Chào bạn đọc
Nếu chúng ta cùng hồi
tưởng lại không gian và hoàn cảnh trong thời CHIẾN TRANH LẠNH (Cold War) thì hình ảnh những đại công ty các
nước Tư Bản ồ ạt làm ăn tại các nước theo chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa hay các nước
trong Khối Thứ Ba là những hình ảnh ‘lạ lùng không thể tin được’ vào thời đó. Một
thời gian Tư Bản và Cộng Sản xem nhau như
“nước và lửa”, thù địch, đối kháng cùng chiến tranh một mất một còn. Thế
mà những điều ta không thể tin nay đã thành sự thật. Tư bản đã bắt tay với CS
mà những chuyến công du ‘con thoi’ của Henry Kissinger cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ
vào đầu năm 1971 tới Bắc Kinh là dấu hiệu cho một cuộc cách mạng về kinh tế
chính trị hoàn cầu.
Henry Kissinger và Chu ân Lai năm 1971
Một sự thật rất đắng cay cho những con người từng
phục vụ và bảo vệ VNCH, một mảnh đất thân yêu từng ươm mầm tự do dân chủ và chế
độ Cộng Hòa nhưng đã bị bức tử trong sự thay đổi thời thế và hoạch định từ bàn
cờ chính trị quốc tế. Bàn cờ chính trị
kinh tế thế giới đã lật qua một trang mới đó là TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ THẾ GIỚI
còn gọi tắt là TOÀN CẦU HÓA. Đáng thương cho VNCH là một nước nạn nhân cho Toàn
Cầu Hóa này do hoàn cảnh đặc biệt về cuộc chiến QUốc Cộng mà bước rút lui của
quân đội Hoa Kỳ về nước được đánh đổi bằng cái chết của VNCH và mở màn cho Toàn
Cầu Hóa mà sự vững mạnh của nền kinh tế thứ hai thế giới của Trung Hoa là thí dụ
điển hình nhất.
Sự thật của TOÀN CẦU
HÓA kinh tế thế giới đã cho ta thấy rất nhiều nhà TỶ PHÚ ĐỎ mọc lên từ vùng đất
CS như Trung Cộng và Việt Nam hiện tại. Một sự thật không chối bỏ đó là cuộc sống
sung túc hơn, đầy đủ hơn, thay đổi màu da sắc áo từ những nước có thu nhập đầu
người thấp nhất thế giới như VN và ngay cả Trung Hoa và giờ đây lợi tức đầu người
đang lên cao một cách nhanh chóng.
Nhưng dù sao trong sự
thay đổi tích cực của Toàn Cầu Hóa vẫn có những nhược điểm của nó. Các chính trị gia thế giới, các kinh tế gia, các nhà xã hội
học, các nhà đấu tranh cho công bằng xã hội họ vẫn có người bênh, kẻ chống.
CÁCH
NHÌN TỔNG THỂ VỀ TOÀN CẦU HÓA
Thế giới của chúng ta đang
trở thành gần gũi hơn. Phương tiện dồi dào. Sự giao lưu du lịch càng lúc càng
tăng bắt nguồn từ lợi tức kinh tế cá nhân khấm khá hơn từ lúc có Toàn Cầu Hóa.
Cuộc thương mãi điện tử và điện toán càng làm còn người tiếp cận và làm ăn càng
lúc càng nhanh, tầm mức càng ngày càng lớn hơn. Một ví dụ rất rõ ràng Hoa Kỳ
càng ngày càng nhập hàng của VN càng nhiều lên hàng trăm tỷ đô la. Còn Bắc Kinh
có mức độ thặng dư mậu dịch với nội địa Hoa Kỳ trên cả ba ngàn tỷ USD...
Ưu điểm của Toàn cầu hóa là gì?
1. TỰ DO THƯƠNG MẠI
Toàn cầu hóa xóa bỏ
biên giới từ rào cản thuế quan cùng cấm đoán sự trợ giá hay bảo hộ giá của nhà nước. Không có biên giới thuế,
người tiêu dùng có thể mua các mặt hàng từ mọi nơi trên thế giới với giá rẻ
hơn. Từ năm 2008 tới 2015 các nước trong khối G20 (20 cường quốc kỹ nghệ) đã xóa đi 1200 rào cản để tự do hóa thương mại và được thực thi đầy đủ và được khuyến khích thêm. Không có thuế nhập
khẩu các mặt hàng các nước đối tác được khuyến khích tiêu dùng do giá rẻ hơn so
với thuế nhập như trong thời ‘bảo hộ mậu dịch’.
