Friday, August 4, 2023

CHUYỆN NHỮNG NGƯỜI VỢ TÙ CẢI TẠO-NỖI BUỒN QUA TRẠM

 

Hai hàng cây so đũa
Lặng đứng nhìn xe qua
Lên thăm anh lần cuối
Hàng cây cũng nhạt nhòa
Lên thăm anh lần cuối 

trong lòng em khóc thầm... (Nguyên Huy-Trọng Minh)







 
***

TRẠM LÁN GÒN  HAY LÁN  CÓN?

Xe vừa rời thị trấn La Gi, đổ dốc Tân An, qua cái cầu Suối Đó là đến trạm kiểm soát Lán Gòn. Cái trạm còn có cái tên khác là 'quản lý thị trường'. 

   Bóng mấy người đeo băng đỏ nét mặt lúc nào cũng lầm lì. Những cặp mắt "sắc như dao", lạnh lẽo vô hồn. Mấy người đó từng là "ác mộng" đối với dân buôn chuyến và nhất là T. nàng mới làm quen vài chuyến buôn lên về "Thành Phố" (Sài Gòn) 


xe than thời bao cấp

  Tiếng cằn nhằn của ông già ngồi băng ghế trước; ông muốn vào VÕ Xu cho kịp đám kỵ. Tiếng than thở của bà già ngồi gần ông; bà cũng gấp vào Biên Hòa vì con trai của bà bị tai nạn xe máy. Mấy ông "kẹ" vẫn tỉnh bơ xét hàng. Thằng 'lơ xe'  lay hoay chạy vô, ra trạm, tay hắn không quên cầm theo bao thuốc JET mới "keng" chưa bóc tem. Bác tài xế đứng nói gì nho nhỏ với người trưởng trạm Lán Gòn. 

   -Bao chi đây?
   -Dạ ...dạ, khoai đó eng (anh), không có chi mô! tui vô thăm con tui trong Biên Hòa "xéc" (mang ) theo chút hàng (quà)
. 

   Người đàn bà dáng  từ trên xã Sơn Mỹ về, vội vả trả lời người quản lý, ôm ốm nước da tai tái, mặt "lạnh như tiền".

Hắn  không lấy tay mà dùng cái que nhọn một đầu để săm soi tìm "chiến lợi phẩm". Mục tiêu của trạm này là tóm cho được số mực khô, thứ hàng phải bắt vào dạng 'ưu tiên một'.  Mùa này, Thành Phố (Sài gòn) đang cần mực khôNgười ta đồn rằng mực khô lúc này là mặt hàng "xuất khẩu". Thời gian đó, những cái gì có giá trị cao đều được liệt vào "hàng xuất khẩu".  Ác hại thay! do thứ hàng nhiều tiền, nó trở thành cái cớ để trạm Lán Gòn tịch thu sạch không chút  nương tay?

 Trạm Lán Gòn một thời nổi tiếng vơ vét thẳng tay!  Biết bao nhiêu người đi buôn mất vốn? Người dân ngẩn ngơ không biết cái gì là "quốc cấm"? Cái gì là đúng "chính sách chế độ"? Vài xắc gạo từ Đức Linh về, vài bao khoai khô từ Sơn Mỹ đem đi, vài chục ký đậu xanh đậu phụng...mọi thứ đều có thể bị tịch thu bất cứ lúc nào nếu trạm này muốn.  Đó là lý do người ta đặt tên cho trạm cái biệt danh "Láng Cón" thay vì đúng tên Láng Gòn...

  Tim T. đập thình thịch. Cái que của người xét hàng  sắp xoi đến cái bao cát đựng đậu phụng hột đặt sát với cái bao đựng khoai  của người đàn bà từ xã Sơn Mỹ về kia. Thoáng nghĩ nhanh trong đầu, mười lăm ký đậu phụng hột loại 1 nếu bị mất đi thì khá nặng cho cái vốn cỏn con của nàng. T. vừa tập buôn vài lần thôi.  Gã cán bộ Quản Lý Thị Trường có cặp mắt tinh đời, chỉ thoáng nhìn nét mặt của hành khách hắn đoán được có phải người đi buôn hay không? Cũng may, T. mới vào nghề nên y chưa quen mặt. Những con buôn chuyên nghiệp khác , đi nhiều lần thì gã "quen mặt". "Nghề nuôi nghề"  Nghĩa là sao? tha vài chuyến cho con buôn kiếm chút lời xong bắt một chuyến, và cái vòng này cứ lẩn quẩn nuôi "mập thây" cái trạm quản lý 'hắc ám' nhất vùng này.


   
Những lúc này, con buôn "bắt bồ" với lơ xe , lơ xe. "Bắt bồ" với trạm- thế là đôi lúc "linh động " , cái que xoi kia lãng đi chỗ khác. Hay "chuyên nghiệp " hơn, lơ xe sẽ dấu giùm cho. Nàng còn  nghe phong phanh có người "bắt bồ đúng nghĩa" với lơ xe để bảo vệ hàng "quốc cấm" cho họ nữa? Thực ra nàng không muốn phải "lẳng lơ , ỏng ẹo" với mấy lơ xe để bảo vệ cái vốn đi buôn nghèo nào eo hẹp này. Những người vì thời cuộc đang dần dà trở thành "người đi buôn" , một "giai cấp" đang bị kỳ thị trong cái thời quản lý thị trường hay "ngăn sông cấm chợ". Sự "giằng co cọ xát, đấu trí, thông đồng, hay thoả hiệp" ngày cũng như đêm, trên mọi ngõ ngách,  mọi con đường quê huơng, giữa những người đi kiếm sống, nuôi đàn con, cha mẹ già, tiếp tế cho những thân nhân đang bị chế độ 'chiến thắng' giam cầm và những người chuyên đi tước đoạt vốn liếng hay miếng ăn của họ.

