SÓNG BIỂN QUÊ HƯƠNG
Tuổi đời qua mau, gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi.
Nên năm 21 tuổi, tôi đi vào quân đội mà lòng thì chưa hề yêu ai. ..( Biển Mặn )
Nên năm 21 tuổi, tôi đi vào quân đội mà lòng thì chưa hề yêu ai. ..( Biển Mặn )
..
THÔN BA LĂNG
Bãi cát vàng ven biển tưởng như xôn xao dưới gót giày những người mới tới. Cát lại bồi hồi lưu luyến tiễn đưa những người sắp được trở về "tuyến trong", nơi đó ít nhiều cũng còn thấy người dân mới hồi cư chứ không hoang vắng như chốn này. Nơi này trên bản đồ gọi là Thôn Ba Lăng là căn cứ của Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn 105. Vừa từ những chiếc GMC nhảy xuống, chúng tôi đứng đây như người khách mới, tần ngần ngắm từng đợt sóng lao xao vỗ vào bờ. Cát trắng sạch mịn màng. Tôi cố ngước mắt nhìn ra khơi: ở đây chỉ là một vùng biển hoang sơ, chấm phá vài con chim biển. Có đám chim hải âu bay vờn quanh chúng tôi hai đơn vị đang hoán chuyển với nhau -người xuống kẻ leo lên xe, một khung cảnh huyên náo cả lên. Có một khẩu 106 ly đang hướng nòng trực xạ ra biển, súng này của đơn vị TQLC ở xen với ĐPQ chúng tôi.
Đại đội 2 chúng tôi nhận lệnh Tiểu đoàn men theo mép biển, lội bộ sát mép sóng tiến ngược lên hướng bắc độ 5 cây số thì đến ranh giới hai phe. Trên bản đồ đề thôn Vĩnh Huề, thực tại là một đồng cỏ hoang vu. Tôi lặng lẽ quan sát quanh mình. Đôi lúc tôi khám phá vài ba nền nhà cũ, dấu vết nhạt nhòa trên đồng cỏ ẩm ướt gần mấy đầm 'nước lợ' (nửa mặn nửa ngọt). Lật tấm bản đổ luôn mang theo trong mình, tôi tìm vị trí thôn Vĩnh Huề. Hai chữ Vĩnh Huề đập vào mắt tôi cảm thấy chút gì lạ lùng đối với các địa danh khác. Trong kia là Thôn Thanh Hội nơi BCH Đại Đội 2 đóng. Xa hơn là Long Quang, Lễ Xuyên những thôn làng chỉ còn những cái tên trên tấm bản đồ
Căn cứ Cửa Việt mất từ đêm rạng Ngưng Bắn 27/1/1973 do vậy chúng tôi ở đây là lằn ranh cuối cùng của 2 phe. Qua khỏi lằn ranh này ra hướng bắc là phía bên kia ...
Thôn Vĩnh Huề chỉ là một đồng cỏ hoang vu, ẩm ướt, không một bóng cây, ngoại trừ mấy vạt dương ven biển. Đâu bóng dân làng? Họ đã lưu lạc tận phương trời nào? Có ngày lính trung đội tôi đào lên một số hầm. Thì ra trước lúc bỏ làng ra đi vì chiến cuộc người dân Vĩnh Huề đã chôn dấu nhiều lu, vại bằng đất nung. Tôi thấy nhiều nhất là dĩa nhỏ. Nói chung những thứ này không giá trị lắm. Mấy người lính trung đội tôi quê ở vùng này thì cho biết rằng: người dân vùng biển có tục lệ phải cúng trước khi ra khơi đánh cá nên họ có thật nhiều dĩa nhỏ, còn lu vại thì để làm mắm hay ruốc. Những lu vại nào tốt thì để đựng nước mưa . Dân vùng biển quý nước mưa, chỉ để dùng khi giỗ chạp thôi.
Ngày đầu ra mạn biển, thứ chúng tôi cần nhất là nước. Đừng cho chúng tôi đóng quân sát biển là ngồi chịu cơn khát hành hạ. Chúng tôi chỉ cần đào lên một hố xấp xĩ một mét là có nước ngọt ngay. Điều này cũng dễ hiểu khi mặt bằng của biển ngoài kia thấp hơn mặt đáy túi nước ngọt đọng dưới lớp cát chúng tôi đang đóng. Thế - lính truyền tin- găp may. Thế 'vớ' đâu ra đươc nửa tấm tôn cũ , rồi Thế uốn cong lại làm thành giếng. Cuối cùng trung đội tôi có được một giếng nước ngọt quý giá . Nón sắt làm gàu; chỉ cần với tay tôi có ngay một gàu nước ngọt ,thơm tho không lẫn mùi phèn như cái giếng trong chốt đại đội. Nhưng, chúng tôi không dám tham lam đào sâu thêm . Chỉ sâu thêm ít nữa là giếng sẽ bị nhiễm mặn ngay. Tôi chợt nghĩ đến Linh- trung đội trưởng súng nặng- có lẽ cái số nó dính liền với "chữ nặng" nên người nó "không được cao lắm" ! Cái thằng ! miệng khi nào cũng ồn ào. Dù sao nó cũng được lòng đại đội trưởng Chung hơn tôi nhiều!
-Chừ thì mi làm răng thoải mái bằng tau hả Linh? Tau
chừ ở xa ‘mặt trời’ (ám chỉ đại đội trưởng), tau lại có
nước trong - có cả biển thơ -biển mộng nữa đây nghe
Linh !
2 trung đội trưởng Lê văn Linh và Đinh trọng Phúc gặp lại nhau lần đầu tiên sau 40 năm xa cách tại ngày Hội Ngộ Thừa Thiên Huế tại San Jose CA ngày 10/3/2013
Tôi cười thầm cho ý nghĩ là lạ của mình .
