Monday, March 6, 2023

LÝ DO BẮC HÀN RẤT SỢ OANH TẠC CƠ CHIẾN LƯỢC B1 LANCER CỦA HOA KỲ


       VIDEO: B1 Lancer  

Máy bay ném bom B-1B của Không quân Hoa Kỳ tập trận với chiến đấu cơ KF-16 của Hàn Quốc ngày 03/03/2023. REUTERS - SOUTH KOREAN DEFENCE MINISTRY


CHÀO BẠN ĐỌC

Từ đầu năm 2022 đến nay, Kim Jong Un liên tục thử nghiệm phi đạn các loại trong đó còn nâng cấp thử nghiệm  ICBM mặc dù Bắc Hàn đang lâm vào trận đói dữ dội.

Hoa Kỳ liên tục tái khẳng định sự hợp tác sức mạnh quân sự với Nam Hàn để sửa soạn chống lại sự xâm lăng của Kim Jong Un 

Tuy liên tục dọa Nam Hàn và Hoa Kỳ nhưng trong thâm tâm "chú Ủn" rất ngán Không quân Hoa Kỳ.

Trong sự ngán sợ của Kim Jong Un chúng ta không quên sức mạnh của phóng pháo cơ chiến lược tối tân của Hoa Kỳ đó là B1 Lancer


TẠI SAO BẮC HÀN RẤT SỢ B1 LANCER

 


KHẢ NĂNG BAY B1 Lancer phi cơ có khả năng cụp và xòe cánh để gia tăng hay giảm vận tốc bay.
Tốc Độ Mach 1.25 tức 1340 km/giờ tối đa 1448km/giờ (siêu thanh) ở cao độ 15,000 mét

B1 bay cao độ tối đa 18,000 mét
Tầm hoạt động khi mang 16.8 tấn bom
7,600 km

HỎA LỰC  BAO GỒM TRỌNG TẢI MANG BOM QUY ƯỚC

  • Bom:
    • 84× Mk-82
    • 84× Thủy lôi Mk-62
    • 24× Thủy lôi Mk-65
    • 30× Bom phát quang CBU-87/89/CBU-97 ** 30× CBU-103/104/105 Wind Corrected Munitions Dispenser (WCMD) CBUs
    • 24× Bom thông minh GBU-31 JDAM
    • 15× Bom thông minh GBU-38 JDAM
    • 48x Bom thông minh GBU-38 JDAM
    • 48x Bom thông minh GBU-54 JDAM
    • 24× Bom thông thường Mk-84
    • 12× hỏa tiễn chiến thuật tầm xa AGM-154 JSOW
    • 96× hoặc 144× Bom điều khiển GBU-39
    • 24× hỏa tiễn chiến thuật tầm xa AGM-158 JASSM
    • 24× Bom hạt nhân chiến thuật B61
    • 24x Bom hạt nhân chiến lược B83 

    • Tổng cộng 16.8 tấn bom







khả năng TRƯƠNG CÁNH LÚC BAY CHẬM-lúc BAY NHANH B1 Lancer CỤP CÁNH LẠI



 vào năm 2017, Hoa Kỳ đã chính thức cho phi cơ chiến lược siêu thanh B-1B Lancer hạ cánh tại căn cứ Osan, Nam Hàn
 Hành động này của Ngũ Giác Đài đã bắn một tín hiệu đến Bắc  Hàn: 
Washington sẵn sàng bảo vệ Nam Hàn nếu Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục dùng hạt nhân đe doạ đồng minh của Mỹ.
Tướng Thomas Bergeson, chỉ huy Lực Lượng Không Quân Thứ 7 từng khẳng định:
 “Sự liên đới đồng minh Mỹ-Nam Hàn  luôn bền chặt, không lo sợ trước
hành động khiêu khích, hiếu chiến của Bắc hàn. 
Thứ vũ khí chiến lược mà quý vị thấy hôm nay nó chứng tỏ chúng tôi (Hoa Kỳ) đang mở rộng khả năng đối phó.
 Nghĩa vụ đồng minh giữa chúng tôi vẫn luôn bền vững, từng ngày một chúng tôi luôn giữ vững an ninh cho Bán Đảo Triều Tiên và trong vùng...”
***

