Saturday, April 15, 2023

Mark Moyar- CAY ĐẮNG CỦA TÁC GIẢ TỪNG VIẾT RA SỰ THẬT CỦA CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRONG CUỐN CHIẾN THẮNG BỎ QUÊN

 



CUỘC CHIẾN VN ĐÚNG RA HOA KỲ VÀ ĐỒNG MINH ĐÃ CHIẾN THẮNG  


TT Lyndon B. Johnson và Ngoại Trưởng Dean Rusk 


NHỮNG KHÁM PHÁ BẤT NGỜ


Từ năm 1990 tôi (Mark Moyar) đã quan tâm khảo sát về cuộc Chiến tranh Việt Nam lúc tôi là sinh viên về Khoa Lịch Sử về Chiến Tranh Thế Giới (xung đột thế giới). Có vấn đề thu hút tôi nghiên cứu về với chủ đề này đến từ tâm lý khinh miệt của các đồng nghiệp, giáo sư và kể cả giới trí thức nói chung không chỉ dành cho chiến tranh mà còn dành cho các cựu chiến binh trở về từ cuộc chiến. Riêng đối với tôi, tôi cho rằng đó quả là một lỗi lầm sâu sắc khi cho rằng những thanh niên Hoa Kỳ từng ra đi và liều mạng ở chiến trường Đông Nam Á lại bị coi khinh là kém xứng đáng hơn những người đã sống ru rú cùng an vui ở nhà.

Vấn đề thứ hai làm tôi phải đào sâu nghiên cứu do thói thường phần đông người ta cứ cho là Cuộc Chiến VN không bao giờ có thể thắng được. Theo biên khảo của nhiều sách vở lịch sử dòng chính, Hoa Kỳ không bao giờ có thể chiến thắng trong cuộc chiến do người Cộng sản Việt Nam luôn cống hiến hi sinh và sự hi sinh đó  được cho là vượt trội hơn nhiều so với các đồng minh Nam Việt Nam của Hoa Kỳ. Cũng vì lý do đó, nên không thể có chiến lược thay thế hay hơn nào có thể đạt được thành công trong cuộc chiến, và do vậy người Mỹ đã phải từ bỏ VNCH sau khi chịu thương vong và tổn thất quá lâu dài.

    Lên Cao Học, khi tôi tiếp tục theo đuổi nghiên cứu về Chiến Tranh Việt Nam, tôi bắt đầu đặt câu hỏi về cả hai điều trính bày trên. Tôi đào sâu vào những kẽ hở sâu xa của cuộc chiến, từ đó tôi đã thu được vô số thông tin chưa được khai thác về một hướng nghiên cứu khác. (Tôi có được nhiều khám phá phong phú hơn đó là nhờ Merle Pribbenow, một nhà ngôn ngữ học nghỉ hưu, ông đã tìm tòi và dịch rất nhiều tài liệu và lịch sử từ phía miền bắc VN.) Những nguồn tư liệu của miền Bắc  đã làm sáng tỏ thêm những tranh luận bao lâu nay. Các tư liệu mới cho thấy miền bắc thật ra đã lãnh đạo các cuộc “kháng chiến” tại miền Nam Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên dù Hà Nội từng  thuyết phục và tuyên truyền cho phương Tây cả tin rằng kháng chiến đó chỉ là ‘phong trào địa phương’ thuần túy. Họ cũng bác bỏ quan điểm mà ai cũng tin là chính phủ VNCH rõ ràng từng quay cuồng về mặt quân sự sau thời điểm Ngô Đình Diệm bị ám sát vào tháng 11 năm 1963.

    Có những khám phá khác đó là kết quả nghiên cứu thêm các khía cạnh bị bỏ quên cho đến nay của cuộc chiến đó. Chẳng có nhà sử học nào trước đó đã xem xét chi tiết những gì diễn ra trong ván cờ “domino” lân cận khi Lyndon Johnson đưa ra quyết định định mệnh vào năm 1965 là đưa bộ binh Hoa Kỳ vào miền nam VN. Trên thực tế, ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore, các nhà lãnh đạo chống Cộng đã cảnh báo trước rằng sự sụp đổ của VNCH sẽ khiến tất cả các quân domino Đông Nam Á sụp đổ theo. Họ đã đề nghị đưa quân vào cuộc chiến với mục đích chống lại chủ nghĩa CS. Đột nhiên, lý thuyết domino đó xem ra có vẻ hợp lý hơn nhiều.


CHIẾN THẮNG BỎ QUÊN


Khi tầm rộng của lãnh thổ  trở nên rõ ràng, tôi đã dự kiến và hoàn thành BA TẬP về Chiến Tranh VN. Tập thứ Nhất- kể từ năm 1954 đến năm 1965, tôi đã mất bảy năm để hoàn thành. Tập thứ NHẤT này có tiêu đề “ CHIẾN THẮNG BỎ QUÊN Triumph Forsaken”, nó nhanh chóng  bị xem là ‘CHỦ NGHĨA XÉT LẠI’. Lý do,  ý nghĩa của tập này căn bản nó thách thức tính chính thống đang ngự trị nước Mỹ. Phải kể ra đây, nó đi cùng với một số ít sách khác trong danh mục đại loại như  A Better War” của Lewis Sorley và “Dereliction of Duty” của H. R. McMaster.

