MỤC LỤC
1- NỖI BUỒN GIÁP HẠT
2- CHÁO BỘT DIÊN SANH
3- MỸ THỦY MIỀN BIỂN VẮNG
4- NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC
5- NHỚ VỀ LÀNG NGOẠI NẠI CỬU (BÊN CỘI MAI GIÀ)
=====================
NỖI BUỒN GIÁP HẠT
đồng ruộng xã Triệu Tài (năm 1974 tác giả có đóng quân tại Tham Triều -đi ngang đây còn xác chiếc trực thăng cobra của Mỹ rơi trên cánh đồng này, sau này chắc xác nó đã bị cưa bán nhôm nhựa)
Thời gian dần qua, các thế hệ sau này chắc sẽ dần dà quên đi hai chữ GIÁP HỘT.
LỤT LẠI VỀ, chuyện "đày đọa của ôn trời" chẳng hề thay đổi. Nước tràn vào làng, chảy băng băng ngoài ruộng. Lụt mấp mé vào đến cái trọt nước trước hiên. Mấy cặp mắt đau đáu nhòm chừng, phấp phỏng lo âu:
Lạy trời nước rút!
Cái sập lúa vẫn còn an toàn trước mắt mạ. Trai tráng trong nhà chẳng còn việc chi, đang đi kiếm vài mớ cá nước lụt. nước lên phủ ngập cánh đồng, đôi bờ tre xóm dưới lờ mò theo làn mưa. Cái tơi không đủ che thân, người lo đi cất rớ, kẻ khác đi nơm. Mớ cá kiếm về, nặng mùi bùn đất làm ai cũng vui quên cơn gió lạnh.
Phía nhà vợ, mạ gia tôi kể lại cho chúng tôi nghe chuyện dưới quê ngày xưa vào cơn giáp hột. Môn khoai chi cũng cạn sạch, nhưng thảm thay lúa ngoài đồng lại chưa chín. Có lúc túng quá người mình phải ra đồng truốt những hạt lúa chín trước ở phần chót bông về giã ra nấu ăn tạm.Những ngày giáp hột như thế, người dưới quê ngó quanh nương chẳng còn gì bỏ được vào om.
Thế mới biết tại sao người xưa (hay miền trung) năng để dành, hà tiện chắt chiu từng miếng ăn là thế. Dù được mùa, nhưng chẳng ai quay lưng "phụ phàng" với củ khoai, khúc sắn.
Hình ảnh mạ ngồi cắt từng mớ khoai măng, phơi khô phòng đói. Những sợi khoai khô vuông dài, mạ mừng do phơi được nắng. Ngoài khoai khô, mạ còn cất vài thúng sắn lát, mong mỏng cong cong... Khoai sắn phơi khô, con nhà nông ai mà chẳng quý. Nhớ hình ảnh mạ lom khom cất đặt từng mớ khoai khô vào trong sập gỗ, mạ cất đặt như nâng niu thương mến vô cùng.
Mạ còn gắng chắt chiu, gom từng cọng rơm, mong răng ngọn lửa phập phồng trong gió ngoài nương vẫn nấu chín nổi nồi cơm hấp sắn. Mớ cá hôm nay, những con cá mụn mạ kho cho cả nhà, sao thơm tho ngon miệng lạ thuờng. Giêng Hai đến, "cắn ngón tay không chảy máu". Bao thiếu thốn, bao tính toán lo toan. Trai tráng vác cày ra ruộng thì lại phải lo ăn, mà ăn 'làm răng' thì đã có mạ lo. Mạ lo, là 'lo ăn cho đủ đến khi GIÁP HộT.
