Monday, August 8, 2022

THE STEREOTYPE of MODEL MINORITY - THÀNH KIẾN VỀ THIỂU SỐ GƯƠNG MẪU TẠI HOA KỲ

 



-Mustafa Emirbayer: Ph. D 1989 , Harvard University là giáo sư Xã hội học tại đại học Wisconsin

 





-Mattew Desmond : phó giáo sư khoa Xã hội Học Ph.D đại học Wisconsin , hội viên sơ cấp Khoa Xã Hội Harvard University 


============== 

Lời mở đầu

    Trước khi vào bài viết của hai tác giả này chúng ta nên định nghĩa thế nào là  THÀNH KIẾN VỀ THIỂU SỐ GƯƠNG MẪU (stereotype of model minority) Thiểu số Gương Mẫu có liên hệ về dân tộc thiểu số tại Hoa kỳ. Nhóm từ này để chỉ về định kiến đối với  những dân tộc ít người  khi định cư tại Hoa kỳ vì họ luôn có ý huớng vươn lên và nổi bật về mọi mặt từ kinh tế giáo dục cùng những thành tích về gương mẫu vì ít gây tội phạm cũng như ổn định đời sống gia đình. Tại Hoa kỳ những nhóm dân thiểu số nằm trong phạm vi của định kiến này gồm phần lớn Á châu: Trung hoa, Việt nam, Phi , Ân , Nam hàn..

 Đinh hoa Lư

BA Social Science

San Jose State University, 2013

***


  Khó mà phủ nhận rằng đa số người Mỹ gốc Á hiện nay đã thành tựu khá lớn trong lĩnh vực giáo dục hiện tại dù họ chỉ chiếm tới 3 % dân số. Học sinh gốc Á hiện tại có tới 5 % trên tổng số sinh viên đại học. Người Mỹ gốc Trung hoa , Ấn độ, và Đại hàn đi vào đại học gấp hai lần so với người da trắng . Vào thời điểm năm 2003 có 30% học sinh da trắng tốt nghiệp cử nhân hay cao hơn trong khi đó sinh viên gốc Á tốt nghiệp tới 50%. Chúng ta biết rằng dẫu rằng không phải gốc dân Á châu đều tối ưu tai học đường-  nhờ vào các bậc cha mẹ của tằng lớp di dân hay tỵ nạn gốc Á này đều áp dụng đa phần đều có truyền thống giáo huấn nghiêm nhặt việc học hành con cái cũng như bài vở tại nhà.

Nhưng lối giáo huấn này chưa phải là nguyên nhân độc nhất cho sự thành công con cái của các nhóm dân Mỹ gốc Á này. Qua nhiều nghiên cứu chúng ta thấy rằng cha mẹ của dân da đen thuờng có kỳ vọng cao hơn ở con cái đối với người da trắng thế mà tỷ số học sinh da trắng lại tốt nghiệp cao hơn. Có nhiều  thứ để chúng ta tìm hiểu ra nguyên nhân tại vì sao? Có một "áp lực" nào đó chăng lên người Mỹ gốc Á đi đến thành công? Không phải phần lớn nhờ vào truyền thống cha mẹ mà có một nguyên nhân mạnh mẻ hơn: đó là Xã Hội Hoa Kỳ.

    Người Mỹ trắng tại Hoa kỳ đã nhìn ra "gương mẫu gốc thiểu số" này từ thế kỷ mười chín. Sau Nội chiến Hoa kỳ chính tờ báo Baton Rouge đã có lần so di dân Trung Hoa với người da đen , họ từng cho rằng "biết vâng lời và tháo vát hơn người da đen, làm việc cần mẫn không cần giám sát cùng lúc có có thói quen tươm tất sạch sẽ ". Cùng thời này tờ Thời Báo Nữu Ước lại nhạo báng di dân Ái nhĩ Lan như câu "John Chinaman"(ông Tàu) đáng được nhập vào xã hội Mỹ hơn ông "Paddy"(Ái nhĩ Lan). Hình ảnh về gương mẫu gốc thiểu số này chúng ta lại thấy sống lại vào thời có phong trào tranh đấu dân quyền năm 1966 khi William Peterson cho đăng vào tờ Nữu Ước Thời Báo CHủ Nhật về " Mẫu Chuyện Thành Công từ khuôn Mẫu của người Mỹ gốc Nhật " "một chuẩn mực của công dân mà chúng ta nên chọn lấy " . Ông ta viết "Người Mỹ gốc Nhật tốt nhất trong các nhóm dân trong xã hội chúng ta, kể cả người da trắng sinh ra tại đây" Peterson đã liên hệ đến người Mỹ gốc Phi châu và người Mỹ gốc La tin để chúng dẫn sự tương phản như là " những nhóm thiểu số tệ hại " Đề tài này của Peterson được người ta đọc nhiều và dĩ nhiên từ đó người Mỹ gốc Á đã thể hiện trên truyền thông đại chúng như là mẫu mực thành công của các dân tộc không phải là da trắng. Các tờ báo như Time, Newsweek, và Sixty Minutes đã "phong tước" cho người dân gốc Á "Thiểu Số Gương Mẫu"; Tạp chí Fortune từng gọi họ là "Thiểu số Siêu hạng" và ngay cả tờ The New Republic cùng công nhận họ là "Thắng lợi của người Á châu" là "câu chuyện thành công lớn nhất của nước Mỹ ". Các nhà báo từng nhiệt tình khen ngợi người Mỹ gốc Á đang "chiếm hết giải thuởng về khoa học ", nổi bật hơn những sắc dân khác từ học đường và cả sở làm " và ngay cả "vượt trội hơn người Mỹ trắng ".