2. THƯƠNG MẠI ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH DO TIÊU THỤ GIA TĂNG SẼ GIA TĂNG VIỆC LÀM
Khi có ít rào cản thuế
quan người tiêu dùng nói chung sẽ mua nhiều thứ hơn do giá hạ. Điều này tạo ra
nền tảng mà các doanh nghiệp các nước sản xuất ra mặt hàng đó sẽ tạo ra nhiều
việc làm hơn. Toàn cầu hóa với thương mại tự do cũng làm tăng cạnh tranh, có
nghĩa các nơi sản xuất mặt hàng phải làm sao có mặt hàng tốt và rẻ để gia tăng
tiêu thụ. Hiện nay tại VN việc làm càng
lúc càng cần nhân công; lương hướng càng lúc càng tăng. Đầu tư ngoại quốc đổ
vào ào ạt. VN nhập cảng vào Mỹ và Mỹ cũng xuất hàng qua VN là bước tiếp nối của
Toàn Cầu Hóa khi nền kinh tế Trung Hoa đã quá nóng.
3. TOÀN CẦU HÓA SẼ LOẠI BỎ ĐƯỢC THAO TÚNG TIỀN TỆ
Trong nền kinh tế toàn
cầu hóa các quốc gia không có quyền thao
túng tiền tệ để làm lợi cho mặt hàng của mình. Có nghĩa trong buôn bán qua
lại không nước nào có quyền làm cho đồng bạc mình rẻ hơn nhập hàng nhiều hơn vào nước khác và để nước khác phải chịu thiệt hại do hàng của họ nhập vào nước đó bị đắt đỏ hơn.
WTO (Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới) cũng là một nhà trọng tài cho các vụ khiếu nại này. Với toàn cầu hóa, các
quốc gia không còn nhu cầu thao túng tiền tệ của họ để đạt được lợi thế về giá,
do đó, người tiêu dùng có thể được hưởng lợi từ kết quả trên do mua với giá
đúng của nó nhập vào.
4. BIÊN GIỚI MỞ RỘNG trong Toàn Cầu Hóa các nước nghèo khổ thu nhập thấp
sẽ có cơ hội thăng tiến khá giả hơn.
Rõ ràng hiện nay đời sống
của các nước trước đây nghèo khổ hiện nay bộ mặt đã thay đổi hoàn toàn trong
chính sách giao lưu kinh tế trong Toàn Cầu Hóa. Các quốc gia nghèo trước đây như
Trung Hoa, VN và nhiều nước khác đều trong danh sách các nước Đang Phát Triển
(developing countries)
5- SỰ GIAO THOA THẾ GIỚI PHONG PHÚ ĐA DẠNG HƠN
Khi các biên giới giao
thương được xóa bỏ, mọi người có khả năng giao tiếp với nhau một cách tự do
hơn. Từ đó gián tiếp tạo ra nhiều sự
giao thoa giữa các nền văn hóa, cho phép mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn
về thế giới. Khi người dân tiếp cận với nhiều thông tin hơn, họ sẽ có khả năng
đưa ra quyết định tốt hơn. Chúng ta sẽ
có nhiều hiểu biết nhiều về người nước ngoài, tất cả quan niệm sẽ cởi mở bao
dung hơn ngày xưa.
7. SỰ BỐC LỘT LAO ĐỘNG SẼ KHÓ XẢY RA TRONG TOÀN CẦU
HÓA
Một trong những cách mà
hàng hóa được sản xuất với giá rẻ trên thế giới ngày nay là do sự bóc lột sức
lao động mà có. Điển hình là Trung Cộng đang bốc lột sức lao động của tù nhân
nhất là người Duy Ngô Nhĩ đang bị thế giới lên án. Chính quyền Hoa Kỳ cũng hạn
chế nhập các loại hàng do Trung Cộng bốc lột tù nhân. Sự kiện này do Toàn Cầu
Hóa cấm chỉ bốc lột lao động trẻ em, lao động tù nhân và buôn người.
