Saturday, October 22, 2022

JOHN E. STEINBECK- CUỘC VIỄN HÀNH VỀ CALIFORNIA

 

MÁ TOM, CHỊ CẢ VÀ TOM JOAD 


TÂM SỰ DI DÂN VÀ CUỘC VIỄN HÀNH TÂY TIẾN 


    Đoàn xe của người dân phiêu bạt từ mép đường bò lên mặt xa lộ to lớn xuyên bang và tiếp tục cuộc di dân về miền Tây. Ban ngày họ hối hả vội vàng, trông chẳng khác gì một đàn côn trùng bay về hướng đó. Khi màn đêm buông xuống, họ tụm lại với nhau cũng chẳng khác gì đàn côn trùng tập trung về tổ hay bu tìm nguồn nước. Nguồn cơn là do họ quá cô đơn và rối loạn. Họ phải ra đi cùng buồn rầu, lo âu cùng thua cuộc.  Họ ra đi do sức hấp dẫn từ những huyền thoại huy hoàng nơi họ sắp tới. Từ đó họ nhanh chóng truyền miệng với nhau, sẻ chia những gì có được trong đời sống. Họ cho nhau từng miếng ăn để cùng hi vọng tới cho được miền đất mới xa xăm.


Một gia đình vừa dựng lều tạm nghỉ gần một con suối, lại có ngay một gia đình khác tới cắm trại gần đó ngõ hầu hợp tác.  Rồi lại có thêm một gia đình thứ ba nữa do hai gia đình kia đã dựng trước do họ biết nơi dựng lều đó khá thích hợp. Khi mặt trời bắt đầu xế bóng, đã có tới gần hai chục gia đình, kể cả xe cộ tập trung lại rồi.


   Chuyện lạ lùng hiện ra vào buổi tối đó: hai mươi gia đình là một nhà, tất cả con trẻ sẽ trở thành con cái một nhà. Sự mất mát nơi ăn chốn ở nay là sự mất mát chung, và giấc mơ “hoàng kim” của một miền tây trước mắt cũng trở thành một giấc mơ chung. Nếu có một em bé nào trong đoàn bị bệnh sẽ gieo nỗi tuyệt vọng chung cho toàn thể con tim của hai chục gia đình, cả trăm con người. Nếu một em bé nào đó chào đời dưới mái lều hôm đó, cả trăm con người cùng lúc im lặng, nín thở, lo âu trọn đêm và sẽ cùng bùng phát với nhau chung một nỗi vui mừng hớn hở lúc trời hừng sáng. Gia đình qua một đêm chìm trong lo âu sợ hãi đó sẽ tìm lại những đền bù từ cháu bé mới ra đời kia. Tối đến họ cùng ngồi bên đống lửa; rồi hai mươi gia đình là một. Họ kết đoàn thành một khối, qua từng chiều và qua từng đêm như thế. Cái đàn ghi-ta bó kỹ trong tấm mền nay được lấy ra; để được đàn, hát. Qua nhiều đêm, mọi người từng hát chung với nhau những bài hát. Đàn ông hát lời, đàn bà thì ngâm nga ậm ừ theo điệu nhạc.


                                             LỀU DI DÂN DỰNG TẠM BÊN ĐƯỜNG 

Từng đêm người ta tạo thêm một thế giới khác với đồ đạc, bạn, thù đủ chuyện; một thế giới tạo lập thêm từ những đứa khoác lác, những tên hèn nhát, hay mấy kẻ im lìm khiêm tốn, cùng mấy người hảo tâm tốt bụng. Mối liên hệ từng đêm như vậy lại tạo thêm một thế giới lạ lùng, đến khi sáng dậy cái thế giới đó lại bị lại tan hoang đi chẳng khác gì đám xiệc.

Cái thế giới của những gia đình đó, ban đầu ai ai cũng rụt rè, chậm chạp trong xây và dẹp lán trại. Dần dà họ quen tay và công việc trở thành chuyên nghiệp. Họ bầu lên kẻ cầm đầu và nảy sinh ra luật lệ, rồi lại đẻ thêm quy tắc. Thế giới đó càng di chuyển về hướng tây chừng nào lại càng tinh vi, hoàn thiện hơn do người tạo ra nó càng lúc càng kinh qua trong quá trình kiến tạo.

