MỤC LỤC
1- RA ĐI
2- ĐẤT LỞ THÌ NGƯỜI ĐI
3- TRỞ LẠI CHUYỆN HAI CHÚNG MÌNH
4- QUẢNG TRỊ ƠI SAO MÃI LÀ LƯU DÂN
5- NÚI RỪNG VÀ NHỮNG NGƯỜI TRANH SỐNG
------------------------------
RA ĐI
HÌNH NGÃ TƯ QUANG TRUNG đang bị chiếm đóng sau khi toàn bộ thành phố di tản trong vụ MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972 phía trái là tiệm sách Tùng Sơn có người đội nón
trong khi mấy o du kích đang đi về phía Tân Mỹ
Chuyện ra đi của người dân Quảng Trị đó là chuyện của 'ngày xưa' có nghĩa là xưa lắm rồi. Thế mà lạ thay, dù "xưa lắm rồi," nhưng người Quảng Trị ai mà chẳng một hướng tâm tư về kỷ niệm mà ngậm ngùi, cảm thương cho số phận người dân quê mình.
Trong hoàn cảnh chiến tranh thì đành chấp nhận. Nhưng thương là thương cho người dân Giới Tuyến sao cứ mãi ra đi.
Ai ly hương mà không nhớ không buồn, ai từng lâm vào cảnh hai vai mang gánh nặng "tản cư" thì làm sao quên được mùa hè chinh chiến đó?
Qua cầu ngó lại phía sau lòng đau như cắt. Bên kia sông Hiếu Giang cầu Đông Hà đổ sụp, tạ từ làng xưa, thôn cũ, mái lá tiêu điều phất phơ theo ngọn lửa điêu tàn.
Thôi đành phải ra đi!
Qua cầu ngó lại phía sau lòng đau như cắt. Bên kia sông Hiếu Giang cầu Đông Hà đổ sụp, tạ từ làng xưa, thôn cũ, mái lá tiêu điều phất phơ theo ngọn lửa điêu tàn.
Thôi đành phải ra đi!
Người Cam Lộ, Gio Linh, Đông Hà ngoái nhìn chiếc cầu lần cuối. Từng đoàn người hốt hoảng. Phương tiện chỉ còn là hai bàn chân và đôi triêng gióng. phải đi, phải liều mình qua vòng lửa đạn, hướng về nam là chốn dung thân hay con đường sống. Những đứa trẻ thơ ngồi trong hai đầu thúng. Dặm trường xa mẹ oằn lưng gánh nặng; phải chăng người mẹ quê gắng hết sức mình mang cả đất nước lên vai?
Người Phố Quảng dang tay đón đoàn người chạy loạn, qua cầu Thạch Hãn tạm yên được bao ngày rồi cũng phải ra đi? Bao xác người để lại bên đường, mắt chưa nhắm khi hồn còn vương về chốn cũ.
Huế dang tay nhân ái, đón chờ người chạy nạn. Chốn cố đô ì- ầm đạn pháo chẳng nào yên. Những phận người nơm nớp canh nhau giấc ngủ, khó lòng bình an khi Quảng Trị và Huế khoảng đường ngắn quá làm gì tránh được âu lo.
Vài ngày ở tạm Huế, rồi lại tiếp tục gánh gồng, người Quảng Trị vẫn còn đi mãi. Đôi vai nặng tiếp bước đường thiên lý. Hải Vân Sơn chớm chở đám mây ngàn. Dặm đường thiên lý trải dài, trên đỉnh Hải Vân tay người chiến nạn tưởng như với đưoc mây trời?
Huế dang tay nhân ái, đón chờ người chạy nạn. Chốn cố đô ì- ầm đạn pháo chẳng nào yên. Những phận người nơm nớp canh nhau giấc ngủ, khó lòng bình an khi Quảng Trị và Huế khoảng đường ngắn quá làm gì tránh được âu lo.
Vài ngày ở tạm Huế, rồi lại tiếp tục gánh gồng, người Quảng Trị vẫn còn đi mãi. Đôi vai nặng tiếp bước đường thiên lý. Hải Vân Sơn chớm chở đám mây ngàn. Dặm đường thiên lý trải dài, trên đỉnh Hải Vân tay người chiến nạn tưởng như với đưoc mây trời?
Đà Nẵng tiếp tục mở vòng tay nồng ấm chở che cho người chiến nạn. Hòa Khánh, Hòa Cầm, Non Nước bao trại tạm cư tiếp tục dựng lên cho người quê mình che mưa đụt nắng. Những ký gạo, từng ổ mỳ đắp đổi qua ngày cho người Quảng Trị đợi chờ một tia sáng nào đó trên con đường chạy nan. Biết bao kỷ niệm qua hai năm tỵ nạn, ngụ cư. Người Đà Nẵng chia sẻ ngọt bùi với lưu dân Quảng Trị. Hai, ba năm trời không quá ngắn mà chẳng quá dài nhưng nói lên tấm lòng bao dung chia sớt, người Quảng Trị mãi mãi trân trọng, biết ơn.
Xin cám ơn Huế, cám ơn Đà Nẵng xin cám ơn bao tấm lòng nặng tình ân nghĩa người Quảng Trị phải tiếp tục ra đi. Chiến tranh hay kiếp phiêu bồng, lìa xa quê nhà ai mà không đứt từng khúc ruột.
sau gần 2 năm tạm cư tại Hòa Khánh Non Nước ; người QT từ Đà Nẵng lại tiếp tục ra đi theo chương trình Khẩn Hoang Lập Ấp của Quốc Vụ Khanh VNCH từ vào cuối năm 1973
*
Phương nam xa xôi, ai ngờ lại đến? Tình luyến lưu giữa người Đà Nẵng và lưu dân Quảng Trị vừa chớm nồng thì đã vội chia tay. Người QT tiếp tục tha hương vào tận phương nam. Vùng đất lạ chào đón buớc chân người 'giới tuyến'. Mồ hôi lại đổ trên bao cánh rừng xa lạ, trên những bãi biển hoang sơ, những vùng đất cát trắng bạc màu hay đất đỏ phì nhiêu hoặc ruộng lúa bao la nơi miền lục tỉnh. Tất cả đều đón người Quảng Trị trong tình cảm chân thành, bao dung. Xin cám ơn bao tấm lòng vàng, người ra đi nhớ biết bao những vòng tay rộng mở.
Trời phương nam, người Quảng Trị có nhiều lúc chạnh lòng nhớ về quê cũ. Lòng đau đáu thương bờ tre đám ruộng. Cánh chim chiều lẻ bạn nhớ kẻ đi xa. Kẻ thị thành nhớ con phố cũ, từng con hẻm thân quen. Người học trò nhớ thầy, thương bạn, hình ảnh mái trường ấp ủ biết mấy mộng mơ, hoài bão... Nói sao cho hết đoạn trường cho người Quảng Trị?
Người đi có thêm kỷ niệm chắt chiu tháng ngày trên vùng đất mới. Quê hương thứ hai: miền nam mưa nắng hai mùa, truớc lạ sau quen, đã trở thành mối nợ ân tình. Người nam phương chân chất hào hiệp, tình cảm dần hồi càng trở thành thâm sâu gắn bó. Đó là những gì an ủi cho người Quảng Trị ly hương nhưng chẳng hẹn ngày về.
Trời phương nam, người Quảng Trị có nhiều lúc chạnh lòng nhớ về quê cũ. Lòng đau đáu thương bờ tre đám ruộng. Cánh chim chiều lẻ bạn nhớ kẻ đi xa. Kẻ thị thành nhớ con phố cũ, từng con hẻm thân quen. Người học trò nhớ thầy, thương bạn, hình ảnh mái trường ấp ủ biết mấy mộng mơ, hoài bão... Nói sao cho hết đoạn trường cho người Quảng Trị?
Người đi có thêm kỷ niệm chắt chiu tháng ngày trên vùng đất mới. Quê hương thứ hai: miền nam mưa nắng hai mùa, truớc lạ sau quen, đã trở thành mối nợ ân tình. Người nam phương chân chất hào hiệp, tình cảm dần hồi càng trở thành thâm sâu gắn bó. Đó là những gì an ủi cho người Quảng Trị ly hương nhưng chẳng hẹn ngày về.
Kiếp nhân sinh như phù ảnh, thập niên nối tiếp thập niên trôi mau về quá khứ. Hai chữ ra đi như một định mệnh an bài, là dấu ấn, chợt chuyển mình vươn lên chẳng khác gì huyền thoại? Bao khốn khổ, đau thương nay vụt trở thành sức mạnh cùng nghị lực phi thường. Người ra đi quên đi mặc cảm, tủi hờn, vươn lên phía trước tìm sức sống mới, niềm tin mới nơi phương trời xa lạ.
Những thanh âm, tiếng nói, người ra đi mang theo hoà nhập với cuộc sống nơi quê hương thứ hai. Lạ thật? người Quảng Trị vẫn giữ được những phong cách cùng bản ngữ nghe sao tình tự quê nhà. Xa tận chân trời góc bể góc hai kẻ xa lạ chợt nhận ra nhau thoáng nghe qua giọng nói. Ấm nồng quê hương tìm lại, bất chợt trong phút giây qua một thoáng âm thanh, tuy ‘trọ trẹ’ thế mà tình cảm khó rời.
Đứa bé năm xưa, mẹ gánh con trên thúng trong cơn chạy nạn thất thần và hoảng hốt. Làn hơi thở của người mẹ trong run sợ mệt nhọc, tưởng chừng muốn đứt? Mẹ gắng gánh con đi cho qua vòng vây đạn pháo.
thế hệ sau hiện nay hay về thăm quê cha đất tổ. Phút đưa người thân lên xe, bà con Quảng Trị xúc động rơi nước mắt tiễn bà con về lại quê hương thứ hai tức là phương nam sau chuyến về làng
Rồi hôm nay con đã lớn khôn nhưng bóng mẹ xa rồi!
Con ơi! có lần nào con về thăm Quảng Trị, đó khác chi một chuyến 'hành hương' về quê cha, đất tổ. Trên con đường thênh thang, trải dài về chốn quê nhà, con hãy lắng lòng tưởng niệm cho một khoảng đường hay một chặng đời của ba mẹ hay bà con xứ Quảng. Ngày đó mẹ gánh con đi qua vòng vây đạn pháo. Một chặng đường nhưng biết bao nhiêu người đành nằm lại? Trời phương nam trong một tầm tay nhưng vĩnh viễn chẳng bao giờ với được. Những đôi mắt chưa hề nhắm hết. Bà con mình nằm lại đây, vĩnh viễn nằm lại đây, trong tức tưởi oan khiên do không hiểu tại sao mình phải chết? Con hãy về trong một chuyến hành hương, hãy thắp lên một nén nhang lòng để tưởng niệm bao oan hồn u uẩn. Chỉ một chặng đường sao quá đau thương trong máu và nước mắt người dân mình ngày đó? Giờ đây mẹ cho rằng: phố xá, dinh thự có thể đã xoá nhoà cái truông cát dài oan nghiệt kia, một chặng đường mang bốn chữ "Đại Lộ Kinh Hoàng", chặng đường của khổ đau năm cũ.