Chỉ rứa thôi, khi cái vòng lo toan không bị ôn trời làm cho trắc trở thì con nhà nông thở ra nhẹ nhỏm. Cũng là lúc cái "vòng đời" lam lủ tính đủ một năm tròn mong sức người vẫn còn dẻo dai để cấy cày làm ra hột gạo. Mong làm răng thoát cái cảnh nước tràn vô đồng mà chảy băng băng làm ngọn lúa không ngóc đầu lên được. Đó là lúc trời còn giúp cho con nhà nông lo toan đủ hai vụ cấy cày. Đầu mùa gieo mạ cấy lúa, cuối mùa gánh về nhà những gánh lúa được mùa nặng hột. Trời còn thương thì người làm ruộng chẳng màng chi tuổi đời chồng chất, tưởng sức mình như đeo mãi với ruộng lúa con trâu...
Chuyện ngày xưa, chuyện những ngày GIÁP HộT, mỗi lần "qua truông" anh nông phu bấm đốt tay tính thêm được một tuổi đời. Vòng trần thế già thêm mưởi hai tháng. Bên mảnh đất thân yêu muôn thuở, bên mái tranh ấp ủ tình quê, cạnh bụi chuối bờ tre người nông dân vẫn mãi tấm lòng chung thủy đất-người. Ngày lại ngày qua bốn mùa xuân hạ thu đông 'cày sâu cuốc bẫm'. người làm ruộng chỉ một niềm mong đợi đơn sơ "Ăn răng cho đủ tới khi GIÁP HộT !" Thế thôi, một đời dân dã, đơn thuần người miệt quê chẳng ai biết mong chi lâu dài hơn nữa./.
=====================
CHÀO BẠN ĐỌC
Saturday, April 2, 2016
NHỚ ĐỒNG CU HOAN NHỚ NỒI CHÁO BỘT
Trong ký ức tôi vẫn nhớ mãi hai mùa hè 1964 và 1965 đó là thời gian tôi được nghỉ học và có dịp vào ở tại chi CA Hải Lăng do ba tôi làm việc trong này.
Hai mùa hè kể trên là lúc tôi học xong lớp nhì và lớp nhất cuối cấp tiểu Học. Tuy còn nhỏ nhưng người viết không quên được hình ảnh cái chi CA đóng ở khúc cua gần ngã ba lên hướng núi (xã Hải Lâm, Hải Quế). Ngã ba này có một bệnh xá mới xây ngó qua là khuôn viên của Quận Hải Lăng. Thời gian này ông Đ/U Điềm làm QT.
Chi CA tôi vừa nói trên, đó là một mái đình rộng lớn nào đó hay một căn nhà xây từ thời trước được tu sửa lại để làm việc chứ không phải một căn nhà xây theo kiểu mới. Ngày nào mà tôi chẳng vào phòng làm việc của ba tôi. Tôi nhớ nhất là tấm bản đồ to lớn đặt trong phòng. Tấm bản đồ có tên mấy chục xã. Hải Lăng có đến hai muơi mấy xã; xã nào cũng có chữ "HẢI" đằng trước...Hải Thọ, Hải Lâm, Hải Quế, Hải, Hải Thượng, Hải Chánh, Hải Văn... Hải, Hải nhiều lắm tôi không nhớ hết.
Quận nằm trên chóp đồi chỉ cách Chi ba tôi vài hàng rào kẽm gai. Năm này Đại Uý Điềm làm Quận Trưởng. Quận có cái lầu ở giữa. Ngó xuống mạn phải là cái trũng đồi hoang vu chạy dài ra đến Cồn Dê trước khi gặp Cầu Nhồng. Tôi nhớ sông Nhùng có khi ba tôi đi ném cá lại đem về con cá tràu bông to đến nỗi khoanh tròn lại như cái lốp xe.
Tại sao tôi nhớ những lần vô Hải Lăng này là gần hè năm 1965?
