Về lại Mỹ tôi lại nhớ ngày đi thăm hồ Nước Nóng Bình Châu vào cuối năm, đón tết Đinh Dậu 2017.
Tôi có cơ hội được biết tới cái tên lạ lùng- "kơ- nia", nghe lạ tai làm sao? Cây Kơ Nia đây, giờ là cây quý hay đẹp làm cảnh cho khách tham quan. Thời làm rẫy hay tiều phu đốn hạ cây rừng, chúng tôi gọi chúng chỉ là cái tên bình dân, đơn giản đó là cây cầy. Thời gian đó, đồi bàn tay và cái búa của tôi 'ghét cay ghét đắng' cây cầy do gỗ nó quá cứng; bong tay mẻ búa mới chặt hạ được nó. Tuy thế, người mua than thì lại ưa do than cầy chắc, cháy đượm.
Non ba mươi năm trước, mỗi lần người viết đạp chiếc xe đạp thồ nặng nhọc, ì ạch đi bán kẹo thèo lèo. Đường lên Bà Tô -Xuân Sơn -Bình Giã chi đều phải đạp ngang vùng này. Thời đó, vùng đất này chỉ một đám rừng tràm mọc trên nền cát trắng hoang vu, ít người qua lại và nhất là không canh tác được. Cảnh vật lúc đó quả thật hoang vắng. Mỗi lần tôi đạp xe ngang qua, tôi có cảm giác vừa sợ vừa lo cho "cái túi tiền" sau mỗi lần đi bán hàng về. Vốn liếng người bỏ rừng tập đi bán rong, chẳng bao nhiêu tờ bạc "bác Hồ" nhưng là quả thật nó là cả một 'gia tài' đối với nhà tôi.
Một thời gian sau, có tin đâu 'phát hiện' ra chuyện Suối Nước Nóng Bình Châu.
Tôi nghe vào lúc này có tin Tiệp Khắc qua đầu tư khai phá nguồn nước nóng để thu hút du lịch. Thời mới nhá nhem chuyện "mở cửa' của ông Linh chưa phải là Ông Kiệt. Dân mình sắn khoai chưa no bụng, thành phố chưa dư thừa hủ tiếu bánh mỳ làm sao phát triển du lịch?
Ai cũng quên chuyện này, và chẳng nghe bàn tán.
Mọi sự lặng đi một thời gian dài...
May thay mọi sự thay đổi, thế gian ai lường?
Cho đến non ba muơi năm sau vợ chồng tôi mới có dịp thăm Suối Nước Nóng Bình Châu, một nơi gần 30 năm trước tôi từng ưóc mong đi xem một lần nhưng mãi lo gò lưng đạp chiếc xe đạp thồ rong ruổi trên chặng đường dài mang cái tên Tỉnh Lộ 23.
Nhắc đến Bình Châu một làng cá xưa kia đìu hịu vắng vẻ. Một thời 'quản lý thị trường' gắt gao nhất. Người buôn từ Hàm Tân, cụ thể hơn từ Tân Thiện Cam bình phải thuê người gánh, trong đó có tôi. Cả đoàn người lầm lũi gánh cá khô trong đêm tối đi men theo mấy chục cây số bờ biển để tới Làng Bình Châu. Nơi này có xe đò an toàn chở cá khô vào đến Sài Gòn. Những bao cá khô, loại cá cơm dính đầy cát nhưng phải "buôn lậu' phải tránh né để khỏi bị "quản lý thị trường' tại Láng Gòn (Hàm Tân) tịch thu sạch?
Một thời dân mình rên xiết dưới cái từ ngữ 'QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG" hay :"ngăn sông cấm chợ" ..
Nhớ sao những triền cát cheo leo, phía dưới là sóng biển, những cái lạch nước từ Tân Sơn hay xã Tân Thắng chảy ra biển rất nguy hiểm. Sẽ có những hố ngầm nơi con lạch này chảy ra biển, chúng tôi có thể bị 'hỏng chân' có thể chết? Tôi phải gánh lội qua, phải rướn người cao lên cho hai bao cá khô khoảng 70 ký khỏi ướt vì nưóc biển, sẽ hư cá và sẽ nặng thêm cho tôi. (vào năm 2002 em vợ tôi Trần thiên Danh đi mò con chem chép đã bị sẫy chân chết đuối do những con rạch ngầm này).
Đường về thênh thang thoải mái chỉ còn triêng gióng không.
Men theo bờ biển về lại Hàm Tân, sóng biển rạt rào, ngoài kia là một đại dương của tự do và cả một thế giới của ước mong háo hức cho bao người. Xác con tàu cũ bị chìm hay mắc cạn có thể từ 1975 còn nhô lên mặt biển. Tất cả đều hoà nhập trong một vùng biển trời hoang vu, hay đúng ra là cả một vùng đất trời xơ xác, cả một kỷ niệm khó quên cho đến lúc này.
