chào bạn đọc
Bài báo khá lâu của J Michael Cole trở ngược lại thời gian là tháng 10 năm 2021 lúc Bắc Kinh đang ào ạt tung cả trăm phi cơ chiến đấu xâm nhập vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan gián tiếp dò phản ứng của TT Joe Biden ra sao và sự im lìm của Mỹ hiện nay khiến chúng ta có thể tin rằng Tập Cận Bình sẽ lấn lướt tiếp theo do 'con mồi' Đài Loan, Bắc Kinh khó lòng bỏ được
Đà tiến của Bắc Kinh khiến người ta nghĩ lại hiện trạng Biển Đông lúc này ra sao? Có nhiều điều người ta chỉ mong "cuộc chiến Trung Đài hay Biển Đông không xảy ra" do hiện tình của Mỹ hiện nay khiến sự suy nghĩ khách quan đang có điều lo lắng thực sự nếu có một cuộc chiến mà ai ai đều mong không có?
J. Michael Cole là một nhà báo có trụ sở tại Đài Bắc, một chuyên gia cao cấp tại Viện Chính sách Trung Hoa Đại học Nottingham. Ông tốt nghiệp Nghiên cứu Chiến tranh của trường Cao đẳng Quân sự Hoàng gia Canada là cựu phân tích gia làm tại Sở An ninh Tình báo Canada. Sách mới nhất của ông Tụ Điểm Xung Đột Tại Eo Biển Đài Loan do Routledge xuất bản vào năm 2016
***
Vào thời gian khi mà Tổng Thống Barack Obama còn làm việc tại Tòa Bạch Ốc cũng là thời gian các lực lượng đồng minh tại Á Châu Thái Bình Dương do Hoa Kỳ chỉ huy từng ra sức đối phó và ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng trong vấn đề chiếm đảo cùng quân sự hoà Biển Đông.
Hiện nay theo các chuyên gia an ninh thì những cố gắng như vậy đã khép lại và Bắc Kinh đã hoàn toàn thành công kiến tạo những yếu tố diện địa khó lòng đảo ngược được. Nếu đã là thực tế thì vấn đề Tự Do Hải Hành (FONOPS) và những đòi hỏi khác đã trở thành yếu ớt và quá trễ. Trung Cộng đã thiết kế xong xuôi những yếu tố mới mẻ tại Biển Đông cùng các nỗ lực hầu để đương cự cùng giúp sức cho tham vọng chiếm hữu các nơi khác xa hơn.
Một loạt đảo nhân tạo mà Trung Cộng hoàn thành thập kỷ qua cho tới nay không phải là quá nhiều nhưng điều đáng chú ý là vùng này đang nghiễm nhiên trở thành cái "AO NHÀ' của Bắc Kinh khi nào không hay? Những điều đáng lý ra cộng đồng quốc tế phải biết rằng đã không lường trước được như vậy. Ngay từ đầu Bắc Kinh từng loan báo vùng này là vùng cấm nhưng đối với chúng ta đã là sự thất bại do không chú ý và và chẳng ai tiên đoán được tương lai ra sao? ( reading the tea leaves) hay đọc được ý của Bắc Kinh ra sao?)
Các nước dân chủ trong vùng từng ngóng trông Hoa Thịnh Đốn bảo đảm về an ninh cho họ thì nay đối mặt với sự lưỡng lự mới. Hiện nay là lúc Hoa Kỳ phải minh định những điều không làm và không chú tâm đã gây ra một hậu quả rối rắm như hiện tại. Chúng ta cũng cần biết rằng hoạt động của Trung Cộng tại Biển Đông có liên quan trực tiếp cho tham vọng của họ tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Thái Bình Dương (hòng hất chân Mỹ). Thời gian này cũng là lúc các quốc gia trong vùng cần suy nghĩ chính chắn họ có thể sống chung với chủ nghĩa Bành Trướng của Trung Cộng hay không?