Khi tôi đọc lại lịch sử Không Quân VNCH bay ra lần đầu tiên không tập Vĩnh Linh miền Bắc Vĩ Tuyến 17 vào tháng 2 tháng 3 năm 1965 tôi mới chắc chắn thời gian tôi vào thăm Chi CA Hải Lăng sát Quận là hè năm 1965. Tôi hay tập xe đạp theo cái ngã ba trước Chi đi lên hướng núi, nếu tôi không lầm là thôn Diên Trường thì phải? Qua cái bệnh xá mới xây, tôi không dám đạp xe lên xa hơn. Trảng cát hoang vắng ngó lên phía núi, tự nhiên tôi hay sợ. Tôi hình dung lại những đoàn phi cơ cánh quạt Skyraider bay ra hướng bắc nhưng bay rất thấp là là gần sát với mặt đất. Hàng chục chiếc A 1E Skyraider ầm ầm bay ra hướng thành phố QT. Đương nhiên sau này lớn lên tôi sẽ hiểu bay như vậy để tránh làn sóng radar của miền Bắc. Hàng chục chiếc phi cơ này cất cánh từ Đà Nẵng bay càng thấp thì càng giữ bí mật với radar cho đến Trung Lương tất cả mới bay vụt lên cao để thả bom miền Bắc .
Đó là chuyện chiến tranh trong quá khứ nhưng cũng nhờ đó tôi mới nhớ chắc chắn là năm 1965. Hình ảnh những chiếc phi cơ bay thấp đến nỗi thấy mũ phi công màu trắng...
Theo QL 1 về chợ Diên Sanh ,hình như đây là 'đường phố' duy nhất nằm trong khu vực xã Hải Thọ. Khúc đường 'phố thị' (tôi tự đặt) có nhà chủ xe ví dụ Thiện Thành có chiếc Renault chạy Huế QT, có Uỷ Ban Xã , có xóm phường ở san sát với nhau nên ấm áp và vui vẻ hơn.Tôi còn nhớ sát cái quán của mệ Thiện Thành có con đường kiệt vô xóm nhà O Hải. Nhà O Hải nấu cơm tháng cho chi CA Hải Lăng nên tôi có ghé thăm một hai lần nào đó.
Đến chợ Diên Sanh, con đường QL gặp ngày cái chi Thông tin, bẻ phải tiếp tục vô Huế và qua trái là vô chợ Diên Sanh về biển tức hay là thôn Mỹ Thuỷ. Chợ Diên Sanh không lớn nhưng gần biển Mỹ Thủy nên có cá tươi. Nói đến Mỹ Thuỷ tôi có về biển này một lần trong đời cái thời mà Mỹ Thuỷ rất chi là hiu quạnh và có ăn một vài con mực khô phơi tại biển này. Quà biển mới phơi nên mực rất ngọt.
Sau lưng chợ D Sanh là đồng Cu Hoan. Mùa nước, cánh đồng mênh mông hết tầm mắt người nhìn. Bờ tre phía bên tê bờ, chỉ còn một lằn đen mờ nhạt. Ai làng Cu Hoan hay nói chung là 'dân Diên Sanh" đều không bao giờ quên hình ảnh cánh đồng này. Người Diên Sanh ở hai bên Quốc Lộ 1: bên trái là đồng Cu Hoan chạy tít vô đến Cua Hà Lộc trước khi vào Mỹ chánh.
Nhớ về đồng Cu Hoan, người viết không có ý ghi lại hình ảnh đồng lúa chín vàng vào mùa gặt, mà chỉ nhớ một hình ảnh một cánh đồng bao la loang loáng nước. Một thời xe đò QT- Huế phải qua Diên Sanh xong men theo đồng Cu Hoan. Mùa đông lạnh mãi mưa dầm, những chiếc đò nho nhỏ giữa đồng, những cái tơi của người làm cá cùng mấy con sếu bơ vơ.
Tôi nhớ về Diên Sanh là nhớ những con cá tràu , nguồn đặc sản cho nồi cháo bánh canh hay còn gọi là 'cháo bột' mà ít nơi nào phong phú hơn. Bột gạo để nhồi bột làm bánh canh thì chuyện thường, nhưng nguồn cá tràu vô tận từ cánh đồng Cu Hoan khi um lên với ném Quảng Trị để tạo thành những tô cháo bánh canh thơm ngát mũi , ăn mãi không biết no.