Thế hệ tiếp nối tiếp thế hệ, nơi quê hương mới cháu con Quảng Trị luôn mang trong người ước muốn tiếp nối hoài bão của mẹ cha. Mẹ kể cho con chuyện những ngày giáp hạt- quê hương mình phần phật mưa bay, bao cơn lụt hàng năm nay trở thành định mệnh. Chính đó là sức bật nhiệm mầu cho con vươn vai trên xứ lạ quê người, cho lớp người Quảng Trị ra đi trong đau thương nhưng lòng hẹn lòng sẽ không bao giờ thất bại.
Người quê mình tuy ly hương sẽ không bao giờ quên những vòng tay nặng nghĩa ân tình tháng ngày che chở. Hãy cùng nhau xem phương nam như một vùng "đất hứa" vì nó từng xây lại cuộc đời cho bao kẻ mất quê. Cát bụi thời gian phôi pha ngày tháng cũ nhưng hồn xưa bỗng sống dậy khôn nguôi, những u hoài cho ai ra đi không hẹn ngày trở lại.
Quảng Trị ơi! bao đau xót cho một lần đi.
Con ơi! có lần nào con về thăm Quảng Trị, đó khác chi một chuyến 'hành hương' về quê cha, đất tổ. Trên con đường thênh thang, trải dài về chốn quê nhà, con hãy lắng lòng tưởng niệm cho một khoảng đường hay một chặng đời của ba mẹ hay bà con xứ Quảng. Ngày đó mẹ gánh con đi qua vòng vây đạn pháo. Một chặng đường nhưng biết bao nhiêu người đành nằm lại? Trời phương nam trong một tầm tay nhưng vĩnh viễn chẳng bao giờ với được. Những đôi mắt chưa hề nhắm hết. Bà con mình nằm lại đây, vĩnh viễn nằm lại đây, trong tức tưởi oan khiên do không hiểu tại sao mình phải chết? Con hãy về trong một chuyến hành hương, hãy thắp lên một nén nhang lòng để tưởng niệm bao oan hồn u uẩn. Chỉ một chặng đường sao quá đau thương trong máu và nước mắt người dân mình ngày đó? Giờ đây mẹ cho rằng: phố xá, dinh thự có thể đã xoá nhoà cái truông cát dài oan nghiệt kia, một chặng đường mang bốn chữ "Đại Lộ Kinh Hoàng", chặng đường của khổ đau năm cũ.
Thế hệ tiếp nối tiếp thế hệ, nơi quê hương mới cháu con Quảng Trị luôn mang trong người ước muốn tiếp nối hoài bão của mẹ cha. Mẹ kể cho con chuyện những ngày giáp hạt- quê hương mình phần phật mưa bay, bao cơn lụt hàng năm nay trở thành định mệnh. Chính đó là sức bật nhiệm mầu cho con vươn vai trên xứ lạ quê người, cho lớp người Quảng Trị ra đi trong đau thương nhưng lòng hẹn lòng sẽ không bao giờ thất bại.
Người quê mình tuy ly hương sẽ không bao giờ quên những vòng tay nặng nghĩa ân tình tháng ngày che chở. Hãy cùng nhau xem phương nam như một vùng "đất hứa" vì nó từng xây lại cuộc đời cho bao kẻ mất quê. Cát bụi thời gian phôi pha ngày tháng cũ nhưng hồn xưa bỗng sống dậy khôn nguôi, những u hoài cho ai ra đi không hẹn ngày trở lại.
Quảng Trị ơi! bao đau xót cho một lần đi.
ĐHL EDIT
====================================
Chiều nay gửi tới quê xưa
Biết là bao thương nhớ cho vừa
Trời cao chìm rơi xuống đời
Biết là bao sầu trên xứ người
(lyrics)
ĐỘNG ĐỀN THÌ ĐẤT LỞ, ĐẤT LỞ THÌ NGƯỜI ĐI
Mà đâu phải đi Mỹ? người Động Đền sau giai đoạn 1975-77 đi tứ tán chân trời góc bể . Kẻ vô tận Cà Mâu Sóc Trang rừng đước rừng tràm bao la, người ra tận Phú Quốc đảo biển xa xăm còn người thì lên tận vùng Tây Nguyên hay Đức Linh rừng núi bạt ngàn ...
Nói về người Động Đền thì liên tưởng đến một vùng mấy xã ven biển Hàm Tân . Động Đền là tên không phải một xã hay một thôn nào cả .
Khi ra đi tôi có nhịp ghi lại vài tấm hình của một vùng đất lở nói trên
Đây là những hình ảnh cuối cùng tôi ghi lại nơi vùng đất tôi đang giã biệt. Đúng vậy, trước khi giã từ Động Đền, trước khi làm tiệc chia tay vào ngày 21/7/1995 tại thôn Cam Bình. Tôi đi bộ lên lưng chừng dốc này và nhìn lại thôn xóm để chụp lại vài cái hình gọi là lưu niệm.
Cái xứ tôi sắp chia tay nghèo và loang lổ như vậy đó. Đất đai hoang tàn lỡ lói, chẳng còn thứ gì mọc được. Một vùng cát trắng bạc màu, dốc cao xói mòn, toang hoác.
Phía chân đồi là cái nghĩa địa của người dân tha phương Quảng Trị, những o chú , những ôn mệ, ba mạ tôi hay bà con lối xóm bạn bè thân sơ nay đã xuôi tay về nơi miên viễn. Một nơi mà họ không còn ai buồn tủi, hay lòng cứ đau đáu nhớ về quê cũ mỗi buổi chiều buông trên núi Bể hay ngọn Mây Tào cũng như tiếng sóng biển theo gió đưa vô trong canh khuya thanh vắng.
Người Quảng trị, dân Đông hà, bà con Gio Linh, Cam Lộ đều gần nhau, sống bên nhau những ngày xa xứ lao lung và khi nhắm mắt cũng nằm gần nhau trên cái bãi cát trắng tha hương có hai chữ Chồm Chồm.
Quê hương kỷ niệm của tôi là thế đó. Khi ba tôi đi xa mấy chục năm rồi chỉ còn mẹ già còn lại xóm xưa với trí óc mụ mẫm lu mờ chẳng còn nhớ còn thương hay u hoài bất tận.
Ôi quê nhà diệu vợi và bao nỗi nhớ mông lung.
Người Động Đền
================================
TRỞ LẠI CHUYỆN HAI CHÚNG MÌNH
Thuơng về bà xã
Phân hiệu xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân thời gian này còn mang tên tỉnh Thuận Hải, là một trong những trường quê vùng đồi cao ngó ra vịnh Hàm tân. Biển xanh bát ngát bốn mùa gió lộng. Thầy cô giáo ở đây có được niềm an ủi trong chật vật khó khăn của thời bao cấp, đó là những ngày hè. Mùa hè thầy cô cùng học trò ra tận biển để tận hưởng luồng không khí mát rượi 'không tốn tiền mua' từ biển thổi vào. Vô số con còng, con cua, núp dưới lớp cát khi sóng đánh vô.
Giã từ Xã Sơn Mỹ theo Liên Tỉnh Lộ 23 (thời sau này gỏi là QL 55) sẽ là xã Tân Thắng. Xã này nhờ nằm theo bờ biển nối dài về Bình Châu cũng có được "kho trời đât" vô tận này. Kho trời đất người viết muốn nói ở đây không phải những bãi biển đẹp, những khu suối nước nóng 'hái ra tiền' như thời sau này. Đó là những thứ đơn sơ của biển chẳng có giá trị gì về tiền bạc
Giã từ Xã Sơn Mỹ theo Liên Tỉnh Lộ 23 (thời sau này gỏi là QL 55) sẽ là xã Tân Thắng. Xã này nhờ nằm theo bờ biển nối dài về Bình Châu cũng có được "kho trời đât" vô tận này. Kho trời đất người viết muốn nói ở đây không phải những bãi biển đẹp, những khu suối nước nóng 'hái ra tiền' như thời sau này. Đó là những thứ đơn sơ của biển chẳng có giá trị gì về tiền bạc
từ xa la` huớng La gi (hay từ Ngã Tư QUân Cảnh ) theo đường Liên Tỉnh 23 lên Bình Châu phảiqua Động Đền sau la` dốc Tân Sơn ...Phía trái trong hình là nhà Bác Sĩ Hà Anh ở ngay chân dốc vào lúc này
Con đường 23 vào năm là con đường đất đỏ đầy gió bụi nhưng có nhiều kỷ niệm của một thời gian khổ mà ai ở đây đều mang một số phận giống nhau. Bao tháng khó quên, những tình cảm nảy sinh cho đến lúc hai vợ chồng tôi trở thành gia thất.
Tôi khó lòng quên được vùng biển Hàm Tân những đêm vào mùa câu mực. Một vùng biển lấp lánh muôn vạn ánh đèn sáng lung linh từ hàng ngàn con thuyền hay thúng. Tôi đứng trên đồi cao nhìn về biển: dưới đó là cả một vũ trụ của ánh sao đèn lấp lánh không thể nào đếm xuể?
bản đồ tình Phước Tuy cạnh Bình Tuy thời VNCH có vẽ con đường Liên Tỉnh 23 từ Hàm Tân vào đến Xuyên Mộc-Bà Rịa
======================================
Tôi khó lòng quên được vùng biển Hàm Tân những đêm vào mùa câu mực. Một vùng biển lấp lánh muôn vạn ánh đèn sáng lung linh từ hàng ngàn con thuyền hay thúng. Tôi đứng trên đồi cao nhìn về biển: dưới đó là cả một vũ trụ của ánh sao đèn lấp lánh không thể nào đếm xuể?
bản đồ tình Phước Tuy cạnh Bình Tuy thời VNCH có vẽ con đường Liên Tỉnh 23 từ Hàm Tân vào đến Xuyên Mộc-Bà Rịa
======================================
anh nông dân thời gian trú tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân 1985 --đằng xa lá mái trường tranh xác xơ trống hóc của học sinh nghèo vùng nương rẫy xã Sơn Mỹ, Hàm Tân, Thuận Hải (Bình Thuận) 1985
em trai Đinh trọng Thịnh mới tức cảnh sinh tình làm một bài thơ cho bức ảnh kỷ niệm ngôi trường Sơn Mỹ này:
Bâng khuâng ai đứng khoanh tay?
Cây xưa tê tái...gió lay bóng chiều...!
