Wednesday, February 1, 2023

LỊCH SỬ 10 CHUYỆN CHẾT DO NHIỄM PHÓNG XẠ TRÊN THẾ GIỚI


Alexander Litvinenko trước đây là cựu điệp viên KGB chạy thoát sự buộc tội từ Nga và được tỵ nạn chính trị tại Liên Hiệp Anh. ,,

10 CÁI CHẾT  ĐÁNG NHỚ  DO NHIỄM PHÓNG XẠ 


ÁMASIMP 25/3/2010 Technology

Tôi  (Amasimp) thuờng huấn luyện cho con người về thao tác điều khiển hoạt động cho các nhà máy điện hạt nhân và các sinh viên thuờng để ý nhiều về các trường hợp bệnh nhiễm xạ. Ngộ độc phóng xạ nói khác đi là bệnh nhiễm xạ là trường hợp gặp nạn phóng xạ, nó hủy hoại các mô của cơ quan nội tạng trong người do sự phơi nhiễm quá nặng đối với các tia phóng xạ đang bị ion hóa cao độ.
THUẬT NGỮ này, nói một cách tổng quát nó là những tai nạn cấp tính khi nạn nhân bị ngộ một lượng phóng xạ lớn trong một thời gian lại ngắn . Tuy nhiên các nạn nhân cũng vướng vào bệnh tình này do tiếp xúc nhiều lần với phóng xạ. Trước khi chết các nạn nhân thuờng có những triệu chứng nôn mửa trầm trọng, đi tiêu chảy, tóc rụng nhanh, dễ nhiễm trùng, phù thũng, sốt cao, hay hôn mê...

Sau đây là 10 trường hợp ngộ nạn phóng xạ xưa tới nay mà thế giới có biết tới và tất cả những nạn nhân đã chết do phơi nhiễm phóng xạ trực tiếp hay ở gần vùng bị nạn.


1- Trường Hợp CECIL KELLEY 


Vào ngày 30 tháng chạp năm 1958 một tai nạn xảy ra tại lò phản ứng hạt nhân nguyên liệu plutonium có tên là Los Alamos. Cecil Kelley một nhà hóa chất giàu kinh nghiệm lúc này đang làm việc cạnh hồ trộn lớn. Hỗn hợp trong hồ phải ở trạng thái "gầy' tức là ít hơn 0.1g am plutonium một lít hỗn hợp. Tuy nhiên, vào thời gian đó hỗn hợp kia lại ngẫu nhiên lớn hơn gấp 200 lần cho phép. Vừa lúc Kelley bật công tắc cho máy khuây1 lập tức hỗn hợp trong thùng chứa tạo ngay những cột xoáy lớn , các lớp chứa plutonium vọt lên những cột xung lượng neutrons và sóng tia gamma khủng khiếp  kéo dài tới 200 phần triệu giây. Lúc này Kelly là người đứng sát phần cuối cầu thang ngang với cửa sổ nhìn vào thùng hỗn hợp ,ngã bật ngay xuống sàn nhà máy. Hai nhân viên cạnh nạn nhân chỉ thấy được một tia sáng lóe ra và tiếng người ngả phịch xuống đất.
  Họ khẩn cấp tới cứu và chỉ còn nghe Kelley thều thào " tôi đang bị đốt cháy , tôi đang cháy ". Ông được đưa ngay vào bệnh viện trong tình trạng nửa mê nửa tỉnh , nôn ọe , thở hồng hộc. Tại bênh viện máy đo đều cho biết tất cả chất bài tiết của nạn nhân đều mang nặng dương tính nhiễm xạ nặng nề.
  Hai giờ sau tai nạn đó , tình trạng của Kelley được cải thiện dần , nạn nhân từ từ tỉnh lại . Song le, điều rõ ràng nhất là Kelley không còn sống được bao lâu. Các thử nghiệm đều cho thấy xương và tủy nạn nhân đều bị hủy hoại , kèm theo sự đau đớn về phần bụng mặc dầu có thuốc. Kelley qua đời 35 giờ sau tai nạn.
2.- Trường Hợp Harry K. Daghlian, Jr. 