Mà thật sự vậy, bột gạo nó không nặng bụng bằng bột lọc. Cháo bột Diên Sanh ta tha hồ thưởng thức.Vào Diên Sanh là người ta nhớ đến Cháo bánh canh (cháo bột, cháo vạc giường) cá tràu.Vào nam gọi cá tràu thành cá lóc. Những con cá tràu sinh sôi nảy nở giúp cho những thôn làng quanh đồng Cu Hoan vừa có miếng ăn vừa có nguồn lợi tức. Vào chợ Diên Sanh bên mớ cá biển từ Mỹ Thuỷ lên, không bao giờ thiếu những mớ cá tràu đen bóng, còn sống lúc nhúc.
Quán cháo bột bán trong nhà, người ta biết và tới ăn. Người này đồn tới tai người khác. Không ai đề bảng hay đề tên quán như thời sau này.
LÒNG SẢ |
"Tiếng lành đồn xa", nếu 'lòng sả' Diên Sanh không có tiếng ngon sao từ thành phố Quảng Trị người ta hay rủ nhau "vào Diên Sanh ăn lòng sả"? Từ thành phố, dân 'ghiền ăn' phải "rù" honda chỉ non 10 cây số, tức là men theo QL cũ hướng qua Cấu Nhồng (còn kêu là Cầu Nhùng), chẳng xa xôi gì. Nói vậy để xác định món "lòng sả" có từ trên thực đơn cho dân "nhậu" từ trước 1972.
Cho đến sau 1972 người dân chạy loạn về lại trên đồi cát hoang vu, một thời người viết không dám đạp xe đạp qua. Đó là con đường từ Quân Cũ Hải Lăng đi ngược lên xa lộ Đại Hàn hay đoạn gần Cầu Dài sau này . Giai đoạn hồi cư, sau 1973 - thành phố QT "thứ Hai" đóng trên đồi cát trắng đó. Những dãy nhà hồi cư san sát nhau , trước mặt Tiểu Khu QT, trường học , bệnh xá ...
Vấn nạn sinh sống 'bế tắc' khi ngoài đồng luơng "Quân Công" ra thì chẳng ai biết làm sao mấy trảng cát tiếp liền với nhau ?Mỉa mai thay nơi đây gọi là "Khu Thị Tứ" của tỉnh QT hồi cư, hết 6 tháng trợ cấp "Khu thị Tứ' này khi ăn hết luơng thì còn thiếu cả tiền để mua than củi, nói gì đến gạo?
Chuyện này không liên quan gì đến cháo bột Diên Sanh cả, nên xin gác qua một bên
Tôi xin ngồi kể lại chuyện Hải Lăng hơn nửa thế kỷ, năm xửa năm xưa. Một thời QL 1 cũ vẫn còn. Tôi mường tượng một con đường nhựa nhỏ bé, đôc đạo từ thành phố Qt , chiếc xe chạy rầm rập qua cái cầu Nhồng ọp ẹp - rung rinh. Con đường vắng ngắt, xe âm thầm chạy qua mấy thôn làng thưa thớt, hai ba trảng cát bạc màu.
Xe vào Diên Sanh. Nơi đây có món cháo bột nấu với cá tràu. Gạo và cá đều từ Đồng Cu Hoan làm người Diên Sanh đi đâu cũng thuơng nhớ đậm đà về nó.
NHỚ MỸ THỦY- MỘT MIỀN BIỂN VẮNG
Những ngày còn nhỏ, tôi được chú Huấn cho lên xe về Mỹ Thủy chơi. Chú là tài xế có thể nói là thâm niên cho chiếc Jeep xanh của Chi Công An Hải Lăng vào năm 1964. Cũng chiếc xe này, tôi hay theo ba tôi chạy vào Mỹ Chánh nhiều lần.
