KHÁM PHÁ Sóng Dẫn Lực VŨ TRỤ đưa tới 3 GIẢI THƯỞNG NOBEL VẬT LÝ 2017 CHO 3 GIÁO SƯ TẠI 2 ĐẠI HỌC CALTECH VÀ MIT của HOA KỲ
SÓNG DẪN LỰC VŨ TRỤ ( Gravitational Waves) trên mạng diễn đàn có cách gọi khác là Sóng Hấp Dẫn Vũ Trụ
LIGO LÀ GÌ?
LIGO là 4 chữ viết tắt cho "Laser Interferometer Gravitational-wave Observatory". Là 2 Đài Quan Trắc Sóng Hấp Dẫn Qua Giao Thoa Kế Laser. Hai đài này cách nhau mười mấy ngàn cây số. Đây là 2 đài quan trắc sóng hấp dẫn vũ trụ lớn nhất thế giới và là một kỳ quan của kỹ thuật chính xác. Mục đích là khám giác và tìm hiểu nguồn gốc của SÓNG DẪN LỰC VŨ TRỤ (Gravitational Wave)
Nhiệm vụ của LIGO nhằm mở ra lĩnh vực VẬT LÝ THIÊN VĂN về SÓNG DẪN LỰC. LIGO là cơ quan quốc gia tạo cơ hội rộng lớn cho khoa học Hoa Kỳ. Nó được tài trợ bằng QUỸ KHOA HỌC QUỐC GIA HOA KỲ cho Viện Công Nghệ Caltech tại California và Viện CÔng Nghệ Massachussettes (MIT) tại Massachussettes.
***
PHÂN BIỆT KHÁI QUÁT VỀ SÓNG VÀ BỨC XẠ
Trước hết chúng ta nên khái quát phân biệt sự khác nhau giữa SÓNG (wave) và BỨC XẠ (radiation)-BỨC XẠ (tia) (radiation) có thể mang dạng sóng (wave) hay chuỗi hạt (stream of particles) ví dụ trong quá trình phân rã phóng xạ tia Alpha và beta là các bức xạ chứa các hạt (particles) nhưng trái lại tia gamma hay bức xạ gamma là một SÓNG ĐIỆN TỪ (elctromagnetic wave)
LIGO đã biết tìm cách lắng nghe được Sóng Dẫn Lực điều mà Bác Học Albert Einstein tiên đoán từ năm 1916
Vào hôm 14/9/2015 Sóng Dẫn Lực vũ trụ lần đầu tiên được quan sát thấy tại trái đất chúng ta . Điều này đã chứng minh tiên đoán của Bác Học Albert Einstein cách đây 100 năm là đúng khi đó ông cho rằng sự va chạm giữa hai hố đen vũ trụ đã tạo ra Sóng Dẫn Lực Vũ Trụ.
Quả vậy vượt xa chặng đường 1.3 tỷ năm ánh sáng (hay quang niên) Sóng Dẫn Lực Vũ Trụ đã tới được Trạm Theo Dõi LIGO Hoa Kỳ vào ngày nói trên.
Tuy sóng này tới trái đất thực sự đã quá yếu nhưng nó lại chứng minh một bước tiến vững mạnh trong Vật Lý Thiên văn, từ một biến cố vĩ đại trong vô cùng của vũ trụ đã trắc nghiệm và thử thách kiến thức loài người
BÁC HỌC ALBERT EINSTEIN ĐÃ NGHĨ TỚI SÓNG DẪN LỰC CÁCH ĐÂY CẢ THẾ KỶ
Albert Einstein Giải Nobel Vật Lý 1921
Nhưng Sóng Dẫn Lực vũ trụ nó không phải lan xa chậm chạp ẻo lả như sóng chấn động ta thấy trên mặt hồ. Nó tạo ra xong di chuyển với tốc độ ánh sáng.