Đảo Điếu Ngư là vùng tranh chấp giữa Nhật Trung Cộng cùng Đài Loan tại Đông Hải cũng là nơi Bắc Kinh không ngưng gia tăng các hoạt động quân sự. Tiếp đến tại Biển Đông Bắc Kinh thi hành chiến lược "Cắt lát Salami" sẽ tiến hành từng giai đoạn thật nhỏ không ai chú ý cho đến khi hoàn thành chiến lược cho sức mạnh và ý đồ của họ.
Như tôi ( Michael Cole) đã tranh luận trong các bài viết trước: do lợi ích quốc gia, Bắc Kinh đã tạo ra một môi trường “xung đột vĩnh viễn” ở Biển Đông Hải (East China ) và Biển Đông (South China Sea) Trong toan tính này họ leo thang căng thẳng cả hai nơi. Quả thật hành động của nó thu hút quá nhiều sự chú ý đó là cứ vài tháng mỗi nơi lại xảy ra một chuyện có lợi cho họ.
Đông Hải (EAST CHINA SEA)
Vì nhiều lý do khác nhau, sức mạnh của các Lực Lượng Tự Vệ Nhật Bản và hiệp ước an ninh của Tokyo với Hoa Kỳ có thể giới hạn lợi ích Trung Cộng tại Đông Hải. Tuy nhiên, số lần xâm lấn của lực lượng tuần dương và tàu đánh cá Trung Cộng vào vùng biển Nhật Bản hay gần đảo Điếu Ngư (Senkaku) đang tranh chấp đang lên mức báo động. Kể cả việc quá cảnh của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN) và Không quân PLA (PLAAF) Trung Cộng qua eo biển Miyako, giữa Đài Loan và Nhật Bản, vào Tây Thái Bình Dương cũng đạt đến mức báo động trong những năm gần đây.
Tôi (Michael Cole) từng tranh luận, nếu như chúng ta không còn muốn quay lại Biển Đông từ đó chúng ta tự mình từ bỏ nhiệm vụ (resign) để giao quyền này lại cho Trung CỘng. Rồi bước tiếp theo chúng ta sẽ làm gì đây? Sự tê cứng hoạt động này sẽ tiếp tục khuyến khích Trung Cộng hoàn thành những gì tiếp ỏ Đông Hải như những gì họ đạt được tại Biển Đông lúc này. Có một chiều hướng khác nếu Liên Minh các quốc gia dân chủ trong vùng sẵn sàng đối kháng chống lại Trung Cộng; hành động này sẽ biến Đông Hải thành "Tử Huyệt" cho Trung Cộng do Chiến Lược Chống Tiếp Cận (Denied Area) trong đó Quân Đội Nhân Dân và Không QUân Trung Cộng sẽ không sử dụng được lợi thế từ đường Chín Khúc vào Tây Thái Bình Dương do Nhật Bản Đài Loan và Hoa Kỳ có phương tiện để đóng trong khu vực này để bảo vệ hệ thống phòng không và diện địa. Ví dụ củng cố Đảo Yonaguni, chỉ cách 108 km (67 dặm) từ bờ biển phía đông của Đài Loan.
Không nghi ngờ gì nữa, một hành động như vậy sẽ leo thang căng thẳng. Tuy nhiên Trung Cộng đã vi phạm luật pháp quốc tế khi chối bỏ phán quyết Trọng tài Thường trực tháng 7 năm 2016 vừa qua. Sau đó Trung Cộng lại ngang nhiên có những hành vi chuyên nghiệp và quân sự hóa một vùng biển quốc tế mà chúng ta chưa từng thấy trước đây? Những hành động như vậy có thể hợp pháp hóa động thái phản công của một liên minh Châu Á mạnh nào đó. Mục đích của hành động phản công như vậy, chắc chắn sẽ cần sự phối hợp giữa Nhật Bản, Đài Loan và Hoa Kỳ cũng có thể với các đồng minh khác. Hành động mạnh này sẽ phá hỏng âm mưu Bắc Kinh dùng Đông Hải một hành lang quá cảnh vào Tây Thái Bình Dương và ngăn Bắc Kinh từ eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines. Nói cách khác, nếu để Trung Cộng thắng lợi tại Đông Hải nó sẽ đe doạ tuyến giao thương của Nhật Bản và các lực lượng quân sự Mỹ tại đây sẽ làm mồi cho hoả tiễn bắn đi từ tàu ngầm Trung Cộng.