    Có cách suy nghĩ về người Mỹ gốc Á trong phạm trù của Thành kiến về thiểu số gương mẫu, bằng cách  suy nghĩ về họ. Trước tiên và là điều trước nhất, ngay tại học đường họ lên như diều vì trúng vào những bộ môn đúng vào điểm mạnh của họ như là những môn có tính kỹ thuật, vật lý, toán kể cả khoa học vi tính tất cả đều hợp với những thứ họ được uốn nắn từ tuổi nhỏ theo thói quen trầm lặng cùng lễ độ. Đó là điều nói ra thẳng thừng nhưng đó lại là lối giải thích tích cực. Nhưng chúng ta nên suy nghĩ và lắng nghe cho kỹ lại , thì chả có gì để một định kiến được gọi là "tích cực " . Vì rằng định kiến chỉ là hệ quả của những gì chúng ta đơn giản hóa quá mức cho một lối nghĩ , nó sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm cho những người đang là mục tiêu cho họ. Đối với người Mỹ gốc Á, thành công   là những điều lo toan- không chỉ đối với thành công thôi ,ngay cả đạt đến mức độ trở nên thiên tài đều mang tới thiết thòi cho họ. Khi họ thành công--lấy thí dụ giải về khoa học mà mọi người đang thèm muốn, hay ngay cả thắng giải trong cuộc thi đánh vần--thì những người Mỹ không phải từ gốc Á lại cho rằng: "À, dĩ nhiên là họ thắng thôi. Họ là người Á Châu mà ". Nhưng khi họ thua thì những người này lại có lối suy nghĩ : " Tại sao lại không thắng? họ là người Á Châu mà ?!". Trong cả hai trường hợp phẩm chất chung  chủng tộc với  người Mỹ gốc Á đang chiếm ưu thế hơn cá nhân họ, đã che lấp hết sự thông minh cùng nổ lực của riêng họ.

   Còn gì nữa- mỗi loại xét đoán định kiến với cái từ "tích cực" đều có cái điểm đối với nó. Lấy thí dụ chúng ta nói "Người da đen đều là những lực sĩ mạnh bạo " nó lại có nghĩa rằng "Người da đen không thông minh lắm " Hay chúng ta cho "Người Do thái quá giỏi trong hoạch định về tiền bạc " câu này cũng có nghĩa là "Người Do thái keo kiệt cùng tham lam! ". Cũng tương tự như thế, tất cả lời ngợi khen vinh danh sự đóng góp của người Mỹ gốc Á chắc rằng đều có gắn thêm cái hậu ý đả phá (degrading) đi cùng 

Trong tác phẩm của Frank Wu, cuốn Da Vàng- Yellow có viết "Thông minh có nghĩa là biết cách tính toán thật khéo léo ; Được giải về toán cùng khoa học chỉ là cái giỏi máy móc không có tính sáng tạo , thiếu năng khiếu về giữa cá nhân và cá nhân và tài lãnh đạo. Có lễ độ, có nghĩa là chỉ biết nín lặng cùng khúm núm. Siêng năng tức phải là một kẻ cạnh tranh không công bằng trong những con người bình thuờng và không phải là một người đa năng cùng dễ mến .