Harry K. Daglian Jr. là nhà vật lý trong kế hoạch  bí mật mang tên Manhattan Project tức là chế bom nguyên tử đầu tiên trong Thế Chiến Hai. Trường hợp ngộ nạn vào ngày 21 tháng 8 năm 1945 vào lúc ông đang tiến hành một cuộc thử nghiệm nhằm xây dựng một tấm phản chiếu hạt trung hòa tử bằng cách dùng tay sắp đặt nhiều lớp vòng gạch bằng tungsten carbide quanh môt lõi plutonium. Vừa khi ông hoàn thành xong lớp cuối cùng , máy tính trung hòa tử báo động cho Daglian rằng thêm vòng gạch cuối cùng này sẽ đưa đến tình trạng SIÊU ĐẠT (supercritical ) [1] cho toàn hệ thống. Vừa khi ông rút tay về , rủi thay ông làm rơi vòng gạch cuối cùng vào trung tâm của hệ thống. Sự kiện này làm hệ thống trở thành tình trạng siêu đạt (supercritical ) ngay lập tức. Làm rớt vòng cuối này , Daghlian thật sự cuống quýt cố đánh văng cái vòng này đi nhưng thất bại. Ông bị bắt buộc phải tháo rời các vòng ấy xuống để tránh cho phản ứng dội vào ông nhưng loạt trung hòa tử chết người. 25 ngày sau ông qua đời. Daghlian đã vi phạm luật an toàn khi lắp ráp hệ thống trễ tràng vào ban đêm và lại làm việc một mình trong phòng thí nghiệm.

3- Trường Hợp LOUIS SLOTIN 


Louis Slotin là nhà vật lý kiêm hóa học Canada có chân trong kế hoạch Manhattan Project. Ông tham gia vào một kế hoạch tai tiếng về dùng lõi plutonium , thuờng bị chỉ trích là " dám chọc đuôi rồng "(tương đương thành ngữ dám vuốt râu hùm ). vào ngày 21 tháng 5 , 1946 Stolin và 7 đồng sự khác tham gia vào cuộc thí nghiệm nhằm kiến tạo một công đoạn trong bước một của phản ứng hạch tâm (fission reaction) bằng cách đặt hai bán cầu berylllium quanh lõi plutonium. Khi Stotin đang lắp yên phần bán cầu beryllium đầu tiên,  bằng tay trái ông dùng cạnh lép của cái vặn vít để giữ khoảng cách hai bán cầu để khỏi vi phạm luật lệ chỉ dẫn , Vào đúng 3:20 chiều cái vặn ốc vít bị trượt làm phần bán cầu trên rơi gây nên phản ứng tức khắc cùng bắn ra một loạt phóng xạ . Các khoa học gia trong phòng thí nghiệm chứng kiến một vòng sáng chói quanh các cầu berryllium và cảm giác có một làn sóng nóng. Với phản xạ tự nhiên bàn tay trái của Slotin bật cao lên cùng lúc nhấc bán cầu kia lên cao cùng để nó rơi xuống nền nhà, phản ứng chấm dứt. Tuy nhiên, Slotin đã bị nhiễm một làn phóng xạ chết người tương đương với mức phóng xạ một nạn nhân đứng cách trái bom nguyên tử nổ khoảng 1500 mét. Slotin được đưa ngay đến bệnh viện ,nhưng không thể nào đảo ngược được tình trạng nguy kịch. Ông qua đời 9 ngày sau đó vào hôm  30 tháng 5 , 1946. Cái lõi hạt nhân mà ông đánh rơi xuống cũng tương tự cái lõi mà Daghnian đánh rơi ra trước đó 1 năm , khiến người ta phải đặt tên nó là CÁI LÕI MA QUÁI.


 Câu chuyện về cái chết của Slotin sau này được chuyển thành phim " Fat Man and Little Boy" do các tài tử Paul Newman và John Cusack thủ vai.


4- TRƯỜNG HỢP EBEN McBURNEY BYERS


Eben McBurney Byers là một nhà giao tế, một thể tháo gia , kỹ nghệ gia Mỹ giàu có. Vào năm 1927 trong chuyến trở về qua chặng  xe lửa quen thuộc từ cuộc thi đấu túc cầu hàng năm giao hữu giữa Harvard và Yale , sau đó tại bến tàu ông ta bị té và bị thuơng ở cánh tay. Sau ông cứ than phiền vết thuơng cứ kéo dài sự đau đớn mãi lúc này một bác sĩ mới khám phá ra ông bị nhiễm xạ do uống quá nhiều thuốc có chứa radium. Rõ ràng ông Byers đã uống tới 1400 chai thuốc có chứa chất này trong vòng 3 năm thôi. Trước năm 1930 , thời gian ông dừng thuốc này , ông vừa lúc tích lũy người lượng radium trong xương vừa đủ làm cho ông mất luôn xương hàm . Não của Byers cũng bị áp xe , xương sọ của ông cũng bị lũng nhiều lỗ. Ông qua đời vào ngày 31 tháng 3 , 1932 vì chứng ngộ độcc radium. Ông được an táng tại nghĩa trang Allegheny tại thành phố Pittsburgh trong một quan tài có bọc chì .