Nhưng ngày đó là lần đầu tiên tôi được theo cha về tận Mỹ Thủy. Con đường đất chạy một lát là qua Hội Yên, thêm khoảng mười cây số thì đến ngay Mỹ Thủy. Thật ra Mỹ Thủy chẳng xa Diên Sanh quá nhưng đối với tôi ngày đó quả là một chuyến "hành trình".
Một chuyến đi thời con nít như thế, quả thật trong trí nhớ tôi chỉ ẩn hiện chập chờn. Tới Mỹ Thủy, chúng tôi phải đi bộ qua những đụn cát và phi lao mới ra tới bờ biển. Những xóm nghèo chài lưới nằm lại phía sau. Ngoài xa vẫn biển và ngàn năm vẫn thế, vẫn đụn cát vàng muôn thuở, hoang sơ vắng lặng. Ấn tượng về sự vắng vẻ này đó là những gì in sâu vào tâm trí. Bờ biển vắng, không có sóng bạc đầu và gió chỉ thổi vi vu. Những hàng phi lao thưa thớt ẩn hiện, trong xa vài mái nhà tranh.
Mỹ Thủy, cái tên khá đẹp. Nhưng từ quá khứ đến hiện tại vẫn mãi là bãi biển đìu hiu. Ngày đó tôi chạy một mình lon ton trên bãi biển vắng người, vắng ngư dân đánh cá trở về. Tôi lạc lỏng giữa bãi cát vàng hiu quạnh.
Tôi còn nhớ khi vào lại thôn, o Vân người nữ y tá thôn, có biếu ba tôi một ít mực khô. Quà ở đây chỉ ngần ấy chẳng có gì lạ hơn. Tôi chỉ còn nhớ mấy con mực, chẳng còn nhớ ba tôi có đợi được thuyền về để mua cá tươi không. Ba tôi đi chuyến đó có công tác gì, bé con như tôi làm sao biết được.
Chuyện cái thôn nghèo có tên Mỹ Thủy cùng một bờ biển vắng ngày đó, bàng bạc chẳng có gì sâu đậm, lạ làm sao tôi vẫn chưa quên.
LẦN HAI TÔI NGHE NHẮC LẠI TIẾNG MỸ THỦY
Những ngày nhập ngũ và ra đơn vị, tôi lại đóng quân ở vùng biển quê hương gần Cửa Việt. Một ngày mùa hạ 1974 có chiếc tàu tiếp tế hải quân của miền bắc lạc vào đi quá hải giới Cửa Việt; tôi báo về đơn vị. Sự săn đuổi giữa TQLC khi chiếc tàu lạc đi đến Mỹ Thủy và quay mũi tàu trở lui. Nhưng kết cuộc bị bắn chìm ngang hải giới MỸ THỦY.
Đứng trên đụn cát cao giữa hai thôn Vĩnh Hòa và Thanh Hội tôi nhìn vào hướng trong. Từ xa một cột khói trắng bốc cao, hướng Mỹ Thủy, chiếc tàu bắc phương chìm lĩm. Hướng đó nhìn vào bờ sẽ có một bờ biển hoang vu, nơi tôi một lần tới từ thời tấm bé. Một thôn nghèo có tên Mỹ Thủy, một cô y tá già hiền từ. Mấy con mực khô từ biển Mỹ Thủy cô tặng ba tôi sao ăn ngon nhớ đời
Hơn nửa thế kỷ qua đi, theo ý nghĩ của tôi, Mỹ Thủy vẫn chẳng thay đổi bao nhiêu. Vẫn bờ cát vàng hoang vắng cùng mấy rặng phi lao ngóng ra biển cả. Phải chăng Mỹ Thủy không có điều kiện 'sánh vai' với bao bờ biển đẹp để có sức lôi cuốn du khách. Có thể, khách địa phương hay từ vài nơi khác do tò mò cũng có lần ghé qua Mỹ Thủy, tắm chơi một bận rồi lại ra đi. Mỹ Thủy không thể có được hình ảnh cảnh ngựa xe tấp nập như những nơi khác đang đầy tràn resorts, khách sạn, khách du lịch từ thành phố xa hay nước ngoài dập dìu lui tới. Mỹ Thủy vẫn còn, nhưng vẫn thu mình với cuộc sống đạm bạc đời thường. Vài chiếc thuyền câu nép mình bên sóng nước, những mớ cá ít ỏi chỉ giúp người làm ngư sống qua ngày, đoạn tháng.