Ý
TƯỞNG CHỐNG TOÀN CẦU HÓA (nhược điểm)
1. CÔNG ĂN VIỆC LÀM BỊ CHUYỂN TỚI CÁC NƯỚC CÓ CHI PHÍ SẢN XUẤT RẺ HƠN
Toàn cầu hóa tạo ra nhiều công việc làm; nhưng chúng có xu hướng được tạo ra nhiều ở những nơi có chi phí lao động rẻ nhất. Ngay cả trong một nước, chi phí kinh doanh ở một số khu vực hay tiểu bang, quận hạt… rẻ hơn các khu vực khác sẽ hấp thụ các doanh nghiệp tới làm ăn hơn. Ví dụ hàng triệu công việc tại Mỹ bị mất đi do hãng đầu tư tại Trung Hoa trong mấy thập niên qua
2 . TOÀN CẦU HÓA TẠO RA VĂN HÓA LO
ÂU
Bạn đọc có thể thắc mắc
với ý tưởng này. Thực sự, chủ công ty doanh nghiệp có thể dùng ý tưởng “dời
công ty” sang các nước có công lao động rẻ hơn để dọa dẩm kỹ sư hay công nhân
trong nước họ. Mặc dù, họ sẽ không di chuyển. Từ đó không có ai dám đòi hỏi tăng lương
hay các quyền lợi khác do sợ bị mất việc. Có khi do tình trạng đóng cửa của các
công ty, lương bị cắt giảm liên tục nhưng các hãng phải đóng cửa ra đi…ví dụ
qua mở tại Trung Cộng hay các nước Á Châu để duy trì lợi tức hay duy trì khả
năng cạnh tranh.
3.
Nó tạo ra một hệ thống chính trị nơi những người lớn nhất và giàu nhất có ảnh
hưởng.
Rõ ràng các tập đoàn đa quốc hiện nay bao gồm các công ty lớn những giới vận động hành lang và các ông chủ lớn đã tham gia vào chính trị để có những quy định và luật pháp thuận lợi cho việc làm ăn của họ. Ngay trong nội tình các nước đang phát triển các tỷ phú và tập đoàn thi nhau xuất hiện. Các đại gia đỏ từng bước khuynh loát chính phủ do họ có nhiều tiền nhất.
4- CÁC KHU VỰC GIÀU CÓ LUÔN TIÊU THỤ NHIỀU TÀI NGUYÊN ĐỊA CẦU NHẤT VÀ GIA TĂNG NHANH MỨC ĐỘ Ô NHIỄM ĐỊA CẦU
Không chỉ những tập
đoàn đa quốc lớn nhất và những đại tỷ phú thế giới mới hưởng lợi từ toàn cầu
hóa. Các khu vực giàu có trên thế giới luôn tiêu thụ tài nguyên địa cầu nhiều
nhất. Họ dùng chiêu bài rằng sản xuất cho phần còn lại của thế giới. Theo
Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc các nước thuộc G20 tiêu thụ hết 86% tài
nguyên địa cầu trong lúc 80% nước nghèo còn lại chỉ còn tiêu thụ 14% tài nguyên
còn lại của địa cầu này mà thôi.
Phát triển kinh tế thế giới đang làm gia tăng tình trạng Hâm Nóng Địa Cầu là mối đe dọa thảm họa trong tương lai cho thế giới.
5- TOÀN CẦU HÓA GIÁN TIẾP ĐƯA DỊCH BỆNH LAN TRUYỀN NHANH HƠN
Đại dịch COVID-19 là
thí dụ điển hình. Biên giới mở và kinh doanh trong toàn cầu hóa đưa dịch bệnh
lan nhanh chưa đầy 14 ngày. Dịch bệnh có thể tới bất cứ vùng xa xôi hẻo lánh
nào trong thời đại toàn cầu hóa.
6. Các chương trình xã hội hoạt động như mạng lưới an sinh xã hội có thể
bị loại bỏ.