5- TRƯỜNG HỢP của Hiroshi Couchi


Tai nạn tệ hại nhất vế phát tán phóng xạ hạt nhân của Nhật xảy ra tại nhà máy tinh chế uranium tại Tokaimura , đông bắc Tokyo vào ngày 30 tháng 9, 1999. Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng cực kỳ căng thẳng này là do nhóm thợ đặt hỗn hợp uranyl nitrate chứa khoảng 16.6 kg uranium , vượt quá tiêu chuẩn cho phép , vào thùng kết tủa. Rũi thay cái thùng này không chịu nỗi mức độ đậm đặc vừa kể và cũng chưa tiên liệu tình huống xảy ra để đối phó. Có 3 người thợ bị phô nhiễm phóng xạ với liều lượng chết người. Hiroshi Couchi là một trong 3 người này , được chuyển tới Bệnh viện Đại học Tokyo , sau đó 3 ngày anh ta có thể nói chuyện và bàn tay phải hơi sưng đỏ lên. Tuy nhiên, tình trạng của anh càng lúc càng tệ hại hơn khi phóng xạ đã phá hoại nhiễm sắc thể trong các tế bào của anh. Các bác sĩ không biết nhiều phương pháp để điều trị vì chưa có tiền lệ về trường hợp chữa trị cho các nạn nhân bị nhiễm xạ. 


Một đài truyền hình địa phương đã theo dõi câu chuyện này suốt 83 ngày cho đến lúc anh Hỉoshi qua đời. Sự quan sát của họ đã vào trang biên niên sử trong cuốn " Một Cái Chết TỪ TỪ : 83 NGÀY CỦA CĂN BỆNH NHIỄM XẠ"







6- TRƯỜNG HỢP nữ khoa học gia Marie Curie


Marie Curie là nhà Vật lý kiêm Hóa học gia cùng là một nhà tiên phong trong lãnh vực tia phóng xạ. Thật ra, chính bà Curie đặt ra cái tên về Tia Phóng Xạ, dẫu rằng Hẻni Becquerel khám phá ra hiện tượng này những năm trước đó. Vợ chồng Curie cặm cụi tìm hiểu nghiên cứu các tính chất của hai quặng uranium khác nhau , đó là pitchblend và chacolite dẫn đường tới khám phá ra radium và polonium , những nguyên tố có tính phóng xạ. Pierre là chồng của Curie rất say mê với nghiên cứu này nên quyết định ngưng việc của ông để cùng nghiên cứu chung với bà. Qua bao khó khăn nhẫn nại hai vợ chồng Curie mới tách được radium ra khỏi quặng pitchblende. Chúng ta nên biết từ một tấn quặng này , chỉ có 1 phần 10 gam radium chloride thôi. Không may cho cả hai vợ chồng đều không lường được ảnh huởng sức khỏe do lập đi lập lại sự phô nhiễm phóng xạ mà không tự bảo vệ. Pierre Curie qua đời vào năm 1906 do tai nạn xe ngựa để lại cho bà Curie tiếp tục nghiên cứu một mình thêm 28 năm nữa sau này bà lãnh được 2 giải Nobel. Bà thuờng mang theo người các ống nghiệm chứa các đồng vị phóng xạ trong túi và đặt chúng trong ngăn kéo ở bàn làm việc , phát tán màu xanh lục trong bóng tối. Marie Curie qua đời vào ngày 4 tháng 7 năm 1934 vì chứng thiếu máu do phô nhiễm lâu ngày với phóng xạ. Bà được an táng cạnh chồng tại nghĩa trang Sceaux. PHòng thí nghiệm của bà được đặt tên là Musee Curie. Do tính chất phóng xạ, giấy tờ lưu lại của bà từ năm 1890 bị coi như là nguy hiểm nếu sờ vào. Ngay cuốn sách nấu ăn cũng có phóng xạ. Tất cả đều được đặt trong các thùng bọc chì , và nếu ai muốn liên hệ thì phải bận đồ bảo vệ mới được. 