Sóng Dẫn Lực vũ trụ nó lan xa với tốc độ ánh sáng vừa cuốn hay kéo căng và bóp tất cả mọi thứ.
Từ một tổng hợp năng lượng quá lớn không thể diễn tả đươc và nhờ đó sóng này lan truyền hàng tỷ năm nay trong vô cùng của vũ trụ. Nó đi mãi cho đến khi chúng ta có các nhà khoa học và dụng cụ theo dõi khám phá (detection) được nó thì phải rất tinh vi mới nhận biết được.
Sóng Dẫn Lực vũ trụ được tạo ra bởi:
-Vụ nổ siêu lớn của một ngôi sao thường gọi là Supernova
- Hai ngôi sao lớn quay quanh với nhau
-Hai lỗ đen quay quanh với nhau và nhập lại thành một
Tuy Sóng Dẫn Lực hình thành và lan với tốc độ ánh sáng nhưng những sự kiện đó cách xa trái đất hàng tỷ năm ánh sáng. Có khi quá yếu khi tới trái đất rất khó khám phá ra.
Như đã nói ở trên năm 2015 qua các trạm trắc lượng nhạy bén là LIGO ((Laser Interferometer Gravitational-Wave Observatory) các khoa học gia mới khám phá ra được Sóng Dẫn Lực vũ trụ từ sự cuốn hút hai lỗ đen cách xa trái đất 1.3 tỷ năm cho đến 2015 mới tới dược trái đất.
Sóng Dẫn Lực vĩ đại nhất tạo bởi những biến cố vĩ đại nhất ví dụ sự va chạm giữa HAI LỖ ĐEN nhờ đó qua LIGO còn ví von là " kính viễn vọng tìm lỗ đen" hầu giúp các khoa học gia này thấy đưọc những gì trước đây KHÔNG THẤY.
công trình của 3 giáo sư vật lý Mỹ tuổi đã cao là:
-Rainer Weiss GS Vật lý tại Đại Học Công nghệ MIT (85 t) (MA)
-Kip Thorne ( 77 t) và Bary Barish (81 t) Đại Học Công Nghệ Caltech California
Nữ Phi hành gia NASA Mae Jemison đang chụp hình chung với 3 khôi nguyên Nobel Vật Lý 2017 là Rainer Weiss (trái ngoài cùng) kế là Barry C. Barish và Kip S. Thorne (phải cùng)
Bác Học Albert Einstein đã nói đúng khi ông là người đầu tiên khám phá ra Sóng Hấp Dẫn Vũ trụ. Bước qua thế kỷ 21, khoa học thừa kế và phát triển khám phá thêm và xác nhận công trình của bác học Einstein. Tuy nhiên theo khoa học thế giới thì đây mới là bước khởi đầu để nghiên cứu vũ trụ qua công trình nghiên cứu về sóng hấp dẫn chính nó sẽ giúp chúng ta biết nhiều thứ về vũ trụ
Tại Sao Phải Tìm Hiểu về Sóng Hấp Dẫn?
Các nhà thiên văn học và khoa học gia nói chung nhờ vào LIGO để tìm hiểu cái gốc nguyên thuỷ về các BIẾN CỐ VĨ ĐẠI trong lịch sử vũ trụ. Sự va chạm giữa các Lỗ Đen, Bùng nổ các vì sao hay giây phút KHAI SINH VŨ TRỤ ra sao?
Theo dõi, phân tích các thông tin hàm chứa trong Sóng Dẫn Lực vũ trụ này cho chúng ta quan sát sâu vào vũ trụ mà trước đây chưa bao giờ thực hiện được .