     Đối với một số người Mỹ gốc Á, áp lực Khuôn mẫu thiếu số này đang trở thành một gánh nặng cho họ. Đàn bà trẻ gốc Á, thuờng đối mặt với áp lực từ cha mẹ cùng xã hội phải trở thành những học sinh giỏi những phụ nữ, bạn gái cùng những người vợ vẹn toàn... đã trở thành những con số tự vẫn cao lên mức báo động. Đàn bà gốc Á hiện nay tại trung học và đại học đều có con số tự vẫn cao nhất trong các sắc dân. Thật vậy, tự vẫn đã trở thành nguyên nhân đứng thứ hai trong số các các chết của đàn bà gốc Á từ lớp tuổi từ 15 đến 24. Có trường hợp, sau chiếc dương cầm độc tấu bóng lộn cùng những bảng ghi toàn diện kia một người đàn bà ngồi yên buồn bả bất động chẳng khác gì " cái xác đã chôn trên mặt đất".

   Bên cạnh trút tức bực lên tâm trí  nhiều người Mỹ gốc Á, thành kiến về gương mẫu thiểu số còn làm trầm trọng thêm hố ngăn cách chủng tộc. Sự e ngại về chuyện quá thành đạt của người Á châu thuờng tạo điều kiện dễ dàng cho cảm giác bất ổn tại các trường đại học giữa những học sinh không gốc Á, da trắng và không da trắng. Các sinh viên của đại học công nghệ MIT lại lấy các chữ đầu MIT mà giễu cợt rằng những chữ này là "Made In Taiwan" thay vì Massachusetts Institute of Technology (MIT). Sinh viên đại học UC Los Angeles thì lại diễu UCLA là "United Caucasians Lost among Asians" ( đám Da Trắng Lạc Lỏng Giữa Dân Á Châu ) Sinh viên của UC Berkeley thì được chào đón bằng từ ngữ " Hãy dừng lại lũ Á châu Kia " những chữ này viết bằng sơn ngay tại vách khu đại học kỹ sư, cùng lúc có một số cựu sinh trường này cho biết " có một số sinh viên nói rằng nếu họ thấy có đông sinh viên Á châu trong lớp họ sẽ rút lui vì tầm thi đua sẽ quá cao ".  Một tờ báo cũng ghi chú lời một sinh viên đại học Yale không phải gốc Á khuyên rằng : "nếu bạn kém về môn toán hay khoa học nhưng nếu bạn bị ghi danh vào lớp có đông sinh viên gốc Á , việc duy nhất phải làm cho bạn hãy chuyển qua thời khóa khác ngay ".

Do rằng họ nhìn những người gốc Á đơn thuần qua khia cạnh chủng tộc--một chủng tộc sáng giá về học lực. Một số sinh viên không phải gốc Á lại đối đãi với họ như là một mối đe dọa cho họ về thành công học vấn cũng như chuyện thịnh vượng tương lai.

   Thật khó xử, vì  thành kiến về khuôn mẫu của thiểu số lại khéo sắp xếp cùng với những tính toán cẩn thận cho việc áp bức cũng như hạ nhục những nhóm dân không phải da trắng. Thành kiến cũng là một sự ngụy biện.

  Khi xã hội Mỹ nhìn vào người Mỹ gốc Á và thốt lên " Các bạn đã làm được" cùng sau đó đối với các nhóm dân không phải là da trắng khác họ lại rầy la " Giờ, tại sao các anh lại không thể?" Người Mỹ gốc Á được đối xử như "thiểu số trung lưu" chúng ta hãy mượn lời nhà xã hội học Hubert Blalock, khi những tác phẩm của tác giả này là bằng chứng về sự trị vì của thống trị chủng tộc (racial domination)  ở ngay bên chúng ta trong đó những nhóm dân không  da trắng còn mòn mõi trong nghèo khó hay còn bị giam hãm trong bất công chỉ còn biết tự trách mình.  Cây viết Michael Lind  quan sát thấy rằng : "người bán hàng Việt Nam cùng người Phi làm tại phòng thí nghiệm hay thêm vào những công việc tức thời như bán chả gìo, đo lượng đường máu, bằng cách phục vụ thêm ngoài giờ. Một việc người da trắng tránh né nhưng từ đó họ làm dịu đi tội lỗi do tình trạng dơ bẩn từ hàng triệu người Mỹ bản xứ, không những từ những khu ổ chuột người da đen, những vùng nghèo khó của người Mễ mà đó là những người da trắng nghèo nàn nữa "./.


Matthew & Mustafa (2010)

Dịch Thuật: Đinh hoa Lư (27/10/2013)

edition 6/12/2021


source
Book
Desmond, Matthew & Emirbayer, Mustafa. (2010). Racial domination, racial progress, 327-331

No comments:

Post a Comment