Chúng tôi có hai mươi năm làm tuổi trẻ
Chưa bao giờ hưởng trọn một ngày vui
Khi lớn lên quê hương chung lửa đỏ
Tuổi thanh xuân mà lỡ mất nụ cười...
Chưa bao giờ hưởng trọn một ngày vui
Khi lớn lên quê hương chung lửa đỏ
Tuổi thanh xuân mà lỡ mất nụ cười...
(Nhạc sĩ Vũ thành An)
Tháng TƯ 1975 và một khu lán trại đầu nguồn Thạch Hãn
Đoàn tù binh xuống hết đèo Ba Lòng thì trời đã về chiều. Nguồn sông hẹp và cạn nên chúng tôi chỉ lội một chút chi là qua sông. Đầu nguồn vào tháng này nước vừa ít vừa chảy chậm, trông chẳng khác gì một dòng suối lớn.Tôi cố tìm theo trí nhớ xem thử còn một bãi đá ven sông, một bờ sông có vô vàn viên đá lớn tròn trịa. Giờ cái tên "Bến Đá Nổi" nó ở đâu, tôi không còn thấy được?
Trước mắt tôi, một cánh rừng hoang vắng, rậm rạp, không bóng người, không làng mạc, dân cư? Từ 1960 cho đến lúc toán tù binh chúng tôi bị dẫn tới đây là mười lăm năm. Đúng mười lăm năm có nhiều thay đổi cho một vùng mang danh là "Miền Hỏa Tuyến". Khoảng 1963, tôi mới học lớp ba, đó là năm đảo chánh, Quận Ba Lòng cũng mất từ năm này. Từ đó người Tỉnh Quảng Trị ít nghe ai nhắc đến địa danh Ba Lòng. Một vùng dân cư miền núi mới lập lại trong thời cụ Diệm, nhưng nếu ta lấy cái năm 1960 MặT Trận thành lập, chiến sự từ đó leo thang và Ba Lòng xem như 'xóa sổ' là điều tất nhiên. Sau này lúc còn đi học tôi còn nghe Tuyến McNamara thành lập đi kèm với việc “bạch hóa” hoàn toàn quận Gio Linh. Khu Định Cư Cam Lộ tiếp tục vụ Hạ Lào, Mùa Hè Đỏ Lửa cho đến hôm nay những ngày cuối cùng của tháng Tư 1975 xem như định mạng một miền nam đã được QUYẾT ĐỊNH.
Lại một lần nữa chúng tôi được vào một khu lán trại bộ đội bỏ hoang ven sông. Có tiếng đồn rằng “hàng binh Trung Đoàn 56” của ông Trung tá Phạm v Đính có trú ngụ tại đây? Tiếng đồn còn ‘gay cấn’ hơn nữa là số quân này có tham gia với quân “Cách Mạng trong trận đánh úp Cửa Việt của VNCH trong đêm rạng ngày 27/1/1973 trước khi Hiệp Định Ngưng Bắn ký kết? Những lời đồn nghe “cười ra nước mắt” tin không tin tùy người nhưng “lưỡi không xương nhiều đường lắc léo” chả có gì chứng cớ? Chỉ có một chuyện đúng: mùa hè 1974 tôi đóng quân tại Vĩnh Hòa Phường là chốt cuối cùng tại mạn biển, còn Cửa Việt thuộc phía họ. Từ Vĩnh Hòa Phường men theo bờ biển ra tới Cửa Việt phải vài ba cây số. Đường ranh ngưng bắn 1973 vạch từ Vĩnh Hòa Phường cắt lên Long Quang, Nại Cửu cắt An Tiêm vượt qua sông lên tới miền núi ...
***
Cái “miệng hại cái thân” có anh chàng tân binh mới học xong ở Dạ Lê, Phú Bài lại nghe đâu khai là “trung úy” thế là bị theo đoàn tù binh chúng tôi đi tận đây! Thanh minh chẳng có cán bộ nào tin, họ chỉ tin vài tờ giấy “bàn giao” trong đó có mấy dòng nguệch ngoạc của anh du kích hay cán bộ nào trong Huế ghi trong giấy lúc bắt anh ta mà thôi?
Chuyện tù binh cũng có khi “trong cái rủi có cái may”. bị bắt trước nhưng chúng tôi lại bị 'lội bộ' ít hơn. Từ Lai Phước đi bộ lên đây mất hơn hai ngày đường. Nghe đâu sau này tù binh từ Huế ra quá nhiều. Đi bộ từ trong đó ra ‘toe cả chân’ lại phải ngược theo đường Chín lên tới Tà Cơn, Khe Sanh?! Chỉ tính từ Cam Lộ lên Khe Sanh cũng phải xa thêm 65 cây số nữa...chúng tôi đi trước nhưng chỉ ngang đây, số người còn ít ỏi nên dễ thở hơn sau này, thật còn may!
