I- FISSION REACTION TRONG BOM NGUYÊN TỬ (A BOM)
Nhân (nuclei) của những đồng vị của những nguyên tố nặng như Uranium và Plutonium có thể bị bắn phá ra làm 2 (split) khi bị bắn bởi từ một trung hoà tử (neutron). Sự bắn phá ra 2 này (splitting) gọi là phản ứng phân hạch nguyên tử NUCLEAR FISSION hay còn gọi là phản ứng HẠCH TÂM
Cứ mỗi trung hòa tử (neutron) bắn phá một nhân U 235 (nuclei) thành 2, kèm các neutrons khác + năng lượng và phóng xạ và mỗi neutron mới này lại bắn phá một nhân U 235 khác và tiếp tục mãi...
Trong phản ứng phân hạch nó sẽ phóng thích ra một năng lượng khổng lồ nhiệt năng (heat) và phóng xạ (radiation).
Tiếp tục như thế nó tách ly được các trung hòa tử của một nhân và các trung hoà tử này lại bắn vào các nhân khác với một tốc độ 9000 km/ giây; rồi các nhân khác cũng bị tách đôi (splitting) và đồng thời tiếp tục phóng thích ra năng lượng khổng lồ khác và tiếp tục như thế mãi... cho đến khi không còn nguyên liệu Uranium nữa. Phản ứng dây chuyền này gọi là fission chain reaction.
II- FUSION REACTION --PHẢN ỨNG TỔNG HỢP HẠT NHÂN TRONG BOM H (H BOMB)
Phản ứng tổng hợp hạt nhân (nuclear fusion) khác với phản ứng phân hạch (nuclear fission).
sơ đồ phản ứng tổng hợp hạt nhân:
2H + 3H = 4H + năng lượng hạt nhân
Trong phản ứng tổng hợp hạt nhân, tạo ra từ sự tổng hợp (fussion) bởi 2 đồng vị (isotope) nhẹ hơn của hydrogen là Deuteron
2H và Triton 3H
và tạo ra một nguyên tố nặng hơn là Helium 4H
cùng phân ly 1 Neutron kèm năng lượng. Cũng từ chuyện cần một nhiệt độ cực kỳ lớn (hàng chục triệu độ C ) có được từ phản ứng phân hạch bên trong (A Bomb) để đủ năng lượng hàng chục triệu độ nhằm kích hoạt cho phản ứng tổng hợp này nên phản ứng này còn gọi là phản ứng NHIỆT HẠCH (thermonuclear reaction)
CHÚNG TA CÓ THỂ TÓM TẮT NHƯ SAU
- Hydro Bom (H Bomb) hay bom khinh khí là sự nâng cấp của Bom Nguyên Tử (A Bomb)
-A Bomb tạo nổ từ phản ứng phân hạch hạt nhân (nuclear fission) trong khi H Bomb tạo nổ từ phản ứng tổng hợp hạt nhân (nuclear fusion)
- H Bomb có chứa một (hay hai) A Bomb bên trong, mục đích khởi đầu một vụ nổ Nguyên Tử bên trong nhằm tạo năng lượng khởi động gồm nhiệt độ hàng chục triệu độ C mới gây ra phản ứng tiếp theo là phản ứng TỔNG HỢP HẠT NHÂN (fusion reaction) mới tạo thành vụ nổ H-bomb
quả bom H do Mỹ thử nghiệm đầu tiên vào ngày 1.11.1952 tại quần đảo vắng Marshall cách phía tây của Hạ uy Di 3000 dặm
2 năm sau Hoa kỳ cũng thử nghiệm thêm 1 lần H bom nữa tại đây cho đến nay đã 70 năm qua nhưng ở đây vẫn không thể ở được ?
-Sức mạnh của H Bomb gấp hơn 1000 lần sức mạnh của A Bomb
Đối với 2 quả bom Nguyên Tử lần đầu tiên thả xuống Nagasaki và Hiroshima chỉ có sức mạnh tương đương 10 tới 15 kiloton TNT tấn TNT nhưng sức mạnh của H Bom ví dụ quả H bom thử nghiệm của Hoa Kỳ vào 1.11.1952 có sức mạnh tới 10 NGÀN kiloton TNT
Theo một số chuyên gia hạt nhân, một quả bom H có khả năng mạnh
gấp 1.000 lần so với bom nguyên tử. Mỹ đã chứng kiến sức mạnh của một quả bom
khinh khí khi thử nghiệm một quả trong nước vào năm 1952.
Edward Morse, là một giáo
sư kỹ thuật hạt nhân tại Đại học UC, Berkeley ông cho rằng bom khinh khí gây ra
vụ nổ lớn hơn, nghĩa là sóng xung kích, vụ nổ, nhiệt và bức xạ đều có tầm quá lớn
so với bom nguyên tử (A bomb).
Kể từ Thế Chiến HAI mặc dù chưa có quốc gia nào dám sử dụng
vũ khí hủy diệt hàng loạt như vậy, nhưng các thế giới hiện ý thức rằng H bomb sẽ
còn QUÁ thảm khốc hơn nếu nó dùng H Bom thay cho A bomb
Theo GS Morse, quả A bom thả xuống NAGASAKI đã giết hết mọi
người trong bán kính một dặm, nhưng bom H sẽ giết hết con người trong bán kính
từ 5 tới 10 dặm, một thảm họa ghê khiếp…
Hall, là giám đốc Viện An Ninh Hạt Nhân của Đại học Tennessee,
gọi H bom là “sát thủ đô thị” do nó sẽ hủy diệt số ngưới gấp 100 hay 1.000 lần
so với A bom.
./.
Đinh hoa Lư biên soạn
No comments:
Post a Comment