Thursday, February 23, 2023

DRONES TÍ HON - ÁC MỘNG CỦA CHIẾN TRANH TƯƠNG LAI





 DRONES  BẦY ĐÀN-  ÁC MỘNG CỦA CHIẾN TRANH

 

drone của Ukraine do Thổ nhĩ Kỳ sản xuất có tên BAYRAKAR TB2

    Chúng ta nhớ lại vào ngày 29 tháng 10, một hạm đội của Nga trên Hắc Hải gần Sevastopol đã bị tấn công bởi 16 DRONES–gồm  9 chiếc trên không và 7 chiếc dưới nước. Người ta cho là do Ukraine phóng đi để tiêu diệt chiến hạm Nga. Tuy không ai biết mức độ thiệt hại, nhưng video trên drone quay cho thấy các chiến hạm đó đã có một số bị drones Ukraine đánh trúng.  Nga đã trả đũa bằng nhiều hỏa tiễn và drones có tên là Shahed-136 do Iran chế tạo đánh vào cơ sở hạ tầng gồm hệ thống điện và nước trên khắp Ukraine. Cuộc chiến càng kéo dài càng có sự lâm trận của drones từ hai phía.


Các drones của Nga hình tam giác dùng cánh quạt bay thấp dễ tiêu diệt. Tuy Ukraine ước tính bắn hạ được 70% drones của Nga nhưng số còn lại cũng gây thiệt hại đáng kể cho Ukraine nhất là những quả sót kia làm hư hại lưới điện quốc gia làm Ukraine mất điện có lúc rất trầm trọng.

Từ lúc hạm đội Hắc Hải của Nga bị drones tấn công cho đến nay, phía Nga đã có tới 400 drones do Iran sản xuất. Mặc dù đó là con số nhỏ so với hàng nghìn hỏa tiễn tốn kém từ Nga bắn đi oanh tạc Ukraine nhưng việc đánh chặn từng nhóm drones của Nga bay thành chùm càng khó khăn hơn cho phòng không Ukraine. Drones chi phí quá rẻ, làm mau và số lượng của Nga làm từ Iran càng lúc càng nhiều. Điều đáng chú ý là phòng không Ukraine có nguy cơ cạn kiệt hỏa tiễn phòng không bắn hạ drones.


Phó thủ tướng Ukraine là Mykhailo Fedorov vào tháng 11/ 2022 đã nhìn ra vấn đề khi ông cho rằng vai trò drones trong cuộc chiến tương lai sẽ giảm thiểu con người nhưng số lượng máy bay không người lái sẽ gia tăng cao.

Tương lai của cuộc chiến dùng drones từ hai phía như thế nào? Trong nhiều năm nay các chiến lược gia quân sự thế giới đã dự đoán sự xuất hiện ồ ạt các đoàn drones bay từng bầy, đó là những cỗ phi cơ tí hon như đồ chơi nhưng nó báo hiệu một thời đại chiến tranh ứng dụng Trí Thông Minh Nhân Tạo (AI) hơn là xô đẩy xác thân con người lâm trận. Đó là hàng bầy phi cơ robot bé nhỏ chỉ to hơn con chim sáo như thế chẳng khác gì là vô hình khi dàn rộng ra, nhưng những đám robot AI này có lệnh tụm lại sẽ tạo một CỤM MÂY HẮC ÁM đen xoáy bay đi như cơn lốc với tiếng rì rầm. AI sẽ điều khiển nó, đám mây chết chóc này sẽ di chuyển theo tín hiệu điện tử. Samuel Bendett- chuyên gia và cố vấn nghiên cứu chiến lược và khảo cứu về vũ khí Nga cho biết:

-Một bầy robot drones như vậy nó sẽ là một cơ chế thông minh, chẳng khác gì bầy côn trùng, bầy chim, đàn cá nhưng những drones này tự suy nghĩ liên lạc với các drones khác và chia sẻ thông tin của nó về vị trí của nó trong bầy đặc biệt khi thay đổi đội hình…

Các loại vũ khí cả hai phía triễn khai tại Ukraine vẫn còn lâu mới thành cơn ác mộng toàn diện. Hai phía sẽ sử dụng AI để điều khiển drones hoạt động riêng lẻ hay từng đàn chịu chung một trí tuệ tập thể. Việc này làm người ta nhớ tới vào năm 2015, trong cuốn sách của David Hambling có tựa là “Swarm Troopers” tạm dịch “Những Bầy Chiến Binh”