Tôi lại nhớ đến mấy thằng bạn khác đều mới ra trường như tôi, lại cùng về chung một đại đội 2 này. Nào Tùng, nào Ngọc cũng là dân Huế như thằng Linh. Tùng và Ngọc thì ít nói hơn, trầm hơn. Bốn trung đội trưởng chúng tôi cùng xếp áo thư sinh tòng quân sau Mùa Hè đỏ Lửa 1972, lại cùng gặp nhau nơi tuyến đầu Quảng Trị này. Trong khi "dân Nguyễn Hoàng" như Thái Đào cũng khoác áo 'ka ki' một năm nhưng lại phục vụ ngược vào xứ Huế. Số phận Thái Đào thiếu may mắn! chỉ một thời gian ngắn ra đơn vị Đào đã trở thành phế binh mất một chân.
Chuyện thực tế tiếp đến là củi. Lính chúng tôi chỉ dám thu dọn rồi gom lá dương khô mà nấu ăn thôi. Chúng tôi phải gìn giữ mấy tàng cây rậm để ngụy trang ẩn nấp. Hơn nữa, đất ven biển cần mấy hàng dương này để chống nạn cát lấn dần vào phía trong. Chốn biển vắng vẻ buồn tênh. Đôi khi tôi có một ít cảm hứng khi ngồi một mình ngắm trời mây, tai lắng nghe tiếng dương reo theo gió. Trời vào hạ rồi đây. Mấy tuần này gió Lào bắt đầu thổi mạnh. Sóng biển ban ngày bị gió Lào thổi ra cản lại nên chỉ thấy lăn tăn. Chiều về, trời trở Nồm. Gió vào lại đất liền sóng mới lớn hơn. Lúc này tôi nghe rõ tiếng sóng vỗ bờ , thêm làn gió mang đầy hơi biển mát lạnh khoan khoái vô cùng!
Vĩnh Huề thôn , có vòng tròn đen tháng 4/1974
Biển sát tầm tay. Trung đội tôi lo xong chuyện ‘cơ ngơi’ mới rủ nhau ra tắm biển. Một toán ‘đực rựa’ lột phăng hết áo quần để trở về với "thời nguyên thủy". Dĩ nhiên ở vùng hoang vắng này làm gì có bóng đàn bà để phải ngượng ngùng. Cả toán đàn ông, dàn một hàng ngang ra hụp lặn, đùa chơi với sóng nước. Khi đang nhấp nhô với sóng biển, tôi chợt nhận ra một đám nuốt, trông tựa những cánh bèo trắng , bập bềnh theo sóng dạt vào bờ. Chẳng suy nghĩ, tôi chụp một con đưa vào miệng, nhưng tôi vội phun ra ngay vì nó cay và rát miệng vô cùng !
- Nuốt lửa đó ,Chuẩn úy ơi !
Cuộc vui nào cũng qua mau, cảnh tĩnh mịch lại trở về với chúng tôi. Càng trưa ngọn gió Lào càng thổi ra mạnh. Cát bay khắp nơi, nhìn dọc theo bờ biển, gió cát tạo thành từng lớp mây vàng nhạt. Tôi vội lấy nửa tấm poncho cũ che cho chiếc máy truyền tin PRC 25. Tôi rất quý chiếc máy truyền tin này vì nó là nguồn liên lạc là mạng sống của cả trung đội. Chiều buông xuống thật lẹ. Tôi nhìn về hướng tây, dãy Trường Sơn in đậm nét trên nền trời của một buổi chiều vàng. Tôi lại ngoái nhìn ra khơi, mặt biển từ từ tối dần lại. Lác đác vài cánh chim còn uể oải bay men theo bờ. Thật ra nồm đã trở đưa ngọn gió mát rượi vào đất liền từ lâu. Trong những khoảnh khắc sảng khoái của một chiều tà ven bờ biển vắng, tôi cùng Lợi lấy miếng xốp khá lớn, bị sóng đưa vào bờ lúc sáng sớm, đem ra đẽo thành một chiếc thuyền nhỏ. Hai chúng tôi còn làm thêm cánh buồm do Lợi lấy miếng tôn rách làm nên. Xong, tôi không quên thêm vào một bánh lái đằng sau, phía trước tôi viết hàng chữ "Cửa Việt River Mouth "’.
Sáng dậy, chờ cơn gió Lào thổi ra khá mạnh, hai đứa chúng tôi đem thả con thuyền nhỏ ra biển. Thuận buồm xuôi gió, chiếc thuyền bé tí của chúng tôi theo làn gió đưa ra tít ngoài khơi. Một chút tưởng tượng, tôi chống nạnh đứng nhìn theo chiếc thuyền đồ chơi kia từ từ mất hút. Lòng tôi nửa hãnh diện như đã làm được một công trình 'vĩ đại', nửa như lưu luyến một người bạn vĩnh viễn ra đi. Tôi thầm ước mong một bến bờ nào đó có ai vớt được thuyền tôi. Hàng chữ ghi trên thuyền họ sẽ biết nơi phần đất này còn có sự hiện hữu của bọn này.