Mọi thứ quyền phải được mọi gia đình công nhận gồm quyền tư riêng trong lều, quyền giữ trong lòng những thứ đen tối trong quá khứ. Quyền được nói, quyền được nghe.  Quyền từ chối hay chấp nhận được giúp đỡ, cũng như quyền ngỏ ý hay từ chối giúp đỡ ai đó. Quyền tán tỉnh của con trai hay quyền được tán của con gái. Quyền được ăn lúc đói hay quyền của thai phụ cũng như kẻ ốm đau được ưu tiên vượt lên mọi quyền khác. Mọi gia đình đó, tuy không ai nói cho nhưng đều học được rằng- có nhiều thứ quyền quái dị phải bị dẹp bỏ: đó là quyền ồn ào khi toàn các lều đã ngủ, quyền dụ dỗ người ta để hãm hiếp, quyền ngoại tình hay ăn trộm cùng sát nhân. Tất cả thứ quyền quái dị đó phải bị nghiền nát do cái thế giới nhỏ bé đó không thể tồn tại dù qua một đêm; giá như cho các quyền quái dị như thế hiện hữu.



TOM JOAD và 2 EM 

Rồi khi những thế giới như vậy dịch chuyển về hướng tây, dầu không ai nói với những gia đình đó,  những điều lệ đó sẽ hóa thành luật pháp.   Sẽ trái Pháp luật nếu ai ngu dại bén mãng gần các trại đó; cũng trái pháp luật nếu lỡ dại xâm phạm vào nước uống dù bất cứ lý do gì; lại trái pháp luật nếu ta ăn đồ ăn ngon bổ gần kẻ đói khát trừ phi người ta xin bạn.

Pháp luật đó còn đi kèm với trừng phạt—và chỉ có hai loại trừng phạt—một loại trừng phạt nhanh và một loại trừng phạt bằng đoạn đường phải chiến đấu gian khổ đến chết.  Người ta hiểu đó là lưu đày, mà lưu đày là sự trừng phạt ghê gớm nhất. Lúc này, nếu ai đó đã phạm luật thì xem như tên tuổi và khuôn mặt của họ sẽ theo họ suốt đời. Kẻ này sẽ không còn một chỗ dung thân bất cứ nơi nào, dù họ có xây dựng được gì bất cứ nơi đâu.

Trong thế giới này, khi người ta quan niệm hạnh kiểm xã hội là những gì cố định và cứng nhắc, đó là lúc họ bắt con người phải nói “Chào buổi sáng” lúc cần để khi ở lại gã ta sẽ có được đàn bà sẵn lòng với gã rồi nếu làm cha cùng bảo vệ những đứa con của nàng. Nhưng người đàn ông không thể mỗi đêm mỗi bà, nếu làm thế tất nhiên sẽ phá hoại thế giới này.

Nhiều gia đình di cư về hướng tây, kỹ thuật kiến dựng thế giới tiến bộ từng ngày để họ được an toàn trong thế giới của họ. Hình thức này phải cố định cho từng gia đình hành xử luật lệ, từ đó biết được họ sẽ sống yên nhờ vào luật lệ đó.


                                        LỀU TRẠI DI DÂN  DỪNG TẠM BÊN ĐƯỜNG

Từng bước tiến bộ thêm khi họ có chính phủ cho thế giới đó, có lãnh đạo gồm những lão niên. Người thông minh khám phá ra từng trại đang cần thứ thông minh của gã; một đứa ngu không bao giờ thay đổi được gì trong thế giới này do cái ngu của hắn. Những đêm dài như vậy sẽ phát triển thêm một dạng bảo hiểm. Người có thức ăn sẽ nuôi một người đói, làm như thế gã sẽ bảo đảm chống lại sự đói khát. Có hài nhi nào qua đời sẽ có một xâu đồng tiền đặt tại cánh cửa, do trẻ sơ sinh đáng được chôn cất tử tế, lý do cuộc đời em bé chưa có mảy may gì cả. Người già thì có thể chôn cất ở nơi dành cho kẻ bần cùng, xa lạ chứ không bao giờ dành cho trẻ sơ sinh được.