Mái tranh tơi tả...liêu xiêu!
Dáng trường xưa cũ tiêu điều...xót xa....!
Ba ba năm...đã trôi qua...!
Một trời kỷ niệm vỡ òa tâm can!
Nhớ sao những lúc thu sang
Có đàn em nhỏ tung tăng tới trường
Mặt mày lem luốc thấy thương!
Áo quần cũ nát...đi đường chân không!
Củ khoai củ sắn lót lòng
Đến trường kiếm chữ...những mong đỗi đời...!
Ngày xưa cực lắm ai ơi!
Trò gầy,cô ốm một thời đắng cay!
Thành người trí thức hôm nay
Đủ đầy cơm áo nhớ ngày lầm than!
thật cám ơn bài thơ này nói lên quá đủ hoàn cảnh ngày xưa cơ khổ
==============================
Đó là ký ức của tôi về biển cùng ngư dân vùng này. Riêng trên các đồi đất cao vùng gia đình tôi sống dành cho nông dân cùng tiều phu những gia đình gắn liền mạch sống với đất rẫy cùng cây rừng . Từ hai bàn tay, cái cuốc cây rìu người dân đã tạo ra vô số luống khoai nương sắn. Rừng xanh dần dần biến mất theo miếng ăn của con người khi đất ruộng hiếm hoi. Thay vào đó các đồi trồng cây hoa màu phụ chạy dần về núi Đất hay núi Bể. Rừng còn bị bị san bằng- đốt phá cho những gánh than hay những thớ gỗ xây nhà dựng cửa. Trẻ con sau những giờ phụ mẹ cha vào rừng nhặt than, trỉa bắp các em cũng có những giờ hạnh phúc học hành với các thầy cô bên cạnh mái trường đổ nát xiêu vẹo có khi loang lỗ dấu đạn chiến tranh.
Vợ tôi và các cô thầy khác từng có cơ hội gần gũi với người dân bên nương khoai rẫy bắp, cùng đói- cùng no với trẻ con vùng kinh tế mới, dấu ấn một thời gọi là bao cấp. Tôi không quên hình ảnh các thầy cô hàng tháng phải đạp xe về tận huyên xếp hàng từ sáng đến chiều chờ "dài cổ" mới mua được tiêu chuẩn mỗi ngừoi hai lít dầu hôi cùng vài lạng(trăm gam) thịt heo. Chuyện mới kỳ vì ai cũng thích thịt heo loại "nhiều mỡ", thì ra các cô thầy ưa mỡ để rán ăn dần trọn tháng.
Đời sống thầy cô giáo tuy khổ nhưng cũng còn khá hơn các em. Các em có khi phải thắp đèn bằng dầu "mù - u"[1] kiếm trong rừng do dầu là những thứ gì thuộc loại "hiếm quý". Những đêm tôi đi rẫy về trễ, nghe tiếng 'ê - a' các em học bài vọng ra từ các mái tranh, lòng tôi sao xao xuyến! Ánh đèn lù mù le lói chiếu ra từ các mái tranh cùng tiếng học bài làm giảm đi nỗi vắng vẻ nơi thôn dã. Ngày mai các em còn tới lớp, cũng 'ê a' tiếng đọc bài theo nhịp thước của thầy cô tại ngôi trường cũ nát nơi gia đình tôi đang trú ngụ.
===================
[1]: người vùng này còn dùng nhựa cây dầu thắp thay dầu hỏa- gồm một cái tim đèn đặt lòi ra ngoài miệng cái lon sữa bò hay cái chén bể đựng nhựa cây dầu - cháy nhưng khói nhiều===============================
Hình trắng đen chụp năm 1986, học trò lớp 3 chụp chung với cô giáo tức là vợ tôi cạnh ngôi trường cũ xây từ năm QT đi di dân vào Bình Tuy 1973-74, vách hông trường đã đổ nát trong chiến tranh, nên qua cửa sổ chúng ta thấy một khoảng sáng trắng ...
Nghèo là nghèo chung, khổ là khổ chung, tất cả đều chia sẻ nhau những cơ cực đó. Vào ngày 'TẾT THẦY CÔ' , học trò nghèo không có chi, có khi các em lại xách luôn cả xâu cá mới câu được đem biếu cô. Có em lại đem những lon bắp hay nhũng gì trong vườn các em có được tới lấy thảo. Giờ nhớ lại tôi không quên được nét ngây ngô chất phác của các em học trò vùng quê thuở ấy.
Cô Pho được đổi về dạy gần nhà tại xã Sơn Mỹ Hàm tân và cùng dạy học với vợ tôi tại phân hiệu trường Sơn Mỹ này khá lâu. Thời bao cấp lưong cô thầy vài ba chục đồng, chủ yếu nhờ vào tem phiếu. Cô Ph cũng không ngoại lệ. Ngày tháng chắt chiu nưôi con heo đen, gầy dựng hạnh phúc cho cô đó là ngày cô đám cưới. Ngày cưới của cô gần kề, con heo cô nuôi cũng vừa lớn là nguồn thịt tươi chính yếu cho buổi đám cưới của một cô giáo vùng quê, là tất cả hi vọng cô đặt vào gần một năm trời chăm sóc cho nó miếng cám ngọn rau. Gần biển, đôi khi cô cũng thêm cho nó một ít cá vụn . Xóm làng ai cũng xuýt xoa khen con heo mau lớn, thịt chắc là ngon lắm!
Ngày hạnh phúc tức là ngày cưới của cô Pho đã đến. Giáo viên cùng trường như vợ tôi phải tới dự thôi. Vậy là tôi có được một ngày tạm dừng rìu rựa, ở nhà ru con cho vợ tôi đi dự đám cưới. Thời gian này nhà tôi đang tạm trú tại ngôi trường đổ nát mà vợ tôi vừa dạy học vừa ở với gia đình. Còn tôi dĩ nhiên là phu trường tự nguyện không có trợ cấp, dù sao gia đình tôi có một nơi che mưa đụt nắng là may mắn lắm rồi.
Đứa con gái của tôi năm vẫy đạp trong nôi. Nhờ trời tuy khoai sắn nhiều hơn cơm nhưng con tôi lớn nhanh như thổi, trong thôn ai cũng khen, các cô thầy đi ngang đều ưa nựng bé. Tôi vừa ru con vừa ngóng tai nghe tiếng pháo đám cưới cô Pho bên thôn kế cận nhưng hoàn toàn im lặng. Tôi chợt nhớ ra làm gì thời này mà có pháo! nhất là ở vùng thôn quê rẫy bái như vùng này.
Cái nôi tre méo mó chốc chốc rung rinh theo vẫy đạp của con gái tôi. Tôi vừa ru con tôi vừa ngó vách tường vôi loang lổ vết đạn . Mái trường một vách cưối đã sụp đổ tạm thay bằng những liếp lá buông cùng ván rừng. Qua khung cửa sổ tôi còn thấy được biển Hàm tân xanh ngắt ẩn hiện sau những hàng cây bạch đàn . Thấp thoáng vài con thuyền chài nhấp nhô trên sóng biển. Cứ mùa mực về trời càng chiều càng nhiều thuyền ra khơi . Khi màn đêm vừa buông xuống là muôn ngàn ánh đèn câu mực sẽ thi nhau lấp lánh trên vịnh Hàm tân. Mực là nguồn kinh tế là tiền là vàng cho ngư dân vùng thị xã La Gi. Người dân quê vùng cao tôi đang ở đây an phận với gánh than bó củi , hay thúng khoai " triêng" sắn , ngày ngày mịt mù trong nương rẫy cho đến lúc về nhà thì đã lên đèn , những ngọn đèn tỏa những làn khói xám.
Nghèo là nghèo chung, khổ là khổ chung, tất cả đều chia sẻ nhau những cơ cực đó. Vào ngày 'TẾT THẦY CÔ' , học trò nghèo không có chi, có khi các em lại xách luôn cả xâu cá mới câu được đem biếu cô. Có em lại đem những lon bắp hay nhũng gì trong vườn các em có được tới lấy thảo. Giờ nhớ lại tôi không quên được nét ngây ngô chất phác của các em học trò vùng quê thuở ấy.
Cô Pho được đổi về dạy gần nhà tại xã Sơn Mỹ Hàm tân và cùng dạy học với vợ tôi tại phân hiệu trường Sơn Mỹ này khá lâu. Thời bao cấp lưong cô thầy vài ba chục đồng, chủ yếu nhờ vào tem phiếu. Cô Ph cũng không ngoại lệ. Ngày tháng chắt chiu nưôi con heo đen, gầy dựng hạnh phúc cho cô đó là ngày cô đám cưới. Ngày cưới của cô gần kề, con heo cô nuôi cũng vừa lớn là nguồn thịt tươi chính yếu cho buổi đám cưới của một cô giáo vùng quê, là tất cả hi vọng cô đặt vào gần một năm trời chăm sóc cho nó miếng cám ngọn rau. Gần biển, đôi khi cô cũng thêm cho nó một ít cá vụn . Xóm làng ai cũng xuýt xoa khen con heo mau lớn, thịt chắc là ngon lắm!
Ngày hạnh phúc tức là ngày cưới của cô Pho đã đến. Giáo viên cùng trường như vợ tôi phải tới dự thôi. Vậy là tôi có được một ngày tạm dừng rìu rựa, ở nhà ru con cho vợ tôi đi dự đám cưới. Thời gian này nhà tôi đang tạm trú tại ngôi trường đổ nát mà vợ tôi vừa dạy học vừa ở với gia đình. Còn tôi dĩ nhiên là phu trường tự nguyện không có trợ cấp, dù sao gia đình tôi có một nơi che mưa đụt nắng là may mắn lắm rồi.
Đứa con gái của tôi năm vẫy đạp trong nôi. Nhờ trời tuy khoai sắn nhiều hơn cơm nhưng con tôi lớn nhanh như thổi, trong thôn ai cũng khen, các cô thầy đi ngang đều ưa nựng bé. Tôi vừa ru con vừa ngóng tai nghe tiếng pháo đám cưới cô Pho bên thôn kế cận nhưng hoàn toàn im lặng. Tôi chợt nhớ ra làm gì thời này mà có pháo! nhất là ở vùng thôn quê rẫy bái như vùng này.
