Đồng lương và Giá Cả là hai mặt tác động đến đời sống con người trong nền kinh tế mọi quốc gia và tác động hiệu quả nhất cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia.
Cán cân quyền lực cho sự kiểm soát và điều phối về đồng lương và giá cả lệ thuộc vào nền kinh tế chỉ huy hay nền kinh tế thị trường tự do tư bản tư doanh.
Dù chế độ kinh tế nào chăng nữa thì kinh nghiệm cho thấy đồng lương khó bắt kịp giá cả thị trường. Nói khác đi sự tăng lương cho người lao động hay viên chức làm cho chính phủ đều không bù được khoản thiếu hụt từ giá cả tiêu dùng gia tăng cả.
Giá cả tiêu dùng có khuynh hướng gia tăng nhanh và đến mức gia tăng một cách không hợp lý dựa trên các lý do mà chủ thương nghiệp biện bạch. Lý do dễ hiểu là lòng tham và cơ hội. Từ ông chủ lọc dầu, cho đến ông chủ siêu thị, từ nhà sản xuất ra vật dụng tiêu dùng lấy lý do giá nhiên liệu hay nguyên liệu gia tăng nên đồng loạt tăng giá một cách ồ ạt phi lý thậm chí vô đạo đức
Chỉ có người ăn theo đồng lương lại chịu thiệt thòi nhất. Giá cả tăng cao kích thích sự lạm phát. Chính phủ hay công ty chạy phờ gia tăng đồng lương cho nhân viên chính phủ, cho người lao động lại đưa lạm phát gia tăng. Lương chưa tăng thì giá cả thị trường lại tăng trước. Đồng lương gia tăng có mức độ tối thiểu nhưng mọi mặt hàng mọi thứ đều tăng giá chóng mặt...kết quả cuối cùng có quá nhiều người trong một xã hội bị mất mát và thiếu hụt quá nhiều từ giá cả gia tăng phi mã.
Chỉ có thiểu số chủ hãng chủ thương nghiệp không mất mát lợi nhuận nhưng nói chung họ đều giàu có thêm mau hơn khi tăng giá mặt hàng.
Các nước có nền kinh tế chỉ huy cũng nằm chung số phận. Giới công nhân thợ thuyền càng nghèo đi chỉ có ông chủ lớn là nhà nước họ chẳng mất mát gì nhưng lại có những lợi nhuận song phương từ các nhà đầu tư ngoại quốc hay các món lợi nhuận từ giá cả hoạch định đưa lại cho người làm chính sách.
Trong lịch sử kinh tế thế giới, có nhiều thảm họa đưa đến từ đồng bạc lạm phát. Mức lạm phát đến nổi người làm công hay nhân viên chính phủ xin nhà nước đừng tăng lương mà hãy phát đồ tiêu dùng trực tiếp cho họ.
- Joe Biden sent a letter to seven of the biggest oil companies Wednesday demanding action to quell surging gas prices
- He is setting up an emergency meeting on the issue and asking for an explanation whether there has been a loss in oil refining capacity
- TT Biden gửi thư cho 7 nhà lọc dầu yêu cầu gia tăng sản lượng lọc dầu để hạ giá nhiên liệu nếu không ông sẽ áp lụng luật khẩn cấp quốc gia
Tin Reuter 9/2/2023
các đại gia dầu hỏa đã thu hơn gấp đôi lợi nhuận vào năm 2022 với 219 tỷ USD nhờ vào cuộc chiến Ukraine. Tổng lợi nhuận 219 tỷ USD cho phép BP, Chevron,
Equinor, Exxon Mobil, Shell và TotalEnergies vung tiền mặt cho các cổ đông
*
Các nước tư bản như Hoa Kỳ thì Ngân hàng Trung Ương sẽ tăng tỷ lệ tiền lời để giảm lạm phát nhưng lại càng làm cho nền kinh tế khựng lại do ít nguồn vay được do tỷ lệ lời quá cao. Nhà cửa bán ra chậm lại, kinh tế địa ốc suy trầm do ít người vay mua nhà kéo theo sự lụn bại các ngân hàng địa phương. Thị trường xây dựng cũng chậm lại khi số mua nhà mới bị sụt giảm. Giá thuê nhà lại cao hơn khiến đời sống người thuê nhà càng khổ lại khó khăn hơn do họ không còn tiền để chi dùng vào việc khác thế là mua bán đình đốn ...
Một nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với sự gia tăng đồng lương cho người làm việc nói chung nhưng giá cả tiêu dùng ổn định. Đời sống người lao động sẽ cao hơn cùng kéo theo sự phát triển các mặt khác của toàn thể xã hội.
Phương Tây phân biệt rạch ròi hai vấn đề của chữ THAM đó là Tham Lam và Tham Vọng.
-Tham lam không phải là một vấn đề về tiền bạc mà là một vấn đề của con tim
(Greed is not a financial issue. It's a heart issue.
Thật thế, từ ngữ phương Tây phân biệt sự khác nhau giữa Tham Lam (greed) và Tham vọng (ambition) như sau:
-GREED: là Tham Lam (tiêu cực)- lòng tham thì vô tận. Có nhiều rồi nhưng muốn nhiều hơn nữa bất kể sự thiệt thòi cho tha nhân xã hội nhân quần. Một xã hội khi mọi người đang chịu đựng nhưng biến động kinh tế rủi thay có những thiểu số ông chủ, nhà sản xuất họ không có "vấn đề về tiền bạc"do họ quá giàu nhưng họ đang có "vấn đề của con tim" như Mục Sư Andy Stanley đã nói ở phần trên nên giới này đã giàu lại muốn giàu hơn cũng chính trong họ chỉ tràn đầy GREED (lòng tham) mà thôi.
Trái lại tham vọng (ambition) có ý nghĩa rất khác:
-AMBITION là tham vọng. (tích cực) do đây là ý hướng thăng tiến và hướng thượng: ví dụ người học sinh có tham vọng học hành tấn tới đổ đạt để có đời sống cao hơn. Người chủ nhà máy muốn sản xuất mạnh hơn để phát triển thêm nhiều nhà máy ở nhiều địa phương khác.
Chúng ta, mọi người trong cơn chịu đựng của lạm phát và giá cả leo thang vô tội vạ phải chăng trong xã hội vẫn có một số chủ nhân ông có QUÁ NHIỀU LÒNG THAM (GREED) mà ra?
Sẽ có nhiều câu trả lời rất gần trên truyền thông báo chí hay dư luận xã hội. Người viết mong rằng bạn đọc sẽ hồi tưởng lại xã hội chúng ta kinh qua từ quá khứ cho đến hiện tại, từ quê nhà cho đến đất khách nơi đâu cũng có thành phần giàu có nhưng lòng THAM thì vô bờ do cái túi tham vô đáy của họ không bao giờ đầy được./.
ĐHL
No comments:
Post a Comment