SÁCH MỚI- KISSINGER'S BETRAYAL
TÒA BẠCH ỐC
HOA THỊNH ĐỐN
TỔNG THỐNG THÂN MẾN
Một lần nữa tôi đã phái Tướng Haig tới Sài gòn để gặp tổng thống nhằm thông báo cho ngài biết về quyết sách quốc gia cuối cùng của riêng cá nhân tôi về vấn đề đàm phán ngưng bắn cùng những triển vọng mà chúng ta đang đối mặt.
Hai tháng qua, với những lá thư riêng cá nhân tôi, qua nhiều lần bàn thảo thêm, với nhiều lần liên lạc với TS Kissinger, cùng Tướng Haig, và Đại Sứ Bunker và qua những cuộc thảo luận hàng ngày tại Ba Lê; tôi đã nghiêm túc thông báo cho ngài biết các tiến trình về cuộc đàm phán, tôi đã truyền đạt cho tổng thống nhiều đánh giá tốt nhất vì lợi ích chung giữa chúng ta.
Tôi đã cho ngài mọi cơ hội để cùng chúng tôi mang lại hòa bình trong danh dự với người dân miền Nam Việt Nam.
Nhiệm vụ của Tướng Haig tới có mục đích giải thích cho ngài biết ngài PHẢI hợp tác với ý định cuối cùng của tôi là tiến hành chứ không còn thay đổi. Nếu thấy cần thiết Hoa Kỳ có thể đơn phương thực hiện.
Các sự kiện gần đây không hề thay đổi quyết định của tôi. Mặc dù cuộc đàm phán với Hà Nội đang gặp một số chướng ngại nhưng tôi muốn ngài chớ hiểu lầm về ba vấn đề rất cơ bản như sau:
*Trước tiên là chúng ta đang đứng bên bờ thỏa thuận bất cứ lúc nào.
*Thứ hai, thương thảo với Hà Nội hiện nay lại bị đình trệ rất nhiều do họ đã khai thác được sự bất đồng công khai của chúng ta. Hà Nội thừa sức biết rõ điều này, quả là một điều bất lợi hết sức nghiêm trọng cho phía ngài.
* Thứ ba, như tôi vừa thông báo cho phía họ, thậm chí nếu Hà Nội đáp ứng các yêu cầu căn bản còn lại, tôi sẽ nhanh chóng tiến hành thủ tục ký kết thỏa thuận.
Chắc ngài cũng biết các hành động quân sự khởi động trước khi trướng Haig đến.
Tướng Haig sẽ giải thích cho ngài biết các hành động như vậy nó mang một ý nghĩa quyết tâm của phía chúng tôi (Mỹ) muốn đưa cuộc xung đột chấm dứt nhanh chóng cũng như chỉ ra những gì tôi chuẩn bị làm nếu họ vi phạm thỏa thuận. Tôi cũng không muốn ngài bị bỏ lại với những ấn tượng quá sai lầm. Dù bất cứ hoàn cảnh nào các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ vừa nói không thể hiện mong muốn hay ý định rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ can dự nếu Hà Nội đáp ứng điều khoản thỏa thuận mà tôi sẽ ký.
Nếu bây giờ vẫn thiếu sự hợp tác giữa chúng ta và nếu ngài vẫn không chịu hợp tác ký kết thỏa ước, điều này sẽ mang lại hậu quả tai hại cho ngài trong liên hệ hai quốc gia. Tôi tin chắc sự từ khước này sẽ đem lại một thảm họa to lớn, làm tiêu tan bao thành quả chúng ta cùng chiến đấu hơn thập kỷ qua. Hơn thế nữa, đây là điều không thể nào tha thứ do nó làm chúng ta mất đi một cơ hội có được trong công bằng và danh dự.
Qua tướng Haig, tổng thống CHỈ CÒN một cơ hội cuối này để trả lời cho tôi một lần cuối cùng những gì tôi đã chủ tâm hoạch định; còn không thì ĐƯỜNG AI NẤY ĐI.
Tôi nhấn mạnh thêm lần nữa, tướng HAIG tới Sài Gòn không nhằm thương thảo với tổng thống.
Đã là lúc chúng ta cần hợp tác để thương thảo với kẻ thù. Thế nên ngay bây giờ, ngài phải quyết định- một là HỢP TÁC với chúng tôi hai là ngài để tôi TỰ ký kết riêng với kẻ thù khi họ phục vụ được LỢI ÍCH MỘT MÌNH NƯỚC MỸ./.
TRÂN TRỌNG CHÀO NGÀI
Richard Nixon
President Nixon (center) meeting with Nguyen Phu Duc (left), South Vietnamese President Nguyen Van Thieu' special emissary, to put his seal of approval on the Vietnam cease-fire agreement negotiated by Henry Kissinger (at right).
