Monday, February 6, 2023

KHÁI QUÁT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

  * HAI LOẠI TIỂU ĐƯỜNG

* TẠI SAO KHÔNG NÊN ĂN QUÁ NHIỀU CHẤT NGỌT 

* CHỨNG HẠ ĐƯỜNG 


Các nốt cảm nhận insulin  màu xanh  đang nhận dạng  insulin màu vàng ở bề mặt tế bào 

Insulin khám phá ra từ năm 1920 đã vén màn bí mật về chứng bệnh tiểu đường có từ 3500 năm trước một căn bệnh mà sử của Ai Cập đã ghi chú trong thời cổ đại. Giới y khoa từ đó đến nay phấn đấu tìm tòi tại sao nước tiểu có đường, khát liên tục và đi đái tháo thường xuyên. Rồi hội chứng là mù lòa tổn thương thần kinh đến hôn mê và tử vong 


TÓM LƯỢC

Tiểu đường hay đái tháo đường dùng để chỉ thứ bệnh liên quan đến chức năng cơ thể bạn tiêu thụ ĐƯỜNG glucose ra sao? Nguồn đường cung cấp trong thức ăn chúng ta nhiều loại nhưng chung quy vào cơ thể nhờ các enzyme trong dạ dày và ruột non chúng ta nó qua quy trình tiêu hóa sẽ biến thành dạng đơn đường tức là glucid thì cơ thể mới hấp thụ.  Đường là nguồn năng lượng quan trọng giúp cho tế bào và mô của chúng ta. Đường là thức ăn chính cho tế bào não. Bệnh tiểu đường đi từ 2 NGUYÊN NHÂN  nhưng nguyên nhân nào cũng làm dư thừa đường trong máu chúng ta làm nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Có 2 loại tiểu đường

-TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1

-TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2

Tiền tiểu đường  (prediabetes) là tình trạng tạm thời cao đường do mới bắt đầu cao và phụ nữ  thì do thai nghén mà bị. Nhưng tiền tiểu đường là sơ khai nhẹ hơn do mới bắt đầu thì chúng ta có thể chận sớm hoặc phụ nữ sau khi sinh con sẽ hết theo. 

Tiền tiểu đường chưa thể gọi là Tiểu Đường nếu ngăn ngừa sớm.


TRIỆU CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG RA SAO?

Triệu chứng của người mắc  tiểu đường còn tùy vào lượng đường trong máu bao nhiêu. Tiền tiểu đường hay Tiểu Đường loại 2 đôi khi không thấy triệu chứng. Nhưng cẩn thận với Tiểu Đường Loại 1 có triệu chứng nghiêm trọng và nhanh hơn.


TRIỆU CHỨNG CỦA TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1 VÀ LOẠI 2 RA SAO

-Khát nước hoài

-Đi tiểu thường xuyên

-Năng Đói hết sức 

-Giảm cân vô lý

- Nước tiểu xuất hiện chất ketone  (ketone là hệ quả khi cơ thể chúng ta không thể tiêu thụ đường glucose trong máu để tạo năng lượng (do thiếu insulien) và nó phải phân hủy mô cơ và mỡ của cơ thể để tạo năng lượng)

-Mệt,cáu, nhìn lòa

-Vết loét lở chậm lành và nhiễm trùng thường xuyên ví dụ: nướu răng, nhiễm trùng, da và âm đạo nhiễm trùng?

Tiểu đường Loại 1 phát triển ở mọi lứa tuổi có thể xuất hiện ở tuổi nhỏ hay thanh thiếu niên. Bệnh Tiểu Đường loại 2 thì phổ biến hơn ở tuổi trên 40.




NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN TIỂU ĐƯỜNG


Hiểu rõ nguyên nhân, chúng ta nên hiểu cách cơ thể ta dùng glucose ra sao?

Trước tiên chúng ta phải hiểu đến vai trò hóc- môn Nội Tiết Insulin đến từ tụy tạng. Tụy tạng là tuyến nội tiết nằm phía sau và dưới dạ dày. Tụy tạng tiết insulin vào máu. Insulin là chất nội tiết có nhiệm vụ giúp cho đường đi vào tế bào chúng ta mới có năng lượng. Như vậy, Insulin làm giảm lượng  đường trong máu chúng ta. Lượng đường trong máu đã giảm thì tụy tạng cũng giảm tiết insulin.


BỔN PHẬN CỦA GLUCOSE 


Glucose là một loại đường đơn giản nhất cho cơ thể chúng ta hấp thụ được.  Thông thường Các dạng tinh bột đều là carbonhydrate khi ăn vào cơ thể chúng ta sẽ có các phân hóa tố bẽ gãy các carbon hydrate này thành glucose để mao tràng ruột hấp thụ vào máu, đường trái cây, bắp trái và những thứ khác dù đều được cơ thể phân giúp  cuối cùng trở thành glucose hay glucid.  

Ngoài ra Gan cũng là cơ quan dự trữ và tái phân tích glycogen trở lại thành Glucose đưa vào máu nếu chúng ta ăn thiếu. Gan còn tạo ra glucose từ các acid amin để giúp lượng glucose trong máu lên mức bình thường.