Mấy tuần của tháng Tư này chúng tôi ở đây. Từ trên “khung” của cán bộ xuống các lán đất chúng tôi chẳng có hàng rào nào. Chúng tôi đủ loại lính từ TQLC, Bộ Binh, Địa Phương. Phần nhiều là lính và hạ sĩ quan. Có một số sĩ quan nhưng ít hơn...
30 THÁNG 4, 1975
-Đúng 11 giờ 30 tổng thống "Ngụy Quyền" Sài Gòn Dương văn Minh chính thức tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ...
Tiếng phóng thanh từ cái loa trên nhà cán bộ phát ra. Đó là tiếng của đài phát thanh Hà Nội từ “Khung” lanh lảnh dội xuống toàn khu trại tù binh sáng ngày đó làm tôi lạnh toát người.
Tôi cảm thấy choáng váng, tai không dám tin vào sự thật đang đến? Sau hơn năm tuần làm thân phận tù binh:
-Thế là hết!
Ba tuần của tháng Tư bị giam tại thung lũng này. Ba tuần kết tủa từ nhiều suy nghĩ, lo âu, hồi hộp cùng nhiều nhung nhớ lao lung. Đến hôm nay buổi sáng 30 tháng Tư của cái năm Một Chín Bảy Lăm chúng tôi đang trực tiếp nghe và nhận lấy một sự thật não nề. Tính từ ngày 23 tháng Ba, đúng NĂM tuần căng thẳng lướt qua trong đầu... Hơn một tháng trời, tôi cố gắng hình dung một Sài Gòn đang chiến đấu trong đó ra sao? Có thể là những hình ảnh hỗn loạn, căng thẳng, những co rút chiến sự thảm thê, máu lửa. Nhưng tôi và những tù binh khác đã hi vọng một vài sự kiện gì đó xảy ra, tuy vu vơ và thất vọng.
Từ đầu tháng Tư đến nay, trong thung lũng này chúng tôi vẫn "bị" nghe nhiều tin chiến sự. Cán bộ coi tù binh hàng ngày khoe khoang sức tiến nhanh của quân đội của họ. Chúng tôi còn nghe được sự chết chóc ghê gớm của hai phía tại Tuyến cuối Long Khánh do Tướng Lê Minh Đảo chỉ huy tại vùng ranh cuối cùng bảo vệ cho Sài Gòn...
***
Nhờ cuốn phim tư liệu VN hiện nay có tên là "Đường về Huế 26.3.1975" tôi đã lấy được hình ảnh thật của toán tù binh chúng tôi qua Bến Đá Cầu Dài ngày 24.3.1975 đang bị dẫn ra Đông Hà
tác giả đhl có dấu Mủi Tên Đỏ
Những ngày cuối tháng Ba, lúc vừa bị bắt tai Mỹ Chánh ra tạm giam tại thôn An Lạc bên Sông Đông Hà tôi còn nhớ có hai cán bộ chính trị viên hay kêu chúng tôi lên “Khung" tức là nhà của cán bộ. Lý do: Ngọc và tôi tuy là hai trung đội trưởng nhưng là hai sĩ quan duy nhất trong đám tù binh đầu tiên qua sông Thạch Hãn. Ngày đầu toán tù binh 17 người chúng tôi qua sông Thạch là 24.3.1975. Hai chính trị viên nói giọng Bắc, hơi thâm trầm. Họ cần chúng tôi cung cấp những thông tin nào mà chúng tôi biết được về phía quân lực chúng tôi. Thời gian đã lâu tôi không còn nhớ họ hỏi chúng tôi những gì ? nhưng đại khái về cách thức bố trí mìn bẫy, quân số đơn vị, những gì tôi biết.
Cứ mỗi lần lên 'khung' ông ta khoe với hai chúng tôi sức tiến quân phía họ. Quân miền bắc ngang tỉnh nào, trên cái bản đồ trong phòng, ông ta bôi đỏ tỉnh đó.
Mới hai, ba hôm trước tôi còn nhớ ông ta bôi đỏ Bình Tuy, rồi Long Khánh...
Hi vọng của tôi theo từng ngày tan biên dần. Những ngày tôi vẫn cò chút hi vọng miền nam còn lại 'phần nào đó' trong xa kia...
Những đêm tôi nằm nhẫm lại những mốc thời gian vừa qua:
-24/3/ 1975 Những ngày này còn bị giam tại thôn An Lạc chân cầu Đông Hà cũng người chính trị viên này bắt Ngọc và tôi thu vào băng nhựa kêu gọi anh em tại biển Thuận An 'buông súng' . Ông ta từng bôi những chữ " được đối xử tử tế theo TINH THẦN QUY ƯỚC GENEVA..." phải đổi lại "... theo SỰ KHOAN HỒNG CỦA CÁCH MẠNG'.