Toàn cầu Hóa can thiệp
vào chính sách các nước nghèo qua chương trình cho vay từ World Bank hay Quỹ Tiền
Tệ Thế Giới tới các nước nghèo này. Nhưng các quốc gia này lại không được dùng
tiền này đài thọ cho chương trình an sinh xã hội của họ đối với số đông nghèo
khổ. Nhiều quốc gia trước đây từng cung cấp cho những người nghèo nhất của họ một
mạng lưới an toàn để tồn tại. Điều này bao gồm phiếu thực phẩm, cung cấp nhà ở
và các lợi ích khác có thể biến mất trong một thế giới đã toàn cầu hóa. Khi gia
nhập vào toàn cầu hóa WTO là một điển hình. Một quốc gia nếu sống biệt lập, đơn
lẻ thường có thể tự lo cho dân qua hệ thống thuế, phúc lợi xã hội và chăm sóc sức
khỏe
7. SỰ BIẾN MẤT DANH
TÍNH CỦA DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA ĐẤT NƯỚC BỊ XÂM THỰC VÀ BIẾN MẤT DẦN HỒI
Giao thoa kinh tế và xã
hội cũng như văn hóa lai căng sẽ dần hồi đánh mất bản sắc dân tộc và ngay cả danh tính của
dân tộc trong nền kinh tế thị trường. Sự tiếp nhận ào ạt các nguồn đầu tư cũng
như nhập nội các thứ hàng hóa cũng như trao đổi kinh tế và văn hóa mở rộng
trong toàn cầu hóa sẽ dần hồi đưa tới tình trạng không có quốc gia nào giữ được
hoàn toàn đặc trưng văn hóa dân tộc riêng lẽ nữa. Lấy ví dụ VN hiện nay du nhập
quá nhiều phim ảnh và văn hóa nước ngoài. Giới trẻ hiện tại đang sống trong
tình trạng chạy theo mốt ngoại từ Đài sang Hàn và qua kiểu Mỹ dần hồi trong xã
hội dần dà mất dần bản sắc dân tộc theo thời gian lâu dài sau này.
Thí dụ rõ ràng nhất là sự thông thương buôn bán giữa Trung Hoa và VN. Việt Nam luôn là nạn nhân của sự chèn ép bất công giữa thông thương buôn bán giữa cửa khẩu Trung -Việt. Trung CỘng luôn ỷ vào nước lớn làm tổn hại hàng năm đối với hàng hóa nông phẩm VN khiến nông dân VN điêu đứng quá nhiều lần nhưng chẳng có ai can thiệp? Hoa Kỳ luôn bảo vệ giới nuôi cá da trơn trong nước họ và đánh thuế vào hàng cá da trơn của VN.
9- TOÀN CẦU HÓA CÀNG GIA TĂNG THỂ CHẾ ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ TRÊN THẾ GIỚI
Thực chất của Toàn Cầu Hóa chỉ là sự hợp tác trá hình giữa LỢI NHUẬN & QUYỀN LỰC. Vì quyền lợi các nước giàu có các tổ chức kinh tế đa quốc (Tây Phương) đã làm ngơ cho sự đàn áp nhân quyền của các chế độ độc tài. CS Trung Hoa và CS Hà Nội là những thí dụ rõ ràng nhất cho sự đàn áp nhân quyền tại các nước độc tài toàn trị. Nga cũng là thí dụ cho sự củng cố thế lực độc tài cá nhân mà Putin là điển hình. Những lý thuyết 'đổi mới kinh tế sẽ đổi mới dân chủ' càng lúc càng sai lầm do trước mắt thế giới của nhân quyền các chế độ độc tài càng bắt tay với chính sách Toàn Cầu Hóa họ càng giàu có và vững mạnh hơn trước đây rất nhiều.
10- TOÀN CẦU HÓA CÀNG GIA TĂNG NẠN BUÔN NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI
Vụ 39 người Việt chết trong container ở Essex, Anh Quốc xảy ra khi cảnh sát phát hiện thi thể của 39 công dân Việt Nam đã tử vong trong thùng của một chiếc container đông lạnh ở Grays, hạt Essex, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland,[4] không lâu sau 01 giờ 40 phút (giờ địa phương) ngày 23 tháng 10 năm 2019 (wikipedia)39 nạn nhân VN trong đường dây buôn người xuyên quốc gia xuất phát từ VN
Với lý thuyết "Không còn Biên Giới" lồng trong "tự do mậu dịch" các tổ chức buôn người, hay buôn bán nô lệ trá hình càng lúc càng gia tăng trên thế giới. Phụ nữ và lao động nô lệ được buôn từ các nước nghèo sang các nơi giàu có cung phụng cho các tổ chức mại dâm, nô lệ tình dục, nô lệ lao động. Mặc dù Liên Hiệp Quốc càng lên tiếng, tổ chức giải thoát phụ nữ quốc tế càng làm việc tệ nạn này càng lúc càng gia tăng.
