PUTIN HAS FALLEN INTO THE DICTATOR TRAP
By BRIAN KLAAS
Tiến sĩ Brian Klaas là Phó Giáo sư về Chính trị học toàn cầu tại Đại học College London; là người viết chuyên mục cho tờ The Washington Post.
Klaas cũng là một bình luận gia truyền hình và tư vấn chính trị. Trước đây, ông làm việc tại Trường Kinh tế London và Đại học Oxford. Ông viết nhiều sách về chính trị. Ông cũng là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản CORRUPTIBLE: Who Gets Power and How It Changes Us và là người dẫn chương trình podcast của Power Corrupts.
***
Trong vòng vài tuần lễ, Vladimir Putin- người mà Donald Trump ca ngợi là “thiên tài” về chiến lược – nay lại là người gián tiếp vực dậy lại NATO, đoàn kết các các nước phương tây từng rạn nứt, đưa hình bóng một tổng thống Ukraine ít ai biết lại trở thành một anh hùng thế giới, lại làm tan nát nền kinh tế Nga, cuối cùng tạo ra một di sản chỉ là một tội phạm chiến tranh.
Tại sao tính toán của Putin sai lầm trầm trọng đến thế?
Để trả lời câu hỏi này quý bạn đọc phải hiểu thế nào là quyền lực cùng cả bộ máy thông tin bao bọc quanh nhà độc tài này ra sao. Từ một thập niên nay, Tôi từng tham khảo và phỏng vấn nhiều nhà lãnh đạo chuyên quyền khắp thế giới. Trong nghiên cứu, thường đối diện với một vấn đề nan giải- những con người mạnh mẽ, thông minh, biết tính toán, chịu cuộc chơi lâu dài bởi vì kẻ đó không bao giờ lo lắng chuyện thăm dò hay giận dữ của cử tri. Theo quan điểm của chúng ta rõ ràng là không thích hợp với một tên bạo chúa có cái nhìn tới cả thập niên khác với chúng ta thường lo lắng và gìn giữ cho bầu cử năm sau.
Thực tế hiện nay không phù hợp với lý thuyết màu hồng đó.
Những kẻ chuyên quyền cuối cùng gì cũng không chống nổi cái bẫy tạm gọi là “cái bẫy cho kẻ độc tài”. Do các chiến lược họ sử dụng cuối cùng chính là nguyên nhân tạo nên các động lực cuối cùng làm họ sụp đổ. Thay vì có cái nhìn viễn kiến, lập kế hoạch dài hạn nhưng chính cái sai lầm trong kế hoạch đoản kỳ lại là nguyên nhân hại họ. Những sai sót đúng ra có thể sửa chữa trong chế độ dân chủ. Họ chỉ nghe quanh họ lời lẽ của các nịnh thần (sycophants) rồi rước lấy
Những tên độc tài thường tự gieo mầm sụp đổ cho chính hắn từ rất sớm. Đầu tiên hắn phải dẹp tự do ngôn luận bằng kìm kẹp của quyền lực. Sau khi ngồi vào cung điện, việc nghiền nát những kẻ bất đồng và bỏ tù họ là chuyện hợp lý, đó là quan điểm của tên độc tài: hắn tạo nên nền văn hóa sợ hãi, đó là thứ hắn cần để thiết lập và duy trì sự kiểm soát. Nhưng văn hóa sợ hãi đi kèm với cái giá phải trả. Đối với chúng ta sống trong nền dân chủ tự do, việc chỉ trích ông chủ của mình là một rủi ro nhưng cái rủi ro này không đưa bạn tới để chứng kiến cả gia đình mình bị tra tấn như trong chế độ độc tài. Trong chế độ độc tài, chính cái văn hóa sợ hãi sản sinh ra vấn đề tập trung tâm trí và nói những lời không thực cho kẻ độc tài muốn nghe. Có bao giờ các cố vấn của một tên độc tài DÁM NÓI LÊN SỰ THẬT nào đâu?