Cái nôi tre méo mó chốc chốc rung rinh theo vẫy đạp của con gái tôi. Tôi vừa ru con tôi vừa ngó vách tường vôi loang lổ vết đạn . Mái trường một vách cưối đã sụp đổ tạm thay bằng những liếp lá buông cùng ván rừng. Qua khung cửa sổ tôi còn thấy được biển Hàm tân xanh ngắt ẩn hiện sau những hàng cây bạch đàn . Thấp thoáng vài con thuyền chài nhấp nhô trên sóng biển. Cứ mùa mực về trời càng chiều càng nhiều thuyền ra khơi . Khi màn đêm vừa buông xuống là muôn ngàn ánh đèn câu mực sẽ thi nhau lấp lánh trên vịnh Hàm tân. Mực là nguồn kinh tế là tiền là vàng cho ngư dân vùng thị xã La Gi. Người dân quê vùng cao tôi đang ở đây an phận với gánh than bó củi , hay thúng khoai " triêng" sắn , ngày ngày mịt mù trong nương rẫy cho đến lúc về nhà thì đã lên đèn , những ngọn đèn tỏa những làn khói xám.
đèn biển mùa câu mực hàm tân
Hôm đó dù mất một ngày đi rẫy nhưng tôi đã sống một ngày có ý nghĩa vì vợ tôi có một ngày thoải mái cùng vui vẻ với đồng nghiệp bạn bè cùng bà con trong thôn xóm, còn tôi được một ngày gần con. Tôi làm sao quên đựơc hình ảnh vợ tôi phải bỏ một ngày may bằng tay mấy tấc vải thun 'tiêu chuẩn' cho ra cái áo mới để đi ăn đám cưới. Hình ảnh những chiếc áo dài đã thực sự biến mất vào thời gian này thế vào đó là những chiếc áo Bà Ba hay sơ mi kiểu nữ .
Lòng tôi còn ghi đậm mớ thịt heo luộc vợ tôi bới trong cái mũ vải nhịn ăn đem về sau khi ăn cưới do thương chồng con thiếu thốn ở nhà. Đó là những lát thịt heo tôi ăn ngon nhất trong đời và cứ suýt xoa khen mãi. Con heo đen đó là cả một gia tài của một cô giáo vùng quê chắt chiu nưôi lớn , cả một ước mơ của dân áo vải quần thô, sắn khoai thay gạo. Đó là những lát thịt heo mang nặng tình nghĩa vợ chồng. Đó là kỷ niệm khó quên cho tôi về một vùng kinh tế mới - nơi có mái trường rách nát tả tơi cùng đám học trò nghèo ngây thơ đến tội nghiệp.
Hôm đó dù mất một ngày đi rẫy nhưng tôi đã sống một ngày có ý nghĩa vì vợ tôi có một ngày thoải mái cùng vui vẻ với đồng nghiệp bạn bè cùng bà con trong thôn xóm, còn tôi được một ngày gần con. Tôi làm sao quên đựơc hình ảnh vợ tôi phải bỏ một ngày may bằng tay mấy tấc vải thun 'tiêu chuẩn' cho ra cái áo mới để đi ăn đám cưới. Hình ảnh những chiếc áo dài đã thực sự biến mất vào thời gian này thế vào đó là những chiếc áo Bà Ba hay sơ mi kiểu nữ .
Lòng tôi còn ghi đậm mớ thịt heo luộc vợ tôi bới trong cái mũ vải nhịn ăn đem về sau khi ăn cưới do thương chồng con thiếu thốn ở nhà. Đó là những lát thịt heo tôi ăn ngon nhất trong đời và cứ suýt xoa khen mãi. Con heo đen đó là cả một gia tài của một cô giáo vùng quê chắt chiu nưôi lớn , cả một ước mơ của dân áo vải quần thô, sắn khoai thay gạo. Đó là những lát thịt heo mang nặng tình nghĩa vợ chồng. Đó là kỷ niệm khó quên cho tôi về một vùng kinh tế mới - nơi có mái trường rách nát tả tơi cùng đám học trò nghèo ngây thơ đến tội nghiệp.
[ Thời gian qua nhanh, mọi chuyện đều đổi thay. Trường ốc quê nhà hiện nay đang thay đổi; học sinh mọi nơi ra trường dù tiểu hay trung học, đại học đều đội áo mũ ra truong. Cô giáo áo dài đồng phục một màu, thuớt tha. Các thầy "đóng bộ" nghiêm chỉnh trong ngày mãn khóa của học trò.
Bài viết này dù đăng lại , nhưng tôi muốn lưu giữ một kỷ niệm, ngày tháng vừa tiếp liền sau năm 1975... khó quên đi bao nỗi khó khăn chật vật của những người làm nghề "gõ đầu trẻ" trong đó có vợ tôi hay bao hình ảnh thiếu thốn -cơ hàn, của những em học trò trong vùng "kinh tế mới". Những nơi này, các em vừa đói ăn, vừa lao động cật lực với cha mẹ trong rừng hay trên nương rẫy nhưng cũng không bỏ qua tinh thần hiếu học. Tôi từng thấu hiểu cùng đồng cảm với những ước mơ của các gia đình nông dân từng khao khát kiếm "đôi ba chữ " cho con. Tôi là 'chứng nhân' cho đời sống kham khổ của giới "công nhân viên chức" nhất là những người dạy học trong thời bao cấp .
Và sau hết, hiện nay khi đời sống vật chất cho tất cả mọi giới từ em học sinh cho đến cô thầy ngày xưa đó dù nay đã đổi thay thì người viết vẫn mong đừng ai quên đi quá khứ mà hãy dùng nó để làm sức bật đi lên cùng biết tiết giảm trong cuộc sống đua đòi hiện tại]
Bài viết này dù đăng lại , nhưng tôi muốn lưu giữ một kỷ niệm, ngày tháng vừa tiếp liền sau năm 1975... khó quên đi bao nỗi khó khăn chật vật của những người làm nghề "gõ đầu trẻ" trong đó có vợ tôi hay bao hình ảnh thiếu thốn -cơ hàn, của những em học trò trong vùng "kinh tế mới". Những nơi này, các em vừa đói ăn, vừa lao động cật lực với cha mẹ trong rừng hay trên nương rẫy nhưng cũng không bỏ qua tinh thần hiếu học. Tôi từng thấu hiểu cùng đồng cảm với những ước mơ của các gia đình nông dân từng khao khát kiếm "đôi ba chữ " cho con. Tôi là 'chứng nhân' cho đời sống kham khổ của giới "công nhân viên chức" nhất là những người dạy học trong thời bao cấp .
Và sau hết, hiện nay khi đời sống vật chất cho tất cả mọi giới từ em học sinh cho đến cô thầy ngày xưa đó dù nay đã đổi thay thì người viết vẫn mong đừng ai quên đi quá khứ mà hãy dùng nó để làm sức bật đi lên cùng biết tiết giảm trong cuộc sống đua đòi hiện tại]
Kỷ niệm một vùng quê nghèo tính thời gian bằng tuổi con gái tôi hôm nay. Thời gian trôi mau thật thấp thoáng mà đã hai mươi mấy năm qua. Hôm nay nhìn cái tủ lạnh của nhà tôi đầy ắp thức ăn, thực lòng tôi chẳng tha thiết ăn gì. Chợt nghiệm ra rằng khi qua xứ Mỹ tôi chưa lần nào có lại cái cảm giác ngon lành năm xưa như mấy lát thịt heo trong ngày cưới cô Ph. Bao nhiêu hình ảnh lần lượt hiện về trong trí nhớ tôi... vợ tôi tất tả ra về những miếng thịt heo đùm trong chiếc mũ vải, ngày cưới cô giáo làng không áo dài không tiếng pháo, đám học trò lem lưốc vùng quê , những gánh than và những rẫy sắn trải dài bất tận .
Bao nhiêu hình ảnh cũ thoáng nhanh qua trí tôi như một khúc phim: sướng khổ chen lẫn buồn vui. Thực tại là thực tại, ngày tháng cũ qua rồi, con đường xưa dù chẳng là nhung gấm nhưng sẽ là dấu ấn hay mang bao hoài niệm êm đềm trong ký ức cho ai còn thuơng về nó.
Đóng lại cánh cửa tủ lạnh chợt tôi buông tiếng thở dài.
DHL
========================
QUẢNG TRỊ ƠI! SAO MÃI LÀ LƯU DÂN
một ông già từ vùng Giới Tuyến ăn cây cà rem trên đường chạy loạn
***
Ngày qua giã từ đất mẹ mà đi
Vì nghe tình quê tình nước đôi bề
Nước chia hai đường nước chưa về
Trót thương cho người lỡ câu thề
Lên đường từ ly, hỏi lòng mình lưu luyến gì.
(Lối Về Đất Mẹ -Duy Khánh lyrics)
KỂ RA số phận di dân của người Quảng Trị trải qua bao nhiêu giai đoạn, từ lúc bỏ xứ mà đi, thực sự giã từ quê huơng Quảng trị.
Khói lửa chết chóc từ cái thời mà ông bà kể lại là 'chạy giặc' trong thời chiến tranh Pháp Việt đã lắm đoạn trường; đến thời sau này cũng không kém đau thuơng. Người Quảng trị khổ đói đã đành nhưng trên bàn thờ nhà nào cũng không thiếu bát nhang thờ người chết do chiến tranh. Số phận đau khổ bám mãi vài đôi bờ vai người dân áo vải quần thô khi những mái nhà tranh cháy mãi không biết bao nhiêu lần? Rồi hình ảnh mái nhà tranh là hình ảnh quá thân quen cho người dân 'cày lên sỏi đá'. Mỗi mùa đông về lạnh 'cắt da', cắn ngón tay không chảy máu' , người dân QT không còn biết lấy chi để 'bỏ đầy' cái bao tử trống không?
Đó là những nỗi khổ của chiến tranh và đói lạnh.
Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972 nguoi QT phải lìa bỏ quê hương bản quán ra đi
Người Quảng Trị di dân vào tận xứ Bình Tuy, cái xứ một thời người ta gọi là "đất Thầy Thím" do ở đây nó có đông dân tộc người Chăm mà tiếng QT gọi quen miệng gọi là "Chàm". Người Chàm, tháp Chàm, cũng do tiếng chỉ dân tộc Champa mà ra.
Xưa Công chúa Huyền Trân hi sinh thân ngọc để đổi hai châu Ô và Lý cho người QT hiện nay; thì từ cái năm máu lửa 1972 con cháu người QT bị xô đẩy vào sâu hơn nữa vào tận xứ này.
Bình Tuy hai tiếng nghe dần thân quen cho người QT, ai vào đây sau năm 1973. Những mật khu, những rừng gỗ quý ken dày. Trước đây dân cư thưa thớt không sao làm hết rừng này. Sát với những cánh rừng dày đặc hồi đó là Vịnh Hàm Tân. Biển đầy ắp cá, đang chờ sức người QT vào khai phá.
Tưởng thế là đời sống người Quảng Trị "di dân lập ấp' sau 1973, rồi đến 1975 sẽ trở nên trù phú nhờ vào "rừng vàng biển bạc". dè đâu!
"Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo " (ca dao)
Sau 1975, hòa bình rồi, thống nhất rồi, thế mà người di dân QT vẫn không thoát khỏi số cực. Rừng đốn hết- nào củi, nào than, tất cả cho cái "bao tử". Miệng ăn núi lở- những đám rẫy bạc màu dần, không trồng cây gì lên nỗi?
Con cháu di dân ở đây càng lúc càng sinh sôi nảy nở thì miệng ăn càng nhiều. Bao cánh rừng đốt làm than lần hồi cũng hết. Thế là vài năm sau người QT lại tiếp tục theo đi 'kinh tế mới' vào tận miền nam- Cần Thơ, Long Xuyên, hay Bạc Liêu, Rạch Giá cho tận Cà Mâu.
Bà con sống không quen kiểu "ướt át vùng sông nước" trong nam, nên lại chia tay nhau, tứ tán nhiều lần thêm nữa! Có người về lại Long Khánh, Đức Linh hay gặp may vào lên ở Sài Gòn mà sau nay hay gọi cái tên là "Thành Phố..".
"Tui lên "Thành Phố..", "O lên Thành Phố..." nhưng thành phố nào mới được chớ?
KỂ RA số phận di dân của người Quảng Trị trải qua bao nhiêu giai đoạn, từ lúc bỏ xứ mà đi, thực sự giã từ quê huơng Quảng trị.
Khói lửa chết chóc từ cái thời mà ông bà kể lại là 'chạy giặc' trong thời chiến tranh Pháp Việt đã lắm đoạn trường; đến thời sau này cũng không kém đau thuơng. Người Quảng trị khổ đói đã đành nhưng trên bàn thờ nhà nào cũng không thiếu bát nhang thờ người chết do chiến tranh. Số phận đau khổ bám mãi vài đôi bờ vai người dân áo vải quần thô khi những mái nhà tranh cháy mãi không biết bao nhiêu lần? Rồi hình ảnh mái nhà tranh là hình ảnh quá thân quen cho người dân 'cày lên sỏi đá'. Mỗi mùa đông về lạnh 'cắt da', cắn ngón tay không chảy máu' , người dân QT không còn biết lấy chi để 'bỏ đầy' cái bao tử trống không?
Đó là những nỗi khổ của chiến tranh và đói lạnh.
Mùa Hè Đỏ Lửa, 1972 nguoi QT phải lìa bỏ quê hương bản quán ra đi
Người Quảng Trị di dân vào tận xứ Bình Tuy, cái xứ một thời người ta gọi là "đất Thầy Thím" do ở đây nó có đông dân tộc người Chăm mà tiếng QT gọi quen miệng gọi là "Chàm". Người Chàm, tháp Chàm, cũng do tiếng chỉ dân tộc Champa mà ra.
Xưa Công chúa Huyền Trân hi sinh thân ngọc để đổi hai châu Ô và Lý cho người QT hiện nay; thì từ cái năm máu lửa 1972 con cháu người QT bị xô đẩy vào sâu hơn nữa vào tận xứ này.
Bình Tuy hai tiếng nghe dần thân quen cho người QT, ai vào đây sau năm 1973. Những mật khu, những rừng gỗ quý ken dày. Trước đây dân cư thưa thớt không sao làm hết rừng này. Sát với những cánh rừng dày đặc hồi đó là Vịnh Hàm Tân. Biển đầy ắp cá, đang chờ sức người QT vào khai phá.
Tưởng thế là đời sống người Quảng Trị "di dân lập ấp' sau 1973, rồi đến 1975 sẽ trở nên trù phú nhờ vào "rừng vàng biển bạc". dè đâu!
"Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo " (ca dao)
Sau 1975, hòa bình rồi, thống nhất rồi, thế mà người di dân QT vẫn không thoát khỏi số cực. Rừng đốn hết- nào củi, nào than, tất cả cho cái "bao tử". Miệng ăn núi lở- những đám rẫy bạc màu dần, không trồng cây gì lên nỗi?
Con cháu di dân ở đây càng lúc càng sinh sôi nảy nở thì miệng ăn càng nhiều. Bao cánh rừng đốt làm than lần hồi cũng hết. Thế là vài năm sau người QT lại tiếp tục theo đi 'kinh tế mới' vào tận miền nam- Cần Thơ, Long Xuyên, hay Bạc Liêu, Rạch Giá cho tận Cà Mâu.
Bà con sống không quen kiểu "ướt át vùng sông nước" trong nam, nên lại chia tay nhau, tứ tán nhiều lần thêm nữa! Có người về lại Long Khánh, Đức Linh hay gặp may vào lên ở Sài Gòn mà sau nay hay gọi cái tên là "Thành Phố..".
"Tui lên "Thành Phố..", "O lên Thành Phố..." nhưng thành phố nào mới được chớ?
Rõ ràng, cái số khổ 'hắn', vẫn theo bước chân "giang hồ' người dân QT quê mình?
Thế hệ thứ 2 di dân QT vào Bình Tuy (chợ Cam Bình Động Đền)
Ai nói hai chữ "cu li" chỉ nằm trong lịch sử thời Pháp thuộc? hết gạo hết cơm người QT tại tỉnh Bình Tuy (Hàm tân , Đức Linh ) ào ào xin vào các đội nông trường cao su thuộc vùng Long Khánh -Bà rịa, không biết bao nhiêu mà kể. Các đồn điền cao su tại Long Khánh và một vài nơi gần Long Thành Bà Rịa đi đâu cũng nghe giọng Quảng Trị 'đặc sệt' . Quảng trị đời bọ mẹ di dân , đẻ ra đời con , rồi cháu cùng ở một nhà . Những mái tranh trong những vùng đất rẩy Bình Tuy, cũng như dưới những dãy nhà tranh xây dựng ngay hàng thẳng lối trong nông trường, phần đông đều là những thế hệ QT già trẻ có nhau, đùm bọc nhau mà sống.
Thế hệ thứ 2 di dân QT vào Bình Tuy -trường cấp 1 xã Sơn Mỹ huyện Hàm Tân 1984
Chạy giặc, di dân lập ấp, rừng rú biển cả, tiếp đến là những liếp rừng cao su bạt ngàn xa ngót tầm mắt miền đất đỏ Long khánh trong nam để chan hòa mồ hôi bao nhiêu thế hệ Quảng Trị quê mình.
Kiếp 'cu li' nông trường ,nghĩ mà tủi thân cho số phận người dân miền Giới Tuyến vẫn mãi chạy vạy ngược xuôi đuổi theo 'hạt gạo' dù đã vào tận miền Nam . Người QT đổi mồ hôi kiếm gạo tiêu chuẩn ; nơi này đội trưởng nông trường quyền thế 'như vua' . Gạo cơm , phân bón , tiền bạc lương huớng , cắt công , khai công trong tay đội trưởng. Trên đội trưởng là giám đốc nông trường. Tất cả đều có đời sống dư dật giàu sang, chỉ có người 'cu li' trực tiếp lao động là khổ. Nhưng cái thời này , gạo quý 'như vàng' người Qt dám đi đâu để mất tiêu chuẩn. Vài ba năm đầu , cao su chưa cao , 'cu li' nông trường còn có đôi chút an ủi nhờ trồng chen vào giữa những luống cao su nào đậu nào bắp, nhất là lúa 'vại' tức khác với lúa cấy chỉ mọc đất khô . Nông trường cũng chẳng gây khó khăn chi vì trồng chen ở giữa thì cao su khỏi bị cỏ hãm cũng hay. Một công hai việc cho người 'cu li' . Người Qt lại 'vàn công' nhau , thu hoạch mùa màng giữa những luống cao su. Thời này ngó vậy mà vui, vừa có gạo vừa có thêm tiền.
CU LI cho CU LI?
Ngang chữ "cu li" thì bạn đọc đừng cho "cu li' là tận cùng mà còn một lớp người QT khổ hơn là "cu li của cu li" nữa đó. Bạn có tin không? chính những người ở lại Bình Tuy như chính tác giả bài viết, một vùng đất bạc màu phải cùng bạn bè đạp xe lên các nông trường cao su Hoà Bình, Xà Bang, Cù Bị để cắt lúa thuê cho 'cu li' nông trường ở đó. Đất đỏ cao su mới khai phá quá tốt, lúa cắt không kịp phải kêu thêm công. Đó là những chặng đường mà 'cu li' nông trường nhưng là chủ thuê công cho những người QT còn ở lại những vùng đất 'di dân lập ấp' Bình Tuy.
Làm sao người viết quên được những giờ "nghỉ giải lao' trong ngày cắt lúa thuê kia? Những gánh chè đem ra cho nhân công ăn 'bựa lợ' có khi 'rộng tay rộng chân' hơn thì chủ bới cả xôi và thịt. Ôi những hình ảnh trong quá khứ không thể nào quên, tình đồng hương tình bà con QT với nhau không ai nề hà hơn thiệt đồng tiền công sức của nhau. Những chiếc xe đạp vượt cả trăm cây số đi tìm việc nông trường trong mùa lúa chín, những đồng bạc 'ướt đẫm mồ hôi' 'tém nhặt' đem về lại Bình Tuy, nơi khoai nhiều hơn gạo.
LẠI TIẾP TỤC RA ĐI
Khác với những kẻ ra đi , ra đi đây là ra đi đợt hai , đợt ba sau khi di dân vào nam rồi. Người ở lại Bình tuy, nhất là ở huyện Hàm Tân lại càng thiếu thốn hơn . Những đồi cát bạc màu sát biển, lúa bắp không còn lên nỗi . Những nương rẫy , trồng lên bới xuống nhiều lần, đến nỗi tranh cũng khó mọc lên cao.
Những người ở lại lặng nhìn những củ khoai củ sắn bé tí teo chợt thở dại làm sao kéo dài đời sống. CHuyện ra đi , nồi niêu song chảo gánh gồng dù đi bộ mõi gối rã chân cũng chẳng sá chi cái khó khăn của chuyện 'CẮT -NHẬP HỘ KHẨU' MẬT NGỌT RUỒI BU, bao miếng đất và quyền lợi gạo cơm đâu dễ cho ai?
Những ước mơ tầm thuờng cốt làm răng cho no cái bụng thật là xa vời cho những người ở lại ,một thời 'ngăn sông cấm chợ' , một thời 'Hộ khẩu' trớ trêu.
Người ở lại chỉ mong làm 'kiếp cu li' như những ngừơi đi trước, thật khó làm sao !