Qua một số thành công tại Đông Hải vừa qua, Bắc Kinh đã tạo 'tử huyệt' hiệu quả cho đối phương trong 'game chơi' phức tạp của Chiến Lược Ấn Độ Thái Bình Dương. Như thế các nước liên minh nên tạo một "tử huyệt' cho chính nó. Không có lý do gì để cho Trung CỘng vừa thành công tại Biển Đông (South China Sea) lại tiếp tục tiến xa lên Đông Hải (East China Sea)?
Hơn nữa, đối với Nhật một chiến lược như thế ngầm ý nên thắt chặt liên minh với Đài Loan trong cấp bách là duy trì nguyên trạng tại Eo Đài Loan như hiện nay. SỰ tồn tại của Đài Loan là một THỰC THỂ CÓ CHỦ QUYỀN sẽ góp phần quan trọng thành công trong chiến lược này. Nếu như để Trung Cộng thanh toán Đài Loan chuyện này sẽ làm tiêu tan rào cản chận bước tiến của Bắc Kinh về phía Tây và Ấn Độ Thái Bình Dương .
Nếu Đồng Minh do Mỹ đứng đầu không hành động cụ thể, bao nhiêu hùng biện về "trục" hay "tái cân bằng" chỉ là khẩu hiệu trống rỗng! Tuy leo thang sẽ có rủi ro nhưng tiếp tục nằm im sẽ là thất bại thảm hại.
Tính cấp thiết của hành động phản công phải có ngay nhất là vào đầu Tháng Bảy Bắc Kinh cho biết Uỷ Ban Quân Sự Trung Ương sẽ chỉ huy lực lượng Cảnh Sát Biển và Tập Cận Bình trực tiếp chỉ huy. Dù cải tổ này xảy ra vì lý do gì tấi cấu trúc hay ý tưởng diều hâu của TẬp Cận Bình nó sẽ thử thách ý chí của Liên Minh chúng ta ra sao?
Nếu chúng ta vắng đi phản ứng thích hợp phản công lại chiến lược "cắt lát xúc xích" sẽ tạo nên một sự kiện mới trên biển khi các nước khác cùng thi đua quân sự hoá cơ quan hàng hải của các nước này. Nếu Cảnh Sát Biển của Trung Cộng đặt dưới sự cai quàn của Tập thì hành động tương lai của họ sẽ hùng hổ quyết đoán hơn trên Biển Đông và Đông Hải để bảo vệ yêu sách của họ.
Trung Cộng càng ngày càng tham vọng từ trong và ngoài các chuỗi đảo họ chiếm, dần dà họ tạo thẩm quyền trên Biển Đông và Đông Hải ảnh hưởng uy thế Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương và càng làm cho Đài Loan Nhật Bản nơm nớp lo sợ?
Liên Minh các nước dân chủ phải chọn lựa: một là để cho Trung Cộng tha hồ bành trướng hai là phản công lại?
Trong tình trạng hiện nay Biển Đông xem như 'đã mất' (nếu im lìm và khẩu hiệu mãi) và khi liên minh còn một chọn lựa và quan tâm ngay lập tức là cả ba đối tác chính tại Đông Bắc Á là Nhật Bản Đài Loan và Hoa Kỳ phải tạo thành "tử huyệt" còn lại trong chuổi đảo từ Biển Đông lên Đông Hải bắt Trung CỘng tuân thủ luật pháp quốc tế tôn trọng tính toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác trong khu vực. Làm sao để chận đứng Trung Cộng dùng Đông Hải làm hành lang trung chuyển ở Tây Thái Bình Dương.
J. Michael Cole
Dịch thuật by ĐHL
nguồn
It's Time to Stop China's Seaward Expansion
PHẢI CHẬN GẤP SỨC TIẾN TRÊN BIỂN CỦA TRUNG CỘNG
No comments:
Post a Comment