Giới thiệu trong cuốn sách này ông có ý tưởng rằng 

-Làm thế nào máy bay không người lái nhỏ như thế có thể chinh phục thế giới trong nay mai:

Máy bay không người lái chiến thuật như các loại drone sát thương Raven và Switchblade đã có tác động trên chiến trường Ukraine mà ta đã thấy. Ngay cả Hồi Giáo ISIS bây giờ cũng có drones phóng bằng tay. Chẳng còn bao lâu nữa, chiến tranh thế giới sẽ biến đổi do từng bầy drone nhỏ, rẻ tiền và có thể hoạt động cùng nhau như một thực thể duy nhất. Tất cả đến từ kỹ thuật từng cung ứng cho con người điện thoại thông minh, drones rẻ và nhiều nên vũ khí hiện tại không sức nào phá hết



 Trong Swarm Trooper David  cho hay các kỹ sư nhu liệu đã mô phỏng và lập trình drones với 3 hướng dẫn đơn giản: tách biệt hay giữ khoảng cách tối thiểu- sắp xếp và đi cùng hướng- giữ mức độ gắn kết cùng nhau. Như thế từng bầy drones sẽ hoạt động như một thực thể. Lúc đầu phân tán rộng ra do nó quá nhỏ nên radar không chú ý. Cho đến lúc gần mục tiêu mới hội tụ lại ngay lập tức vào phút giây cuối cùng. AI sẽ tự phối trí can thiệp điều khiển bầy drone này mà không cần sự can thiệp của con người từ hậu phương. AI sẽ điều phối lấy trong bầy về thay đổi hướng đi, vận tốc và độ cao, bay quanh các vùng được bảo vệ nghiêm ngặt và khi hứng chịu những tổn thất lớn AI vẫn điều khiển các drone còn lại để hoàn thành mục tiêu lập trình sẵn. AI không biết nản chí và quay đầu lại như con người.


Chuyên gia Samuel Bendett ca tụng cho phát triển drones là “chuyện mầu nhiệm” (chén thánh) đó là những gì mọi người đang hướng tới. Theo Samuel các quốc gia tiên tiến và lực lượng quân sự tiên tiến hy vọng sử dụng các công nghệ bầy đàn drone như thế. Và danh sách các nước phát triển drone càng lúc càng dài, đó là Hoa Kỳ,Israel,Trung Cộng, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và có lẽ là một số quốc gia khác như Ấn Độ và Hàn Quốc…



Các chương trình nghiên cứu drones tuy gọi là giữ bí mật, nhưng nhiều phân tích gia quân sự cho rằng chúng sẽ xuất hiện trong tương lai không xa nữa. MIT là Đại Học Công Nghệ Massachussettes  đã thiết lập một  đàn 103  drones siêu nhỏ. Một con drone này chỉ có sải cánh dài chưa đến một foot (30.48 cm) được Hoa Kỳ phóng thành công vào năm 2016. Đây là một dự án do Bộ Quốc phòng tài trợ. Các nhóm quay phim CBS đã khó quay được phim và máy ảnh tốc độ cao cũng khó chụp do các drone này bay quá nhanh.


Khi chúng ta cho rằng từng bầy drone có thể dễ dàng có hàng ngàn chiếc do giá thành quá thấp nếu như chúng ta so sánh giá trị của một F-35 hay một hỏa tiễn địa không thì rõ ràng các nước bất hảo hay các nhóm khủng bố sẽ nghiêng về chọn lựa drone hơn. Quân khủng bố hay các nước hung hãn sẽ dễ dàng có được các phương tiện như drone để tiến hành các cuộc chiến tranh, tấn công khủng bố, ám sát tàn khốc ở bất cứ đâu trên thế giới. Kể từ Chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên, các lực lượng Hoa Kỳ đã có thòi gian kiểm soát bầu trời ở bất cứ nơi nào nước Mỹ tham chiến. Do giá tốn phí cho không lực không có nước nào sánh với Hoa Kỳ từ chi phí, kỹ thuật, kinh nghiệm cho tới quy mô đào tạo phi công. Giờ đây công nghệ drone, khi từng bầy đàn drone xuất hiện với giá thành hạ chính đây là thời điểm thống trị bầu trời của Hoa Kỳ bắt đầu bị đe dọa.