Cuốn Triumph Forsaken cho chúng ta hay rằng Hồ Chí Minh là một người Cộng sản có học thuyết Cộng Sản. Giống như các đồng minh Liên Xô và Trung Cộng,  ông ta là biết tuân thủ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin  rằng những người Cộng sản nên hợp tác trong việc truyền bá cách mạng thế giới. Vào thời điểm TT Lyndon B. Johnson quyết định đưa bộ binh tham chiến  tại miền nam Việt Nam, Hồ chí Minh và đồng minh CS đã gần đạt được mục tiêu là biến toàn bộ Đông Nam Á thành Cộng sản, và rất có thể họ đã thành công nếu Hoa Kỳ không ra tay kịp. Sự can thiệp của Hoa Kỳ đã tạo ra khả năng làm tiên đề cho một cuộc đảo chính chống Cộng sản ở Indonesia và sự tự tàn phá của Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, đồng thời giúp các quân cờ domino châu Á khác tăng cường khả năng phòng thủ.


Đại Sứ Mỹ Henry Cabot Lodge và TT Ngô Đình Diệm tháng 8 năm 1963

SAI LẦM TỪ MỘT TỔNG THỐNG CHO ĐẾN ÔNG ĐẠI SỨ

 Tôi (Mark) cho rằng chiến tranh không chỉ cần thiết mà còn có thể chiến thắng bằng các quyết định chiến lược tốt hơn thế. Sai lầm nghiêm trọng nhất là quyết định của đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam đó là ông Henry Cabot Lodge người đã xúi giục đảo chính lật đổ chế độ ông Ngô Đình Diệm, làm sụp đổ bộ máy an ninh VNCH và  gián tiếp giúp Bắc Việt bắt đầu  tiến hành cuộc xâm lăng to lớn vào miền Nam. Có thêm một sai lầm khác, quyết định của TT Johnson không đưa lực lượng bộ binh Mỹ vào Lào để chặn Đường mòn Hồ Chí Minh, một động thái quá thiếu thông minh do điều đó có thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến và giảm nhu cầu về lực lượng Mỹ tại miền nam.

Cuốn sách Triumph Forsaken đã tạo ra nhiều cuộc bàn tán, thảo luận đáng kể trong giới học giả, bao gồm một lượng lớn phản hồi, “ Chiến Thắng Đã Thấy”. Có một số thảo luận mang tính xây dựng, nhưng phần lớn trong số đó tẩy chay, nhỏ nhặt, thậm chí là nói xấu với người khác. Có điều đặc biệt khi chuyện này đến tai các cựu chiến binh thuộc phong trào phản chiến cùng những người được họ bảo trợ. Mặc dù một số ít giáo sư hoan nghênh, có không ít thách thức chứng minh rõ ràng đối với tầng lớp hiểu biết nông cạn, thì cuốn sách đó chỉ nhận lại sự thù địch tập thể của số đông và kết quả gây thất bại cho tôi nộp đơn xin vào làm một vị trí giảng viên hàn lâm viện đều bị chống phá gay gắt.

Tôi nói ra sự thật này không phải để được CHO NHẬN  vào tầng lớp nạn nhân ngày càng nhiều của Hoa Kỳ - những bất hạnh của tôi với giới học giả lại dẫn đến may mắn bất ngờ là được vào dạy những sinh viên xuất sắc tại các trường đại học quân sự của Hoa Kỳ để tiến hành nghiên cứu về các chủ đề quân sự cần thiết và cấp bách nhất. Thay vào đó, nó chỉ ra những mối nguy hiểm đối với xã hội của một học viện bị chính trị hóa. Khi một nghề chứng minh rằng biết phát triển dựa trên những ý tưởng mới và tranh luận thay vì tẩy chay những người đưa ra những quan điểm chính thống nhất định, thì nó không bao giờ tước đi cơ hội tiếp cận của sinh viên với những suy nghĩ nghiêm túc và sẽ không khuyến khích phần còn lại của xã hội phớt lờ nó. Cách duy nhất để có kết quả tốt đẹp trong nghiên cứu quân sự là chứng tỏ rằng nó cởi mở với những thách thức và  sẽ xem xét nghiêm túc những ý tưởng mới.

Thách thức trong các quan điểm chính thống xung quanh Cuộc Chiến Việt Nam ngày nay cũng có vai trò cần thiết hơn bao giờ hết. Khi tôi làm cố vấn nghiên cứu quân sự tại  Afghanistan, Iraq và các vùng xung đột khác, tôi đã thấy các chính trị gia, sĩ quan quân đội, nhà báo và nhà khoa học chính trị tìm cách áp dụng các bài học của Cuộc Chiến Việt Nam. Càng khảo sát, tôi càng tin rằng họ hiểu biết khá hời hợt về lịch sử chiến tranh đó. Thêm vào đó, họ tỏ ra phụ thuộc quá nhiều vào lý thuyết học thuật cũ từng  mang lại cho họ những kinh nghiệm tệ hại sai lầm -  những kinh nghiệm chiến tranh sai lạc càng mang tới nhiều cái chết cho đàn ông và đàn bà, thậm chí có thể thua cuộc trong cuộc chiến tranh mới.