Từ nơi xa tôi cố hình dung hay tưởng tượng ra một bờ cát vàng thiếu bóng khách về. Biển vẫn vắng như xưa- vẫn bờ phi lao ru gió đìu hiu.
(Nhựng Ngày Thơ Mộng/ Hoàng Thi Thơ)
*****
Tuy nhà Thầy nhận dạy lớp "vỡ lòng" nhưng Thầy kèm luôn các học trò lớp hai, lớp ba, trong dịp hè về.
***
Chuyện năm lớp nhất tôi có nhiều bạn cùng phường như Lê xuân Hùng, Trương Lợi, Nguyễn văn Lợi ,Nguyễn văn Bốn, Trần Tài, Trương Sừng, Nguyễn kim Long... những đứa bạn trên phố như Hồ đại Đường, Trần chính Nghĩa, Hồ đắc Lễ, Lê Cảnh Dỏ, Hoàng Đạo- tôi nhớ về Đạo do bạn đó nói giọng bắc rất đúng. Thầy Khánh hay kêu Đạo lên đọc chính tả cho cả lớp viết. Còn nhiều đứa bạn khác nhưng tôi chỉ nhớ tên không nhớ họ do có khi nào gọi nhau luôn cả HỌ bao giờ...
Bạn bè Cửa Hậu- vc Nguyễn văn Bốn và Trần Tài Nguyễn Hoa (dưới)
Hoàng Đạo hiện là "dân Sài Thành"
Lê xuân Hùng và Đinh trọng Phúc (San Jose Liên Trường QT Bắc Cali 28/1/2018)
Năm nay cây mai già ra bông lác đác. Sắc vàng tuy vẫn tươi giữa những chiếc lá xanh non mạnh mẽ nhưng hình như tất cả càng nhìn lại càng thấy ảo não. Đã hai xuân qua rồi, Cây mai vắng chủ tỉa lá chăm nom, nó đã đón hai cái tết khi những người thân yêu gần nó lần lượt bỏ đi. Cậu Hòa ra đi do tuổi già xế bóng và lớp trẻ phải tha phương tìm cuộc sống. Làm sao tôi quên cho được cái sân này. Cứ mỗi lần về làng tôi ghé thăm nhà Cậu và qua cái cổng nhà nho nhỏ rồi vào cái sân cũng nho nhỏ này. Mái nhà tranh ngày xưa nay nay thay đổi chỉ bằng một mái ngói bình thường đơn giản như cuộc đời của người cậu cho đến lúc người ra đi.
Tôi nhớ làm sao, cũng cây mít kia và bụi tre sau nương vẫn còn nguyên vẹn. Đó là những dấu tích vườn xưa còn lại. Nó còn do cái giá của nó chẳng đáng là bao, chẳng đắp đổi gì nên nó vẫn nguyên vậy qua bao ngày tháng. Tôi nao lòng buồn nhất khi nhớ về những người thân thích lần lượt nối tiếp về với trời miên viễn. Lòng se lại khi tôi lặng ngắm một không gian tĩnh lặng, nỗi bồi hồi xúc động chợt dâng trước hình ảnh cái sân im vắng cùng cây mai ngày tết đơn độc ra bông.
Bao nhiêu hình ảnh tiếp nối... cũng bên cội mai đó, một ngày sau năm 1975 tôi tìm cách trốn trại nửa ngày tìm về làng ngoại. Hai vợ chồng cậu không ngờ gặp được đứa cháu. Cậu quay quắt tìm gì cho cháu trước khi về lại trại tù. Đổi thay, túng thiếu, hợp tác xã, cũng như bao hợp tác khác làm không đủ ăn. Ngày đó cậu tôi nghe, ngay mớ rơm cũng chia theo công điểm. Cảnh vườn không nhà trống đúng nghĩa nhất trong buổi giao thời khó có ai quên.