Các nhà nghiên cứu, giới viết tiểu thuyết viện tưởng họ ngồi mô phỏng và tưởng tượng về hình ảnh một ĐÀN DRONE hoàn hảo. Kim Stanley Robinson một tác giả viễn tưởng từng viết trong cuốn The Minister of The Future là một cuốn tiểu thuyết về tương lai gần, về hậu quả của hành tinh chúng ta nóng lên cùng cách loài người thực hiện để giảm thiểu hâm nóng địa cầu. Trong đó có đoạn tác giả tưởng tượng về một đàn máy bay không người lái hoàn hảo,…



-Chúng mạnh hơn bom nguyên tử, theo nghĩa rất đặc biệt: bạn có thể sử dụng chúng. Chúng không thể bị chặn lại... Chúng nhỏ quá và được phóng từ các bệ phóng cơ động. Drone này bay đến từ mọi hướng trong trận tấn công phối hợp. Cuối cùng chúng chỉ có nhiệm vụ là TẬP TRUNG VÀO MỤC TIÊU TRONG VÀI GIÂY CUỐI CỦA CHUYẾN BAY …

Tác giả Robinson tưởng tượng và hình dung bầy drones đưa chúng ta đến kỷ nguyên chiến tranh giữa các đội quân robot chiến đấu với nhau,  mặc dù ngày nay Putin đang sử dụng các nhóm máy bay không người lái để tấn công giết chóc các mục tiêu dân sự Ukraine.

Harpy Drone của Do Thái 

  • Length: 2.7 m (8 ft 10 in)
  • Wingspan: 2.1 m (6 ft 11 in)
  • Gross weight: 135 kg (298 lb)
  • Powerplant: 1 × UEL AR731 Wankel rotary engine, 28 kW (38 h
  • (WIKIPEDIA)


    Trí thông minh nhân tạo - AI- đã được ứng dụng bằng cách kết hợp với kỹ thuật drone — chẳng hạn như máy bay không người lái Harpy của Israel, bay lượn trên không và lập trình (programing) sau khi thu thập thông tin rồi mới tiêu diệt mục tiêu. Mặc dù sức công phá của drone không thấm vào đâu khi so với sức mạnh hủy diệt của bom hạt nhân trong Thế Chiến hay cuộc chiến toàn diện nhưng một bầy drone sẽ được sử dụng trong chiến tranh quy ước do nó không phải là vũ khí thảm khốc tiêu diệt toàn bộ nhân loại mà drones chỉ nhắm mục tiêu nhất định.


 Nhà văn viễn tưởng  Robinson cho rằng bầy drone như thế mới hữu dụng. Tuy sức công phá của drone ít nó lại rẻ tiền là không đáng kể gì khi ta so với bom và hỏa tiễn quy ước thông thường, nhưng drone tấn công mục tiêu chính xác hơn nhiều. Dùng drone một là đủ để giết một người như đối thủ mong muốn. Mục tiêu quá chính xác thậm chí chỉ dùng để phá một cơ phận nào đó trên một chiến hạm phòng thủ hiện đại. Chúng ta có thể thí dụ một drone hay bầy drone sau khi phá hoại một hàng không mẫu hạm như làm hư hại cơ phận cảm biến radar nào đó khiến chiếc mẫu hạm đó trở thành “mồi ngon” cho hỏa tiễn lớn hơn dễ dàng bay tới.



Sự xuất hiện của bầy đàn drones sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về CHIẾN TRANH VỀ AI (trí thông minh nhân tạo) do nó quyết định nhanh hơn quyết định và phản ứng của con người

Như Kai-Fu Lee Khoa học gia Vi Tính của Đài Loan đã viết trên tạp chí The Atlantic vào năm 2022, “Sức mạnh của vũ khí tự động chủ yếu đến từ tốc độ và độ chính xác đạt được khi không có con người điều khiển. Như thế không có quốc gia nào muốn thất bại hay nhượng bộ trong cuộc chạy đua vũ trang…”. Và một khi một đàn drone đang bay, nếu chúng ta muốn HẠ GỤC TỪNG CHIẾC SẼ  đòi hỏi tốc độ và độ chính xác của tia laser được dẫn đường bởi một siêu máy tính. Cuộc chiến toàn diện với AI như thế đã trở thành một chủ đề trong khoa học viễn tưởng từ lâu những điều từng mô tả trong phim khoa học viễn tưởng Kẻ Hủy Diệt (The Terminator).


