra sao? Hồn anh trôi giạt phương nào?
No comments:
Post a Comment