Cuối tháng Ba, tôi con` hi vọng 'RANH GIỚI NGƯNG BẮN' sẽ là đèo Hải Vân?
Rồi tin Huế mất 26/3, Đà nẵng mất 29 tháng 3 /1975... tất cả sự kiện này các tù binh đều được cho hay. Có thể họ cố tình lung lạc tinh thần chúng tôi.
Non một tháng Tư bị giam tại các lán thung lũng này. Những ngày đi cùi gạo. Những kho gạo do Thuợng Cộng cầm súng Ak canh giữ . Những người bộ đội CS người Thuợng mặt mày lầm lì, khẩu AK đeo ngang trước bụng, ngón tay hờm vào cò súng. Mắt họ lườm lườm nhìn chúng tôi, im lìm. Có thể họ không nói được tiếng Việt. Trước kia tôi được biết những bộ đội Thượng Cộng rất trung thành không gì lung lạc họ. Giờ đây nghe mấy cán bộ dẫn chúng tôi đi nhận gạo khoe họ đúng là trung thành, từng giữ các kho gạo dự trữ này mấy năm nay tại thung lũng này một cách kiên trì không hao hụt gì . Gạo mốc meo mục nát , thay bao nhiều lần . Đây là gạo dự trữ nhiều năm để 'đánh miền Nam'. Theo thời gian nay cứt chuột quá nhiều, đen như những hạt đậu, giờ cho tù binh ăn. cán bộ CS ở đây có cho chúng tôi biết, những kho gạo này dự trù cho "chiến dịch HCM kéo DÀI ÍT LẮM LÀ 2 NĂM"!
***
Nhờ cuốn phim tư liệu VN hiện nay có tên là "Đường về Huế 26.3.1975" tôi đã lấy được hình ảnh thật của toán tù binh chúng tôi qua Bến Đá Cầu Dài ngày 24.3.1975 đang bị dẫn ra Đông Hà
Nhờ cuốn phim tư liệu VN hiện nay có tên là "Đường về Huế 26.3.1975" tôi đã lấy được hình ảnh thật của toán tù binh chúng tôi qua Bến Đá Cầu Dài ngày 24.3.1975 đang bị dẫn ra Đông Hà
Chiều 23/3/1975 tôi bị bắt tại Thôn Trạch Phổ, Phong Bình, trong lòng tôi vẫn tin có ngày trao trả giống năm 1973 khi ranh giới ngưng bắn hai bên sẽ rút vào nơi nào đó?
Tôi vẫn là người tù binh, vẫn những cảm nghĩ và hình dung một ngày trao trả? Một ranh giới cuối cùng của một phía thối lui và phe kia lấn tới lắp đầy chỗ trống cho đến một 'thỏa thuận mơ hồ' trong trí tưởng tượng của tôi hay của một số người?
Có khi tôi lại tính toán hay hi vọng có một ngày ba mẹ tôi trong kia sẽ được 'truy lãnh' HAI năm lương cho những người lính mất tích hay bị bắt làm tù binh? Nhưng phải có một điều kiện khi mọi người còn một niềm tin nào đó để cùng cố mà hình dung ra một 'RANH GIỚI NGƯNG BẮN' cuối cùng cho đôi bên ở một nơi nào trên mảnh đất teo tóp dần hồi của phía chúng tôi?
Nhưng rồi...
Đà nẵng mất, hi vọng tuyến ngưng bắn Hải Vân tiêu tan. Có tin đồn hai phía sẽ ngưng bắn ở Phan Rang rồi Phan Rang và tiếp đến Bình Tuy mất...
***
Hình ảnh trao trả tù binh nam bắc tại sông Thạch Hãn sau Ngưng Bắn Paris 27/1/2973 (hình Phạm thắng Vũ)
Từ cái loa phóng thanh dành cho học tập trong trại, chúng tôi nghe rất rõ cái giọng the thé của người phát thanh viên nữ giọng Bắc:
-Đúng 11 giờ 30 Tổng Thống Sài Gòn Dương văn Minh ...
Rồi những bản nhạc "Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng" "Tiến Về Sài Gòn"... dồn dập phát lại.
Cán bộ trong trại reo hò, các 'vệ binh' tức là bộ đội reo hò. Những cái radio của cán bộ mở lớn 'hết volume'! Hôm nay trại không đi đâu. Tất cả chúng tôi được ở trong trại để liên tục nghe loan tin ĐAI THẮNG phía người ta.
