BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ CHÍNH THỨC BÁC BỎ TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN PHI LÝ VỀ ĐƯỜNG CHÍN KHÚC CỦA BẮC KINH
Trong một nghiên cứu dài 44 trang do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm thứ Tư 12/1/2022, chính phủ Mỹ chính thức đưa ra vấn đề bác bỏ hoàn toàn về tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh từ lâu nay về công bố phi pháp chủ quyền rộng lớn tại Biển Đông.
Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từng khẳng định thứ mà hay cho là “quyền hành lịch sử” đối với hết các hòn đảo trong phạm vi “đường chín đoạn” như bao lâu nay họ tài phán với các vùng biển bao quanh hàng trăm điểm trên biển, bao gồm cả những hòn đảo chìm dưới làn nước. Các tuyên bố của Bắc Kinh đi ngược lại các quy định của CÔng Ước LHQ về Luật Biển UNCLOS) vào năm 1982. Hoa Kỳ không có quan điểm về chủ quyền của mình với 250 hòn đảo, đá ngầm, bãi cạn và bờ biển nhưng nhất quyết phải đi lại tự do qua các tuyến thương mại nhộn nhịp này; đặc biết các khu vực mà Bắc Kinh cho có quyền kiểm soát hàng hải là trái với luật pháp quốc tế.
(HÌNH 1 Theo Bộ Ngoại Giao hoa kỳ Bản đồ này chỉ ra Bắc Kinh tự ý tuyên bố chủ quyền tại các đảo đang chiếm đóng phi pháp Đông Sa (Hoàng Sa), Tây Sa (Trường Sa), Trung Sa (đang trong vòng tranh chấp giữa Đài Loan và Bắc Kinh) Bản đồ được ấn hành trong báo cáo mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ có số 150 vào ngày thứ Tư 12 tháng 1 năm 2022, trong đó cho thấy các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế.)
Bản nghiên cứu của Bộ Ngoại Giao Mỹ đề cập đến 4 lĩnh vực tranh cãi trong đó có tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hơn 100 địa điểm tại Biển Đông lại quá xa lãnh thổ ven biển của Trung Cộng lại còn bị chìm khi thủy triều lên. Theo công ước mà Bắc Kinh phê chuẩn vào năm 1996, các điểm như thế không thể gọi là chủ quyền hợp pháp hay là vùng ven biển của lãnh thổ được.
Không những tuyên bố quyền sở hữu, Bắc kinh còn liên kết các địa điểm chìm dưới nước liên kết với các điểm xa về địa lý để tự vẽ ra “đường thẳng căn bản” cho lãnh thổ của họ bao gồm các đặc quyền các quần đảo trong vùng biển giàu về năng lượng. Sự cố tâm này bao gồm các khu vực liên kết quanh bốn nhóm: QUần đảo Pratas (Đông Sa), Hoàng Sa (tây Sa) và Trường Sa (Nam sa) và quần đảo Trung Sa.
(Bãi Macclesfield Zhongsha -Trung Sa- theo wiki pedia
(HÌNH 2: Bản đồ của BỘ Ngoại Giao Mỹ # 150 cho thấy tự tuyên bố giới hạn NỘI THỦY của Bắc Kinh tại Trường Sa (Tây Sa) cũng trái với Luật Quốc Tế
Bản đồ được phát hành trong một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ có tiêu đề Giới hạn trên biển số 150, vào ngày thứ tư 12 tháng 1 năm 2022, trong đó cho thấy các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế.)
(HÌNH 3 theo Bao Cáo Giới Hạn trên Biển 150 trong Tuyên Bố của Bộ Ngoại Giao Mỹ: Quần đảo Nam Sa (trường Sa), Bắc Kinh muốn thể hiện giới hạn lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở hợp pháp, theo Bộ Ngoại Giao Mỹ cho thấy các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế (Bộ Ngoại Giao)
*** Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp trong nhiều hình thức tự lấy quyền tài phan riêng đối với hầu hết diện tích Biển Đông hiện tại. Những tuyên bố hàm hồ của Bắc Kinh xét về địa lý và nội dung đã vi phạ chế độ pháp quyền quốc tế trên đại dương và nhiều quy tắc được thế giới hay luật pháp quốc tế thể hiện trong Công Ước LHQ về Biển (UNCLOS).
Báo cáo mới của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của Mỹ với phán quyết năm 2016 của Tòa Án Trọng Tài Thường trực ở La Hay từng bác bỏ yêu sách phi pháp và phi lý của cái gọi là "Đường Chín Khúc" tham lam cường quyền của Bắc Kinh. Trước đây trong nghiên cứu Giới Hạn Trên Biển số 143 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng từng nêu lên "Đường Chín Khúc" của Bắc Kinh không phù hợp với UNCLOS.
Hoa Kỳ một lần nữa kêu gọi Bắc Kinh phải tuân thủ quyết định của Tòa Trọng Tài LHQ trong phán quyết ngày 12/7/2016 trong vụ kiện giữa Phi Luật Tân và Trung Hoa cũng như phải CHẤM DỨT CÁC HÀNH ĐỘNG CƯỠNG BỨC TRÁI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ TẠI BIỂN ĐÔNG.
ĐHL trích dịch
nguồn
U.S. Dismisses China's Claims in South China Sea in State Department Report (msn.com)
No comments:
Post a Comment