Mùa tháng hạ, cánh đồng trũng nước khô đi nhanh chóng. Cá nước lợ thiếu nước nằm chờ chết khắp nơi. Mới mấy năm dân bỏ đi khỏi đây, cá sinh sôi nảy nở nhiều vô số. Lúc này đàn chim biển tha hồ bay vào bắt. Từng đám cá nhỏ nước lợ dãy đành đạch trên mấy thảm cỏ nước khô dần. Tuy vậy, Lợi hứa sẽ dẫn trung đội đi hốt cá chứ không thèm ra bắt mấy thứ cá nhỏ kia. Lợi - tôi cùng một vài lính trung đội men theo mép biển đi về hướng nam. Chừng ba cây số thì gặp một bàu nước lớn nằm cách bờ biển chỉ vài trăm mét. Lợi hướng dẫn mọi người dùng xẽng đào một đường hào dài và sâu hơn nửa mét. Đường mương này cạnh bàu nước hướng nhìn ra biển. Đào xong đường hào thì trời đã xế chiều. Lợi bảo tất cả ra về chờ khuya sẽ đi "hốt cá". Tôi nghe thì nghe vậy nhưng trong lòng vẫn nghi ngờ?
Chờ tới khuya khoảng một giờ sáng (*) Lợi đánh thức cả bọn dậy đi hốt cá thật. Lợi không quên đem theo ba cái bao lớn nữa. Tôi kiểm soát lại vọng gác thật đàng hoàng rồi theo Lợi hướng về bàu nước.
Chúng tôi lầm lủi đi trong đêm. Trời về khuya khá lạnh, không gian chỉ nghe tiếng sóng vỗ rì rào. Chúng tôi cứ theo mép sóng mà đi. Sóng biển ban đêm lấp lánh ánh lân tinh. Bầu trời thỉnh thoảng có vài ánh sao băng xẹt ngang. Tôi vừa đuổi theo cho kịp bọn vừa ngắm ánh sao băng, chúng như đang chui vào lòng đại dương vậy. Gió đêm càng về khuya càng lạnh dần. Đêm nay chúng tôi đang đi trong chiến tuyến an bình vì không nghe một tiếng súng nào. Đi hơn nửa giờ thì chúng tôi đã đến con mương cạnh bàu nước chiều qua.
-Trời ơi! Cá ơi là cá! quá nhiều cá đi!
Tôi không ngờ cá nhiều đến như thế! cá chen chúc nhau dưới đáy con hào. Toàn là cá tràu. Bọn tôi vui sướng thi nhau hốt cá đựng đầy 3 cái bao gạo không do Lợi mang theo. Chúng tôi thay phiên nhau vác mấy bao cá nặng chĩu về chốt. Trên đường về Lợi mới giải thích cho tôi hiểu: thì ra mùa hạ nước trong bàu cạn dần, mấy chú cá nhất là cá tràu và trê, ban đêm chúng "cảm nhận" theo tiếng sóng biển ‘cằn’(trườn) ra và rớt hết xuống con mương đào sẵn này. Tôi thực sự phục kinh nghiệm của Lợi, một người dân sinh ra cùng lớn lên từ vùng biển. Chung tôi đem cá nhốt ngay vào cái thùng phuy mà Lợi kiếm đâu ra từ lúc nào. Cá trê và rô thì bị nhốt riêng ra vì mấy cái ngạnh nhọn hoắc của chúng biến chúng thành mấy tên ‘sát thủ’ đáng sợ - chỉ cần sơ ý để đám này lẫn lộn vào đám cá tràu một lúc thôi thì đã có mấy con tràu chết lật ngửa bụng trắng hếu!
Ban chỉ huy trung đội gồm: tôi- binh nhất Thế , mang máy truyền tin PRC25- trung sĩ nhất Thản, trung đội phó của tôi. Tôi hay gọi trung sĩ Thản là "Bố Thản" vì ông đã gần 20 năm lính, dấu chân ông cũng lội gần khắp vùng I. "Bố Thản" cũng sắp đến tuổi về hưu. Cuối cùng là hạ sĩ Sơn- Sơn lo chuyện nấu ăn nên hay lo xa- cá nhiều quá ăn không hết thì đem phơi khô.
-Sắp đổi lên núi rồi Chuẩn Uý ơi!
Sơn nói với tôi.
Hạ sĩ Sơn cũng thuộc loại lính khá kỳ cựu trong trung đội nên chu kỳ đổi quân như thế nào thì Sơn kinh nghiệm lắm. Đồng bằng ra biển, chặng thứ ba thì lên núi chứ có nơi nào khác đâu! Chúng tôi đóng một nơi vài ba tháng là hoán chuyển thôi. Sơn kinh nghiệm rằng lên núi chỉ lo thủ chốt cho kỹ nên không có "mưu sinh" như ở đây được. Thể là hai tuần nay tôi bắt đầu để ý lên hướng núi. Ban đêm hướng Trường Sơn, núi đang bị cháy liên tục, làn lửa dài như con rắn vàng cứ cháy leo lét. (**)
- Ngày mai có tiếp tế rồi!
Ngoài kia biển một màu xanh ngắt, SÓNG BIỂN QUÊ HƯƠNG mãi còn vổ nhịp nhưng chẳng còn ai đứng đó. BIỂN MẶN như giọt mồ hôi của ngư dân những người đi xa chẳng hẹn ngày về. Người lính năm xưa có một lần đứng ngắm một vùng sóng nước mênh mông như đợi dân về - BIỂN NHỚ./.
RE EDIT 12/4/2020 mùa Dịch Corona Vũ Hán USA
giải thích:
***
Nhớ về ba thôn Ba Lăng -Vĩnh Huề và Thanh Hội thuộc Quận Triệu Phong tỉnh QT mùa Hạ 1974
ĐHL
Thế là tôi phải tạ từ quê ngoại Nại Cửu, tôi phải xa cầu Ba Bến im lìm không tiếng xe qua. Giã từ để thấy lòng còn vương vấn, nhơ nhớ thương thương từng cơn mưa phùn dai dẳng hay gió lạnh buốt xương của miền quê ngoại. Tôi lại lặng lẽ chia tay với thôn Tả hữu nhỏ bé, lác đác mấy mái tranh nghèo bên con đường đất đìu hiu ven nhánh sông Vĩnh Định ngày đêm không bóng con đò.