Nói cho cùng dù lưu vong hải ngoại hay vẫn tồn tại ở quê nhà hiện nay, người QT tản mạn khắp nơi. Trên quê huơng đất nước, từ Bạc Liêu Cà Mâu, Gò công, các tỉnh miền Tây hay các tỉnh miền Đông. Bà Rịa, Vũng Tàu cho đên Đồng Nai Long Khánh, nhất là Sài Gòn ra đến Bình Tuy Bình Thuận, Phan Thiết. Phan Rang Cam Ranh Khánh Hòa hay các tỉnh miền Cao Nguyên Trung Phần, người QT đã định cư non nửa thế kỷ nay. Bà con mình nay sinh con đẻ cháu đã nhiều. Tất cả đều có "Quê Huơng Mới" và đa số đều an phận chọn miền đất cuối cùng cho mình và con cháu.
nỗi buồn chia tay cho những người lại rời QT
sau khi về thăm quê hương vào tết Bính Thân 2016
Cho đến một ngày người QT, thế hệ sau này, họ sẽ về thăm QT như là một chuyến HÀNH HUƠNG để biết nơi 'chôn nhau cắt rốn' của cha mẹ, ông bà vậy thôi.
Và câu nói sau này trở thành:
-Đi thăm Quảng trị, xong rồi vô lại trong nam
- Ra thăm Quảng Trị xong vô lại Sài Gòn để bay về Mỹ
Nói cho cùng dù lưu vong hải ngoại hay vẫn tồn tại ở quê nhà hiện nay, người QT tản mạn khắp nơi. Trên quê huơng đất nước, từ Bạc Liêu Cà Mâu, Gò công, các tỉnh miền Tây hay các tỉnh miền Đông. Bà Rịa, Vũng Tàu cho đên Đồng Nai Long Khánh, nhất là Sài Gòn ra đến Bình Tuy Bình Thuận, Phan Thiết. Phan Rang Cam Ranh Khánh Hòa hay các tỉnh miền Cao Nguyên Trung Phần, người QT đã định cư non nửa thế kỷ nay. Bà con mình nay sinh con đẻ cháu đã nhiều. Tất cả đều có "Quê Huơng Mới" và đa số đều an phận chọn miền đất cuối cùng cho mình và con cháu.
nỗi buồn chia tay cho những người lại rời QT
sau khi về thăm quê hương vào tết Bính Thân 2016
Cho đến một ngày người QT, thế hệ sau này, họ sẽ về thăm QT như là một chuyến HÀNH HUƠNG để biết nơi 'chôn nhau cắt rốn' của cha mẹ, ông bà vậy thôi.
Và câu nói sau này trở thành:
-Đi thăm Quảng trị, xong rồi vô lại trong nam
- Ra thăm Quảng Trị xong vô lại Sài Gòn để bay về Mỹ
v v
Cuối cùng chúng ta có thể nghiệm ra rằng:
- Phải chăng nhờ cái "số lưu dân" nên người Quảng Trị hiện nay hiện diên khắp nơi trên thế giới này?
Nhưng dù sao chăng nữa cũng do cái số đó mà số phận đã đẩy đưa chúng ta RA ĐI hay LY HƯƠNG không biết mấy lần?
Cuối cùng chúng ta có thể nghiệm ra rằng:
- Phải chăng nhờ cái "số lưu dân" nên người Quảng Trị hiện nay hiện diên khắp nơi trên thế giới này?
Nhưng dù sao chăng nữa cũng do cái số đó mà số phận đã đẩy đưa chúng ta RA ĐI hay LY HƯƠNG không biết mấy lần?
============================
NÚI RỪNG VÀ NHỮNG NGƯỜI TRANH SỐNG
NGHỀ LÀM RẪY NÚI ĐẤT NÚI BỂ HÀM TÂN
"Gánh cực mà đổ lên non.
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo " (ca dao)
Cũng như số phận không biết bao nhiêu người đồng cảnh ngộ khác, nghề rẫy bái , tiều phu không phải là căn kiếp của tôi. Vì miếng ăn, những ngày tháng đó tôi phải lăn lộn vào rừng kiếm sống. Tiếng là để 'nuôi vợ đợ con' nhưng 'thành phẩm' làm ra từ rừng chẳng khá chút nào. Đã thế cái số 'khốn nạn' đen đúa cứ đeo mãi tôi khiến tôi càng không làm ra 'cơm cháo ' gì ?
Câu chuyện CÁI RẪY LUỘC này là câu chuyện thật của tôi hay của bao lưu dân Quảng Trị từng sống tại vùng nông thôn rẫy núi thuộc xã Sơn Mỹ H. Hàm Tân cách đây hơn 4 thập niên. Câu chuyện kể lại tôi chẳng cần thêm mà chẳng bớt. Tôi muốn viết ra trước là mua vui hay phác họa cho bạn đọc nào chưa từng sống ở vùng nông thôn sau 1975 hình tượng.
Cuối hết trong chừng mực nào đó, người viết mong ước dùng bài viết mà vẽ lại một hình ảnh kỷ niệm làm lưu cảo cho đời mình cùng thế hệ sau này đang sống trong khung cảnh đổi thay từ nhà cửa đường sá cho đến mọi vấn đề khác đều thay đổi rất nhanh trong nền KINH TẾ THỊ TRƯỜNG hiện tại.
ĐHL tái biên từ bài Cái Rẫy Luộc
28/3/2021
nhớ về những cánh rừng Hàm Tân 1980s /DHL
Nhạc đêm tàn hòa cùng ngàn cây trầm lắng
Nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng
Sương trời khuya rơi khắp đó đây rừng ơi!
Bạn làm rừng cùng xã với tôi đang hả hê với những mẫu đất mới, mun tro mới, khi bao cây cành lá khô đều cháy gọn hết sạch. Những tính toán "cũng mới" cho vụ bắp và lúa sắp tới . Những khuôn mặt lem luốc bụi tro, không dấu được nét tin vui, yêu đời khi khi họ tin rằng mùa tới sẽ bội thu. Làm sao người nông dân QT ở vùng này không mà nao nức cho được? Những hạt bắp no tròn, óng ả sau khi bóc lớp vỏ lụa tươi xanh, những nhánh lúa rẫy nặng hạt, từ nước trời tưới xuống ban bố trên đám mun tro đám đất mới đốt dọn...Mưa xuống, trận mưa đầu mùa là lộc trời. Mưa đầu mùa càng lớn chừng nào thì ấm no tới nhiều cho người thôn chúng tôi chừng nó. Những ước ao mong đợi nay đã được đáp đền. Từng tia chớp vang trời, mây đen ngùn ngụt dâng lên từ hướng ngọn Mây Tào, Long Khánh đó là tiếng vọng và hình ảnh của mừng vui.
Nhạc đêm tàn hòa cùng ngàn cây trầm lắng
Nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng
Sương trời khuya rơi khắp đó đây rừng ơi!
Nhạc Rừng Khuya
Khi nào cũng vậy, lúc trời sắp chuyển vào mùa mưa, cánh rừng hoang càng về trưa càng oi bức hơn. Quá ngọn Mây Tào trong kia, huớng Long Khánh -Biên Hòa, sấm chớp với những cụm mây đen xa xa cũng đủ tỏ dấu hiệu mùa mưa đang đến. Phía rừng Bình Tuy này, thiên hạ còn lo dồn hết công sức dọn nhũng cái rẫy mới đốt để đón những hạt mưa đầu mùa.Bạn làm rừng cùng xã với tôi đang hả hê với những mẫu đất mới, mun tro mới, khi bao cây cành lá khô đều cháy gọn hết sạch. Những tính toán "cũng mới" cho vụ bắp và lúa sắp tới . Những khuôn mặt lem luốc bụi tro, không dấu được nét tin vui, yêu đời khi khi họ tin rằng mùa tới sẽ bội thu. Làm sao người nông dân QT ở vùng này không mà nao nức cho được? Những hạt bắp no tròn, óng ả sau khi bóc lớp vỏ lụa tươi xanh, những nhánh lúa rẫy nặng hạt, từ nước trời tưới xuống ban bố trên đám mun tro đám đất mới đốt dọn...Mưa xuống, trận mưa đầu mùa là lộc trời. Mưa đầu mùa càng lớn chừng nào thì ấm no tới nhiều cho người thôn chúng tôi chừng nó. Những ước ao mong đợi nay đã được đáp đền. Từng tia chớp vang trời, mây đen ngùn ngụt dâng lên từ hướng ngọn Mây Tào, Long Khánh đó là tiếng vọng và hình ảnh của mừng vui.
***
Riêng mình tôi lại buồn do rẫy tôi đã bị 'đốt luộc' sớm hơn rẫy họ gần hai tháng trời.
Bạn đọc sẽ hiểu tại sao tôi BUỒN và "rẫy luộc" là gì ?
Sau thời gian đi "đường biên", nghĩa là tôi phát hai lối nhỏ là hai cạnh song song nhau, coi như là "giành phần" mình trước khi chính thức chặt hạ . Non mẫu rừng này, một mình tôi nếu làm xong là cả một "gia tài". Tiếp đến những ngày phát luồng tức là rong cây nhỏ khỏi vướng bận khi chặt hạ cây lớn. Thêm một ngày qua đi là thêm nhiều cây rừng ngã rạp, cái mẫu rẫy "tương lai" càng lúc càng lộ rõ dưới ánh sáng mặt trời.
Làm rẫy là vậy, chẳng có luật lệ nào. Người dân quê tự thỏa ước với nhau để tạo ra lệ, một thứ "luật rừng" đúng nghĩa của nó , cùng thực tế như thúng lúa, mớ bắp làm ra từ rừng vậy thôi. Ai cũng lo dành phần đất rừng trước. Nhà đông người thì họ khoanh vùng rộng hơn . Có khi người ta vì lòng tham chỉ phát luồng cho có đường biên thật rộng, nhưng cái lõm rừng quá rộng ở giữa họ chỉ để dành thôi. Đây là trường hợp của những "cái bụng tham lam ", mấy kẻ này không được lòng trong thôn xóm lắm.
Trở lại chuyện của tôi, số làm rẫy thuộc loại "tơ -lơ- mơ" búa không ra búa rìu không ra rìu , ì ạch hạ xong những cây lớn mới là "chiến công hiển hách" đối với tôi.
Hình như bạn đọc còn nhớ trong những bài ký ức trước tôi hay nhắc đến điếu thuốc rê và cuộc đời làm rẫy? Đúng vậy, mỗi lần "hạ" xong một cây lớn là tôi vấn một điếu thuốc rê "to đùng", đứng dạng chân hút phì phèo , ngắm trời nhìn đất khoái trá vô cùng.
BỊ MẤT PHẦN CƠM TRƯA
KỶ NIỆM xót xa khi mồ hôi nhể nhại cho tháng ngày trong rẫy chưa đáng nói bằng sự chua chát khi bị ĂN TRỘM PHẦN TRƯA tôi bới theo khi lúc vào rừng.
Tiếp tục phát cái rẫy năm đó gần xong. Một bữa trưa sau khi gắng phát xong một đường luồng tôi lui lại lùm cây vói tay lấy cái bao cát đựng cơm trưa thì nó "không cánh mà bay mất" ! Một thoáng lạnh người ,
-lấy chi ăn mần tiếp chiều ni hè?
