NĂM GIAI ĐOẠN TRƯỚC LÚC LÂM CHUNG
Chào bạn đọc
Đối với nhân sinh thì bốn chữ SINH LÃO BỆNH TỬ đời đời kiếp kiếp, vĩnh viễn gắn liền không hề thay đổi. Thoắt đó thoắt đây ngoảnh nhìn lại quá khứ từ lúc cất tiếng khóc chào đời lớn lên tranh đấu với trường đời cho đến lúc thân già lụ khụ với bao nhiêu bệnh tật trong người thật quá nhanh áng chừng ảo ảnh.
-Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy
cảnh phù du trông thấy cũng nực cười ...
(Cao bá Quát)
Quả vậy, cuộc đời nhìn tựa phù du, có đó mất đó và là một định luật dù thế nhân từng bỏ bao nhiêu tâm sức chống lại định luật này. Có sinh tức có diệt dù có cố gắng đến mấy dù không chấp nhận cái luật đào thải của tạo hóa đối với con người đến mấy con người cũng không thắng được. Tây phương cũng vậy họ cho rằng chết là định luật. Do đã là người ai cũng phải chết Triết Gia Pháp bà Simone De Beauvoir từng nói " Tất cả mọi người đều sẽ chết -Tous les Hommes sont mortels- đó là định luật bất biến, không ai tránh khỏi được.
Tâm Lý Học và y học Tây Phương khảo sát giây phút ra đi của con người chung quy lại nó nằm trong năm giai đoạn...
1-1 Phủ Nhận (Denial)
2- 2 Giận dữ (Anger)
3- 3 Trao đổi (Bargaining)
4- 4 Trầm Uất (Depressing)
5-5 Chấp Nhận (Acceptance)
Năm giai đoạn Denial-Anger-Bargaining-Depressing-Acceptance cộng chung lại viết tắt là DABDA
1- PHỦ NHẬN (DENIAL) thoạt đầu bệnh nhân không cho là trường hợp đau khổ đó lại rơi vào mình. Có thể người này dùng những câu nói như “ bệnh này hiếm lắm làm sao mà có được?” hay để trấn an và giữ vững niềm tin cho chính mình người nay còn cho rằng có thể “kết quả này do y tá ghi lầm hay ai đó ghi sai thôi” Hay tệ hơn nữa người này còn dùng những nghi ngờ chủ quan về lương tâm bệnh viện cố “quan trọng hóa để charge tiền hay 'moi' tiền bệnh nhân thôi” Rồi lại nói với vợ con “xem này anh ăn cơm vẫn ngon nước da anh hồng hào vậy mà họ nói anh là bệnh ...” đây là tâm lý cố không tin vào sự thật phũ phàng.
2- GIẬN DỮ (ANGER) Đến giai đoạn 2 này khi các hồ sơ và thử nghiệm liên tục căn bệnh đó đến với người này là SỰ THẬT. Bệnh nhân này không thể nào chối bỏ được. Sự thật dù không tin vẫn là sự thật. Người bệnh trở nên tức giận với số phận mình “Trời ơi sao nó lại đến với ta trời hỡi? Sao số phận ta lại bất hạnh đến thế này?” Bao nhiêu tức giận cho số phận này lại trút lên vợ con hay bạn bè gia đình cùng bệnh viện y tá bác sĩ “Tại sao các người lại để chuyện này xảy ra cho ta? Tại sao không báo cho ta uống phòng hay trị phòng trước? Đây là lỗi của các người” v v...
3- TRAO ĐỔI (BARGAINING) qua giai đoạn 3 này bệnh nhân qua một tâm lý cao hơn là trao đổi hay điều kiện để làm sao tránh được sự chết. Người bệnh bắt đầu hướng lên một vị trí cao hơn, siêu nhiên hơn đó là tôn giáo hay trời đất. “Lạy trời cho con lành con sẽ hiến hết gia sản để làm việc tự thiện”Hay đối với mọi người quanh mình “xin bác sĩ hãy hết sức cứu tôi . Lành bệnh tôi thề sẽ không bao giờ hút một điếu thuốc...” hay “uống một giọt rượu ...lạy ông bà cho con lành để đưa bầy con lớn lên thêm một vài năm nữa?” vv ...
có bệnh thì vái tứ phương là ở giai đoạn thứ ba này
4- TRẦM CẢM (DEPRESSION)
sang hết giai đoạn mặc cả và trao đổi nói trên người bệnh đi đến giai đoạn thứ 4 là TRẦM CẢM. Bệnh nhân biết được rằng sự thật ra đi không thể tránh được nữa rồi. Bao nhiêu phản ứng trong 3 giai đoạn trên đã trở thành vô vọng. Bệnh nhân giờ không nói năng nữa buồn bã mệt mõi chán chường cách biệt. Người bệnh không muốn ai thăm hay an ủi gì hết. Thậm chí không cần uống thuốc “ta sắp ra đi rồi thuốc ấy có ích chi nữa” v v...
5- CHẤP NHẬN (acceptance)
CÁCH BIỆT TRẦM CẢM không kéo dài lâu. Người bệnh cuối cùng đi đến một tâm lý cuối cùng trước khi chia tay đó là CHẤP NHẬN. Những ngày giờ này bệnh nhân đột ngột cảm thấy thanh thản trong người và chấp nhận cái giờ phút đó đến với mình một cách nhẹ nhàng hơn. Bao giận dữ lẫy hờn cách biệt đột nhiên mất hết. Người bệnh bỗng nhiên tỉnh trí nhớ lại những gì trong DI CHÚC cần điều chỉnh hay nói lời xin lỗi hay cám ơn vợ con, bạn bè ... Bệnh nhân có thể soạn sửa cho mình chương trình tang lễ ra sao? Những lời trăng trối cho vợ cho con. Đây là giai đoạn cuối cho một đời người sự chấp nhận của kiếp nhân sinh không thể nào thoát khỏi định luật sinh diệt rồi thoải mái ra đi không còn chút gì do dự nữa ./.
ĐHL biên soạn
Tham khảo dựa theo
No comments:
Post a Comment