THÔN BA LĂNG
Bãi cát vàng ven biển tưởng như xôn xao dưới gót giày những người mới tới. Cát lại bồi hồi lưu luyến tiễn đưa những người sắp được trở về "tuyến trong", nơi đó ít nhiều cũng còn thấy người dân mới hồi cư chứ không hoang vắng như chốn này. Nơi này trên bản đồ gọi là Thôn Ba Lăng là căn cứ của Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn 105. Vừa từ những chiếc GMC nhảy xuống, chúng tôi đứng đây như người khách mới, tần ngần ngắm từng đợt sóng lao xao vỗ vào bờ. Cát trắng sạch mịn màng. Tôi cố ngước mắt nhìn ra khơi: ở đây chỉ là một vùng biển hoang sơ, chấm phá vài con chim biển. Có đám chim hải âu bay vờn quanh chúng tôi hai đơn vị đang hoán chuyển với nhau -người xuống kẻ leo lên xe, một khung cảnh huyên náo cả lên. Có một khẩu 106 ly đang hướng nòng trực xạ ra biển, súng này của đơn vị TQLC ở xen với ĐPQ chúng tôi.
Cậu tôi (VÕ Hoa) Phòng Ba TKQT theo đoàn quân vận về đây. Hai cậu cháu gặp nhau không nói chuyện được gì? Việc nhà binh không xen chuyện gia đình vào được. VÙng giới tuyến chẳng có thì giờ cho cậu và cháu? Tôi lại phải theo đại đội 2 của Đại Úy Lê kim Chung di chuyển NGAY...
THÔN VĨNH HUỀ
Đại đội 2 chúng tôi nhận lệnh Tiểu đoàn men theo mép biển, lội bộ sát mép sóng tiến ngược lên hướng bắc độ 5 cây số thì đến ranh giới hai phe. Trên bản đồ đề thôn Vĩnh Huề, thực tại là một đồng cỏ hoang vu. Tôi lặng lẽ quan sát quanh mình. Đôi lúc tôi khám phá vài ba nền nhà cũ, dấu vết nhạt nhòa trên đồng cỏ ẩm ướt gần mấy đầm 'nước lợ' (nửa mặn nửa ngọt). Lật tấm bản đổ luôn mang theo trong mình, tôi tìm vị trí thôn Vĩnh Huề. Hai chữ Vĩnh Huề đập vào mắt tôi cảm thấy chút gì lạ lùng đối với các địa danh khác. Trong kia là Thôn Thanh Hội nơi BCH Đại Đội 2 đóng. Xa hơn là Long Quang, Lễ Xuyên những thôn làng chỉ còn những cái tên trên tấm bản đồ
Thôn Vĩnh Huề- cách Cửa Việt chẳng bao xa, chặng hành trình cuối cùng của giòng Thạch Hãn thân yêu.
Vĩnh Huề Thôn mùa hạ 1974
Các thôn Vĩnh Huề, Bình An- Thanh Hội nằm sát mé biển, đi ra hơn cây số là đến Cửa Việt. Các thôn Này thuộc xã Triệu Vân Quân Triệu Phong QT.
Căn cứ Cửa Việt mất từ đêm rạng Ngưng Bắn 27/1/1973 do vậy chúng tôi ở đây là lằn ranh cuối cùng của 2 phe. Qua khỏi lằn ranh này ra hướng bắc là phía bên kia ...
Thôn Vĩnh Huề chỉ là một đồng cỏ hoang vu, ẩm ướt, không một bóng cây, ngoại trừ mấy vạt dương ven biển. Đâu bóng dân làng? Họ đã lưu lạc tận phương trời nào? Có ngày lính trung đội tôi đào lên một số hầm. Thì ra trước lúc bỏ làng ra đi vì chiến cuộc người dân Vĩnh Huề đã chôn dấu nhiều lu, vại bằng đất nung. Tôi thấy nhiều nhất là dĩa nhỏ. Nói chung những thứ này không giá trị lắm. Mấy người lính trung đội tôi quê ở vùng này thì cho biết rằng: người dân vùng biển có tục lệ phải cúng trước khi ra khơi đánh cá nên họ có thật nhiều dĩa nhỏ, còn lu vại thì để làm mắm hay ruốc. Những lu vại nào tốt thì để đựng nước mưa . Dân vùng biển quý nước mưa, chỉ để dùng khi giỗ chạp thôi.
.
Ngày đầu ra mạn biển, thứ chúng tôi cần nhất là nước. Đừng cho chúng tôi đóng quân sát biển là ngồi chịu cơn khát hành hạ. Chúng tôi chỉ cần đào lên một hố xấp xĩ một mét là có nước ngọt ngay. Điều này cũng dễ hiểu khi mặt bằng của biển ngoài kia thấp hơn mặt đáy túi nước ngọt đọng dưới lớp cát chúng tôi đang đóng. Thế - lính truyền tin- găp may. Thế 'vớ' đâu ra đươc nửa tấm tôn cũ , rồi Thế uốn cong lại làm thành giếng. Cuối cùng trung đội tôi có được một giếng nước ngọt quý giá . Nón sắt làm gàu; chỉ cần với tay tôi có ngay một gàu nước ngọt ,thơm tho không lẫn mùi phèn như cái giếng trong chốt đại đội. Nhưng, chúng tôi không dám tham lam đào sâu thêm . Chỉ sâu thêm ít nữa là giếng sẽ bị nhiễm mặn ngay. Tôi chợt nghĩ đến Linh- trung đội trưởng súng nặng- có lẽ cái số nó dính liền với "chữ nặng" nên người nó "không được cao lắm" ! Cái thằng ! miệng khi nào cũng ồn ào. Dù sao nó cũng được lòng đại đội trưởng Chung hơn tôi nhiều!