Vật chất kiến tạo nên thế giới như vậy nhờ có nước và bờ sông, có dòng suối cả, có con khe nhỏ, thậm chí có cả vòi nước không có người canh gác. Còn có những khoảnh đất bằng phẳng cần để dựng lều, một ít củi để đặt bếp lửa. Có một nơi đổ rác không xa quá, nơi đó lại cần có một ít dụng cụ--vài mặt lò cùng lá chắn lửa, vài cái lon vừa để nấu cũng như dùng để ăn. Cái thế giới đó xây xong trong buổi chiều. Khi người ta từ xa lộ đổ lại, lều trại dựng lên từ con tim và khối óc.

Sáng đến lều trại đều hạ xuống, các tấm bạt dày được cuốn lại, cọc lều cột chặt từng bó cột theo thành xe, giường ngủ đặt lại trong xe,  nồi song để lại đúng nơi. Những gia đình tiếp tục đi về hướng tây. Kỹ thuật xây dựng vừa chiều hôm trước, nay tiếp tục tháo ra khi ánh bình minh vừa hé; tất cả phải chính xác không xê dịch, để cho các mái lều cuốn lại vào đúng một nơi, song chảo đếm xong bỏ vào thùng. Khi đám xe bò về hướng tây, mỗi thành viên của gia đình càng lớn thêm trong vai vế và nhiệm vụ thích hợp của mình; để mỗi thành viên, dù già hay trẻ sẽ có được một chỗ trong xe. Rồi những buổi chiều nóng bức mệt mỏi khi đoàn xe vào được vị trí dựng trại rồi ai nấy đều biết bổn phận mà làm chẳng cần ai chỉ bảo. Trẻ con đi lượm củi, xách nước; đàn ông dựng lều và đặt giường; đàn bà lo nấu món ăn tối, chăm coi khi gia đình đang ăn. Tất cả đều làm việc mình chẳng ai chỉ huy.

Những gia đình, có nghĩa là từng đơn vị có một thứ ranh giới của một mái nhà vào ban đêm, một nông trại vào ban ngày sẽ thay đổi ranh giới kia. Dưới ánh nắng nóng bức kéo dài, họ phải im lặng chịu đựng trong xe khi di chuyển chậm chạp về hướng tây. Đêm về họ sẽ kết hợp với bất cứ nhóm nào họ thấy.

Điều đó đã thay đổi đời sống xã hội của họ---thay đổi toàn bộ thứ vũ trụ trong đó chỉ có đàn ông có thể thay đổi. Họ không còn là nông dân mà là di dân. Từ đó tư tưởng, kế hoạch, những cái nhìn chằm chặp trong câm nín từng thấy giữa cánh đồng nay đã vượt ra ngoài xa lộ những khoảng xa diệu vợi để đi về miền Tây. Con người đó, trí óc từng bị ràng buộc với chuyện của từng mẫu đất nay phải sống với từng dặm đường bê tông chật hẹp. Cùng từ đó, những ý nghĩ và lo toan không còn là chuyện mưa, gió, bụi hay được mất trong thu hoạch nữa. Mắt họ giờ chú ý vào bánh xe, tai phải lắng nghe thật kỹ tiếng động của máy, trí óc phải tính toán với chuyện dầu, xăng, lớp lốp ngăn giữa không khí trong bánh xe và mặt đường ra sao?


Rồi bi kịch từ hộp số xe ập đến. Thức ăn trên lửa cả buổi chiều nhưng thiếu nước nấu. Người ta phải cần sức để tiếp tục cuộc đi lại rất cần tinh thần để tiếp nối cuộc hành trình. Ý muốn về hướng tây đang thôi thúc họ vượt bao nỗi sợ nắng hạn thiêu mình hay lũ quét dọc đường, tất cả đều không thể níu chân họ đang cố sức lê lết về hướng tây.

Từng lần cắm trại đều y vậy--rồi cứ một lần như thế cuộc hành trình sẽ dần thu ngắn lại.

Có nhiều gia đình đã vượt qua hoảng loạn dọc đường, lái xe đêm ngày, họ dừng và ngủ trong xe, cùng nhắm về hướng Tây, từng khoảnh khắc như muốn bay cho mau trên đường. Lòng ước ao và ham muốn vĩ đại đó đã hằn sâu lên nhiều khuôn mặt dẫn đưa họ lái về hướng tây, ép cho được cụm máy đang kêu than rệu rã trên đường làm theo ý mình.

Rồi mặt trời lặn, những gia đình đó lại tiếp tục có một đời sống mới về đêm—đó là thời gian tìm chỗ dừng chân tạm nghỉ.

