CÔNG ĐỨC ÂM THẦM
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng (giữa) được đỡ xuống thang sau buổi nói chuyện về tôn giáo tại đền thờ Tsuglakhang, Dharmsala, Ấn Độ, hôm 4 tháng Sáu, 2013. (Hình: AP Photo / Ashwini Bhatia)
Chùa Tây Tạng này dời về đây khá lâu, khoảng vài năm trước lúc gia đình tôi về ở nơi này. Ngôi chùa nằm ngay khúc quanh thuộc con đường mang tên là OLD PIEDMONT ROAD. Hàng sáng hai vợ chồng tôi đi bộ ngang qua trước cổng. Gọi là chùa nhưng đó chỉ là ngôi nhà lớn, cao rộng hơn là ngôi chùa có kiến trúc cổ điển. Chùa có sân sau và bên hông rộng, làm một dãy nhà kho chứa đựng nhiều thứ.
Các vị sư Tây Tạng cũng có lúc đi bộ như chúng tôi. Họ rất trẻ tương tự như vị sư Tây Tạng trong hình tượng trưng này . Tôi không biết họ qua Mỹ từ lúc nào ?
Chúng tôi gọi chùa là tiếng 'nôm na', thực ra đây là một thiền viện của các vị sư Tây Tạng. Đặc biệt sau này, chính điện tức nhà trên mang màu sắc khác, đó là màu đỏ gạch như màu áo cà sa của các vị sư thường mặc. Các vị sư Tây Tạng cũng có lúc họ đi bộ thể dục vào buổi sáng như chúng tôi. Trông họ khá trẻ, tôi không biết họ nhập cư vào Mỹ lúc nào và với diện nào. Có thể họ vào Mỹ theo diện tu học; nhưng cũng có thể họ được tỵ nạn do bị đàn áp tôn giáo không chừng.
Tôi chưa có dịp vào chùa này, nhưng tôi thường thấy vào dịp rằm khách thập phương, đạo hữu các đoàn tới khá đông. Thỉnh thoảng vẫn có một số đạo hữu người Việt Nam.
Hàng sáng có một ông Mỹ già hàng xóm tới sớm làm việc trước chùa. Lúc trong Chùa chưa có ai dậy. Chúng tôi đi bộ sớm ngang qua, đã thấy ông lom khom làm việc trước ngôi thiền viện. Tôi đoán chắc là người Mỹ già này làm công đức. Việc tự nguyện của ông gồm tỉa lá- tưới cây- yên lặng ngó trước coi sau...
Người Mỹ thông cảm sâu sắc đến người Tây Tạng. Toàn thế giới hiện quan tâm về Phật giáo Tây Tạng, những người đang bị bách hại ngay tại đất nước họ. Biết bao nhiêu "ngọn đuốc sống" Tây Tạng liên tục cháy bùng như vang dội tiếng kêu đau thuơng tới toàn thế giới?
Một ngôi chùa Tây Tạng nơi vùng tôi ở, nơi có ông Mỹ già đang làm công quả với những hành động ông biết là nhỏ nhặt đối với Phật, nhưng với tấm lòng thành về một tôn giáo ông đã ngộ. Do rằng, khi đã phát tâm thành, thì ông âm thầm làm công quả không cần ai hay, ông chẳng nệ hà có ai biết hay không?
Có buổi chiều tôi thấy ông ngồi lom khom nhổ cỏ dại cho chùa. Sáng lại thấy ông lay hoay tước từng bụi hoa đàng trước. Chẳng ai màng hỏi thăm ông và ông chẳng để ý đến ai khi làm công việc nhỏ bé của mình. Tôi liên tưởng những đoàn xe sang trọng đến thăm chùa với những lể vật lỉnh kỉnh cùng so sánh với công đức khiêm nhường của ông Mỹ già trầm lặng tôi gặp mọi ngày.
Xứ Mỹ hôm nay bên ngôi chùa Tây Tạng nhỏ bé, tôi đã thấy một ông già Mỹ âm thầm phát nguyện bồ đề tâm. Qua một việc làm đơn sơ nhưng ông kiên trì mãi trong tuổi già xế bóng cho đến một ngày kia ông sẽ về với Phật. Tôi tin vậy./.