Tôi không nhớ tôi có khóc hay rơm rớm nước mắt không? Nhưng thứ cảm giác tôi nhớ rõ nhất đó là nỗi buồn tê tái. Mình tôi lạnh ngắt, một tâm lý hụt hẫng, sâu lạnh lẫn bơ vơ lạc lõng... Tuy đã là tù binh nhưng mới hôm trước trong tôi vẫn còn hình tượng một miền nam 'vẫn còn', gia đình tôi trong kia -Bình Tuy- 'vẫn còn'?
Giờ gia đình tôi trong nam ra sao? Cả nhà đã mất tin tôi hơn môt tháng nay. Gia đình Ngọc, người sĩ quan cùng đại đội bị bắt một lần với tôi thì ở Huế, gần hơn nhà tôi. Huế đã mất vào hôm 26 tháng Ba, Ngọc buồn trước tôi hơn một tháng rồi.
Giờ đến phiên tôi. Sài Gòn đầu hàng xem như số phận Bình Tuy đã xong. Ba mạ và các em tôi ra sao? nhà tôi hơn một tháng nay chắc quay quắt vì tin tôi.
- Thôi rồi, tất cả sụp đổ!
Thực tế trước mắt tôi sáng ngày 30 tháng Tư đó là hình ảnh rộn ràng, âm thanh huyên náo của các cán bộ trên nhà chỉ huy, một đất trời sụp đổ của sự chết lịm từ những niềm tin bám víu, tất cả như quay cuồng xoắn tít, tạo thành một 'ảo giác' nào đó làm tôi lịm ngất hay chóng mặt rụng rời.
Tôi như nằm mơ. ..Có tiếng lao xao mừng rỡ của một số lính thủy quân lục chiến. Họ là lính, họ mừng vì họ sẽ được cho về nam như lời các cán bộ kia hứa hẹn trước: rằng "ít tội hơn cấp chỉ huy". Những người lính kia dù là 'thứ dử' họ cũng phải về trước thôi. Sụp đổ rồi, thế là xong. Mảnh giấy trắng, cán bộ nguệch ngoạc vài chữ, những người lính này sẽ về nam.
Chúng tôi chấp nhận tháng ngày trước mắt ra sao
cũng được. Chúng tôi không phải là lính mà là những người đã thụ huấn với trình độ chính trị khác với những người lính. Sự chấp nhận đó là lẽ ĐƯƠNG NHIÊN là CÔNG BẰNG giữa trách nhiệm và thụ hưởng, giữa vinh quang và hậu quả mà thôi.
Những cán bộ chính trị viên sẽ "lên lớp" trong tư thế khác. Họ là kẻ chiến thắng. Trong một tình huống khác xa vượt qua tầm tưởng tượng của tôi:
Còn chúng tôi, số sĩ quan sẽ ở lại.
Chúng tôi chấp nhận tháng ngày trước mắt ra sao
cũng được. Chúng tôi không phải là lính mà là những người đã thụ huấn với trình độ chính trị khác với những người lính. Sự chấp nhận đó là lẽ ĐƯƠNG NHIÊN là CÔNG BẰNG giữa trách nhiệm và thụ hưởng, giữa vinh quang và hậu quả mà thôi.
Những cán bộ chính trị viên sẽ "lên lớp" trong tư thế khác. Họ là kẻ chiến thắng. Trong một tình huống khác xa vượt qua tầm tưởng tượng của tôi:
-SÀI GÒN ĐẦU HÀNG!
Có nhiều điều hi vọng vẫn bám ví vào tâm trí
người tù binh. Tôi vẫn tin vào 'trao trả, trao
đổi'- một giá trị gì đó khi quân đội và một miền nam vẫn còn. Trong chiến tranh, thắng bại lẽ thuờng. Khi thua nếu ai không bị giết thì làm tù binh. Tôi còn mừng do còn sống tức là còn có ngày được 'trao trả', được trở về với một miền nam còn lại...
Hơn một tháng trời tôi từng hi vọng sẽ có một NGÀY TRAO TRẢ TÙ BINH- tương tự như hình ảnh trao trả đôi bên bờ Thach Hãn vào năm 1973 khi tôi chưa ra đơn vị. Rồi sự thật cuối cùng đã đến. Một buổi sáng, tất cả hi vọng của chúng tôi đều tan vỡ chẳng khác chi bong bóng xà phòng.
Một sự thật đau buồn, hoàn toàn ngoài mong đợi, ước đoán, tàn nhẫn phủ chụp lên chúng tôi vào đúng buổi sáng 30 tháng Tư năm 1975 tại Ba Lòng một Thung Lũng đầu nguồn Thạch Hãn có cái tên chứa chan kỷ niệm của riêng tôi, một thời bé dại./.
Đinh hoa Lư edition 2023
48 NĂM hồi tưởng
No comments:
Post a Comment