phi hành đoàn phi cơ do thám P 8 làm việc cho thấy Trung Cộng cho đến nay -2023- tiếp tục xây dựng cát cứ các quần đảo tranh chấp tại Biển Đông
Chào bạn đọc
Cho
đến nay sự căng thẳng giữa lực lượng quân sự Mỹ-Trung càng lúc càng leo thang làm thế giới lo ngại sác xuất va chạm giữa hai lực lượng nói trên tại Biển Đông càng lúc càng nhiều. Phi cơ chiến đấu của Bắc Kinh càng lúc càng hung hăng, gây chiến, áp sát, đe dọa các phi cơ tuần thám Hoa Kỳ trên
không phận vùng biển tranh chấp trên mặc dù
phi cơ Mỹ đang bay trên không phận quốc tế.
Thực
chất của uy lực của Hoa Kỳ sẽ gia tăng gấp hai nếu QH Mỹ phê chuẩn Hiệp Định
QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (The Convention of The Law of The Sea- UNCLOS )1982 của LHQ. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến QH Mỹ đến nay vẫn chưa phê chuẩn; lý do nổi trội nhất là quyền lợi và cái thế của Hoa Kỳ sẽ thay đổi nếu QH Mỹ phê chuẩn. Dù sao chăng nữa, cho đến nay Hoa kỳ rất muốn ngăn chận Trung Cộng bành trướng lãnh thổ, phòng ngừa Bắc Kinh nạo vét thêm nhiều nguồn tài nguyên
phong phú, cũng như chận lại ảnh huởng bá quyền của họ. Một trong các lý
do chính yếu của sự căng thẳng đối đầu giữa hai cường quốc này là mâu thuẫn trong phương cách diễn dịch bộ luật UNCLOS, từ đó hàm chứa mối đe dọa tiềm tàng sẽ nổ ra đối đầu
quân sự giữa 2 cường quốc thế giới.
Công luận cho rằng Mỹ phải phê chuẩn UNCLOS trước mới có uy
tín từ 1 thành viên để kháng lại Bắc Kinh
Thế nhưng cho tới nay Hoa Kỳ đã không phê chuẩn UNCLOS. Lý do chính yếu bao lâu nay đó là do các đảng viên Cộng hòa bảo thủ lo sợ quyền lợi các tập đoàn tư bản của Mỹ tại các vùng biển hải ngoại sẽ bị mất nhất là quyền lợi tại vùng Bắc Cực -Alaska.
Hoa kỳ vẫn dựa
trên sức mạnh của chính mình để bảo vệ quyền lợi biển và thềm lục địa. Từ đó Hoa Kỳ có thể đàm phán song phương về quyền lợi
vùng biển mở rộng EEZ ví dụ Alaska, thềm lục địa Hoa Kỳ và Mễ tây Cơ. Nếu Hoa Kỳ
tham gia Unclos sẽ phải thực thi bổn phận đối với UNCLOS đó là đóng lợi ích bản quyền tại EEZ như UNCLOS quy định cho
LHQ và Hoa Kỳ có thể bị nhiều vụ kiện liên quan đến môi trường và biến đổi khí
hậu từ các thành viên khác của UNCLOS đệ nạp lên LHQ nhất là nguồn lợi từ
ALASKA, Mỹ đã có từ năm 1867 cho đến nay và nhờ vào sức mạnh quân sự của mình để
duy trì nó còn tốt hơn phải gia nhập UNCLOS
Trong lúc Bắc Kinh từ chối Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Hague trong vụ tranh chấp với Phi luật Tân vào ngày 12/6/2016 thì Hoa Kỳ đứng về phía Phi từ chối công nhận Đường Chín Khúc của Bắc Kinh tự công nhận
Từ đó cho đến nay sự căng thẳng tại Biển Đông vẫn leo thang liên tục, biển và đảo của Bắc Kinh cát cứ vẫn được Trung Cộng tiếp tế, xây dựng mạnh thêm. Các đội tàu hải cảnh của Bắc Kinh càng lúc càng gia tăng và dọa nạt ngư dân, hải quân các nước Phi, Nam Dương, Mã Lai VN càng lúc càng nhiều
Thế giới đang nhìn vào phản ứng của Tt Joe Biden đối với Bắc Kinh tại Biển Hoa Đông và Biển Đông ra sao khi chính TT Biden từng tuyên bố Trung Cộng là đối thủ hay "mục tiêu tranh chấp chính yếu" đối với chính sách cùng nghị trình Mỹ?