Có vài mái lều được dựng trước. Thấy một số lều dựng lên, chiếc xe vội  tạt qua mé lộ. Người ta ân cần lịch sự tiếp đón nhau. Người đàn ông, chủ gia đình ló đầu ra cửa xe:

-       Chúng tôi có thể dừng tạm nghỉ ở đây chăng ông bạn?

-       Sao không? Chắc chắn là được thôi, rất hân hạnh. Bạn đi từ Tiểu Bang nào vậy?

-       Từ Arkansas đi một mạch tới đây đó ông à.

-       Đằng kia kìa, cái lều thứ tư đó, họ từ Arkansas đó bạn.

-       Thật vậy sao?

Rồi một câu hỏi cần thiết khác:

-Còn nước, có nước không ông?

-Ồ, tuy uống không ngon lắm nhưng khá nhiều đó bạn.

-Tốt quá, cám ơn ông bạn nhé.

- Không dám, đừng nói chuyện cám ơn làm chi.

Người ta phải ân cần tử tế với nhau như thế. Chiếc xe chồm trên mặt đất hướng về phía cái lều cuối, dừng lại. Một số người mệt mỏi trèo ra khỏi xe, những tấm thân cứng đơ đau nhừ. Thêm một tấm lều mới căng lên; mấy đứa trẻ vội tìm nước, mấy đứa anh thì lo vơ củi. Ngọn lửa nhóm lên, món ăn tối được bỏ vào nước nấu hay chiên. Vài người tới trước mon men lại làm quen, họ hỏi nhau từ tiểu bang nào? Vài người bạn hay bà con nhận ra nhau.

-Oklahoma hả? Quận nào?

-Cherokee.

-Sao, tôi có bà con ở đó. Bạn biết gia đình Allens không? Gia đình Allens ở Cherokee. Bạn biết gia đình Willises không?

-Sao không? Biết chớ.

Cứ thế một đơn vị mới hình thành. Hoàng hôn buông xuống, nhưng gia đình mới tới đó đã dựng xong lều trước khi màn đêm thực sự bao trùm. Có một ý nghĩa mới hơn đang đến với mọi gia đình lúc này đó là họ biết rằng họ cùng đều là NGƯỜI LƯƠNG HẢO.


MÁ CỦA JOAD 

Cả đời ta biết rõ gia đình Allens. Simon Allen và cha của Simon gặp rắc rối với người vợ trước. Bà ta là gốc dân Cherokee. Bà khoan thai rỉ rả chẳng khác gì… con ngựa con đen.

 Simon con, cậu ta lấy con gái nhà Rudolph, phải chăng? Đó là điều ta nghĩ. Họ về sống ở quận Enid và làm ăn tốt—thật sự tốt. Chỉ có gia đình Allen là thành công chưa ai từng có, gia đình này từng có nhà chứa xe.

Trẻ em đi kiếm củi và xách nước, chúng e ngại bước rón rén và cẩn thận len qua mấy mái lều. Chúng gắng làm quen với cử chỉ chào nhau khá phức tạp. Có cậu bé dừng lại cạnh một cậu  bé khác chăm chú nhìn một viên đá xong lượm lên săm soi kỹ lưỡng. Cậu ta nhổ nước bọt vào viên đá chùi thật sạch nhìn thật kỹ lần nữa xong đưa qua đứa bạn để xem.

-Mầy được gì thế?

-Chẳng gì cả tình cờ được viên đá này thôi.

-Ô, thế sao mầy nhìn kỹ như có gì trong đó vậy?

-Tao nghĩ có vàng trong viên đá này.

-Sao mầy biết? Vàng chẳng là vàng, chỉ một màu đen trong viên đá thôi.

-Chắc vậy, ai cũng biết thế.

-Tao dám cá ai nói vàng là đồ ngu, mầy cũng nghi nó có vàng hả?

-Không phải vậy đâu.  Ba tao tìm ra chán khối vàng, ông bảo tao cách nhìn viên đá như thế nào đó mà.

-Mầy làm sao nhặt cho ra một viên vàng thật lớn xem nào?

-Nói sao? Tao làm sao nhặt cho ra cục vàng “chó đẻ” lớn như thế được? ngay nhỏ như viên kẹo chắc mầy cũng chưa bao giờ gặp đâu.

-Tao chẳng muốn thề thốt, nhưng dù sao tao thề chưa bao giờ có được vậy cả.

