TRUYỆN NGỤ NGÔN AESOP TẬP 17
CON CHÓ ÍCH KỶ
Con chó nhà được ngủ êm ái trong một cái máng đầy cỏ khô, bị đánh thức bởi tiếng động do mấy con bò về chuồng sau khi cày ruộng mệt nhọc. Con chó nhe răng gầm gừ không cho mấy con bò lại gần, y như bò muốn giành khúc xương Chó đang ăn, hay chỗ đó là hoàn toàn của Chó vậy?
Mấy chú Bò khinh bỉ nhìn chó:
-Con Chó này thật quá ích kỷ! mầy đã không ăn rơm lại còn không để cho chúng ta ăn, trong lúc chúng ta đang đói thế là nghĩa sao?
Đúng lúc người Chủ Trại đi vào và nghe thấy tất cả. Do thái độ ích kỷ của Chó, Ông xách cây đánh cho con Chó mấy đòn nên thân, rồi đuổi nó ra khỏi chỗ nằm êm ái đó và dành máng cỏ cho bầy bò./.
· Chớ nên vô cảm với tha nhân. Những gì ta không cần đến thì nên chia sẻ với kẻ khác đang cần.
· Phải biết xây dựng một cuộc sống vị tha, đừng nên bo bo ích kỷ.
· Ở rộng trời cho, ở hẹp trời lấy lại
=======
CHUYỆN CON QUẠ MƯỢN LÔNG CÔNG
Chú Quạ có cơ hội bay qua vườn ngự uyển của một vương quốc. Nó được chiêm ngưỡng quá nhiều cảnh đẹp kỳ diệu nhưng lại còn ghen tị với bấy Công Hoàng Gia với những bộ lông sặc sở đẹp tuyệt trần.
Loại Quạ đen thì bạn biết rồi, nó là giống chim đã không đẹp thái độ lại còn hẹp hòi nữa. Đã vậy Quạ còn tưởng tượng rằng nó sẽ hòa nhập được với xã hội loài Công dưới kia nếu nó có bộ lông như chúng. Từ ý nghĩ đó Quạ bèn đi lượm lại những sợi lông Công rụng, xong gắn quanh bộ lông đen của nó.
Mang bộ lông vay mượn này, Quạ ta vừa khệnh khạng, vênh váo bước về nhà khoe cùng bầy chim của nó. Xong Quạ ta bay trở lại vườn Ngự Uyển chen giữa bầy Công. Nhưng bầy Công biết ngay nó là ai. Nổi giận do Quạ là đứa lừa gạt, bầy Công bay tới vặt trụi những sợi lông Quạ mượn rồi còn vặt thêm một số lông của Quạ nữa.
Con Quạ tội nghiệp bay về lại nhà.Nhưng ở nhà cũng còn nhiều điều bất mãn với nó đang chờ đợi. Bầy quạ nhà chưa quên thái độ hách dịch của Quạ vừa qua nên trừng phạt bằng cách đuổi nó đi qua một loạt cú mổ đau điếng kèm thêm nhiều tràng cười chế nhạo ./.
· Bộ lông vay mượn không hề biến thành loài chim đẹp
· Trứng rồng thì nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu
· Cái áo khoác không hề làm được thầy tu
* Hữu xạ tự nhiên hương
***
Chú Quạ có cơ hội bay qua vườn ngự uyển của một vương quốc. Nó được chiêm ngưỡng quá nhiều cảnh đẹp kỳ diệu nhưng lại còn ghen tị với bấy Công Hoàng Gia với những bộ lông sặc sở đẹp tuyệt trần.
Loại Quạ đen thì bạn biết rồi, nó là giống chim đã không đẹp thái độ lại còn hẹp hòi nữa. Đã vậy Quạ còn tưởng tượng rằng nó sẽ hòa nhập được với xã hội loài Công dưới kia nếu nó có bộ lông như chúng. Từ ý nghĩ đó Quạ bèn đi lượm lại những sợi lông Công rụng, xong gắn quanh bộ lông đen của nó.
Mang bộ lông vay mượn này, Quạ ta vừa khệnh khạng, vênh váo bước về nhà khoe cùng bầy chim của nó. Xong Quạ ta bay trở lại vườn Ngự Uyển chen giữa bầy Công. Nhưng bầy Công biết ngay nó là ai. Nổi giận do Quạ là đứa lừa gạt, bầy Công bay tới vặt trụi những sợi lông Quạ mượn rồi còn vặt thêm một số lông của Quạ nữa.
Con Quạ tội nghiệp bay về lại nhà.Nhưng ở nhà cũng còn nhiều điều bất mãn với nó đang chờ đợi. Bầy quạ nhà chưa quên thái độ hách dịch của Quạ vừa qua nên trừng phạt bằng cách đuổi nó đi qua một loạt cú mổ đau điếng kèm thêm nhiều tràng cười chế nhạo ./.
· Bộ lông vay mượn không hề biến thành loài chim đẹp
· Trứng rồng thì nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu
· Cái áo khoác không hề làm được thầy tu
* Hữu xạ tự nhiên hương
SÓI VÀ NGƯỜI CHĂN CỪU
Có con Sói cứ rình mò theo đàn Cừu suốt ngày nhưng người Chăn Cừu rất lo lắng Sói bắt Cừu của mình nên canh giữ rất kỹ. Thấy vậy Sói ra vẻ hiền lành chẳng bộc lộ chút gì là nguy hiểm cả. Đã thế Sói còn ra vẻ tử tế giúp người Chăn Cừu coi sóc bầy cừu nữa. Cuối cùng người Chăn Cừu đem lòng tin Sói đến nỗi anh ta quên mất rằng SÓI là con thú hung ác.
Một ngày người Chăn Cừu có công việc và anh phải đi xa. Anh nhờ Sói trông coi bầy Cừu cho mình. Đến lúc trở lại thì anh mới thấy không biết bao nhiều là Cừu của anh lớp bị giết lớp bị mang đi, anh mới đau đớn nhận ra rằng anh đã quá rồ dại TIN vào loài Sói ./.
· SÓI LUÔN LUÔN LÀ SÓI
· CHÓ ĐEN GIỮ MỰC
· GIANG SAN DỄ SỬA BẢN TÍNH KHÓ DỜI
CÔNG VÀ SẾU
No comments:
Post a Comment