-Chừ thì mi làm răng thoải mái bằng tau hả Linh? Tau
chừ ở xa ‘mặt trời’ (ám chỉ đại đội trưởng), tau lại có
nước trong - có cả biển thơ -biển mộng nữa đây nghe
Linh !
2 trung đội trưởng Lê văn Linh và Đinh trọng Phúc gặp lại nhau lần đầu tiên sau 40 năm xa cách tại ngày Hội Ngộ Thừa Thiên Huế tại San Jose CA ngày 10/3/2013
Tôi cười thầm cho ý nghĩ là lạ của mình .
Tôi lại nhớ đến mấy thằng bạn khác đều mới ra trường như tôi, lại cùng về chung một đại đội 2 này. Nào Tùng, nào Ngọc cũng là dân Huế như thằng Linh. Tùng và Ngọc thì ít nói hơn, trầm hơn. Bốn trung đội trưởng chúng tôi cùng xếp áo thư sinh tòng quân sau Mùa Hè đỏ Lửa 1972, lại cùng gặp nhau nơi tuyến đầu Quảng Trị này. Trong khi "dân Nguyễn Hoàng" như Thái Đào cũng khoác áo 'ka ki' một năm nhưng lại phục vụ ngược vào xứ Huế. Số phận Thái Đào thiếu may mắn! chỉ một thời gian ngắn ra đơn vị Đào đã trở thành phế binh mất một chân.
Chuyện thực tế tiếp đến là củi. Lính chúng tôi chỉ dám thu dọn rồi gom lá dương khô mà nấu ăn thôi. Chúng tôi phải gìn giữ mấy tàng cây rậm để ngụy trang ẩn nấp. Hơn nữa, đất ven biển cần mấy hàng dương này để chống nạn cát lấn dần vào phía trong. Chốn biển vắng vẻ buồn tênh. Đôi khi tôi có một ít cảm hứng khi ngồi một mình ngắm trời mây, tai lắng nghe tiếng dương reo theo gió. Trời vào hạ rồi đây. Mấy tuần này gió Lào bắt đầu thổi mạnh. Sóng biển ban ngày bị gió Lào thổi ra cản lại nên chỉ thấy lăn tăn. Chiều về, trời trở Nồm. Gió vào lại đất liền sóng mới lớn hơn. Lúc này tôi nghe rõ tiếng sóng vỗ bờ , thêm làn gió mang đầy hơi biển mát lạnh khoan khoái vô cùng!
Vĩnh Huề thôn , có vòng tròn đen tháng 4/1974
Đùa chơi với sóng nước
Biển sát tầm tay. Trung đội tôi lo xong chuyện ‘cơ ngơi’ mới rủ nhau ra tắm biển. Một toán ‘đực rựa’ lột phăng hết áo quần để trở về với "thời nguyên thủy". Dĩ nhiên ở vùng hoang vắng này làm gì có bóng đàn bà để phải ngượng ngùng. Cả toán đàn ông, dàn một hàng ngang ra hụp lặn, đùa chơi với sóng nước. Khi đang nhấp nhô với sóng biển, tôi chợt nhận ra một đám nuốt, trông tựa những cánh bèo trắng , bập bềnh theo sóng dạt vào bờ. Chẳng suy nghĩ, tôi chụp một con đưa vào miệng, nhưng tôi vội phun ra ngay vì nó cay và rát miệng vô cùng !
- Nuốt lửa đó ,Chuẩn úy ơi !
Lợi dân làng Hà Tây gần đây nên rành những thứ ở biển.
Qua làn nước biển trong xanh, tôi thấy rõ từng đàn cá lướt qua vun vút. Giờ đây, tôi tưởng chừng bọn tôi đang ở tại một hoang đảo nào đó. Mà ở đây hoang vắng chẳng khác gì một hoang đảo đâu? Cố nhướng mắt nhìn ra khơi, thấp thoáng phần chóp trên của Hòn Cỏ một hòn đảo không có trên bản đồ trung đội nhưng tôi biết qua hỏi han và tìm tòi.
Hưởng xong cái "thú tắm biển" chúng tôi lại "dàn một hàng ngang" về lại vị trí . Xong chúng tôi dội lại nước ngọt từ cái giếng của trung đội . Riêng tôi được ưu tiên hai gàu nước. Mỗi người còn lại chỉ một gàu thôi thì giếng đã cạn khô rồi, phải chờ nửa buổi nữa giếng đầy lại.
Qua làn nước biển trong xanh, tôi thấy rõ từng đàn cá lướt qua vun vút. Giờ đây, tôi tưởng chừng bọn tôi đang ở tại một hoang đảo nào đó. Mà ở đây hoang vắng chẳng khác gì một hoang đảo đâu? Cố nhướng mắt nhìn ra khơi, thấp thoáng phần chóp trên của Hòn Cỏ một hòn đảo không có trên bản đồ trung đội nhưng tôi biết qua hỏi han và tìm tòi.
Hưởng xong cái "thú tắm biển" chúng tôi lại "dàn một hàng ngang" về lại vị trí . Xong chúng tôi dội lại nước ngọt từ cái giếng của trung đội . Riêng tôi được ưu tiên hai gàu nước. Mỗi người còn lại chỉ một gàu thôi thì giếng đã cạn khô rồi, phải chờ nửa buổi nữa giếng đầy lại.