-Tao cũng thế, thôi tới suối kiếm nước đi!

*

Mấy thiếu nữ lại tìm nhau, bẻn lẻn khoe về lời bàn tán về sắc đẹp của mình. Mấy nàng còn thổ lộ ước muốn thầm kín cho ngày mai. Đàn bà phải lo nấu nướng, bận rộn bên bếp lửa. Họ phải hối hả lo nấu cho xong món nào đó cho mấy cái bụng của gia đình — Món thịt heo chỉ dành cho nhà nào khá tiền. Đã có thịt heo thì phải ăn kèm với khoai tây và hành. Bánh bít-quy nướng từ lò nướng Hòa Lan. Bánh bột bắp, dùng kèm với nhiều nước sốt rải trên mặt. Thị sườn, thịt băm dùng xong còn có một lon nước trà đen đậm, chát. Nhà nào đồng tiền hạn hẹp hơn, họ chỉ có bánh bột chiên. Bánh bột chiên dòn, thêm  một chút nước gì đó màu nâu chan lên lên là xong.


Những gia đình giàu có, có thể xem là dại dột dám dùng tiền lúc này để ăn mấy thứ sang như mấy thứ đậu, đào đóng hộp, mỳ hay bánh ngọt đóng gói. Dù sao họ cũng biết làm sao ăn kín đáo trong lều thôi. Ăn lộ liễu những thức ngon như thế thật không hay chút nào. Lý do làm sao? Ngay khi lũ con nít, miệng chúng ăn bánh nướng nhưng mũi ngửi được món đậu hầm đâu đó bốc lên, chúng sẽ buồn tủi vô cùng.


Buổi ăn tối ăn xong, chén dĩa rửa rồi thì bóng tối vừa bao trùm tất cả. Lúc này nhóm đàn ông lại ngồi chồm hổm bên ngoài trò chuyện. Họ nhắc lại chuyện đất đai bỏ lại đằng sau.

-Ta chẳng biết những gì sắp đến?

Đó là điều họ thường nói đến. Đất nước này bị chiếm đoạt hết rồi.

Đất nước đó sẽ có lại dù chúng ta không còn trở về chốn cũ.

Họ nói, có thể chúng ta đã phạm tội nào đó mà chúng ta chẳng hề biết.

Bạn bè nói với ta, người bạn của những người cầm đầu lúc này nói rằng họ chẳng làm gì bạn cả do đây là thứ chính phủ thân tình. Gã còn nói, nếu bạn vượt qua ranh giới nào đó lúc này họ chẳng nuốt chửng ai cả. Chẳng cần thử thách thứ chính phủ này làm gì. Bữa tối vừa rồi cũng chẳng vượt qua ranh giới nào. Dù có đào bới không ngơi một cái rãnh thật sâu và chạy lanh quanh tất cả đều có đấng Jesus Christ chứng minh trong lòng.

Họ nói nhẹ nhàng về nhà cửa: căn nhà thân thương dưới chân cái cối xay gió. Cám ơn từ nơi này đã cho họ sữa để làm kem còn cả dưa hấu ngọt ngào. Nửa trưa nóng bức bạn mong một nơi nghỉ ngơi mát mẻ, thì hảy vào đó. Cắt ra một trái dưa hấu, nước chảy ròng ròng cùng mát mẻ làm sao.

Họ còn kể cho nhau về nhiều chuyện buồn đời họ: Có người em Charle, tóc vàng quăn như râu bắp, nó đã trưởng thành, chơi đàn acordion rất hay. Có một ngày bi thảm đến với nó, khi đi san luống cày. Ôi, có tiếng vo vo của rắn rung chuông, đàn ngựa bỏ chạy rồi cái bừa đã cày lên Charley. Lạy Chúa Toàn năng,  những mũi nhọn cày lên bụng ruột, và kéo phăng khuôn mặt cậu ta nữa!

Họ bàn về tương lai: băn khoăn lo lắng hình ảnh nơi đến ra sao?

Ồ, công việc hái trái cây quá tốt. Ta thấy nó đang cần và khấm khá lắm, vườn hồ đào và dâu san sát gần nhau, lại có chóp núi tuyết phủ trắng xóa xa xa. Hình ảnh trông đẹp làm sao.