7-TRƯỜNG HỢP của Alexander Litvinenko


Alexander Litvinenko trước đây là cựu điệp viên KGB chạy thoát sự buộc tội từ Nga và được tỵ nạn chính trị tại Liên Hiệp Anh. Vào tháng 11 năm 2006 ông ta đột ngột ngã bệnh và đưa vào bệnh viện. Ba tuần sau ông ta qua đời. Khám nghiệm pháp y thấy ông qua đời do nhiễm một liều lượng chết người từ phóng xạ từ polonium-210 qua một tách trà. Trên giường bệnh chính Litvinenko kết tội tổng thống Nga Putin đứng sau cái chết của ông. Các cuộc điều tra tiếp theo của giới chức Anh về trường hợp án mạng của Litvinenko đã đưa đến căng thẳng ngoại giao giữa Anh và Nga. Một cách không chính thức , chính quyền Anh xác nhận :"chúng tôi 100% xác quyết ai đã hạ độc thủ, từ đâu và cách nào ". Tuy nhiên họ không cho biết chứng cớ vì để dành cho lợi thế cho cuộc tòa tương lai. Nghi phạm chính trong trường hợp này là cựu nhân viên bảo vệ liên bang Andrei Lugovoy , còn ở tại Nga. Là thành viên của viện DUMA do đó ông ta huởng đặc quyền miễn tố.

8- TRƯỜNG HỢP TÀU NGẦM SÔ VIẾT K-19 


TÀU NGẦM K-19 là một trong hai tàu ngầm trang bị hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân của Sô viết. Một số người đã bỏ mạng trong suốt thời gian xây dựng với bí danh Hiroshima gồm thủy thủ và sĩ quan. Vào ngày 4 tháng 7 năm 1961 theo lệnh của thuyền trưởng Nikolai Vladimirovich Zateyev, K-19 đã tạo nên sự rò rỉ lớn ở bộ phận làm nguội của lò phản ứng làm nhiệt độ của lò tăng cao đến mức độ nguy hiểm là 800 độ C . Vì thiết kế kém cõi trong trường hợp dự phòng cho thiết bị làm nguội , thuyền trưởng Zateyev không còn lựa chọn nào là ra lệnh cho 7 kỹ sư phải lãnh trách nhiệm sửa chữa dầu cho tỷ lệ phóng xạ cao đến mức độ chết người. Đội kỹ sư thành công trong việc hàn lại việc rò rĩ nhưng tất cả 7 người đều chết hết sau một tuần lễ. Tai nạn này làm nhiễm xạ toàn bộ chiếc tàu vài năm sau lại còn thêm nhiều thủy thủ khác cũng qua đời nốt vì nhiễm xạ. 

  Hải quân SoViet ra sức sửa chữa chiếc tàu bị nạn này và đưa nó vào hoạt động trở lại. Nó tiếp tục phải làm việc , tiếp tục chịu đựng các tai nạn kinh hoàng khác gồm sự va chạm ngoài khơi vào năm 1969 cùng trận cháy vào năm 1972 giết chết 28 thủy thủ. Sau cùng phải dừng hoạt động. Cuốn phim "K-19 Kẻ Tạo Bao Góa Phụ " do Harrison FOrd và Liam Neeson thủ vai lấy cốt truyện từ tai nạn hạt nhân của K-19

9- TRƯỜNG HỢP Chernobyl


NHÀ MÁY ĐIÊN HẠT NHÂN Chernobyl xảy ra tai nạn đầu tiên vào lò phản ứng số 4 tại Ukraine thời Liên xô. Các toán thợ ở đây vào lúc này đang đặt kế hoạch thử nghiệm xem thử các tuyết bin có thể hoạt động bao lâu và cung cấp cho mạch chính khi mạch chính bị mất điện. Vì nhà máy điện vùng nơi khác đang ngắt mạch nên thí nghiệm gián đoạn , cuộc thử nghiệm lại chuyển cho ca làm đêm chưa được huấn luyện. Thế là các lỗi lầm phát sinh , gồm cả việc quyết định ngắt hệ thống tự ngưng , dẫn tới sự bất ổn định các lò phản ứng tất cả các thanh điều phối (làm tăng hay giảm phản ứng cho lò ) bị rút ra cùng 1 lượt. Vào thời điểm này một lỗ hỏng trong thiết kế các thanh điều phối thực sự gây ra sự tăng tưởng tỷ lệ phản ứng nửa phần dưới gia tăng nhanh chóng. VÙng lõi bị quá nhiệt. Các quá trình tiếp theo hoàn toàn không lường trước được . Cái được biết là khối lượng hơi nước đồ sộ đã tích lũy dày đặc trong lò trung tâm và đưa đến bùng nổ bắn lên hàng tấn hơi nước từ lò trung tâm mang dày phóng xạ do phản ứng phân hạch tạo ra lên bầu trời. Mức độ phóng xạ ban sơ tại các thành phố lân cận cao tới 30000 lần liều chết người . Một người chết liền tìm không ra xác , người khác chết cùng ngày do bị thuơng trong vụ nổ. Bệnh nhiễm xạ cấp tính sơ khởi có trên 237 người vì ở gần và liên quan đến việc dọn dẹp hiện trường gôm 137 trường hợp. Sau vài tuần có 28 người chết . có thêm 19 bị chết vào năm 1987 và 2004. Những nghiên cứu sau này từ Nga , Belarus, và Ukraine cho biết có khoảng 1 triệu người nhiễm xạ do tai nạn Chernobyl nhưng hiện nay không có khả năng theo dõi.