BỔN PHẬN CỦA INSULIN


Rối loạn  VỀ tiết INSULIN nó sẽ đưa tơi các bệnh kinh niên trầm trọng. Trong đó có TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1 VÀ LOẠI 2 (SẼ TRÌNH BÀY PHẦN DƯỚI).


NGUYÊN NHÂN TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1 (thiếu  insulin)


 Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường loại 1 vẫn chưa được biết rõ 100%. Điều được tin là hệ miễn dịch của bạn - vốn thường chống lại vi khuẩn hoặc vi rút có hại -  TRỚ TRÊU THAY HỆ NÀY lại đi tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của bạn.

Điều này khiến bạn không có đủ insulin. Thay vì được vận chuyển vào tế bào, đường do thiếu insulin sẽ tích tụ dần dần trong máu. Loại 1 được cho là do sự kết hợp của tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường, mặc dù chưa chính xác những yếu tố đó là đúng? Cân nặng cũng chưa phải là một yếu tố gây ra bệnh tiểu đường loại 1.

NGUYÊN NHÂN CỦA TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2

DO TẾ BÀO CHỐNG LẠI INSULIN (insulin resistance-IR) khi bị tiểu đường loại 2, dù có insulin nhưng mô mỡ, gan cùng cơ bắp không làm việc chính xác với insulin (Kháng insulin) thế là glucose chỉ ở ngoài mà không vào được tế bào. Đường cứ ở ngoài khiến lượng đường trong máu càng cao. Người bệnh tiểu đường loại 2 thường béo phì, thừa cân lượng.



Chức năng Tụy tạng của bệnh nhân vẫn có sản xuất insulin. Tuy nhiên các tế bào bệnh nhân lại đề kháng hay chống lại hoạt động của insulin (insulin resistance). Như thế dù có insulin nhưng tế bào bệnh nhân cuối cùng chẳng tiêu thụ được đường trong máu. Cuối cùng đường tích tụ lại trong máu càng lúc càng cao.

Yếu tố di truyền và môi trường cũng đóng vai trò trong bệnh Tiểu Đường 2. Thừa cân cũng có liên quan đến tiểu đường 2 nhưng không nhất thiết ai thừa cân cũng bị tiểu đường 2.

Như vậy chúng ta có thể tóm tắt 2 loại bệnh tiểu đường

Tiểu đường loại 1: do tụy tạng chúng ta không tạo hay THIẾU INSULIN (bệnh bẩm sinh, không tránh được)

Tiểu đường loại 2: tuy có insulin nhưng Tế Bào CHỐNG LẠI VAI TRÒ hoạt động của INSULIN

cả hai trường hợp đều LÀM TẾ BÀO bệnh nhân KHÔNG TIÊU THỤ ĐƯỢC ĐƯỜNG, HẬU QUẢ LÀM DƯ ĐƯỜNG Ở MÁU

***

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường dù loại nào cũng có các biến chứng nguy hại lâu dài khi để tiểu đường phát triển.  Càng mắc lâu lượng đường trong máu càng cao nguy cơ biến chứng càng cao.

Biến chứng còn gây tàn phế và đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Biến Chứng:

-DỄ NHIỄM TRÙNG

TIM MẠCH Heart Attack, strokes

TỔN THƯƠNG DÂY THẦN KINH: lâu ngày có thể mất cảm giác tứ chi, tiêu hóa, rối loạn dương vật rối loạn sinh dục của phụ nữ

THẬN HƯ lâu ngày phải hư thận và ghép thận

THỊ GIÁC có thể mù lòa

TỔN THƯƠNG CHÂN NGÓN CHÂN lâu ngày có thể bị cắt bỏ ngón hay chân

BỆNH DA

ALZHEIMER hay PARKINSON

THÍH GIÁC

PHIỀN MUỘN TRẦM CẢM...

LÀM SAO TRÁNH TIỂU ĐƯỜNG?

Chúng ta không ngừa được Tiểu đường loại 1 đó là do bản năng nội tại từ hệ miễn dịch chống lại tế bào tụy tạng.

Bệnh tiểu đường loại 1 không phải do cách thức ăn uống hay do lối sống của ta gây ra. Đây là rối loạn miễn dịch. Hệ thống miễn dịch của cơ thể ta lại tấn công phá hủy các tế bào khỏe mạnh trong tuyến tụy khiến tuyến này không tiết Insulin cho ta. Tiểu đường loại 1 được chẩn đoán phổ biến nhất ở trẻ em và thanh niên, nhưng ta có thể mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở mọi lứa tuổi.