B1 Lancer và bom chùm



B-1A Lancer chế tạo lần đầu tiên vào đầu thập niên 1970s là phi cơ chiến lược bay rất cao.
  Vào năm 1977 Cựu tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter ngưng chương trình chế tạo B1  để ưu tiên chế tạo hoả tiễn không địa cho B-52, chương trình hoả tiễn đạn đạo liên lục địa và chương trình chế tạo phi cơ chiến lược tàng hình B-2.
Tiếp nối, Tổng thống kế nhiệm Ronald Reagan đã tái tục chương trình chế tạo B-1 Lancer vào ngày 2/10/1981 với danh hiệu là B-1B Lancer. 
B-1B  được tối ưu hoá bằng khả năng xâm nhập tuy cao độ thấp hơn.
 Động cơ B-1 đời sau này được tái thiết kế để tránh được radar đối phương. B-1B tuy bay với tốc độ siêu thanh 1.2 Mach nhưng lại có nhiều khả năng thoát hiểm hơn B-1A.
Sau Chiến Tranh Lạnh, Không Quân Hoa Kỳ đã thay đổi trang bị vũ khí nguyên tử trên các phi đội B-1 và thay vào đó các loại vũ khí quy ước thông thường. B-1 đã tỏ ra hữu dụng trong các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.
 Hiện tại, Không Quân Mỹ đang thiết kế thêm nhiều vũ khí hướng dẫn chính xác, bom thông minh được hướng dẫn bởi dữ liệu tính trước cùng những bộ cảm biến tinh vi nhằm đánh trúng mục tiêu. 
Những tối ưu hoá này xem ra nó còn thích hợp lâu dài về sau. 
Thật vậy có rất nhiều sửa đổi và tối tân hoá cho các phi cơ chiến lược của Không Quân Mỹ. 
Trong việc nâng cấp cho B-1B Lancer, đáng chú ý nhất là hệ thống radar dò tìm do Hãng Northrop Grumman tối ưu hoá công cụ quét sóng hoàn cầu dò tìm mục tiêu rất năng động trong B-1B.
Đối với các mặt trận và địch thủ có mức độ vũ khí tối tân vừa phải như Bắc Hàn thì B-1B Lancer vẫn còn hữu dụng cho vài thập niên tới.
 Nhưng hiện nay đối đầu với các nước  có mức độ phòng vệ tối tân hơn như Nga và Trung Cộng thì hiện tại
 Lực Lượng Không Quân Chiến Lược B-2 với 20 chiếc, mới có khả năng đương cự được với sức phòng không tinh vi từ hoả tiễn S-300. S-400 của Nga hay HQ-9 của Trung Cộng.
cũng theo RFI 
         Tàu ngầm nguyên tử năng USS Springfield tại Guam 

HÀNG KHÔNG MẪU HẠM USS NIMITZ ĐANG TIẾN VÀO BIỂN ĐÔNG NGÀY 13/1/2023

Trong thời gian gần đây, Mỹ và Hàn Quốc huy động nhiều « phương tiện chiến lược » trong các cuộc giao lưu về quân sự. Trong số này có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ lớp Los Angeles USS Springfield, tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Washington và Seoul đang nghiên cứu khả năng đưa hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz đến lại bán đảo Triều Tiên. 


                                      B 21 RAIDER 

Trong tương lai, Không Quân Hoa Kỳ sẽ có thêm oanh tạc cơ chiến lược tàng hình B-21 Raider Stealth nối tiếp B-2 Stealth, để đối đầu với các nước có sức mạnh phòng không tinh vi nhất. Hãng Northrop Grumman  sẽ sản xuất tiếp tục dạng thức chiến lược cơ ưu hoá với cái tên mới B-21 Tàng Hình này. Có ít nhất là 100 chiếc Raider xuất xưởng và hoạt động trước năm 2030 để chắc chắn đánh được các mục tiêu xa khắp nơi trên hoàn cầu với bất cứ sức mạnh phòng không nào từ mặt đất. Nhưng nhu cầu lý tưởng nhất cho Không Quân Mỹ vào thời gian đó phải là 200 chiếc B-21 loại tàng hình mới nhất so với hiện nay.
Từ thời cựu TT Trump cho đến hiện nay là Nhiệm kỳ của TT Biden THAAD càng nâng cấp tại Nam Hàn để chống hỏa tiễn ISBM của Bắc Hàn phóng lên từ tàu ngầm

Nói sao chăng nữa, đối với thực lực của Bắc Hàn hiện tại khi hệ thống THAAD đã xây dựng hoàn chỉnh bảo vệ cho các phi đội B-1B Lancer trú tại Nam Hàn thì sức mạnh này vẫn là mối lo ngại thường trực cho Bình Nhưỡng vì thực tế là vậy.

EDIT BY ĐHL 

No comments:

Post a Comment