Cậu nói sao cho hết chuyện đổi thay cho đứa cháu chỉ thoáng trốn về làng non hai tiếng đồng hồ? Hoàn cảnh người trong trại, kẻ ở làng có khác chi nhau? Thiếu khổ túng bấn, vô kế khả thi. Cả bầu trời như tối sầm sập, chẳng tìm ra chút ánh sáng, chẳng khác chi một cơn ác mộng.
Chỉ có hai cậu cháu ngồi chênh chếch gần cội mai này, đầu lối vô cái sân đất đầy kỷ niệm. Cậu tôi chỉ ăn hai cái trứng còn bao nhiêu cho đứa cháu ăn để lên lại trại. Người cậu hiểu tôi thèm khát đủ thứ. Có thể cậu chạnh lòng nghĩ tới những ngày tôi còn là một học sinh trên tỉnh, đầy đủ biết bao? Ai có ngờ đâu? giờ đây thân phận đứa cháu lại khổ như vậy? Gia đình, bà con, giờ ở trong nam, biền biệt tin tức biết dò ra răng? Hai cậu cháu ước gì cái thành phố trên kia giá như mà không có chuyện 1972 thì giờ dù có chuyện 1975 cũng không có cái cảnh làng mạc, họ hàng tứ tán mỗi người mỗi ngã?
Tôi vội đứng dậy, dáng vẻ lấm lét của người tù binh, khi nào cũng thế. Hai cậu cháu bịn rịn chia tay. Cậu còn đứng ngó theo đứa cháu lom khom bước vội như có ai đuổi. Cái dáng cao ốm nhom, chiếc áo ka ki bạc màu với cái túi vải xẹp lép bên vai, đứa cháu khuất dần đầu khúc quanh xóm Rộộc...Hắn sẽ đi lên xóm Chùa, tìm người ông bà con nhánh phái bên ông ngoại hắn.
Mặt trời mới hơi nghiêng con sào mà trong xóm hôm nay tự nhiên ôn thấy vắng ngắt. Ôn Hoạch có cảm giác vắng vẻ này từ năm ngoái, tức là năm 1975 cái năm mà chính quyền trong nam này sụp đổ. Bà con có dính đến chính quyền thì đi "học tập" mô xa ôn chẳng rõ. Trong khi có người chạy tuốt vô nam , lại có một số thì đi kinh tế mới tận Khe Sanh.
Một người thanh niên dáng ốm cao lỏng khỏng đang lom lom bước vào sân ôn. Người thanh niên này cái áo bộ đội bạc màu như lượm của ai , đầu đội cái mũ vải tai bèo , bên vai lại đeo cái túi tự may bằng vải cũ bạc màu , đường may vụng về thô kệch.
Nhắc đến đây,người thanh niên nhớ hình ảnh vợ chồng cậu Dâu cùng ngồi chồm hổm giữa cái nền sân đất. Mấy cái trứng gà chưa nở, bị luộc vội cho đứa cháu đang ở tù ăn nhanh để lên lại trại. Cậu ấy vừa nhìn cháu ăn vừa hỏi chuyện. Người cậu ít nhiều lo lắng cho đứa cháu lên kịp trước điểm danh không? Trong nhà rõ ràng quá túng không biết lấy chi mà nấu cho đứa cháu, hắn xuất hiện quá bất ngờ, quá gấp gáp chẳng khác chi "một kẻ tội phạm", lấm lét như sợ ai nhòm ngó.
dì Võ thị An qua thăm ông anh là Võ Đản tại San Jose có ghé thăm nhà ĐHL vào năm 2017 (ngồi bên phải của ĐHL bên trái là mợ Đản )
ĐHL edition
No comments:
Post a Comment