Kết quả những tên độc tài hiếm khi được nói cho biết những ý tưởng ngu xuẩn của họ là ngu ngốc, hoặc kết quả cuộc chiến tranh thiếu sáng suốt của họ sẽ trở nên thảm khốc. Dám đưa ra những chỉ trích trung thực chỉ rước lấy cái chết, rồi hầu hết các cố vấn của tên độc tài đều tránh điều này. Những ai liều lĩnh và trung thực sẽ bị thua và bị thanh trừng. Theo thời gian, cố vấn nào còn tồn tại chỉ là những kẻ chỉ biết gật đầu đồng ý. Số người này chỉ là ‘người máy gật đầu’ làm theo những gì kẻ độc tài này vạch ra. Như vậy trong số hàng loạt kẻ trung thành này, những kẻ đáng khinh, chính họ đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Làm thế nào bạn tin vào bọn này, một đám tùy tùng có mọi lý do để nói dối và luôn luôn giam kín suy nghĩ thật của hắn tận đáy lòng?
Triết gia Hy Lạp cổ đại Xenophon đã nói về sự nghịch lý khó tránh cho chế độ chuyên chế:
-Không bao giờ tên bạo chúa tin rằng mình được yêu thương…và âm mưu chống lại bạo chúa không chỉ từ những kẻ giả vờ yêu thương hắn nhất.
Để giải thích thêm vấn đề này, những kẻ độc tài thường hay bày vẻ chuyện kiểm tra lòng trung thành. Đó là những trò chơi ma quỷ để loại bỏ những ai chân chính ra khỏi những kẻ giả danh. Để được tin tưởng, các tay cố vấn thường thay mặt chế độ để nói dối. Những ai lập lại những điều vô lý mà không tí chớp mắt mới được xem là trung thành. Ai do dự trước điều vô lý đều được vào loại nghi ngờ. Có lần mọi người đều biết rằng Kim Jong Un học lái xe lúc mới “3 tuổi’ – một lời nói dối mới, cực đoan hơn xuất hiện trong cuộc kiểm tra để phục vụ mục đích nói trên. Lại một sự sùng bái cá nhân mới được sản sinh ra.
Bọn cận thần quanh Putin hiểu rõ động lực đó. Đó là lý do tại sao họ nếu có cơ hội là sẵn sàng bác bỏ tuyên bố kỳ quặc của Putin cho rằng tổng thống Do Thái của Ukraine, Volodymyr Zelensky đang lãnh đạo một nhà nước “tân phát xít”? (điều này cũng có trong nền dân chủ tại Hoa Kỳ nếu bạn đang phò một nhà lãnh đạo ưa phong cách độc tài. Chỉ cần xem bao nhiêu đảng viện Cộng hòa đang cùng hùa với nhau chứng thực về LỜI NÓI DỐI của Donald Trump về cuộc bầu cử 2020).
Nhưng để duy trì quyền lực những tên độc tài còn lo lắng nhiều thứ hơn ngoài cố vấn và bạn bè của hắn. Hắn phải chiến thắng, đe dọa hay cưỡng ép người dân trong nước. Đây là lý do các tên độc tài thường tung vốn đầu tư vào truyền thông nhà nước. Tại Nga, nhà nước còn đi xa hơn bằng cách đưa ra những ứng viên TT giả, những thành phần giả vờ đối lập với Putin trong các cuộc bầu cử gian dối. Toàn bộ hệ thống chỉ là một ngôi làng Potemkin- một ngôi làng chỉ có hào nhoáng mặt tiền nhưng phía sau rổng tuếch- đó chỉ là một sự lựa chọn và tranh luận chính trị dối trá mị dân mà thôi.
Một lần nữa, hệ thống kềm kẹp đó đi kèm với cái giá phải trả. Nhiều công dân bị tẩy não đương nhiên ủng hộ cuộc chiến, một số khác phản đối nhưng riêng tư do quá sợ chẳng nói lên. Do vậy các cuộc thăm dò sẽ không bao giờ nói lên sự thật trong chế độ độc tài như Nga. Điều này nói rằng những kẻ đê tiện như Putin không bao giờ biết chính xác người dân Nga muốn gì. Nếu bạn sống trong một thế giới giả dối quá lâu, bạn có thể cảm thấy cái giả càng lúc càng như thật. Những tên độc tài và bọn đê tiện lâu ngày sẽ tin vào những lời dối trá lập lại quá nhiều lần và được tuyền bằng phương tiện truyền thông dưới tay nhà nước kiểm soát. Chuyện này chính là lý do để giải thích tại sao các bài diễn văn của Putin lại nổi bật với những lời khen ngợi. Chắc chắn rằng tâm trí của kẻ độc tài như Putin sẽ tự mình không chống chọi lại với những lời tuyên truyền của chính hắn, tạo nên một thế giới quan bị biến dạng hẳn nhất là trong cuộc xâm lăng Ukraine hiện nay như Trump khen- đó là một hành động cực kỳ “hiểu biết”.