Bình mình rực rỡ trên vùng biển quê hương chưa có dân về
Cuộc vui nào cũng qua mau, cảnh tĩnh mịch lại trở về với chúng tôi. Càng trưa ngọn gió Lào càng thổi ra mạnh. Cát bay khắp nơi, nhìn dọc theo bờ biển, gió cát tạo thành từng lớp mây vàng nhạt. Tôi vội lấy nửa tấm poncho cũ che cho chiếc máy truyền tin PRC 25. Tôi rất quý chiếc máy truyền tin này vì nó là nguồn liên lạc là mạng sống của cả trung đội. Chiều buông xuống thật lẹ. Tôi nhìn về hướng tây, dãy Trường Sơn in đậm nét trên nền trời của một buổi chiều vàng. Tôi lại ngoái nhìn ra khơi, mặt biển từ từ tối dần lại. Lác đác vài cánh chim còn uể oải bay men theo bờ. Thật ra nồm đã trở đưa ngọn gió mát rượi vào đất liền từ lâu. Trong những khoảnh khắc sảng khoái của một chiều tà ven bờ biển vắng, tôi cùng Lợi lấy miếng xốp khá lớn, bị sóng đưa vào bờ lúc sáng sớm, đem ra đẽo thành một chiếc thuyền nhỏ. Hai chúng tôi còn làm thêm cánh buồm do Lợi lấy miếng tôn rách làm nên. Xong, tôi không quên thêm vào một bánh lái đằng sau, phía trước tôi viết hàng chữ "Cửa Việt River Mouth "’.
Sáng dậy, chờ cơn gió Lào thổi ra khá mạnh, hai đứa chúng tôi đem thả con thuyền nhỏ ra biển. Thuận buồm xuôi gió, chiếc thuyền bé tí của chúng tôi theo làn gió đưa ra tít ngoài khơi. Một chút tưởng tượng, tôi chống nạnh đứng nhìn theo chiếc thuyền đồ chơi kia từ từ mất hút. Lòng tôi nửa hãnh diện như đã làm được một công trình 'vĩ đại', nửa như lưu luyến một người bạn vĩnh viễn ra đi. Tôi thầm ước mong một bến bờ nào đó có ai vớt được thuyền tôi. Hàng chữ ghi trên thuyền họ sẽ biết nơi phần đất này còn có sự hiện hữu của bọn này.
Cá ơi là cá! quá nhiều cá đi!
Mùa tháng hạ, cánh đồng trũng nước khô đi nhanh chóng. Cá nước lợ thiếu nước nằm chờ chết khắp nơi. Mới mấy năm dân bỏ đi khỏi đây, cá sinh sôi nảy nở nhiều vô số. Lúc này đàn chim biển tha hồ bay vào bắt. Từng đám cá nhỏ nước lợ dãy đành đạch trên mấy thảm cỏ nước khô dần. Tuy vậy, Lợi hứa sẽ dẫn trung đội đi hốt cá chứ không thèm ra bắt mấy thứ cá nhỏ kia. Lợi - tôi cùng một vài lính trung đội men theo mép biển đi về hướng nam. Chừng ba cây số thì gặp một bàu nước lớn nằm cách bờ biển chỉ vài trăm mét. Lợi hướng dẫn mọi người dùng xẽng đào một đường hào dài và sâu hơn nửa mét. Đường mương này cạnh bàu nước hướng nhìn ra biển. Đào xong đường hào thì trời đã xế chiều. Lợi bảo tất cả ra về chờ khuya sẽ đi "hốt cá". Tôi nghe thì nghe vậy nhưng trong lòng vẫn nghi ngờ?
Chờ tới khuya khoảng một giờ sáng (*) Lợi đánh thức cả bọn dậy đi hốt cá thật. Lợi không quên đem theo ba cái bao lớn nữa. Tôi kiểm soát lại vọng gác thật đàng hoàng rồi theo Lợi hướng về bàu nước.
Chúng tôi lầm lủi đi trong đêm. Trời về khuya khá lạnh, không gian chỉ nghe tiếng sóng vỗ rì rào. Chúng tôi cứ theo mép sóng mà đi. Sóng biển ban đêm lấp lánh ánh lân tinh. Bầu trời thỉnh thoảng có vài ánh sao băng xẹt ngang. Tôi vừa đuổi theo cho kịp bọn vừa ngắm ánh sao băng, chúng như đang chui vào lòng đại dương vậy. Gió đêm càng về khuya càng lạnh dần. Đêm nay chúng tôi đang đi trong chiến tuyến an bình vì không nghe một tiếng súng nào. Đi hơn nửa giờ thì chúng tôi đã đến con mương cạnh bàu nước chiều qua.
-Trời ơi! Cá ơi là cá! quá nhiều cá đi!
Tôi không ngờ cá nhiều đến như thế! cá chen chúc nhau dưới đáy con hào. Toàn là cá tràu. Bọn tôi vui sướng thi nhau hốt cá đựng đầy 3 cái bao gạo không do Lợi mang theo. Chúng tôi thay phiên nhau vác mấy bao cá nặng chĩu về chốt. Trên đường về Lợi mới giải thích cho tôi hiểu: thì ra mùa hạ nước trong bàu cạn dần, mấy chú cá nhất là cá tràu và trê, ban đêm chúng "cảm nhận" theo tiếng sóng biển ‘cằn’(trườn) ra và rớt hết xuống con mương đào sẵn này. Tôi thực sự phục kinh nghiệm của Lợi, một người dân sinh ra cùng lớn lên từ vùng biển. Chung tôi đem cá nhốt ngay vào cái thùng phuy mà Lợi kiếm đâu ra từ lúc nào. Cá trê và rô thì bị nhốt riêng ra vì mấy cái ngạnh nhọn hoắc của chúng biến chúng thành mấy tên ‘sát thủ’ đáng sợ - chỉ cần sơ ý để đám này lẫn lộn vào đám cá tràu một lúc thôi thì đã có mấy con tràu chết lật ngửa bụng trắng hếu!