10- TRƯỜNG HỢP HAI THÀNH PHỐ HIROSHIMA VÀ NAGASAKI 



 








Nạn nhân của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki từ hai quả bom nguyên tử của Hoa kỳ chấm dứt Thế Chiến 2 đánh dấu lần đầu thảm nạn con người chết do vũ khí con người. Quá nhiều bàn cãi về lợi hại do thả bom nguyên tử ngay từ lúc đó tới nay nhưng không còn nghi ngờ trong trí nhớ con người sự phá hoại khủng khiếp của nó là lý do lớn nhất cho tại sao con người không còn dùng thêm nó. Trái bom uranium thả vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 còn gọi "little boy" vào thành phố Hiroshima giết tức khắc 70 đến 80 ngàn người , 3 ngày sau trái bom plutonium "fat Man" thả vào thành phố Nagasaki ước lượng có tứ 40 đến 75 ngàn người chết tức khắc.
  Những người sống sót qua sức công phá thì bị phỏng vì phóng xạ , bệnh phóng xạ người ta ước tính có tới 200 ngàn người chết dần mòn trước năm 1950 từ bệnh liên quan phóng xạ . Ngoài ra những người sống sót khác được đặt tên là hibakusha theo tiếng Nhật có nghĩa là "nạn nhân bị ảnh huởng bởi vụ nổ ". Vào 31 tháng 3 năm 2009 , chính phủ Nhật chính thức công nhận có tới 235, 569 người hibakusah. Chính phủ Nhật cho rằng khoảng 1% số này có những bệnh lý liên quan phóng xạ.

==========

dịch thuật đinh hoa lư  6/1/2015 

=============================================
[1]:  SIÊU ĐẠT (supercritical ) 
   3 tình trạng BẤT ĐẠT, ĐẠT, VÀ SIÊU ĐẠT

[subcritical, critical, supercritical] Khi một nguyên tử U-235 bị tách đôi, có hai hay 3 trung hòa tử (neutron) bị phân ly. Nếu không còn nguyên tử U 235 gần đó, những trung hòa tử tự do này sẽ bay thẳng vào khoảng không tạo thành tia Neutron. Tuy nhiên, nếu còn nhiều U 235 khác xung quanh thì các trung hòa tử này có cơ hội bằn phá (collide). Một hay Hai trung hòa tử sẽ tung vào nguyên tử U 235 kế đó? Câu trả lời tùy thuộc vào tình trạng của lò phản ứng này mà thôi.

TÌNH TRẠNG ĐẠT,(CRITICAL)
Nếu trung bình chúng ta có đích xác 1 trung hòa tử bằn vào nhân của U 235 khác để gây ra phân hạch, chúng ta nói khối lượng uranium này ổn định. Và khối lượng sẽ tồn tại trong nhiệt độ ổn định.

Tình trạng BẤT ĐẠT,(SUB-CRITICAL)
Nếu, trung bình ít hơn 1 trung hòa tử tự do sẽ bắn phá vào U 235 kế tục, và khối lượng sẽ bất ổn định. Sau này, phản ứng phân hạch sẽ chấm dứt .

Tình trạng SIÊU ĐẠT (SUPER CRITICAL)
Nếu trung bình nhiều hơn 1 từ những trung hòa tử tự do này bắn vào các nguyên tử U 235 khác tức là tình trạng siêu đạt nó sẽ làm lò phản ứng này bị nóng lên .