-đứa mô chơi ác thu (dấu) của miềng rồi?
Tôi ngó quanh, cố tin rằng thằng bạn nào gần tôi tìm cách dấu nó để chọc tôi cho vui thôi. Càng tìm tôi càng không thấy gì. Tôi cố tin hình ảnh cái bao cát ny lon xanh của Mỹ , treo tòn teng đâu đó.
Thất vọng!
Thế là tôi bị trộm phần ăn trưa rồi ! Một nỗi đắng cay len lén dâng lên trong tôi. Những con người đói khổ, họ sẵn sàng trộm bất cứ cái gì dù biết rằng đó là phần trưa người khác - cùng khổ cùng bạn làm rừng như họ.
Tôi không còn nhớ rõ cảm giác của tôi lúc đó ra sao ? Giận , buồn, bực bội hay thuơng xót cho những người "cùng khổ" ?
Chuyện đáng nhớ là tôi không tiếc phần cơm mà tiếc cái "lon gô", cái muỗng i -nốc (inoxidable -không sét) của Mỹ, hai thứ tôi rất quý, vào thời đó làm gì kiếm ra?
Thế là tôi phải dọn dẹp về sớm , mất tiêu buổi làm chiều. Còn may, chiếc xe đạp thồ dấu trong bụi rậm không mất.
Rẫy Luộc: SỰ TRẢ THÙ CỦA THẰNG HAI CHÀM
CÂY DẦU
Một ngày khi những cây cuối cùng sắp chặt hạ gần hết. Tuy vậy, đám rẫy chưa hẳn là khô dòn để đốt. Đang cắm cụi phát nhành cây vương trên gốc dầu cao, bỗng phía sau xa tôi nghe tiếng lửa cháy răng rắc và làn khói xanh bốc lên cao dần...
-Chết cha! lửa !lửa! hình như rẫy miềng!?
Tôi phóng nhanh thối lui phía sau.
Thôi đúng rồi!
Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng hay men theo. Nơi đó cũng là điểm đầu của cái rẫy mới của tôi gỗ lá khá khô. Lữa và khói bốc lên càng lúc càng cao. Ngọn lửa càng lúc càng hừng hực cháy pha lẫn tiếng nổ lốp bốp của cành lá còn tươi càng lúc càng dồn dập. Tôi chỉ còn nước tìm chỗ chiếc xe thồ kéo nó ra khỏi bụi cây, quên luôn chuyện gai góc , tìm đường thoát...
-Bọn nó đốt rồi, đúng bọn thợ săn Tân Thắng rồi!
nghề lấy dầu rái
Mối thù hằn giữa nông dân QT đi phát rẫy làm rừng gia tăng càng lúc càng cao với nhóm thợ săn kiếm nghề lấy dầu. Những cánh rừng bạt ngàn của Hàm Tân, nơi vô số cây dầu sản xuất ra loại dầu rái đi ghe và nghề làm biển đang cần. Dầu rái là thứ bôi cho ghe thuyền khỏi mục là những thứ nghề đi biển. La Gi là thị trấn biển ghe thuyền khá đông nên có nhu cầu về dầu rái. Đây là sinh kế của nhóm thợ rừng xã Tân Thắng. Họ không là người Quảng Trị, phần nhiều là con cái người Chăm dân bản địa Bình Thuận Phan Thiết bao đời nay. Thợ lấy dầu này họ không phá rừng trồng bắp lúa vốn liếng sinh nhai của họ nằm ở những cây dầu, nơi mà tự nguyện chia vùng với nhau lần lượt đi lấy dầu về bán thôi. Nghề làm rẫy đã đốt phá, chặt hạ, cưa gỗ biết bao nhiêu cây dầu? Rẫy đồng bào QT càng nhiều, đất bạch hóa càng tăng và những cây dầu, mạch sống những thợ rừng kia, cũng biến mất, và sau cùng là sự gia tăng lòng căm ghét từ những người bị mất nguồn sống.
Họ đốt "rẫy non" cho bỏ ghét. Họ muốn trả thù, trong đó tôi là một nạn nhân. Dù sao, ngang đây bạn đọc chắc chưa hiểu tường tận hết sự trả thù ra sao?
Ngày hôm sau tôi lên rừng sớm để biết tình trạng rẫy mình. Bạn làm rẫy cho biết thằng Hai Chàm nó đốt rẫy của tôi chứ không ai khác. Thằng Hai Chàm ở Tân Thắng, nó "một mình một ngựa" từng thề sẽ trả thù cho cái nghề lấy dầu rái của họ bị "mất cơm". Dĩ nhiên 'thủ phạm' đốt cây dầu của những thợ lấy dầu này là người làm rẫy chứ ai vào đây nữa ?
Những vết nứt trong lòng bàn tay không có thì giờ lành hẳn. Đau lưng mỏi gối mới có một mẫu rừng mới như hôm đó. Thế mà chỉ một 'mồi lửa' thằng Hai Chàm đã trả hận và tôi là kẻ khổ đau của một sự thù hằn đến từ chén cơm manh áo.
Hai Chàm... rõ ràng tôi chỉ nghe tên chứ không hề biết mặt. Dù sao cái tên đó cũng chứng tỏ họ không là người QT mà là người sắc tộc.
Bỏ thì thuơng, vương thì tội
Riêng mình tôi lại buồn do rẫy tôi đã bị 'đốt luộc' sớm hơn rẫy họ gần hai tháng trời.
Bạn đọc sẽ hiểu tại sao tôi BUỒN và "rẫy luộc" là gì ?
Sau thời gian đi "đường biên", nghĩa là tôi phát hai lối nhỏ là hai cạnh song song nhau, coi như là "giành phần" mình trước khi chính thức chặt hạ . Non mẫu rừng này, một mình tôi nếu làm xong là cả một "gia tài". Tiếp đến những ngày phát luồng tức là rong cây nhỏ khỏi vướng bận khi chặt hạ cây lớn. Thêm một ngày qua đi là thêm nhiều cây rừng ngã rạp, cái mẫu rẫy "tương lai" càng lúc càng lộ rõ dưới ánh sáng mặt trời.
Làm rẫy là vậy, chẳng có luật lệ nào. Người dân quê tự thỏa ước với nhau để tạo ra lệ, một thứ "luật rừng" đúng nghĩa của nó , cùng thực tế như thúng lúa, mớ bắp làm ra từ rừng vậy thôi. Ai cũng lo dành phần đất rừng trước. Nhà đông người thì họ khoanh vùng rộng hơn . Có khi người ta vì lòng tham chỉ phát luồng cho có đường biên thật rộng, nhưng cái lõm rừng quá rộng ở giữa họ chỉ để dành thôi. Đây là trường hợp của những "cái bụng tham lam ", mấy kẻ này không được lòng trong thôn xóm lắm.
Trở lại chuyện của tôi, số làm rẫy thuộc loại "tơ -lơ- mơ" búa không ra búa rìu không ra rìu , ì ạch hạ xong những cây lớn mới là "chiến công hiển hách" đối với tôi.
Hình như bạn đọc còn nhớ trong những bài ký ức trước tôi hay nhắc đến điếu thuốc rê và cuộc đời làm rẫy? Đúng vậy, mỗi lần "hạ" xong một cây lớn là tôi vấn một điếu thuốc rê "to đùng", đứng dạng chân hút phì phèo , ngắm trời nhìn đất khoái trá vô cùng.
BỊ MẤT PHẦN CƠM TRƯA
KỶ NIỆM xót xa khi mồ hôi nhể nhại cho tháng ngày trong rẫy chưa đáng nói bằng sự chua chát khi bị ĂN TRỘM PHẦN TRƯA tôi bới theo khi lúc vào rừng.
Tiếp tục phát cái rẫy năm đó gần xong. Một bữa trưa sau khi gắng phát xong một đường luồng tôi lui lại lùm cây vói tay lấy cái bao cát đựng cơm trưa thì nó "không cánh mà bay mất" ! Một thoáng lạnh người ,
-lấy chi ăn mần tiếp chiều ni hè?
-đứa mô chơi ác thu (dấu) của miềng rồi?
Tôi ngó quanh, cố tin rằng thằng bạn nào gần tôi tìm cách dấu nó để chọc tôi cho vui thôi. Càng tìm tôi càng không thấy gì. Tôi cố tin hình ảnh cái bao cát ny lon xanh của Mỹ , treo tòn teng đâu đó.
Thất vọng!
Thế là tôi bị trộm phần ăn trưa rồi ! Một nỗi đắng cay len lén dâng lên trong tôi. Những con người đói khổ, họ sẵn sàng trộm bất cứ cái gì dù biết rằng đó là phần trưa người khác - cùng khổ cùng bạn làm rừng như họ.
Tôi không còn nhớ rõ cảm giác của tôi lúc đó ra sao ? Giận , buồn, bực bội hay thuơng xót cho những người "cùng khổ" ?
Chuyện đáng nhớ là tôi không tiếc phần cơm mà tiếc cái "lon gô", cái muỗng i -nốc (inoxidable -không sét) của Mỹ, hai thứ tôi rất quý, vào thời đó làm gì kiếm ra?
Thế là tôi phải dọn dẹp về sớm , mất tiêu buổi làm chiều. Còn may, chiếc xe đạp thồ dấu trong bụi rậm không mất.
Rẫy Luộc: SỰ TRẢ THÙ CỦA THẰNG HAI CHÀM
CÂY DẦU
Một ngày khi những cây cuối cùng sắp chặt hạ gần hết. Tuy vậy, đám rẫy chưa hẳn là khô dòn để đốt. Đang cắm cụi phát nhành cây vương trên gốc dầu cao, bỗng phía sau xa tôi nghe tiếng lửa cháy răng rắc và làn khói xanh bốc lên cao dần...
-Chết cha! lửa !lửa! hình như rẫy miềng!?
Tôi phóng nhanh thối lui phía sau.
Thôi đúng rồi!
Ngọn lửa bốc lên từ đằng cái khe nhỏ nơi những thợ săn Tân Thắng hay men theo. Nơi đó cũng là điểm đầu của cái rẫy mới của tôi gỗ lá khá khô. Lữa và khói bốc lên càng lúc càng cao. Ngọn lửa càng lúc càng hừng hực cháy pha lẫn tiếng nổ lốp bốp của cành lá còn tươi càng lúc càng dồn dập. Tôi chỉ còn nước tìm chỗ chiếc xe thồ kéo nó ra khỏi bụi cây, quên luôn chuyện gai góc , tìm đường thoát...