Rõ ràng Sóng Dẫn Lực là "cánh cửa sổ" cho con người quan sát và nghiên cứu Vũ Trụ, tìm hiểu sâu hơn nữa các biến cố cơ học hay là sự bùng nổ trong lịch sử nhằm tìm tòi nghiên cứu rõ hơn qua các góc tìm về vật lý, thiên văn hay vật lý thiên văn
Theo lịch sử, các khoa học gia thế giới đầu tiên tới nay đều tin vào sự quan sát qua tia phóng xạ điện từ (electromagnetic radiation) ví dụ ánh sáng mắt chúng ta thấy được, tia X, sóng radio, sóng vi ba... để tìm hiểu về vật thể cùng hiện tượng trong Vũ Trụ.
Tại Sao Phải Tìm Hiểu về Sóng Hấp Dẫn?
Nobel Prize awarded to LIGO Founders
News Release • October 3, 2017
The LIGO Laboratory, comprising LIGO Hanford, LIGO Livingston, Caltech, and MIT are excited to announce that LIGO’s three longest-standing and greatest champions have been awarded the 2017 Nobel Prize in Physics: Barry Barish and Kip Thorne of Caltech and Rainer Weiss of MIT.
Các nhà thiên văn học và khoa học gia nói chung nhờ vào LIGO để tìm hiểu cái gốc nguyên thuỷ về các BIẾN CỐ VĨ ĐẠI trong lịch sử vũ trụ. Sự va chạm giữa các Lỗ Đen, Bùng nổ các vì sao hay giây phút KHAI SINH VŨ TRỤ ra sao?
Theo dõi, phân tích các thông tin hàm chứa trong Sóng Dẫn Lực vũ trụ này cho chúng ta quan sát sâu vào vũ trụ mà trước đây chưa bao giờ thực hiện được .
Rõ ràng Sóng Dẫn Lực là "cánh cửa sổ" cho con người quan sát và nghiên cứu Vũ Trụ, tìm hiểu sâu hơn nữa các biến cố cơ học hay là sự bùng nổ trong lịch sử nhằm tìm tòi nghiên cứu rõ hơn qua các góc tìm về vật lý, thiên văn hay vật lý thiên văn
Theo lịch sử, các khoa học gia thế giới đầu tiên tới nay đều tin vào sự quan sát qua tia phóng xạ điện từ (electromagnetic radiation) ví dụ ánh sáng mắt chúng ta thấy được, tia X, sóng radio, sóng vi ba... để tìm hiểu về vật thể cùng hiện tượng trong Vũ Trụ.
Nhưng tới nay, may thay sóng Dẫn Lực không phải là tia phóng xạ điện từ. Chúng là hiện tượng hoàn toàn khác xa do nó mang theo các thông tin về các vật thể vũ trụ mà các tia điện tử không mang.
Sự va chạm (hay hợp nhất) của các Lỗ Đen, ví dụ, nó phóng thích hay không có tia điện từ nhưng các Sóng Dẫn Lực nó phóng thích ra sẽ gây cho chúng "phát sáng rực rỡ" chẳng khác gì một thứ đèn hiệu trong biển tối vô cùng của vũ trụ bao la vô bờ vô bến. Quan trọng hơn nữa là Sóng Dẫn Lực tương tác yếu ớt với vật chất khác trong vai trò là tia phóng xạ điện từ (ánh sáng và các tia) khi chu du trong vũ trụ và hầu như không bị cản trở từ đó sẽ cho chúng cái nhìn rõ ràng về Vũ Trụ từ vai trò của Sóng Dẫn Lực.
Chúng mang thông tin về nguồn gốc khai sinh ra nó nhưng không bị biến dạng biến thể hay thay đổi gay gắt bởi các tia điện từ khi đi mãi trong không gian.
Cuối cùng nhờ vào phát minh và tìm tòi mới này về Sóng Hấp dẫn các khoa học gia và thiên văn học đang dần khám phá các điều kỳ lạ chưa bao giờ biết đến và sẽ cung cấp cho thế giới khoa học những thông tin quan trọng chưa bao giờ có./.
ĐHL 4/10/2017
edit 13/2/2023
các nguồn tham khảo
https://spaceplace.nasa.gov/gravitational-waves/en/
No comments:
Post a Comment