Thực tế trong nghiên cứu gần đây, tôi tập trung vào các sự kiện lịch sử của năm 1967, trong chiến tranh VN và tôi đã đưa ra ánh sáng những điều mới mẻ, quan trọng trong các cuộc hội luận tại Hoa Kỳ các tác động quyết định do chiến tranh mang lại. Trong số những sự kiện lý thú và hấp dẫn nhất của năm 1967 là sự hối tiếc của chính quyền Johnson  khi Johnson quyết định không tạo ra sự tìm cách thảo luận công khai trong nước để tạo ra làn sóng hay phong trào ủng hộ cho cuộc chiến do sự cần thiết của cuộc chiến đáng cần phải có. Các quan chức Hoa kỳ giờ đây mới nhận thức rằng sự thiếu nhiệt tình của công chúng đối với cuộc chiến càng khuyến khích đối phương tin rằng Hoa Kỳ cuối cùng sẽ từ bỏ đồng minh, và do đó Bắc Việt Nam không có lý do gì để bỏ cuộc.


MỘT CUỘC CHIẾN KHÔNG THỂ CHIẾN THẮNG NẾU NGƯỜI DÂN HOA KỲ KHÔNG BIẾT VÀ KHÔNG CẦN BIẾT LÀ ĐANG CÓ CHIẾN TRANH


Cố ngoại Trưởng Dean Rusk nhận xét vào tháng 10 năm 1967 rằng, “Chính phủ đã đưa ra một quyết định có chủ ý là không tạo ra tâm lý chiến tranh ở Hoa Kỳ…” bởi vì nó “quá nguy hiểm cho đất nước Hoa Kỳ ” Johnson, Dean Rusk và các quan chức khác đã lo sợ rằng cơn sốt chiến tranh sẽ làm suy yếu các chương trình nội địa như Chương Trình Great Society và làm gia tăng căng thẳng với Liên Xô. Nhưng rồi, Ông Rusk thừa nhận, “có thể đây là một sai lầm; có lẽ sẽ tốt hơn nếu thực hiện các bước để xây dựng ý thức về một quốc gia đang có chiến tranh.”

    Suốt năm 1967, các cố vấn tại Bạch Ốc và các nhà lãnh đạo nước ngoài đã nhiều lần thúc giục TT Johnson thay đổi hướng đi, nói với công chúng Mỹ lý do tại sao Hoa Kỳ có mặt tại miền nam Việt Nam và những gì họ đang cố gắng đạt cho được. Nhưng TT Johnson không thể tự mình làm điều đó, ngay cả khi ông ngày càng nhận ra những hậu quả tai hại của sự im lặng của ông. “Nếu lịch sử buộc tội chúng ta vì sự kiện Việt Nam,” TT Johnson thừa nhận vào mùa thu 1967, “thì do tiến hành một cuộc chiến mà không cố gắng khơi dậy lòng yêu nước.”

Trong trường hợp thiếu sự cổ vũ khởi xướng của tổng thống, sự ủng hộ của công chúng Hoa kỳ đối với chiến tranh VN đã giảm sút trong suốt năm 1967. Như các quan chức chính quyền từng lo sợ, sự suy yếu quyết tâm của Mỹ lại củng cố quyết tâm kiên trì của Bắc Việt. Hà Nội rõ ràng đã từ chối mọi lời đề nghị đàm phán hòa bình của Mỹ, CS Hà Nội dự đoán rằng cuộc tấn công Tết Mậu Thân sắp tới sẽ phá hủy những gì còn lại của ý chí người dân Hoa Kỳ.

Nói cách khác, việc công chúng quay lưng lại với chiến tranh VN là điều không thể tránh khỏi; đúng hơn, đó là kết quả của sự thất bại của các nhà hoạch định chính sách trong việc giải thích và thuyết phục người dân Mỹ ủng hộ nó.

Nửa thế kỷ sau, hôm nay với việc đất nước Hoa Kỳ đang vướng vào hai cuộc chiến tranh khác biệt, kéo dài và khả năng những cuộc xung đột khác có thể bùng phát bất cứ lúc nào, Chiến Tranh VN  là một bài học mà các nhà lãnh đạo hiện tại của chúng ta nên ghi nhớ.

Mark Moyar

ĐHL Dịch thuật và tựa đề 

Mark Moyar, giám đốc Trung tâm Lịch sử Quân sự và Ngoại giao, là tác giả của cuốn sách “Oppose Any Foe: The Rise of America’s Special Operations Forces” và “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1954-1965.”

 Nguồn

Opinion | Was Vietnam Winnable? - The New York Times (nytimes.com)

No comments:

Post a Comment