Tâm lý học cho chúng ta biết rủi ro của tính toán sai lầm này quá lớn bởi thực tế là quyền lực chỉ là bạn nghĩ trong đầu theo nghĩa đen, mà chẳng có ai giải thích thực tế ván bài tốn kém cho Putin tại Ukraine cả. Ai càng nắm quyền lâu như Putin thì thường có cảm giác “kiểm soát ảo” một niềm tin sai lạc rằng hắn đang kiểm soát nhiều hơn so với thực tế. Sự ảo tưởng đó đặc biệt nguy hiểm trong chế độ độc tài- mọi kiểm tra đều có số dư, không có giới hạn nhiệm kỳ, không bầu cử tự do để đưa ai đó ra khỏi hệ thống quyền lực. Chuyên gia về Nga như Fiona Hill, cho rằng Putin trong thời gian đại dịch bị cô lập và đơn độc nên thường nghiền ngẫm các bản đồ cũ về “Imperium” của Nga (hình thức quyền lực trong tay một người). Chính đây đã thuyết phục Putin tin rằng sai lầm tàn bạo của y ở Ukraine lại là một 'ý tưởng hay'?
Tuy nhiên, những tên độc tài thường thành nạn nhân của cái bẫy độc tài. Để đè bẹp kẻ thù ngày mai, hắn phải yêu cầu lòng trung thành và không bao giờ chấp nhận chỉ trích. Nhưng càng làm thế, chất lượng thông tin hắn nhận được càng lúc càng tồi tệ và hắn càng ít tin tưởng vào những ai có ý định phục vụ hắn. Kết quả này ra sao, ngay khi các cận thần của y biết về âm mưu lật đổ một tên bạo chúa độc tài như hắn, họ cũng không dám báo cáo các tin tức đó. Điều này có thể giải thích cụm từ là “hiệu ứng chân không”(vaccuum effect) có nghĩa là khi tổng thống độc tài biết được âm mưu lật đổ thì đã quá muộn. Điều này cũng cho chúng ta đưa ra câu hỏi: liệu Putin có trằn trọc thâu đêm để nghĩ: nếu các nhà tài phiệt thân cận của hắn cũng chống lại hắn, liệu có ai báo cáo với hắn không? Rõ ràng, Putin không hề ngu ngốc. Nhưng khi chúng ta bàn cãi về kết cục có thể xảy ra đối với cuộc chiến y gây ra tại Ukraine, chúng ta không nên tự đùa cợt nữa.
Putin, giống như bao kẻ thất vọng, không hành xử hay phản ứng hoàn toàn hợp lý. Lý do là y sống quá lâu trong một thế giới giả dối, xung quanh toàn là những kẻ sợ hãi hắn, với tâm trí đã bị đầu độc hơn hai thập niên là một BẠO CHÚA. Hăn đã mắc một sai lầm nghiêm trọng tại Ukraine- một sai lầm chứng minh con người hắn đã sa sút.
Nền dân chủ chúng ta tuy không hoàn hảo, lộn xộn. Có thể cho nó là thiển cận. Nhiều nền dân chủ hùng mạnh như Hoa Kỳ, chức năng đang bị rối loạn nhưng dù sao lãnh đạo chúng ta phải đối mặt với những khó khăn thực và chỉ trích thực từ người dân. Quan trọng nhất chúng ta có một cơ chế đầy đủ để thay nhà lãnh đạo chúng ta khi lãnh đạo đó đã làm việc tắc trách thiếu hiệu năng. Đó là lý do đã đến lúc chúng ta dẹp bỏ đi các huyễn thoại về “Kẻ mạnh Hiểu biết” hay cho nhà độc tại là một “thiên tài” về địa chính trị v ..v.
Putin đã trở thành nạn nhân của cái bẫy độc tài nhưng lại muốn chứng minh hắn không phải thế.
Brian Klaas
ĐHL dịch
17/3/2022
nguồn
PUTIN HAS FALLEN INTO THE DICTATOR TRAP
No comments:
Post a Comment