Ban chỉ huy trung đội gồm: tôi- binh nhất Thế , mang máy truyền tin PRC25- trung sĩ nhất Thản, trung đội phó của tôi. Tôi hay gọi trung sĩ Thản là "Bố Thản" vì ông đã gần 20 năm lính, dấu chân ông cũng lội gần khắp vùng I. "Bố Thản" cũng sắp đến tuổi về hưu. Cuối cùng là hạ sĩ Sơn- Sơn lo chuyện nấu ăn nên hay lo xa- cá nhiều quá ăn không hết thì đem phơi khô.
-Sắp đổi lên núi rồi Chuẩn Uý ơi!
Sơn nói với tôi.
Hạ sĩ Sơn cũng thuộc loại lính khá kỳ cựu trong trung đội nên chu kỳ đổi quân như thế nào thì Sơn kinh nghiệm lắm. Đồng bằng ra biển, chặng thứ ba thì lên núi chứ có nơi nào khác đâu! Chúng tôi đóng một nơi vài ba tháng là hoán chuyển thôi. Sơn kinh nghiệm rằng lên núi chỉ lo thủ chốt cho kỹ nên không có "mưu sinh" như ở đây được. Thể là hai tuần nay tôi bắt đầu để ý lên hướng núi. Ban đêm hướng Trường Sơn, núi đang bị cháy liên tục, làn lửa dài như con rắn vàng cứ cháy leo lét. (**)
- Ngày mai có tiếp tế rồi!
đời lính và Trường Sơn
Tiếng Sơn nhắc nhở làm tôi thấy vui hẳn lên. Thật ra ai nấy trong đơn vị này đều cùng chung một tâm trạng giống tôi. Anh em ai cũng mong ngày tiếp tế mau về. Đóng quân lâu ngày ở một nơi hoang dại anh lính nào cũng mong mau thấy lại bóng dáng chiếc xe tiếp tế của tiểu đoàn. Tuy chiếc xe đã ' ọp ẹp' nhưng lại là niềm vui cho đơn vị. Cách hai tuần nó về một lần tiếp tế thực phẩm cho chúng tôi.
Một ít tưởng tượng, tôi cho rằng xe đang mang theo một ít 'hơi hám' nào đó từ chốn "thị thành" ra đây? Diên Sanh, Mỹ Chánh ư? hay Phò Trạch? mà nếu là Huế thì càng tốt. Cách Huế không xa,nhưng hình ảnh phong kẹo mè xững- cái tên Song Hỷ giờ sao quá xa vời?
Chiếc xe GMC đó còn mang ra chốn này những niềm vui cho lính. Những cánh thư gia đình hay người yêu của mấy anh lính trẻ. Tôi thì cô đơn hơn! mới ra trường, hai mươi mốt tuổi đời. Thực ra tôi chưa có mối tình đầu nào làm "hành trang mang vai" để nhớ thương cả!
Sáng dậy, quả đúng là một "ngày hội" cho đại đội 2 này. Mỗi trung đội chỉ cắt vài người ra bãi biển chờ đồ tiếp tế. Thế nhưng, khi tất cả tập trung sát mé biển cạnh chốt của tôi, thì sao mà ồn ào nhộn nhịp. Tiếng cười tiếng nói, "mày tau- í ới" lẫn tiếng văng tục ‘loạn xà ngầu'? Chốt tôi ở sát mép biển, xe sẽ tới chờ cạnh đó nên thong thả hơn, chỉ cần đi vài ba bước là đến chỗ đợi.
Bastos xanh trước 1975
Đứng sát mép biển tôi hướng mắt trông về hướng nam. Chiếc GMC vừa đổ hàng xong cho BCH Tiểu đoàn 105 ở Ba Lăng. Xe đang theo mép biển đi ra hướng chúng tôi. Lúc đầu nó chỉ là một chấm đen, trong thoáng chốc càng lúc càng cáng rõ dần.
-Xe đến rồi tụi bây ơi !
Có tiếng anh lính nào reo lên. Trung Sĩ Nhất Thỉu, Hạ Sĩ Quan tiếp tế đại đội, nhảy xuống xe. Anh Thỉu dáng khô khan, nước da ngâm đen, vừa phân phối thức ăn vừa nói lớn để mọi người cùng nghe:
Tiếng Sơn nhắc nhở làm tôi thấy vui hẳn lên. Thật ra ai nấy trong đơn vị này đều cùng chung một tâm trạng giống tôi. Anh em ai cũng mong ngày tiếp tế mau về. Đóng quân lâu ngày ở một nơi hoang dại anh lính nào cũng mong mau thấy lại bóng dáng chiếc xe tiếp tế của tiểu đoàn. Tuy chiếc xe đã ' ọp ẹp' nhưng lại là niềm vui cho đơn vị. Cách hai tuần nó về một lần tiếp tế thực phẩm cho chúng tôi.
Một ít tưởng tượng, tôi cho rằng xe đang mang theo một ít 'hơi hám' nào đó từ chốn "thị thành" ra đây? Diên Sanh, Mỹ Chánh ư? hay Phò Trạch? mà nếu là Huế thì càng tốt. Cách Huế không xa,nhưng hình ảnh phong kẹo mè xững- cái tên Song Hỷ giờ sao quá xa vời?
Chiếc xe GMC đó còn mang ra chốn này những niềm vui cho lính. Những cánh thư gia đình hay người yêu của mấy anh lính trẻ. Tôi thì cô đơn hơn! mới ra trường, hai mươi mốt tuổi đời. Thực ra tôi chưa có mối tình đầu nào làm "hành trang mang vai" để nhớ thương cả!