Trong thiết kế bom hạt nhân, các kỹ sư rất cần các nguyên liệu SIÊU ĐẠT này ngỏ hầu tất cả các nguyên tố U 235 đều bị bắn phá sạch trong 1 micrsecond (1 phần ngàn giây) . Bạn hãy tưởng tượng các hạt bắp trong túi giấy cùng nổ một lần để tránh tình trạng ghê sợ này.

Tuy thế, trong lò phản ứng điều các bạn muốn hay ngay cả thế giới đều mong muốn tất cả các nguyên tử đều bị chẻ tung ra MỘT LẦN. Nhưng vùng trung tâm của lò phản ứng lại cần tình trạng siêu đạt nhẹ nhàng thôi. Các thanh nhiên liệu điều phối sẽ tạo điều kiện cho các nhân viên điều khiển cách để hấp thụ bớt các trung hòa tử tự do sao cho tình trạng lò phản ứng chỉ ở vào tình trạng ĐẠT (critical) mà thôi.

Làm thế nào để các kỹ sư có thể duy trì tình trạng ĐẠT của uranium?
số lượng của Uranium trong toàn khối nguyên liệu (tỷ lệ làm giàu)đóng vai trò quan trọng trọng cũng như tạo hình cho khối năng lựong này. Nếu hình dạng là tấm nguyên liệu rất mỏng, đa số các trung hòa tử tự do sẽ bay mất vào không gian hơn là bắn vào các nguyên tử U 235 khác. Khối cầu là hình dạng tối ưu và bạn cần 2 pounds (0.9kg) của U 235 để đi tới tình trạng ĐẠT. Nếu với Pu-239 trình trạng ĐẠT chỉ cần tới 10 ounces (283grams) thôi.  

( dhl NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN HOẠT ĐỘNG RA SAO? DHL 
http://www.hodinhvietnam.com/threads/1135/ )

----------------------------------------------------------------------- 
TIN PHỤ LỤC 

ÚC CHÂU 

CHỈ MỘT MẪU VẬT PHÓNG XẠ NHỎ BẰNG NGÓN TAY CÁI BỊ RƠI, CẢ NƯỚC ĐI TÌM 

CÁC TOÁN ĐANG TÌM KIẾM MẪU VẬT CHỨA PHÓNG XẠ CEASIUM 137  


1/2/2023

PERTH , ÚC CHÂU (AP) - CHÍNH QUYỀN VÙNG TÂY ÚC VÀO HÔM THỨ TƯ ĐÃ TÌM RA VIÊN CHỨA PHÓNG XA NGUY HIỂM NHỎ BÉ KHOẢNG 1400 CÂY SỐ  KHI XE CHUYÊN CHỞ TRÊN XA LỘ BỊ RƠI MẤT 
THEO GIỚI CHỨC LIÊN QUAN CHO BIẾT VIÊN PHÓNG XẠ ĐÓ CÓ KÍCH THƯỚC TO BẰNG HẠT ĐẬU PHÍA NAM THỊ TRẤN KHAI KHOÁNG NEWMAN 
CEASIUM 137 LÀ CHẤT LIỆU PHÓNG XẠ CÓ TRONG MẪU VẬT BỊ RƠI ĐÓ 


VẬT RƠI CHỈ TO BẰNG HẠT ĐẬU???


PERTH, Australia (AP) — Authorities in Western Australia on Wednesday recovered a tiny but dangerous radioactive capsule that fell off a truck while being transported along a 1,400-kilometer (870-mile) Outback highway last month in what an official said was like finding the needle in the haystack.

Officials said the capsule the size of a pea was found south of the mining town of Newman on the Great Northern Highway. It was detected by a search vehicle travelling at 70 kilometers (43 miles) per hour when specialist equipment picked up radiation emitting from the capsule.

Portable search equipment was then used to locate it 2 meters (6.5 feet) from the side of the road.

“This is an extraordinary result ... they have quite literally found the needle in the haystack,” said Emergency Services Minister Stephen Dawson.

Chief Health Officer Andy Robertson said the capsule did not appear to have moved and no injuries had been reported.

It contains the caesium 137 ceramic source, commonly used in radiation gauges, which emits dangerous amounts of radiation, equivalent of receiving 10 X-rays in an hour. It could cause skin burns and prolonged exposure could cause cancer.

Search crews had spent six days scouring the entire length of the highway.

No comments:

Post a Comment