Fred
Kaplan
Fred Kaplan sinh 4/7/1954 tại Hutchinson, Kansas. Ông đậu bằng
thạc sĩ khoa học năm 1978 và Tiến Sĩ Khoa học Chính trị (Political
Science) từ Viện Đại học Công Nghệ MIT
vào năm 1983. Ông là cây viết xuất sắc và phóng viên có tiếng Hoa Kỳ.
“Câu Chuyện Chiến Tranh” là ấn phẩm hàng tuần của ông trên tạp chí SLATE về Bang Giao Quốc Tế cùng
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI.
Slate là một tạp chí online đưa
tin về các vấn đề thời sự, chính trị và văn hóa tại Mỹ. Báo SLATE hoạt động vào năm 1996 bởi cựu biên tập viên
của Tờ báo New Republic có tên là Michael
Kinsley, ban đầu thuộc quyền sở hữu của Microsoft như một phần của MSN. Năm
2004, nó được Cty The Washington Post mua lại sau đổi tên thành Graham Holdings
Company. Từ năm 2008, Slate Group quản lý. SLATE là một tổ chức ấn bản online
do Graham Holdings thành lập. SLATE có trụ sở đóng tại New York, cùng một văn
phòng phụ tại Washington, D.C.
*
Tổng Thống Ukraine là Volodymyr Zelensky rất
khát khao máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Nhưng TT Joe Biden hiện chưa muốn giúp cho
TT Zelensky. Ai có lập luận hay lý do đúng cho vấn đề này hơn? Chúng ta sẽ thấy
điều lợi và hại nếu Ukraine có được Chiến
Ưng F-16 (F-16 Fighting Falcon). Cung cấp chiến đấu cơ này cho Ukraine theo
yêu cầu của TT Zelensky sẽ mang lại chuyện lợi hại ra sao?
Lý
do đầu tiên của TT Biden không muốn cung
cấp F 16 cho Ukraine do quân đội Ukraine chưa có khả năng sẵn sàng sử dụng dòng
chiến đấu cơ của phương tây này. Thẳng thắn mà nói, ngay cả người Ukraine cũng
thừa nhận một thực tế các phi công Ukraine dù muốn dù không cũng mất ít nhất 6 tháng để học cách bay và chiến đấu với
F-16.
Chiến
Ưng F-16—là chiến đấu cơ phản lực đa
năng, khả năng chiến đấu của nó là không
đối không và không đối Địa — F-16
còn có cần đường băng cất cánh và hạ cánh ổn định. F-16 không giống như các máy bay dòng Liên Xô chế tạo,
được thiết kế nhằm hoạt động từ các căn cứ khắc nghiệt, tồi tàn, 'ổ gà ổ vịt'…
F-16 (và nhiều máy bay khác của Hoa Kỳ) có thể
xem như là “phi cơ nhà giàu” dễ bị hư hại
do các vụn vặt bị hút vào động cơ. F-16 lại cần được kiểm tra và bảo trì gần như hàng ngày. Ukraine có rất ít
sân bay hoàn hảo do liên tục hứng phi pháo của Nga nên phi trường buộc phải sửa
chữa liên tục.