VỚI SỰ BỨC ÉP CỦA TT NIXON, TT THIỆU SAU ĐÓ PHẢI GỬI ĐẶC SỨ NGUYỄN PHÚ ĐỨC GẶP TT NIXON VÀ NGOẠI TRƯỞNG KISSINGER CHẤP THUẬN KÝ KẾT
Nếu chúng ta cùng hồi tưởng lại không gian và hoàn cảnh trong thời CHIẾN TRANH LẠNH (Cold War) thì hình ảnh những đại công ty các nước Tư Bản ồ ạt làm ăn tại các nước theo chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa hay các nước trong Khối Thứ Ba là những hình ảnh ‘lạ lùng không thể tin được’ vào thời đó. Một thời gian Tư Bản và Cộng Sản xem nhau như “nước và lửa”, thù địch, đối kháng cùng chiến tranh một mất một còn. Thế mà những điều ta không thể tin nay đã thành sự thật. Tư bản đã bắt tay với CS mà những chuyến công du ‘con thoi’ của Henry Kissinger cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ vào đầu năm 1971 tới Bắc Kinh là dấu hiệu cho một cuộc cách mạng về kinh tế chính trị hoàn cầu.
Henry Kissinger và Chu ân Lai năm 1971
Một sự thật rất đắng cay cho những con người từng phục vụ và bảo vệ VNCH, một mảnh đất thân yêu từng ươm mầm tự do dân chủ và chế độ Cộng Hòa nhưng đã bị bức tử trong sự thay đổi thời thế và hoạch định từ bàn cờ chính trị quốc tế. Bàn cờ chính trị kinh tế thế giới đã lật qua một trang mới đó là TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ THẾ GIỚI còn gọi tắt là TOÀN CẦU HÓA. Đáng thương cho VNCH là một nước nạn nhân cho Toàn Cầu Hóa này do hoàn cảnh đặc biệt về cuộc chiến QUốc Cộng mà bước rút lui của quân đội Hoa Kỳ về nước được đánh đổi bằng cái chết của VNCH và mở màn cho Toàn Cầu Hóa mà sự vững mạnh của nền kinh tế thứ hai thế giới của Trung Hoa là thí dụ điển hình nhất.
Sự thật của TOÀN CẦU HÓA kinh tế thế giới đã cho ta thấy rất nhiều nhà TỶ PHÚ ĐỎ mọc lên từ vùng đất CS như Trung Cộng và Việt Nam hiện tại. Một sự thật không chối bỏ đó là cuộc sống sung túc hơn, đầy đủ hơn, thay đổi màu da sắc áo từ những nước có thu nhập đầu người thấp nhất thế giới như VN và ngay cả Trung Cộng và giờ đây lợi tức đầu người đang lên cao một cách nhanh chóng.
Khi họ Tập còn khen "người bạn cũ tốt" là cụ già lụ khụ 100 tuổi Henry Kissinger đang thăm nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Hoa thì chúng ta thấy rằng
Chiến Tranh Mỹ Hoa chỉ là điều trên "đầu môi chót lưỡi" và thoa vuốt những thành phần cực đoan chủ nghĩa dân tộc của Bắc Kinh thôi
Nước Mỹ ra sao khi không có "chuỗi cung ứng" khổng lồ của Trung Cộng. Trung Cộng sẽ ra sao khi không có khối tiêu thụ khổng lồ của nội địa Hoa Kỳ?
Chúng ta cũng thấy rằng nền kinh tế nội địa Hoa Kỳ chiếm hết 3/4 sức mạnh kinh tế của Mỹ.
Từ các nguyên lý trên, dù Henry Kissinger là tội đồ của VNCH nhưng vẫn là công thần nước Mỹ. Khi Kissinger tuy tuổi già sức yếu vẫn chưa mất đi 'bản chất con thoi' của ông ta, và hình ảnh Kissinger-Tập cận Bình tại Bắc Kinh hiện tại cũng không quá ngạc nhiên chút nào cả.
Người viết nói ra điều này để chúng ta cùng nhận chân ra sự thật rằng các siêu cường vẫn gắn bó với nhau do cùng chung quyền lợi và thân phận nhược tiểu dù vào thời nào cũng thiệt thòi và là "con dê tế thần" cho các "ván bài quốc tế" cả.
Chỉ tiếc rằng khi VNCH mất đi vẫn còn nhiều "thân phận nhược tiểu" khác phát sinh, họ không bao giờ nhận ra kinh nghiệm...
Kinh nghiệm đó là đặt lợi ích toàn dân lên trên hết, dân chủ hóa chính quyền để làm cho dân giàu nước mạnh thoát ra cái lưới cay độc của sự vứt bỏ và phản bội khi phải 'nương nhờ' hay 'lệ thuộc' dù bất cứ dưới một cường quốc nào.
Thân phận nhược tiểu không phải chỉ có một VNCH bị hi sinh vứt bỏ một cách tức tưởi, sẽ còn nhiều Henry Kissinger khác nếu các dân tộc nhỏ bé không nhìn ra vấn đề.
BÀN CỜ QUỐC TẾ KHI NÀO CŨNG DỌN TIỆC CHO CÁC THẾ LỰC GIÀU MẠNH VÀ THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU LÚC NÀO CŨNG SẴN SÀNG BỊ HI SINH VỨT BỎ CHO QUYỀN LỢI CỦA SIÊU CƯỜNG MÀ THÔI
ĐHL 22.7.2023
No comments:
Post a Comment