Moyar sinh năm 1971, tốt nghiệp cử nhân tối ưu (summa cum laude) về sử học tại Đại Học Harvard và tiến sĩ sử học tại Đại Học Cambridge. Ông thuờng viết cho các tờ báo lớn tại Mỹ như New York Times, The Wall Street Journal và Washington Post
Mark Moyar là cố vấn quốc phòng và tác giả của "Chiến Thắng Bỏ quên: Cuộc Chiến Việt Nam 1954-1965.
(Triumph Forsaken: the Vietnam War 1954-1965 Mark Moyar)
=======
George J. Veith là cựu đại úy trong quân lực Hoa kỳ, tác giả cuốn Code Name Bright Light: the Untold Story of U.S POW Rescue Efforts during the Vietnam War (1998) … the Black April The Fall of South Vietnam
---------------------
George J. Veith là cựu đại úy trong quân lực Hoa kỳ, tác giả cuốn Code Name Bright Light: the Untold Story of U.S POW Rescue Efforts during the Vietnam War (1998) … the Black April The Fall of South Vietnam
---------------------
... trong tương lai khi Hoa kỳ suy tính sự viện trợ cho A phú Hãn, cuốn "THÁNG TƯ ĐEN' nhắc nhở thế giới chuyện đau lòng, cái giá của biết bao sinh mạng khi bỏ rơi bạn, một đồng minh khốn khổ đang bị bao vây...
Dr. Mark Moyar
***
Từ giây phút chuyến trực thăng cuối cùng bay khỏi tòa đại sứ Mỹ Sài gòn vào tháng Tư 1975, đó là thời sụp đổ của Miền Nam VN cũng là thời điểm đáng nhớ nhất về sự chấm dứt của một cuộc chién mà người Mỹ can dự.
Cánh bồ câu (Democrats/Dân Chủ) thì mãi đổ tội bằng những luận điệu vô lý lên sự thất bại của một đồng minh nước Mỹ. Họ cho rằng bởi đồng minh này quá yếu kém và không đáng giá để hỗ trợ?
Cánh diều hâu ( Republicans/ Cọng Hòa) thì đổ tội cho quyết định ngu ngốc từ các chính trị gia Mỹ về việc cắt giảm viện trợ đã làm non 60 ngàn sinh mạng thanh niên Mỹ hi sinh oan uổng.
Thế mà khác với các kịch bản trước đây trong cuộc chiến Việt Nam, sự hạ màn đau khổ này chỉ nhận được vài sự an ủi qua loa từ các sử gia. Các tác giả có những bài viết tạm coi là hoàn hảo cũng chỉ lướt nhanh qua giai đoạn từ 1973-1975 thôi - Một giai đoạn không còn sự hiện diện của lực lượng chiến đấu nào của Mỹ cùng sự quan tâm ít ỏi từ giới báo chỉ Hoa kỳ hay ngay cả các giới chức dân sự. Một giai đoạn mà các giới chuyên khảo thiếu nhiều tài liệu Anh ngữ để nghiên cứu.
========
TS George
J. Veith là tác giả 4 cuốn sách về Chiến tranh Việt Nam, trong có các cuốn liên
quan đến Chiến Tranh VN như:
-Code
Name Bright Light: The Untold Story of U.S. POW Rescue Efforts during the
Vietnam War (1998),
-Black
April: The Fall of South Vietnam, 1973-1975 (2012),
-
Drawn Swords in a Distant Land: South Vietnam’s Shattered Dreams (2021)
Ông
viết nhiều về Chiến tranh Việt Nam, diễn thuyết tại nhiều hội nghị cũng như điều
trần về vấn đề POW/MIA trước Quốc hội Hoa Kỳ. Cuốn sách thứ tư của ông là một lịch
sử chính trị, xã hội và kinh tế về sự trỗi dậy và sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
Ông tốt nghiệp PhD tại Đại Học Monash tại Melbourgh, Victoria Úc Đại Lợi
George J. Veith
======
chiếc trực thăng liều lĩnh đậu cheo leo trên một building để bốc người tại SG những giờ phút cuối cùng
George J. Veith trong cuốn Tháng Tư Đen và sự Sụp Đổ của Miền Nam (2012) đã có công xóa đi khoảng trống lịch sử nói trên. Trong một nhận xét đặc biệt, ông đã khai thác đúng đắn các sự kiện bị lãng tránh. Tác giả từng phỏng vấn các sử gia miền bắc cũng như một số cấp chỉ huy quân sự của miền nam. Bằng nhiều chi tiết cặn kẽ, ông đã trình bày 'từng núi' chi tiết giúp giải tỏa được các câu hỏi chính yếu lịch sử.
Dẫu rằng các lãnh đạo miền nam từng phạm nhiều lỗi lầm quan trọng trong cuộc chiến 1975 chống trả sự tấn công của miền Bắc, nhưng ông Veith cho rằng sự thất bại kia không đến từ sự một chính quyền thiếu khả năng và từ một sự chiến đấu kém cỏi! Cuộc chiến 1972 và những trận đụng độ của Mùa Hè Đỏ Lửa hay những trận đụng độ lớn trong thời gian 1973-74 nhưng ít ai biết, các cấp chỉ huy quân sự miền nam từng chứng tỏ các khả năng bất ngờ. Trong trận tấn công cuối cùng của Bắc quân, các cấp chỉ huy và các đơn vị miền nam đã chiến đấu dũng mãnh quá bất ngờ. Nếu người Mỹ nhớ lại thì rõ ràng trong chiến thắng Trận Xuân Lộc, một sư đoàn miền nam chống lại được ba sư đoàn Bắc việt. Nhưng ông Veith cũng ghi lại thêm những trận đụng độ khác vào tháng Ba và tháng Tư 1975 bao gồm những cuộc chiến đấu mạnh mẽ của miền nam từ Mõ Tàu đến Núi Bông phía bắc, từ Bến Cầu đến Chơn Thành chặng giữa, cùng tại Cần Thơ và Long An ở miền nam.