Nhưng
Tyler Rogoway, biên tập viên của tờ web
The War Zone, tuy thừa nhận những điểm
trên là đúng nhưng ông ta cũng yêu cầu Hoa Kỳ ít nhất là phải chuẩn bị gửi chiến
đấu cơ F-16 cho Ukraine. Tyler lập luận dù Ukraine chưa sẵn sàng sử dụng F-16
trong tháng tới nhưng không biết cuộc chiến này biến chuyển ra sao trong lúc
Ukraine rất cần phải tự bảo vệ mình. Hoa Kỳ nên giúp ngay Ukraine đào tạo phi
công và củng cố sân bay của Ukraine ngay bây giờ là điều tốt nhất. Tyler cho rằng
Hoa Kỳ sẽ tốn ít chi phí và không gây nguy hiểm cho không quân Ukraine nều như
họ được dùng căn cứ không quân của NATO, chẳng hạn như ở Tây Âu, nơi có rất nhiều
máy bay F-16 để huấn luyện pilot F-16 của Ukraine. Ông nói thêm: “Số pilot của
Ukraine còn nhiều hơn số lượng phi cơ hiện tại”
Có
một mối lo ngại khác của TT Biden về việc gửi F-16 cho Ukraine chính là ông e sợ
sẽ vượt qua lằn ranh đỏ mà Putin có
thể coi là một hành động khiêu khích, rồi
Putin có thể đáp trả bằng cách leo thang chiến tranh? Hoa Kỳ thừa biết một chiếc F-16 được vũ trang
đầy đủ có tầm hoạt động 500 dặm (800km) như thế F-16 có thể tấn công vào lảnh
thổ Nga. Tuy nhiên, TT Biden có thể bắt
TT Zelensky hứa rằng các phi công của Ukraine không được vượt qua biên giới
Nga. Người ta có thể tin tưởng vào Tt Ukraine sẽ tuân thủ cam kết này. Trước
đây, Ukraine từng tấn công các mục tiêu bên trong Nga nhưng bằng vũ khí của
Ukraine. Việc đó khiến Putin ra lệnh ném bom dữ dội hơn vào các thành phố
Ukraine vừa qua. Nếu như lần này Ukraine dùng vũ khí của Mỹ hay NATO, Putin có
thể tấn công lại các nước cung ứng vũ khí đó cho Ukraine không?
Thủ
tướng Đức là Olaf Scholz hình như có suy nghĩ điều đó. Ông ta thận trọng chưa
quyết định ngay việc cung ứng xe tăng Leopard của Đức cho đến khi TT Biden quyết
định gửi xe tăng Abrams của Mỹ thi Đức mới chịu chấp thuận gửi Leopard cho
Ukraine. Rõ ràng thủ tướng Đức không muốn tự mình mạo hiểm với Putin. Lịch sử
chiến tranh Lạnh của Đức làm ông Scholz đặc biệt tế nhị với những gì xa lánh Mạc
tư Khoa. Tại cuộc họp báo chung với Tt Zelensky vào tháng 12/2022 người ta hỏi
tại sao các đồng minh NATO không cung ứng tất cả thứ vũ khí mà Ukraine đang cần
thiết. Ukraine muốn có ngay bao gồm máy bay tầm xa và hỏa tiễn. TT Biden có trả
lời do NATO không muốn gây chiến với Nga, họ không muốn bắt đầu Thế Chiến III.
Có một điều gì đó chúng ta thấy ý nghĩa đó không công bằng. Nga đã tấn công các
mục tiêu dân sự và quân sự bên trong Ukraine, nhưng lại cấm xử dụng vũ khí
phương Tây tấn công các mục tiêu xuất
phát từ bên trong Nga lại chẳng được? Tuy nhiên đây là bản chất của răn đe hạt
nhân là vậy. Sở hữu vũ khí hạt nhân lại có quyền ngăn chận đối phương tiến hành
một loạt tấn công dù không phải là tấn công hạt nhân nào cả? Đối với Ukraine,
rõ ràng là cả một sự hi sinh từ sự bất công đó.
Trong
ngắn hạn không có lợi ích khi cung ứng cho Ukraine F-16 do các phi công Ukraine
chưa có khả năng sử dụng chúng. Nhưng trong dài hạn thì sao? Hoa Kỳ đã bán và
viện trợ cho hơn hai mươi nước trong và ngoài NATO chiến đấu cơ F-16 số lượng
còn vượt trội hơn máy bay Liên Xô cũ còn lại của các nước đó. F-16 có radar tốt
hơn, cơ động tốt hơn và có khả năng mang nhiều hỏa tiễn cùng sức công phá mạnh
hơn cùng tầm bắn xa hơn.