Ukraine vẫn được Hoa Kỳ liên tục và tăng cường viện trợ quân sự, tuy nhiên thực tình Hoa Thịnh Đốn vẫn gia tăng sức mạnh tại tây Thái bình Dương tăng cường tập trận liên tục với Nhật nam Hàn ngay cả Phi Luật tân. Điều đáng chú ý tân tổng thống Phi là Marcos đã thỏa thuận cho Hoa kỳ mở rộng và duy trì căn cứ quân sự tại Phi. Thêm vào đó các hàng không mẫu hạm và tàu hàng không đổ bộ Mỹ đã gia tăng tập trận lấn sâu vào Biển Đông cùng lúc các chiến hạm và mẫu hạm Liêu ninh của Bắc Kinh cùng vào vùng biển tranh chấp này tập huấn...các sự kiện mới qua đầu năm 2023 khiến dư luận thế giới e ngại sự đụng độ trực tiếp giữa hải quân Mỹ và Trung tại vùng biển này.
Vấn đề nóng nhất là tiêm kích của Bắc Kinh không ngớt gây nguy hiểm cho phi cơ thám sát Hoa Kỳ. Trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh như thế người ta đặt câu hỏi nếu một TAI NẠN NÀO ĐÓ XẢY RA, CHIẾC PHI CƠ P 8 CỦA MỸ LÂM NẠN CHẲNG HẠN THÌ LIỆU QUỐC HỘI HOA KỲ CÓ DÁM TUYÊN BỐ CHIẾN TRANH VỚI TRUNG CỘNG HAY CHĂNG?
ĐHL
====================
Bonnie S. Glaser--TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG- PHẢI ĐI TỪ QUYẾT ĐỊNH CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ VỀ UNCLOS
Lòng tự hào dân tộc cùng tham vọng chiếm hữu toàn bộ Biển Đông đã bị một “trận cuồng phong” mạnh thổi tới cách đây hơn 7 năm vào ngày 12 tháng Bảy 2016 là ngày Tòa Trọng Tài Thường Trực The Hague ra phán quyết tranh chấp do Philippines đệ nạp. Đúng như mọi người dự đoán, Bắc Kinh cương quyết phủ nhận phán quyết, lại còn cho phán quyết vô giá trị, không có tính pháp lý ràng buộc. Qua một loạt tuyên bố kèm theo bạch thư mới, Trung Cộng nhắc lại vị trí của mình cùng cảnh báo Bắc Kinh sẽ “quyết tâm giáng trả với bất cứ hành động khiêu khích nào chống lại lợi ích của Trung Cộng” tại Biển Đông.
Ngày đó Bắc Kinh không tiếc lời 'chửi rủa' lời kêu gọi của bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Julie Bishop, Úc, khuyên Bắc Kinh tuân thủ phán lệnh LHQ. Bà còn khẳng định Úc sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hải hành trên Biển Đông. Phát ngôn viên của bộ ngoại giao Trung Cộng cảnh cáo Úc đã dùng luật quốc tế như là ‘game chơi’ hù doạ. Những hành động’ thiếu thân thiện’ của Canberra sẽ gây hại cho Úc do Bắc Kinh sẽ xét lại quan hệ song phương.
Chính sách Bắc Kinh phản ứng lại phán quyết của Toà Trọng Tài ra sao cũng chưa rõ ràng. Tuy nhiên sau khi trút giận và củng cố lại tính hợp pháp của Đảng CS, họ hứa với dân Trung Cộng là đảng CS sẽ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Tập Cận Bình thật sự muốn xem lại tiến trình của Trung Cộng ra sao đối với tranh chấp tại Biển Đông? Cuối cùng kết quả có hai chọn lựa: một là tăng cường gấp đôi sức mạnh và ý chí cùng hành động; hai là xem lại chiến lược tại Biển Đông để có phương thức thuận lợi hơn. Nếu Tập chọn lựa phương pháp tăng cường gấp đôi sức mạnh, kiếm cớ lấn tới bằng nhiều nổ lực kiểm soát hải phận và không phận Biển Đông, căng thẳng sẽ lập tức tăng rất cao với nguy cơ đụng độ quân sự giữa lực lượng các bên tại đó.