Đinh hoa lư
chuyện mắt thấy tai nghe
San Jose 6/6/13
THIỀN VIỆN ĐÃ DỜI VỀ NƠI MỚI
[*] :đúng ra là một thiền viện của các sư Tây Tạng gọi là Gyuto Vajrayana Center!
source:
Youtube:
lời nhà sư: Trước ngày mất nước, Tây tạng có cả thảy 6000 tu viện, sau khi Mao chiếm Tây Tạng và thống trị đất nước hiền lành này, qua chính sách 'Cách mạng Văn Hóa' Trung Cộng hiện nay số tu viện này gần như xóa sổ bởi tay quân cướp nước
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng (giữa) được đỡ xuống thang khi sau buổi nói chuyện về tôn giáo tại đền thờ Tsuglakhang ở Dharmsala, Ấn Độ, hôm 4 tháng Sáu, 2013. Trong một cuộc họp báo ở Úc, ngài nói rằng người kế vị mình có thể là một phụ nữ. (Hình: AP Photo / Ashwini Bhatia)
Các vị sư Tây Tạng cũng có lúc đi bộ như chúng tôi. Họ rất trẻ tương tự như vị sư Tây Tạng trong hình tượng trưng này. Tôi không biết họ qua Mỹ từ lúc nào?
2008 The largest protests in Tibet since 1959 erupt, with over 100 separate incidents across the entire Tibetan plateau. The Chinese authorities react with brutal force against unarmed protesters, sparking international outrage. China’s Olympic torch is met by worldwide protests over Tibet, and Tibet supporters highlight China’s hypocrisy in hosting the Olympics while killing innocent Tibetans.
Hơn ai hết, người Mỹ thông cảm sâu sắc đến người Tây Tạng, Phật Giáo Tây Tạng, những người đang bị bách hại tại đất nước họ. Những ngọn đuóc sống Tây Tạng đang vang tiếng kêu đau thuơng hiện nay tới toàn nhân loại?
đinh hoa lư
chuyện mắt thấy tai nghe
San Jose 6/6/13
[*] :đúng ra là một thiền viện của các sư Tây Tạng gọi là Gyuto Vajrayana Center!
source: http://www.yelp.com/biz/gyuto-vajrayana-center-san-jose
ghi chú thêm 6/2/2015
Ngoại Trưởng Blinken gặp ông Ngodup Dongchung, người đang là đại diện của chính quyền trung ương Tây Tạng (CTA), cũng được coi là chính phủ lưu vong của Tây Tạng, theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ.
Quân đội Trung Quốc bất ngờ tấn công chiếm đóng Tây Tạng năm 1950, hành động mà chế độ Bắc Kinh gọi “cuộc giải phóng hòa bình.” Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma vượt thoát khỏi Tây Tạng, sang lưu vong tại Ấn Độ, sau một cuộc nổi dậy bất thành.
CTA và các nhóm tranh đấu cho quyền lợi của người dân Tây Tạng trong thời gian gần đây đã có thêm hậu thuẫn quốc tế , trong khi có thêm chỉ trích về nhiều vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, nhất là từ chính phủ Mỹ.
Vào Tháng Mười Một năm ngoái, ông Lobsang Sangay, người từng đứng đầu chính quyền lưu vong Tây Tạng, đã đến thăm Tòa Bạch Ốc, lần đầu tiên có việc này từ sáu thập niên nay.
Một tháng sau đó, Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật về Tây Tạng, có tên “Tibet Policy and Support Act”, theo đó đòi hỏi người dân Tây Tạng có quyền chọn người thay thế Đức Đạt Lai Lạt Ma sau này, cùng là việc thành lập tòa lãnh sự ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng.
Cuộc gặp của ông Blinken với ông Dongchung là sự kiện quan trọng nhất liên quan đến giao thiệp với thành phần lãnh đạo Tây Tạng, kể từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp cựu Tổng Thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc năm 2016. (V.Giang)
Blinken gặp đại diện Đức Đạt Lai Lạt Ma, bất chấp phản ứng Bắc Kinh (nguoi-viet.com)
tin mới nhất
VÀO CUỐI THÁNG 8 2022 MỘT TRUNG TÂM PHẬT GIÁO TÂY TẠNG VỪA MỚI KHÁNH THÀNH TẠI LITTLE SAIGON NAM CALIFORNIA NƠI CÓ ĐÔNG NGƯỜI VN TỴ NẠN CS
No comments:
Post a Comment