Nếu chúng ta có ngay công việc ở đó thì quả là tốt đẹp. Mùa Đông không còn lo lạnh, con nít đi học không còn bị cóng người. Đám trẻ nào không đi tới trường được, ta có thể dạy do ta biết chữ nhưng bạn làm thế thì chẳng hay chút nào.



Trước lều có một gã đem ra cây đàn ghi-ta. Gã ngồi trên cái thùng rồi dạo đàn, mọi người từ các lều nghe đàn từ từ lần tới gần gã. Phần nhiều đàn ông đều biết chơi ghi-ta, nhưng người này xem chừng là dân gảy đàn điệu nghệ hơn. Thế đó, bạn có thể gã dạo những hợp âm sâu sắc, có lúc từng giai điệu y những bước chân nhỏ bé lướt trên từng sợi dây đàn. Cũng có lúc mấy ngón tay thô cứng kia lại biết diễu hành trên mọi phím đàn. Tiếng đàn càng hấp dẫn mọi người tiến gần với gã cho đến khi cái vòng người kia chật cứng, rồi gã hát:

-Mười xu bông và bốn mươi xu thịt …

Rồi cái vòng người kia nho nhỏ hát theo gã.

-Hỡi các  em gái, sao các nàng nỡ cắt tóc đi?

Rồi cả vòng người kia tiếp tục hát theo. Tiếng gã như than như khóc, “Ta đang rời xa Miền Texas Xa Xưa” bài hát nổi tiếng đó ngày xưa hát bằng tiếng thổ dân Da Đỏ, từng hát trước khi người Tây Ban Nha đến đó.

Giờ đây mọi người kết hợp với nhau thành một thứ, một đơn vị, rồi trong bóng tối các đôi mắt đều trầm mặc, hướng nội. Tâm trí họ để dành chuyện vui chơi vào dịp khác cốt làm sao để các nỗi buồn cùng được ngơi nghỉ, ngủ yên. Gã đàn ghi-ta lại hát bài “Nhà Tù Màu Xanh -McAlester Blues” và một bài khác dành cho người già, bài “Jesus Gọi Con Về Phía Người”.

Trẻ con thiu thỉu ngủ gật theo tiếng nhạc, chúng bèn mò vào trong lều. Ngoài kia tiếng hát đang đưa đám người dần dà vào giấc mơ êm đềm. Chợt gã buông đàn đứng dậy, ngáp dài.

-Thôi Chào các bạn, chúc ngủ ngon nhé!

Mọi người thì thầm:

-Chúc ông bạn ngủ ngon!

Ai cũng mong gã lo cầm cây đàn cất đi, cây đàn trong lúc này chẳng khác gì của quý. Mọi người tìm giấc ngủ, khu lều chìm trong yên lặng. Có tiếng cú kêu đêm, xa xa tiếng sói hoang tru lên từng hồi, vài con chồn hôi đang mò tìm thức ăn rơi rớt trong bóng tối—thứ chồn hôi đuôi bông, chúng đã tinh lại còn tự phụ chẳng sợ thứ gì trong đêm đen cả.

Đêm dài qua đi, ánh bình minh từ từ hé dạng, đàn bà lo bước ra lều, nhóm lửa, lo đun cà phê. Đám đàn  ông tiếp tục lòn ra sau, thầm thì nói chuyện với nhau khi trong ánh sáng ban mai ló dần:

-Khi các bạn vượt  Sông Colorado, người ta nói chúng ta đang đi vào sa mạc. Rất mong chúng ta gặp nhau, không ai bị mắc kẹt tại đó. Các bạn nhớ mang nhiều nước phòng lỡ khi kẹt giữa sa mạc nhé.

-Ta chắc phải lái  xe xuyên đêm.

-Ta cũng thế: nó là cuộc sống của chúng ta mong Jesus giúp bạn.

Mọi nhà ăn nhanh, rửa sạch dĩa chén. Lều trại đều dẹp xuống. Họ hối hả lên đường. Cho đến khi mặt trời vừa ló dạng, bãi đất dựng trại nay chỉ còn bãi trống không, chỉ còn một ít rác rưởi do đám người bỏ lại.

Dọc theo xa lộ, đoàn xe di dân lục đục bò theo con đường bê tông chật hẹp giống một đám bọ tiến về hướng trước.


John Steinbeck 

THE GRAPES OF WRATH 


dịch thuật by ĐHL 

No comments:

Post a Comment