Tại VN tệ nạn buôn người dưới nhiều hình thức hợp pháp, bán hợp pháp, cũng như ẩn nấp dưới nhiều 'chiêu bài đội lốt' khác nhau vẫn không dấu được tội ác của nhà nước CSVN là kẻ thủ đắc lớn nhất đứng sau các tổ chức này để thu lấy lợi nhuận sau cùng.
VỤ 39 nạn nhân chết ngạt tại Anh quốc là một mặt nổi của "tảng băng buôn người" vận hành do nhiều tổ chức buôn người chuyên cung ứng nhân lực từ VN sang các nước Âu Châu. Nhìn qua Đông Nam Á; có quá nhiều vụ mua bán cô dâu VN ngay trên mạng tại các nước giàu có Đông Nam Á như Singapore, Đài Loan, Nam Hàn và cả trăm ngàn phụ nữ VN mấy chục năm nay cung ứng cho Trung Cộng những vùng thôn quê xa mịt mù hàng vạn dặm để làm những cái 'máy đẻ hay tình dục' trong thế kỷ 21 này ...là những ví dụ điển hình và vô nhân đạo nhất trong thời đại này.
THAY CHO PHẦN KẾT
Sau những thập niên phát triển, tuy thế giới không lấy đâu là thời điểm cụ thể để xác định khởi điểm của Toàn Cầu Hóa nhưng hiện nay chúng ta có thể có nhìn ra hệ quả của Toàn Cầu Hóa Kinh Tế Thế Giới ra sao.
Qua những mặt tốt xấu khái quát trình bày trên cùng so lại thực trạng thế giới hiện nay; chúng ta có một ý thức bi quan cho hậu quả Toàn Cầu Hóa đem lại cho thế giới hiện nay.
Thế Giới hiện tại người giàu càng lúc càng giàu thêm nhưng thế giới hiện nay càng lúc càng chia rẽ sâu sắc, mầm mống chiến tranh càng nhiều hơn, thế lực ác đạo độc tài, bá quyền, xâm lăng càng thêm móng vuốt. Những quốc gia nhược tiểu sẽ có một thành phần giàu có hơn nhưng hố phân chia giàu nghèo càng sâu và càng mất đi độc lập tự chủ hay sống trong nợ nần quốc tế...Một điều lo ngại chung cho nhân loại đó là Trái đất càng bị 'bộc lột' tàn khốc cùng lúc sức mạnh Liên Hiệp Quốc càng bị yếu đi theo thời gian.
Những thiển ý này sẽ làm cho số người giàu có hay sự nghiệp 'phất lên' nhanh chóng trong thời cơ mới KHÔNG BẰNG LÒNG nhưng đây là CÁI NHÌN KHÁCH QUAN ĐỨNG TỪ BÊN NGOÀI để xét đoán mà thôi.
XIN LẤY TRÍCH ĐOẠN CỦA BÁO PHÁP RFI SAU ĐÂY TẠM THAY PHẦN KẾT
Nhà văn kiêm triết gia Bernard-Henri Lévy trong bài « Người Duy Ngô Nhĩ bị lãng quên » chỉ trích Thế vận hội Bắc Kinh 2022 diễn ra trên nỗi đau của người biểu tình Hồng Kông bị bịt miệng, những nhà sư tự thiêu ở Tây Tạng, và tội phạm chống nhân loại đánh vào thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Liệu họ sẽ bị hiến sinh trên bàn thờ đế quốc Trung Hoa, trở thành nạn nhân của toàn cầu hóa giai đoạn cuối ? Cần phải tránh cho được viễn cảnh này... (RFI 12/2/2022)
Đinh Hoa Lư
edited by ĐHL 8/2/2022
EDIT 20/10/2022
No comments:
Post a Comment