F-16 đang thả một quả bom tinh khôn JDAM 2000 pound TNTs
Chính
phủ Biden vẫn ưu tiên viện trợ cho Ukraine hỏa tiễn rocket, hàng triệu viên đạn,
bom đường kính nhỏ (SDB) vũ khí chính xác tầm bắn tới 90 dặm dài gấp đôi so với
các loại trước. Tuy vậy, Tyler Rogoway lập luận rằng, các loại bom hỏa tiễn đường
kính nhỏ (SDB) không làm cho F-16 thừa thãi và không cần thiết. F-16 có tính
năng tầm xa để bắn hạ chiến đấu cơ Nga. Radar của F-16 quá tốt có thể xác định
và theo dõi mục tiêu xa cùng độ chính xác cao. Các khoang vũ khí có thể chứa
bom JDAM, loại bom chính xác với lực công phá mang 2000 pound TNTcó thể phá hủy
một trung tâm chỉ huy kiên cố của Putin từ khoảng cách tới 35 dặm. Ukraine hiện
chưa có khả năng này khi không có F-16. Rõ ràng nó mạnh hơn hỏa tiễn tầm xa
HIMARS hay bom hỏa tiễn đường kính nhỏ (SDB) Hoa Kỳ vừa viện trợ cho Ukraine…
Bom JDAM (Joint Direct Attack Munition) dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính tích hợp kết nối với máy thu Hệ Định vị Toàn cầu (GPS), giúp bom có tầm xa chính thức lên tới 15 hải lý (28 km).
TT
Ukraine có lý do để tin tưởng dù bị trù trừ nhưng bất kỳ loại vũ khí nào
Ukraine yêu cầu trước sau gì cũng được Hoa Kỳ chấp thuận. Thí dụ việc cung cấp
loại Patriot lúc đầu TT Biden do dự cũng như các lãnh đạo NATO khác nhưng rồi
cũng có. Tiếp đến xe bọc thép xe tăng Abrams—từng thứ lúc đầu do dự rồi cuối
cùng TT Biden cũng bật đèn xanh. Vào một thời điểm nào đó, TT Biden cũng sẽ cho
Ukraine sở hữu chiến đấu cơ hiện đại như F-16 chẳng hạn
Chúng
ta nhớ lại toàn bộ tranh cãi cũng như việc tranh chấp từ Đức qua Mỹ có nên cung
cấp xe tăng hiện đại như Leopard hay Abrams cho Ukraine chăng? Rồi các thứ đó
cũng được gửi cho Ukraine.TT Biden đã đi trước làm gương cho Đức khi bằng lòng
gửi 31 tăng Abrams, đó là cái vỏ bọc cho thủ tướng Đức Scholz gửi tăng Leopards
cho Ukraine.
Khoảng
thời gian này, TT Biden gì cuối cùng cũng đồng ý gửi khoảng 24 chiếc F-16, đó
là việc tiên phong thúc đẩy NATO gửi F-16, MiG hay ngay cả Mirage của Pháp tới
cho Ukraine. Giám độc điều hành Mayak
Intelligence là Mark Galeotti
cũng là tác giả cuốn sách Putin’s Wars:
From Chechnya to Ukraine, trong một emai có đoạn ông viết như sau:
-Tôi
không thể không đặt cho mình một câu thắc mắc, liệu đây là nước cờ cao của Kiev
hay chăng? Khi ông Zelensky hay đưa ra một lô đòi hỏi THẬT DÀI, TUY LÚC ĐẦU ÔNG
BIẾT SẼ BỊ TỪ CHỐI HAY DO DỰ NHƯNG CUỐI CÙNG ÔNG LẠI CÓ ĐƯỢC ĐẦY ĐỦ
NHƯ ĐỂ ‘BỒI THƯỜNG’ CHO CHUYỆN BỊ TỪ CHỐI LÚC ĐẦU HAY CHĂNG?
FRED KAPLAN
ĐHL lược dịch 1/3/2023
No comments:
Post a Comment