Tuesday, January 2, 2024

Y KHOA - XẠ TRỊ UNG THƯ

 


XẠ TRỊ LÀ GÌ


Bạn  có thể thắc mắc về XẠ TRỊ UNG THƯ (radiation therapy) là gì?  Đó là phương pháp y khoa mới ứng dụng BỨC XẠ (radiation) ĐỂ GIẾT CÁC TẾ BÀO UNG THƯ CÙNG NGĂN CẢN NÓ PHÁT TRIỂN. Bức xạ ở đây  là dùng tia X năng lượng cao để phá hư các tế bào ung thư. Khi các tế bào ung này không thể tự nó sửa chữa chúng SẼ CHẾT.  Đây là cơ hội để cho các tế bào khỏe mạnh kế cận phát triển và các mô được lành lặn trở lại.


Mục Đích xạ trị tóm lại là

-Giết các tế bào ung thư không cho chúng phát tán

-Phá hủy các tế bào ung sót lại sau các lần chữa ung thư trước kia di chứng lại

-Phương pháp xạ trị sẽ làm giảm rủi ro ung thư bị lại sau khi chữa trị gần vùng các bướu phát sinh và các cơ quan khác

-Làm co hẹp và làm chậm phát triển các bướu ung thư mà phương pháp giải phẫu không cắt đi được


Bức xạ được coi như là phương pháp chữa trị “cục bộ”(local) bởi vì nó tập trung vào bướu ung thư hay vùng có ung thư, không bao trùm luôn các bộ phận khác của cơ thể. Như vậy chúng ta xem xạ trị là liệu pháp sau cùng nối tiếp các chữa trị hay giải phẫu trước đó; do vậy nó còn gọi LIỆU PHÁP HỖ TRỢ. Bức xạ trong chữa trị được dùng một cách an toàn và chính xác mục tiêu.


XẠ TRỊ  TIA PHÓNG TỪ BÊN NGOÀI 

(External Beam Radiation Therapy)

·       Phương pháp bắn tia từ bên ngoài là trọng tâm của chương trình xạ trị.

             LINEAR ACCELERATOR (LINAC)

·       Người ta dùng máy gia tốc trực tuyến hay tuyến tính Linear Accelerator (LINAC) là máy nhắm thẳng bức xạ váo khôi ung thư với mức độ chính xác rất cao, nhằm tránh hư các tế bào khỏe mạnh xung quanh. 

CChùm tia bên ngoài được máy phát tia. Nó bao gồm liệu pháp xạ trị được hình ảnh hướng dẫn (Image-guided radiation therapy-IGRT), thứ hai là liệu pháp xạ trị bằng cường độ của tia (Intensity-modulated radiation therapy-IMRT) các máy đó sẽ di chuyển quanh bệnh nhân nhưng không đụng chạm vào người chút nào

 

                một máy xạ phẫu Cyberknife


·       XẠ PHẪU -CyberKnife là gì

·       Một hệ thống xạ phẫu không xâm phạm vào cơ thể (không đưa thiết bị vào cơ thể bệnh nhân) để điều trịcác khối ung thư và không ung thư cũng như một số tình trạng khác –  do đó không có vết mổ.

 

BỆNH NHÂN CÓ ĐAU ĐỚN GÌ KHÔNG TRONG XẠ TRỊ


Thật sự khi chữa trị bệnh nhận chẳng có cảm giác đau đớn nào cả. Bệnh Nhân chẳng có cảm giác đau tê như trong giải phẫu bình thường. Các loại máy cũng không đụng chạm gì bạn. Bệnh nhân chỉ có một nhiệm vụ là nằm theo lời chỉ dẫn của y sĩ và thở điều hòa cũng như tập nín thở trước đó vài ngày khi được scan để đánh dấu vị trí khối u trước khi xạ trị chính thức. Bạn chỉ nằm bình tâm niệm phật hay nguyện chúa nếu có niềm tin tôn giáo…Bệnh nhân chỉ nghe tiếng máy vo ve quanh đó. Các y sĩ làm việc ở phòng ngoài chỉ có bệnh nhân trong phòng. Thời lượng khoảng 20  phút là tối đa. Một chu kỳ xạ trị bệnh nhân có thể có tới 4 lần tới liên tục và sẽ có hẹn tái khám 2 hay 3 tháng sau tùy trường hợp.


Xạ trị không gây rụng tóc. Bạn về nhà sau hai ngày có thể hơi mệt nhưng bồi dưỡng lại là khỏe và chờ tái khám xem lại tình hình.

 

 Bức xạ không gây đau đớn khi bạn tiếp nhận nó. Bạn sẽ không cảm thấy bất cứ điều gì trong các phiên của bạn.

• Một số bệnh nhân có thể nhận thấy đèn nhấp nháy trong quá trình điều trị, điều này là bình thường và không có hại. Bạn cũng có thể nghe thấy một số âm thanh vo ve và quay cuồng từ máy móc.



             một bệnh nhân sắp được xạ trị


XẠ TRỊ CÓ AN TOÀN KHÔNG


Thông thường khi nghe chữ bức xạ ai cũng lo ngại do ấn tượng và lo lắng từ tia bức xạ có thể làm HẠI ta và những người lân cận kể cả trẻ em. Các lo lắng đó là:

-        Người bệnh nhân có nhiễm xạ và phát xạ nguy hiểm không?


XẠ TUYẾN PHÁT TỪ BÊN NGOÀI NÓ GIỐNG NHƯ TIA X XUYÊN QUA NGƯỜI BẠN VÀ KHÔNG Ở LẠI TRONG BẠN NÊN BẠN KHÔNG CÒN PHÁT XẠ GÂY NGUY CHO NGƯỜI KHÁC KỂ CẢ TRẺ CON

-         

Các tia chỉ nhắm mục tiêu chính xác (nhờ computer) vào các tế bào ung thư cùng không gây hư hại các tế bào lành lặn. Không giống trường hợp ta bật đèn ánh sáng chan hòa cả phòng, xạ trị hoàn toàn khác các tia bắn chính xác mục tiêu và không có tính lan tỏa khắp nơi như ánh đèn. Các máy xạ trị đều đã định hình và có chuẩn mực hay lập trình trước nên bệnh nhân cũng không cần bận các thứ bảo hộ

Các y sĩ cùng máy móc và điện toán tất cả đều tập trung chính xác chữa trị cho bệnh nhân.

Phản ứng phụ sau liệu trình như mệt mõi xuống cân có thể có nhưng tùy vào liều lượng xạ trị cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên rất ít phản ứng phụ trầm trọng. Có điều đáng lưu ý phần nhiều không có phản ứng phụ và nên lưu ý


 SAU XẠ TRỊ NẾU TA KHÔNG CÓ PHẢN ỨNG PHỤ KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ XẠ TRỊ KHÔNG CÓ HIỆU LỰC


ĐHL BIÊN SOẠN 2.1.2024


NGUỒN 

TÀI LIỆU HEALTH CARE của STANFORD UNIVERSITY

.https://stanfordhealthcare.org/events/having-radiation-therapy.html



Do

No comments:

Post a Comment