Với minh chứng đầy thuyết phục, ông Veith cho rằng chính sự cắt giảm 'ác liệt' quân viện cho miền Nam xuống chỉ còn một nửa do Quốc Hội Mỹ đã dẫn đến sự thất bại cho họ (VNCH) vào đầu tháng Ba, khi miền Bắc bắt đầu mở màn cuộc tấn công quy mô nhất thì không quân miền nam thiếu nhiên liệu cùng phụ tùng thay thế cho các phi tuần chiến đấu làm sự phòng ngự yếu đi đến 900 dặm về mạn tây. Thế là Bắc quân có cơ hội tấn công cùng chiếm lĩnh một số thị trấn và thành phố quan trọng.
Thiếu hụt không vận, quân đội miền Nam thuờng xuyên dựa vào xe hay chủ yếu phải di chuyển bằng chân. Đồng bào của họ lại chạy theo với lính do lo sợ bị Cộng Sản thảm sát do bao ấn tượng thảm sát tại Huế 1968 hay Đại Lộ Kinh Hoàng 1972. Phụ nữ, trẻ em cùng bao xe dân sự tha hồ tắc nghẽn các tuyến đường và cầu chính làm cuộc rút lui càng chậm chạp thêm...
Đó là cơ hội cho Bắc quân xé nát đơn vị Nam quân.
Thời gian lực lượng phía Nam tháo lui nhằm xây dựng tuyến phòng ngự cho thành phố cạnh biển là Đà nẵng, có hơn một triệu dân cuống cuồng dồn đến một thành phố có hơn nửa triệu dân đang ở càng làm tăng thêm tình trạng hỗn loạn. Những con đường kẹt cứng xe dân sự, theo ông Veith, càng làm các xe quân sự khó lòng di chuyển nhằm phối trí lực lượng. Một số binh sĩ bận lo cho bà con hay gia đình vượt thoát. Một ví tướng sáng giá vào lúc đó là tướng Ngô quang Trưởng, phải đi đến quyết định di tản bằng đường biển vì không thể nào phối trí lực lượng được nữa. Một số vượt được bằng tàu, nhưng hàng ngàn binh sĩ miền Nam đã bị các đơn vị Bắc quân tràn vào bắt sống.
Trong cuốn Tháng Tư Đen, tác giả cũng cho độc giả thấy rằng sự cắt giảm viện trợ to lớn của Hoa kỳ đồng nghĩa với sự bất lực của miền Nam không thể nào dội bom các lực lượng diện địa của Bắc Quân đang hiện diện rõ ràng. Không quân Miền Nam cũng bất lực không đủ các phi tuần cần thiết cho đến lúc quân CS tràn ngập các sân bay.
Vào tháng Giêng 1973, chúng ta nhớ TT Nixon có hứa rằng không lực Hoa kỳ sẽ giáng trả đích đáng nếu Bắc Việt vi phạm Thỏa Uóc Hòa Bình ký tại Ba lê. Nhưng sự kiện Watergate xảy đến, cùng lúc Quốc Hội dùng Luật Quyền Giới Hạn Chiến Tranh của Tổng Thống ký vào năm 1973 đã ngăn chận người kế vị là TT Gerald Ford không còn giữ được chữ TÍN cho VNCH.
Dẫu rằng quân số miền nam có tới 763,000 vào năm 1975, nhưng khả năng cơ động của họ cũng chỉ còn 110,000 vào thời gian cuối cùng. Trong thời gian này, Bắc quân đã dồn được con số 350,000 quân cũng nhờ vào sự tái kiến trúc của Đường Mòn Hồ Chí Minh như một xa lộ thênh thang cùng các ống dẫn dầu chạy song song theo nó.
Theo TS George Veith, trong tình trạng tuyệt vọng có các đơn vị nam quân đã kháng cự mãnh liệt chống lại sự tấn công ào ạt của bắc quân. Theo ước tính từ Hà Nội , phía Bắc đã mất tới 6000 sinh mạng trong những ngày cuối cuộc chiến. Quân miền Nam đã chiến đấu với một hi vọng mơ hồ có được một ranh giới ngưng bắn khác với quân xâm lăngn cho tới giờ phút Sài gòn tuyên bố đầu hàng.
Có hơn 100,000 binh sĩ miền nam đồng minh của Hoa kỳ đã hi sinh trong những trận đánh cuối cùng, bao gồm bị xử tử tại chỗ hay bỏ mình do bị hành hạ trong các trại "cải tạo'. Hơn nửa triệu người dân miền Nam đã bỏ mình khi cố gắng trốn chạy CS bằng thuyền .
Trong tương lai khi Hoa kỳ suy tính viện trợ cho A phú Hãn, cuốn "THÁNG TƯ ĐEN' nhắc nhở thế nhân chuyện đau lòng- cái giá của biết bao sinh mạng - khi bỏ rơi bạn, một đồng minh khốn khổ đang bị bao vây./.
MARK MOYAR
dịch và edit LỜI BẠT by ĐHL
Mark Moyar là cố vấn quốc phòng và tác giả của "Chiến Thắng Bỏ quên: Cuộc Chiến Việt Nam , 1954-1965
SOURCE
No comments:
Post a Comment