Ukraine đã  thử nghiệm trên chiến trường hệ thống phòng thủ gọi là  SkyWiper do quốc gia Litva thiết kế nhằm ngăn cản các drone đang bay bằng cách gây nhiễu không cho chúng liên lạc với nhau. Theo tờ The New York Times, bộ QP Litva đã cử 50 chuyên viên tới Ukraine sau khi nước này bị Nga xâm lược và coi Ukraine là “một trong những ưu tiên hàng đầu”.




Nhưng quân Ukraine hiện nay phải dùng súng liên thanh để tiêu diệt drone Shahed của Iran. Nhờ vào tiếng kêu cánh quạt chong chóng của Shahed quá lớn dễ dàng cảnh báo cho lực lượng Ukraine dưới mặt đất kịp bắn lên. Tuy nhiên, Ukraine hiện đang dùng chiến đấu cơ và hỏa tiễn để bắn drone thì quả là một việc quá sức hao phí  không cân xứng do drone của Iran quá rẻ!?


 Quốc hội Hoa kỳ đã chỉ đạo Ngũ Giác Đài phát triển một lực lượng đối phó chống lại với hệ thống drone siêu nhỏ có tên là ( Unmanned Aircraft System-UAS) cùng ngân sách chi ra gần 750 triệu đô la. Giám đốc v mới được thành lập, Thiếu tướng quân đội Sean Gainey là tân giám đốc cho rằng khi Ukraine phụ thuộc vào máy bay không người lái đã làm cho sứ mệnh của ông càng cấp bách



                    vũ khí laser của lục quân Mỹ


Riêng về Quân đội Hoa Kỳ, họ đang thử nghiệm một phương án chống bầy đàn drone trong cuộc chiến tương lai bằng các luồng không khí khổng lồ mạnh bạo, hay dùng xung điện từ để chống lại từng bầy drone bay tới. Vũ khí Laser năng lượng cao của Hải quân Hoa Kỳ và những hệ thống đang được phát triển bởi các nhà thầu quốc phòng lớn—Raytheon, Lockheed Martin —cũng sử dụng AI để nhắm mục tiêu rất nhanh cùng tiêu diệt từng chiếc drone đang lao tới. AI và Laser đủ khả năng để vô hiệu hóa cả một bầy drone. Vũ khí laser sẽ hữu ích trên biển hay trên một chiến trường rộng lớn dễ  hơn các thành phố do lưu thông hàng không qua các thành phố lớn quá bận rộn, phức tạp làm khó khăn cho việc xác định chính xác drone nhỏ bé đang xâm nhập và không được gây nguy hại cho mục tiêu bay dân sự khác  quả là điều khó khăn

                                                          vũ khí laser của Hải Quân Hoa Kỳ 

Một cách chống lại bầy đàn drone là hack vào bộ não AI của bầy đàn này. Người ta (Do thái) đã hack vào software hướng dẫn bầy drone nhỏ và chuyển hướng nó đi lệch về phía vô hại. Software chỉ là mã và code mà mã code thì có thể bị HACK. Lạ thay trong các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đã nói điều này rồi.

 Các điều vừa trình bày trên cho thế giới biết trước một công nghệ chiến tranh rẻ tiền nhưng lại đắc dụng và hiện nay có thể là ác mộng các cuộc đối đầu của nhân loại. Sự phát triển của TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO khi ứng dụng cho kỹ nghệ robot quân sự biết bay như các thế hệ drone hiện nay quả là mối ưu tư hàng đầu cho các quốc gia trên thế giới.  Chiến tranh drone sẽ trở thành phổ biến hơn thay vì Chiến Tranh Hạt nhân là cuộc chiến toàn diện cho nhân loại nhưng CUỘC CHIẾN HẠT NHÂN chỉ có MỘT LẦN THÌ SỰ TỒN TẠI CON NGƯỜI CÓ THỂ CÁO CHUNG.


Nhưng vượt lên tất cả, con người vẫn quyết định được và sự quyết định của con người vẫn nằm trên thông minh nhân tạo AI hay bất cứ  drone nào.lên Chúng ta trước sau gì cũng nên đồng quan niệm rằng bất kỳ công nghệ nào xuất hiện hiện nay hay trong tương lai việc sử dụng nó là thảm họa hay tốt đẹp đều do chúng ta quyết định lấy số mạng chúng ta mà thôi./.

 

ĐINH HOA LƯ 

24/2/2023




No comments:

Post a Comment