Và lúc này là thời gian của đất hẹp người đông. Tất cả tiềm năng của thiên nhiên đều bị 'nạo vét' cạn sạch. Từ đất đai, cây cỏ, biển , sông, hồ , rạch...tất cả đều bị lật tung theo khói bụi hơi người, động cơ cùng những gì bát nháo, lộn xộn nhất?
Không còn nơi nào tĩnh lặng...thiên hạ thi đua nhau, hết tốc lực đi ra đường, ra biển kiếm sống.
Sóng biển, rác rưới, người xe, những vùng đất bị quản lý, khoanh vùng, những hotel xây vội, những nhà nghỉ thi đua nhau mọc lên. Những mái nhà mới xây thêm sau khi bạn được đất khá bộn tiền và mai mốt không biết sẽ về đâu?
Tất cả đều đổi thay sau mấy thập niên.
Cho đến non ba muơi năm sau vợ chồng tôi mới có dịp thăm Suối Nước Nóng Bình Châu, một nơi gần 30 năm trước tôi từng ưóc mong đi xem một lần nhưng mãi lo gò lưng đạp chiếc xe đạp thồ rong ruổi trên chặng đường dài mang cái tên Tỉnh Lộ 23.
giếng nóng này 82 độ C có thể chín trứng gà
Nhắc đến Bình Châu một làng cá xưa kia đìu hịu vắng vẻ. Một thời 'quản lý thị trường' gắt gao nhất. Người buôn từ Hàm Tân, cụ thể hơn từ Tân Thiện Cam bình phải thuê người gánh, trong đó có tôi. Cả đoàn người lầm lũi gánh cá khô trong đêm tối đi men theo mấy chục cây số bờ biển để tới Làng Bình Châu. Nơi này có xe đò an toàn chở cá khô vào đến Sài Gòn. Những bao cá khô, loại cá cơm dính đầy cát nhưng phải "buôn lậu' phải tránh né để khỏi bị "quản lý thị trường' tại Láng Gòn (Hàm Tân) tịch thu sạch?
Một thời dân mình rên xiết dưới cái từ ngữ 'QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG" hay :"ngăn sông cấm chợ" ..
Nhớ sao những triền cát cheo leo, phía dưới là sóng biển, những cái lạch nước từ Tân Sơn hay xã Tân Thắng chảy ra biển rất nguy hiểm. Sẽ có những hố ngầm nơi con lạch này chảy ra biển, chúng tôi có thể bị 'hỏng chân' có thể chết? Tôi phải gánh lội qua, phải rướn người cao lên cho hai bao cá khô khoảng 70 ký khỏi ướt vì nưóc biển, sẽ hư cá và sẽ nặng thêm cho tôi. (vào năm 2002 em vợ tôi Trần thiên Danh đi mò con chem chép đã bị sẫy chân chết đuối do những con rạch ngầm này).
Hai bàn chân không dép, chúng tôi vượt qua vài cây số bờ biển nữa để đến làng Bình Châu. Bình Châu tạm coi là phố biển, có bến xe có nhà cửa, bến cá. Nơi này tôi sẽ nhận được hơn một trăm đồng tiền công. Tôi Nhớ sao khi lòng phơi phới do giá trị của một trăm đồng tiền công gấp mấy lần đi làm rẫy- ruộng.
Đường về thênh thang thoải mái chỉ còn triêng gióng không.
Men theo bờ biển về lại Hàm Tân, sóng biển rạt rào, ngoài kia là một đại dương của tự do và cả một thế giới của ước mong háo hức cho bao người. Xác con tàu cũ bị chìm hay mắc cạn có thể từ 1975 còn nhô lên mặt biển. Tất cả đều hoà nhập trong một vùng biển trời hoang vu, hay đúng ra là cả một vùng đất trời xơ xác, cả một kỷ niệm khó quên cho đến lúc này.
Và lúc này là thời gian của đất hẹp người đông. Tất cả tiềm năng của thiên nhiên đều bị 'nạo vét' cạn sạch. Từ đất đai, cây cỏ, biển , sông, hồ , rạch...tất cả đều bị lật tung theo khói bụi hơi người, động cơ cùng những gì bát nháo, lộn xộn nhất?
Không còn nơi nào tĩnh lặng...thiên hạ thi đua nhau, hết tốc lực đi ra đường, ra biển kiếm sống.
Sóng biển, rác rưới, người xe, những vùng đất bị quản lý, khoanh vùng, những hotel xây vội, những nhà nghỉ thi đua nhau mọc lên. Những mái nhà mới xây thêm sau khi bạn được đất khá bộn tiền và mai mốt không biết sẽ về đâu?
Tất cả đều đổi thay sau mấy thập niên.
Nếu tôi đoán không lầm, không riêng gì vùng đất kỷ niệm này mà mọi nơi trên quê nhà đều thay đổi nhưng một sự thay đổi có thể làm nhiều người lo ngại cùng cau mày do tất cả đều bị RỐI TUNG tận gốc.
No comments:
Post a Comment