thông tín viên CNN và Washington Post có mặt trên chiếc P 8 của Mỹ lúc chiến đấu cơ áp sát đe dọa trên không phận Biển Đông ngày 25/2/2023
Cách thứ hai: Tập Cận Bình có thể đi đến quyết định dần dần sửa đổi lại chính sách cho phù hợp với phán quyết của Toà Trọng Tài và tìm kiếm sự thuận thảo với các nước láng giềng. Lấy thí dụ, có thể Trung Cộng sẽ thương thảo với Philippines để ngư dân hai nước cùng đánh cá quanh vùng tranh chấp tại Bãi Cạn. Điều này có thể xảy ra với chính sách hai bên cùng lợi(win -win): sự thoả thuận tay đôi này sẽ chứng minh đề nghị đàm phán song phương bao lâu nay là đúng, và vấn đề ngư dân Philippines có thể trở lại kiếm sống nơi vùng biển mà họ bị cấm chỉ từ bốn năm nay. Trung Cộng có thể ra dấu hiệu cho Manila biết Bắc Kinh sẽ không ngăn cản họ tìm dò dầu khí tại vùng đảo Reed Bank (Đông Sa theo Tàu). Bắc Kinh có thể ngưng việc cấm đánh cá hàng năm tại Hoàng Sa từng làm khổ ngư dân Việt Nam. Các hoạt động tương lai xây dựng tôn tạo đảo tại Trường Sa có thể giới hạn và không còn cho công chúng tới hay chỉ còn ngang mức tự vệ tối thiểu nhất mà thôi. Trung Cộng có thể ngưng nạo vét cát dưới biển để xây đảo.
Sự hợp tác giữa Trung Cộng và ASEAN có thể tiến bộ hơn và hai phía cùng thoả thuận thi hành những gì trong bộ Quy Tác Ứng Xử cho Đụng Độ Bất Ngờ trên Biển(CUES) cho các đơn vị tuần duyên cùng tuân thủ chung với Bộ Quy Tắc Ứng Xử (Code of conduct).
Chúng ta bàn tới tình huống khác là phản ứng leo thang của Trung Cộng khi Bắc Kinh cảm thấy Hoa Kỳ và đồng minh đang ‘dồn mình vào chân tường’(corner). Với lý do này thì phía Philippines nên khiêm nhường dù thắng lợi pháp lý. Các nước khác đừng dồn ép Bắc Kinh đến trạng thái ‘thẹn quá hoá giận’ khi bị cô lập quá mức. Cũng không cần thiết (và không đúng) để hạ nhục Tập Cận Bình khi tuyên bố ‘ầm ỉ’ rằng ‘đường chín khúc không hết giá trị rồi!”. Phán quyết vừa qua vẫn dành chỗ đúng cho những vùng mà đường chín khúc có thể trình bày lại hợp với chủ quyền thực sự cho Trung Cộng dựa trên yếu tố đất đai và biển phù hợp với Công Ước Quốc Tế về Luật Biển ( UNCLOS).
Hoa Kỳ và ÚC NÊN LÀM GÌ?
Washington và Canberra nên mạnh mẽ ủng hộ đàm phán song phương giữa Manila và Bắc Kinh để san bằng các điểm bất đồng. Chúng ta nên khuyến khích các nước khác phải biết tự chế và bảo đảm rằng các chiến hạm cùng ngư thuyền nước họ phải biết tuân thủ hoàn toàn vào bộ luật UNCLOS nhằm phòng ngừa Trung Cộng lấy cớ để vi phạm lại trong nay mai.
Tự do hải hành tại Biển Đông nên tiếp tục, nhưng thời gian và tiến trình phải cân nhắc cẩn thận. Nhiệm vụ này phải yên lặng không cần làm ‘ầm ỉ- khoe khoang’. Nếu các chi tiết trong công việc này của Mỹ lộ ra ngoài truyền thông, thì Ngũ Giác Đài nên xác nhận là chuyến đi thi hành quyền tự do hải hành và không hành thường lệ không nhằm thách thức chủ quyền của Trung Cộng. Nếu như lý lẻ và hành động phía Bắc Kinh cho chúng ta thấy rằng họ không “tuyên bố chủ quyền vượt mức” theo phán quyết của UNCLOS, các hoạt động bảo vệ tư do hải và phi hành của Mỹ cũng không còn cần thiết phải tiếp tục nữa.
Chính phủ sắp tới của Hoa Kỳ phải ưu tiên tìm kiếm sự phê chuẩn UNCLOS của Thượng Viện Hoa Kỳ. Chính sách trung tâm của Hoa Kỳ nhắm vào Biển Đông cần phải dựa trên luật lệ từng được chứng minh là đúng đắn nhất. Thật là một sư mâu thuẫn, nếu không muốn nói là đạo đức giả, khi Hoa Kỳ khăng khăng đòi Trung Cộng phải tuân thủ công ước này trong lúc chính Mỹ lại từ chối không chịu gia nhập vào công ước này, chính điều này sẽ phá đi thẩm quyền đạo đức cho chính Hoa Kỳ. Nếu các nguyên tắc cùng các điều khoản thi hành trong công ước UNCLOS là quan trọng cho quyền lợi của Mỹ, thế thì Hoa Kỳ nên phê chuẩn ngay...
Bonier Glaser/ Senior Adviser for Asia and Director
bản dịch của Đinh Hoa Lư 2016
No comments:
Post a Comment