Tuy nhiên chọn cách ăn uống sống lành mạnh cũng giúp chống lại Tiểu Đường loại 2

Ăn rau trái cây ngũ cốc nguyên hạt chẳng hạn gạo lứt. Thực phẩm ít béo và nhiều xơ. Đa dạng hóa nguồn ăn để tránh nhàm chán. Nên thể dục nhịp điệu nhiều lần trong ngày. (mỗi lần 30 phút và 150 phút /tuần)

Tránh nặng cân dư cân là lối chọn lựa đúng, tuy nhiên cần tham khảo với bác sĩ. Tuy nhiên mang thai không nên tìm cách giảm cân

Bạn phải test đường máu ít nhất 1 lần trong năm để tránh tiểu đường loại 2.

vào tháng 3.2023 vừa rồi tác giả có THỬ MÁU MỨC ĐƯỜNG CỦA mình glucose là 89/decilit NÊN có thể xem như OK chưa đáng lo ngại.

Có nhiều cách thử đường loại 1. Tuy nhiên nói gọn lại Mức đường dưới từ 65 - 99mg/Decilit xem như bình thường nếu từ 140-200 mg/DL trở lên xem như là cao. Tuy nhiên y sĩ còn thử nước tiểu của bạn nữa xem có chất keotones hay không? Keotones là hậu quả khi tế bào bạn do không có tiêu thụ được đường phải tiêu thụ cơ và mỡ để tạo năng lượng do tế bào bị 'đói đường' vì không có insuline để phân hóa đường trong máu vào nuôi tế bào.

***

TẠI SAO KHÔNG ĂN NHIỀU CARBOHYDRATES

CARBON HYDRATES viết tắt là CARBS nói chung là nguồn đường. Bột (strarch) Đường, chất xơ, trái cây đều là nguồn CARBS. Khi chúng ta ăn vào cuối cùng sẽ tạo thành dạng đường Glucose. Nếu ăn nhiều quá đường, tụy tạng càng tạo nhiều insulin để cân bằng lượng đường trong máu. Nếu lâu ngày tụy tạng tiết insulin mòn mõi sẽ thiếu hụt làm độ đường trong máu càng lúc càng cao.

Tránh ăn nhiều thức ăn chứa nhiều carbonhyrate và những thứ có thêm đường: thức uống ngọt, trà ngọt, mỳ trắng cơm trắng, snack foods v v

Ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ đưa đến tiểu đường loại 2.

=====================

CHỨNG HẠ ĐƯỜNG TRONG MÁU -HYPOGLYCEMIA

* gần đây có một số bà con đi đâu cũng có đem viên kẹo theo. Có khi nổi cơn bệnh bạn bè cho ăn viên kẹo để ổn định. Ta cứ cho là ông bạn bị bệnh tiểu đường là chứng bệnh do lượng đường máu CAO?

PHẢI VẬY KHÔNG?

KHÔNG PHẢI vậy đâu, ông Bạn đang bị Lượng đường trong máu quá THẤP chứng này còn gọi là HẠ ĐƯỜNG -HYPOGLYCEMA

DO ĐÓ TA KHÔNG NÊN AI CÓ BỆNH VỀ ĐƯỜNG LÀ DO ĐƯỜNG CAO CẢ


Hạ đường trong máu là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu của chúng ta thấp hơn tiêu chuẩn 70-99mg/ dL. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể chúng ta. Hạ đường trong máu do hay có liên quan khi chúng ta điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng có một số ít người không có chữa trị bệnh tiểu đường lại mắc chứng hạ đường huyết này

Nguyên nhân do chữa bệnh tiểu đường hay những người không có bệnh tiểu đường CÓ THỂ DO QUÁ KIÊNG KHEM thành lượng đường trong máu xuống quá thấp NHƯNG CŨNG CÓ TRƯỜNG HỢP TUY HIẾM CÓ NGƯỜI MẮC CHỨNG HẠ ĐƯỜNG Trong lúc đường là chất liệu tạo năng lượng cho cơ thể chúng ta.

TRIỆU CHỨNG CỦA HẠ ĐƯỜNG

  •  xanh xao
  •  run rẩy
  • toát mồ hôi 
  •  nhức đầu
  •  đói hay nôn mửa
  • nhịp tim loạn xạ
  •  quá mệt trong người
  • bực dọc bất ngờ, cáu bẩn
  • thiếu tập trung
  • đầu như muốn quay mòng mòng
  •  môi lưỡi, má tự nhiên run lẩy bẩy. CẤP THỜI PHẢI CHO BỆNH NHÂN ĂN VIÊN KẸO NGỌT 

  • Hạ đường cũng phải cần chữa trị ngay. sau bữa ăn từ 8-12 tiếng đồng hồ đi đo máu thấy lượng đường máu dưới 70mg/dL là đường hạ. Cũng phải thử vài lần để chắc chắn người đó bị bệnh  hạ đường
  •  
  • NGƯỜI BỊ HẠ ĐƯỜNG Phải cho cơ thể trở lại lượng đường tiêu chuẩn bằng cách ăn thức ăn hay uống chứa nhiều đường hay thuốc chữa hạ đường. Nếu lâu ngày không khỏi phải cần đi chữa trị tìm nguyên nhân
ĐHL EDIT 26.3.2023


nguồn tham khảo

DIABETES

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/symptoms-causes/syc-20371444
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/diagnosis-treatment/drc-20371451...

FIND YOUR BALANCE

https://www.diabetes.org/nutrition/understanding-carbs

HYPOGLYCEMIA


No comments:

Post a Comment