-Bọn nó đốt rồi, đúng bọn thợ săn Tân Thắng rồi!
nghề lấy dầu rái
Mối thù hằn giữa nông dân QT đi phát rẫy làm rừng gia tăng càng lúc càng cao với nhóm thợ săn kiếm nghề lấy dầu. Những cánh rừng bạt ngàn của Hàm Tân, nơi vô số cây dầu sản xuất ra loại dầu rái đi ghe và nghề làm biển đang cần. Dầu rái là thứ bôi cho ghe thuyền khỏi mục là những thứ nghề đi biển. La Gi là thị trấn biển ghe thuyền khá đông nên có nhu cầu về dầu rái. Đây là sinh kế của nhóm thợ rừng xã Tân Thắng. Họ không là người Quảng Trị, phần nhiều là con cái người Chăm dân bản địa Bình Thuận Phan Thiết bao đời nay. Thợ lấy dầu này họ không phá rừng trồng bắp lúa vốn liếng sinh nhai của họ nằm ở những cây dầu, nơi mà tự nguyện chia vùng với nhau lần lượt đi lấy dầu về bán thôi. Nghề làm rẫy đã đốt phá, chặt hạ, cưa gỗ biết bao nhiêu cây dầu? Rẫy đồng bào QT càng nhiều, đất bạch hóa càng tăng và những cây dầu, mạch sống những thợ rừng kia, cũng biến mất, và sau cùng là sự gia tăng lòng căm ghét từ những người bị mất nguồn sống.
Họ đốt "rẫy non" cho bỏ ghét. Họ muốn trả thù, trong đó tôi là một nạn nhân. Dù sao, ngang đây bạn đọc chắc chưa hiểu tường tận hết sự trả thù ra sao?
Ngày hôm sau tôi lên rừng sớm để biết tình trạng rẫy mình. Bạn làm rẫy cho biết thằng Hai Chàm nó đốt rẫy của tôi chứ không ai khác. Thằng Hai Chàm ở Tân Thắng, nó "một mình một ngựa" từng thề sẽ trả thù cho cái nghề lấy dầu rái của họ bị "mất cơm". Dĩ nhiên 'thủ phạm' đốt cây dầu của những thợ lấy dầu này là người làm rẫy chứ ai vào đây nữa ?
Những vết nứt trong lòng bàn tay không có thì giờ lành hẳn. Đau lưng mỏi gối mới có một mẫu rừng mới như hôm đó. Thế mà chỉ một 'mồi lửa' thằng Hai Chàm đã trả hận và tôi là kẻ khổ đau của một sự thù hằn đến từ chén cơm manh áo.
Hai Chàm... rõ ràng tôi chỉ nghe tên chứ không hề biết mặt. Dù sao cái tên đó cũng chứng tỏ họ không là người QT mà là người sắc tộc.
Bỏ thì thuơng, vương thì tội
thế là tôi tiếp tục phải dọn sớm cái "rẫy luộc", cành ngọn cháy không hoàn toàn, nham nhở, phải tốn công gấp bốn năm lần khi dọn rẫy cháy đúng thời lúc cây cành khô róm. Đã thế, khi đã "cháy luộc" thì càng ít mun tro, như vậy đất không thể nào tốt để gieo hột được. Đó là tại sao có bạn rừng gặp rẫy bị "luộc" họ đành bỏ đi, không làm nữa.
Một mùa "thu hoạch" cái "rẫy" khổ nạn đó, tôi chỉ còn vài gánh dưa, hơn chục thúng lúa, vài ký đậu xanh ... chẳng đủ vốn -công "cơm đùm gạo bới" của vợ tôi giúp chồng vào rẫy, làm rừng, bao ước vọng tính toán của hai vợ chồng nay chẳng còn chi! Những thân cây dài thườn thượt không cháy được vẫn choán hết diện tích cái rẫy luộc 'khốn khổ'này cho đến một ngày?
Vâng đúng vậy, cho đến một ngày đứa em vợ tôi đi 'nghĩa vụ' bên Campuchia về vô nghề vô nghiệp không lương không lá chi. Trần thiên Danh đã cặm cụi cùng anh rễ vào lại rẫy tôi cưa hết những thân cây này đốt lại thành than vụn. Hai anh em hì hục đem về bán được mớ tiền khiêm tốn do than không đẹp bằng nghề đốt than chuyên nghiệp.
***
Đót phá rẫy người khác chưa khô đó là sự 'trả thù giữa người và người' khi tranh nhau nguồn sống của rừng thiêng. Người làm rẫy ngoài đổ mồ hôi công sức mẻ rìu hư rựa còn nỗi lo nơm nớp sợ bị phá hoại bị trả thù. Những phận người tranh nhau nguồn sống từ những đám rừng thâm u nói trên. Con người còn giành giựt "quê hương" của muôn thú lại còn thêm nỗi sợ trả thù của thiên nhiên khi lo chống chọi lại sự phá hoại của thú rừng chim muông nữa. Bầy thú hoang tinh quái lắm , chúng chỉ đợi những lúc rẫy có được cái ăn là xuât hiện. Nào khỉ bẻ bắp, nào heo rừng ủi trốc sắn, khoai. Tôi kể đến sự phá hoại của mấy bầy keo xanh ,từng bầy cũng phá bắp không kém khỉ ; một bầy keo bay sà xuống thì khung cảnh chắc khác gì 'máy bay oanh tạc' ! Những trái bắp năng tròn trong phút chốc bị những cái mỏ khoắm xé toạc rách nát tơi bời trông đến 'nhức mắt , nát lòng' . Những con sóc 'bí hiểm' chẳng kém, bao trái dưa lấy hạt đến hồi chín đều bị chúng moi ăn hột .
Thế là bà con dân làng vô làm chòi coi rẫy. Đêm đêm tiếng phèng la, tiếng mõ cóc cóc, cái gì gõ được đều đem ra chòi
.
Cánh rừng tĩnh mịch ban đêm , mùa rẫy thuờng bị khuấy động từ bao âm thanh:
-huầy huầy
-ơi ơi ơi !!! cóc , cóc, phèng phèng ..
Tất cả cộng lại, tạo thành một tạp âm LẠ LÙNG MA QUÁI hay có thể là một KHÚC "NHẠC RỪNG KHUYA".
Rừng khuya, người và thú canh nhau, rình rập từng giây phút. Dù ngày hay đêm, nhất là đêm về con người phải canh chừng để giữ cho được miếng ăn. Nguồn sống giữa rừng hoang chính đó là mồ hôi hòa chen nước mắt sau bao lần cây rừng ngã gục, lửa hừng hực cháy, rồi mun tro...
Tôi muốn nhắm mắt lại để trí nhớ khơi lại bao hình ảnh, âm thanh ngày đó ra sao? Đúng thật, như một khúc NHẠC RỪNG quay lại, đó chính là những miếng rẫy đượm bao kỷ niệm chua cay, rơm rớm u buồn khiến mỗi lần bưng chén cơm lên, tôi càng thêm trân trọng "hạt ngoc trời ban" ./.
DHL 11/10/2014
edition mùa Dịch Covid-19
28/3/ 2021 USA
Một mùa "thu hoạch" cái "rẫy" khổ nạn đó, tôi chỉ còn vài gánh dưa, hơn chục thúng lúa, vài ký đậu xanh ... chẳng đủ vốn -công "cơm đùm gạo bới" của vợ tôi giúp chồng vào rẫy, làm rừng, bao ước vọng tính toán của hai vợ chồng nay chẳng còn chi! Những thân cây dài thườn thượt không cháy được vẫn choán hết diện tích cái rẫy luộc 'khốn khổ'này cho đến một ngày?
Vâng đúng vậy, cho đến một ngày đứa em vợ tôi đi 'nghĩa vụ' bên Campuchia về vô nghề vô nghiệp không lương không lá chi. Trần thiên Danh đã cặm cụi cùng anh rễ vào lại rẫy tôi cưa hết những thân cây này đốt lại thành than vụn. Hai anh em hì hục đem về bán được mớ tiền khiêm tốn do than không đẹp bằng nghề đốt than chuyên nghiệp.
***
Đót phá rẫy người khác chưa khô đó là sự 'trả thù giữa người và người' khi tranh nhau nguồn sống của rừng thiêng. Người làm rẫy ngoài đổ mồ hôi công sức mẻ rìu hư rựa còn nỗi lo nơm nớp sợ bị phá hoại bị trả thù. Những phận người tranh nhau nguồn sống từ những đám rừng thâm u nói trên. Con người còn giành giựt "quê hương" của muôn thú lại còn thêm nỗi sợ trả thù của thiên nhiên khi lo chống chọi lại sự phá hoại của thú rừng chim muông nữa. Bầy thú hoang tinh quái lắm , chúng chỉ đợi những lúc rẫy có được cái ăn là xuât hiện. Nào khỉ bẻ bắp, nào heo rừng ủi trốc sắn, khoai. Tôi kể đến sự phá hoại của mấy bầy keo xanh ,từng bầy cũng phá bắp không kém khỉ ; một bầy keo bay sà xuống thì khung cảnh chắc khác gì 'máy bay oanh tạc' ! Những trái bắp năng tròn trong phút chốc bị những cái mỏ khoắm xé toạc rách nát tơi bời trông đến 'nhức mắt , nát lòng' . Những con sóc 'bí hiểm' chẳng kém, bao trái dưa lấy hạt đến hồi chín đều bị chúng moi ăn hột .
Thế là bà con dân làng vô làm chòi coi rẫy. Đêm đêm tiếng phèng la, tiếng mõ cóc cóc, cái gì gõ được đều đem ra chòi
.
Cánh rừng tĩnh mịch ban đêm , mùa rẫy thuờng bị khuấy động từ bao âm thanh:
-huầy huầy
-ơi ơi ơi !!! cóc , cóc, phèng phèng ..
Tất cả cộng lại, tạo thành một tạp âm LẠ LÙNG MA QUÁI hay có thể là một KHÚC "NHẠC RỪNG KHUYA".
Rừng khuya, người và thú canh nhau, rình rập từng giây phút. Dù ngày hay đêm, nhất là đêm về con người phải canh chừng để giữ cho được miếng ăn. Nguồn sống giữa rừng hoang chính đó là mồ hôi hòa chen nước mắt sau bao lần cây rừng ngã gục, lửa hừng hực cháy, rồi mun tro...
Tôi muốn nhắm mắt lại để trí nhớ khơi lại bao hình ảnh, âm thanh ngày đó ra sao? Đúng thật, như một khúc NHẠC RỪNG quay lại, đó chính là những miếng rẫy đượm bao kỷ niệm chua cay, rơm rớm u buồn khiến mỗi lần bưng chén cơm lên, tôi càng thêm trân trọng "hạt ngoc trời ban" ./.
DHL 11/10/2014
edition mùa Dịch Covid-19
28/3/ 2021 USA
No comments:
Post a Comment