một thời xã hội thiếu thốn hàng hóa đến cùng cực nên người ta ví von "thủ kho to hơn thủ trưởng"



   T. chưa "bắt bồ" với lơ xe nào, nàng còn thả liều vào may rủi.  Nàng chỉ biết khấn trời, phật trong lòng phù hộ cho nàng thoát nạn. Sáng nay, T. gặp may do có một o từ Sơn Mỹ đi cùng xe là người chủ bao khoai kia, không hẹp hòi chi, ưng thuận cho T. bỏ "ké"(giúp) bao đậu phụng chung với bà dưới cái băng ghế dài:

       - Có chi nhờ O  nói giúp cho con nghe O? con sắp đi thăm nuôi 'dôn'(chồng) con ngoài Trại Sông Mao o nờ ? 

  O đó dáng tuổi dì hay mẹ của T.  O không hẹp hòi chi. Nghe chồng nàng đang ở tù ngoài Trại Sông Mao, o cũng cảm động. Người làng của O cũng có mấy đứa cháu đi sĩ quan trong này còn đang 'cải tạo' ngoài đó chưa về. 

   T. tiếp tục tính toán trong đầu...nếu sáng đó nàng bị mất bao đậu phụng, thì vốn và lời từ  hai bó mực nàng đang cột sát vào hai đùi nàng sẽ bù vốn. Nàng sẽ huề vốn. Nhưng! cái ngày thăm nuôi định kỳ cho chồng ngoài trại SÔng Mao sẽ không có chi cả? Hoặc giả, nếu nàng dùng số tiền còn lại này mua hàng cho chồng thì khi về lại sẽ không còn vốn nữa!

  Mắt 
nàng giờ liếc nhanh về người quản lý thị trường , cái que xoi vây vẫy, chợt đảo nhanh qua băng ghế đối diện:
    
     -Bao  chi đây?
      -Dạ... dạ...


   Một cái bao lác đan bằng lá buông, trên để một mớ khoai luộc, lại "làm quà cho bà con " nhưng dưới là lớp mực mới phơi xong, đang tìm đường về ..."Thành Phố"!

  Cái bao lác kia bị lôi xuống, đem ngay vào trạm. Người chủ không còn dấu được lật đật chạy theo vừa chỉ trỏ phân bua, khóc lóc...

  T. giờ mới dám thở mạnh. Nàng chợt thấy khỏe trong người sau những phút quá sức hồi hộp khiến tim nàng như muốn ngừng đập. Mắt T. chợt nhìn vào mặt người đàn bà kia, một ánh nhìn trìu mến, biết ơn.


  
Chiếc xe rồ máy chạy đi, bỏ người chủ bao mực khô kia lại với cái trạm. Hành khách tiếp tục bàn tán, nói chuyện, oán trách chửi khéo, than thở... ôi! đủ thứ chuyện.

  Bác tài xế và thằng lơ xe càu nhàu do chưa thu tiền xe người đàn bà thiếu may mắn vừa rồi. Thằng lơ thì tiếc bao thuốc JET chưa khui, hắn vào và đặt trên bàn cái Trạm nhưng chẳng kết quả gì? Có thể giá trị bao thuốc không đủ sức để trạm 'bỏ qua'? Cái chính là chiếc xe chưa đóng tiền "hụi" tháng này cho trạm? 

-Hèn chi! 

Hắn nghĩ, cho đó là lý do xe hắn bị 'làm khó dễ' sáng nay.

*

ngã ba 46 ( khoảng thập niên 1990) từ Sài Gòn ra, rẽ phải về thị trấn Lagi Hàm Tân

    Xe ra đến Ngã Ba 46, nó rẽ trái vô huớng Sài Gòn.

 Ngọn gió biển yếu dần khi xe ra đến đây. T. không cảm thấy chật chội hay nực nội chút nào. Thay vào đó, một cảm giác hạnh phúc, yêu đời bất chợt ập đến. Biết bao nhiêu mừng rỡ làm nàng quên luôn cảm giác ngứa ngáy khó chịu từ hai bó mực đang bó sát đùi nàng, gần "chỗ kín".

  "Nhờ vậy mình mới thoát được bàn tay "thằng quản lý" kia" 

 Nàng nghĩ thầm và cho đó là một "sáng kiến thông minh". Tuy vậy, nàng không quên cái lợi thế từ cái quần đen rộng ống của mình.

   Còn vài trạm "đột xuất" trên đường nhưng lơ xe và tài xế đã "lo trước" rồi. Những trạm sắp tới còn "nhân đạo " hơn cái trạm "Láng Cón" trong kia - cái trạm từng tịch thu hay làm đói biết bao gia đình.

   Xe bon bon chạy; thằng lơ thỉnh thoảng "ầm ừ " vài câu vọng cổ mà nó thuộc lòng đâu đó.


    T. lim dim mắt nhớ đến chồng ngoài trại Sông Mao đang ngày đêm mong đợi vợ thăm. Mường tượng khuôn mặt xanh xao và tấm thân gầy gò của chồng trong chuyến ra lần trước, bất giác T. không che được  hai hàng nước mắt nhớ chồng  ứa ra không biết lúc nào ./.
 

Đinh hoa Lư 
edition 4/8/ 2023





No comments:

Post a Comment