Basto Luxe
Sáng dậy, quả đúng là một "ngày hội" cho đại đội 2 này. Mỗi trung đội chỉ cắt vài người ra bãi biển chờ đồ tiếp tế. Thế nhưng, khi tất cả tập trung sát mé biển cạnh chốt của tôi, thì sao mà ồn ào nhộn nhịp. Tiếng cười tiếng nói, "mày tau- í ới" lẫn tiếng văng tục ‘loạn xà ngầu'? Chốt tôi ở sát mép biển, xe sẽ tới chờ cạnh đó nên thong thả hơn, chỉ cần đi vài ba bước là đến chỗ đợi.
Bastos xanh trước 1975
Đứng sát mép biển tôi hướng mắt trông về hướng nam. Chiếc GMC vừa đổ hàng xong cho BCH Tiểu đoàn 105 ở Ba Lăng. Xe đang theo mép biển đi ra hướng chúng tôi. Lúc đầu nó chỉ là một chấm đen, trong thoáng chốc càng lúc càng cáng rõ dần.
-Xe đến rồi tụi bây ơi !
Có tiếng anh lính nào reo lên. Trung Sĩ Nhất Thỉu, Hạ Sĩ Quan tiếp tế đại đội, nhảy xuống xe. Anh Thỉu dáng khô khan, nước da ngâm đen, vừa phân phối thức ăn vừa nói lớn để mọi người cùng nghe:
- Kỳ ni đồ ăn tươi là bính ngô và thịt heo thôi nghe!
Thức ăn tươi chia về từng tiểu đội độ nửa ký thịt heo và góc trái bí ngô, chỉ trong ngày đầu là hết sạch. Còn lại gồm hai ba lon thịt heo, thịt ngựa của quân nhu, thêm ít ruốc và 'vị tinh' ( bột ngọt). Mấy thứ này thì phải tiết kiệm, ăn làm sao cho đến giáp vòng tiếp tế khác. Gạo thì chia: cứ mỗi đầu người/ một ngày/ một ca ‘y-nốc’ (inoxidable) -
ca inox và bình nước nhựa
"Đong Đầy- Gạt Sát".
Thưa bạn có hiểu bốn chữ trên chăng? Một ca inox này vun lên thì vun nhưng người phát gạo gạt bằng ngang miệng là khẩu phần ăn về gạo cho một người lính trong một ngày. Nó tương đương với 700 gram gạo chứ không có cân như tại chợ...
Thế là xong, đơn giản lắm!
-A! còn một ít thư cho anh em đây!
Tr. Sĩ Nhất Thỉu đưa thư xong, lo chuyển đồ cho BCH
đại đội.
Giờ mới đến lúc chúng tôi lo chuyện "đổi chác" thùng 'phuy' cá, kết quả sau những đêm hốt cá từ mấy bàu nước lợ nói trên. Sau khi "kỳ kèo- thêm bớt", Tr. Sĩ Thỉu chịu đổi thùng phuy cá với 2 ‘tút’ thuốc lá Bastos luxe. Chúng tôi chê Bastos xanh hút không "phê".
-Nhưng phải chờ kỳ tiếp tế sau mới có đó
nghe!
Anh hứa với chúng tôi.
Gần cả Trung đội 3 lay hoay, hì hục... cuối cùng thùng cá nặng nề cũng lên được chiếc xe đang trống phía sau. Tôi thở phào nhẹ nhõm, thà chịu thiệt một ít mà có thuốc chia nhau hút còn hơn ôm hết cá mà ăn thì chỉ có ngồi đây mà ngứa "gãi sưng" cả người thôi!
-Nhớ mấy tút thuốc nghe Trung Sĩ? chúc bồ mua may bán đắt, vào chợ Diên Sanh mà ‘thẩy’ (bán vứt) nó đi nghe?
Một vài anh lính đại đội đến kỳ về phép có dịp may nhảy lên đi 'ké' chiếc xe tiểu đoàn để về TKQT đang đồn trú tại Diên Sanh. Chiếc xe GMC chạy rồi tôi còn đứng nói vói theo. Lính xa nhà chia ngọt xẻ bùi, có nhau từng điếu thuốc, thân thiết như anh em, nhất là cùng mang thân phận làm lính sát cánh bên nhau trong thời chinh chiến. Tôi hơi tức cười khi nhớ lại lời nói ngắn gọn " kiểu nhà binh " khi chúng tôi nghe chung một chiểc radio bé nhỏ:
Thức ăn tươi chia về từng tiểu đội độ nửa ký thịt heo và góc trái bí ngô, chỉ trong ngày đầu là hết sạch. Còn lại gồm hai ba lon thịt heo, thịt ngựa của quân nhu, thêm ít ruốc và 'vị tinh' ( bột ngọt). Mấy thứ này thì phải tiết kiệm, ăn làm sao cho đến giáp vòng tiếp tế khác. Gạo thì chia: cứ mỗi đầu người/ một ngày/ một ca ‘y-nốc’ (inoxidable) -
ca inox và bình nước nhựa
"Đong Đầy- Gạt Sát".
Thưa bạn có hiểu bốn chữ trên chăng? Một ca inox này vun lên thì vun nhưng người phát gạo gạt bằng ngang miệng là khẩu phần ăn về gạo cho một người lính trong một ngày. Nó tương đương với 700 gram gạo chứ không có cân như tại chợ...
Thế là xong, đơn giản lắm!
-A! còn một ít thư cho anh em đây!
Tr. Sĩ Nhất Thỉu đưa thư xong, lo chuyển đồ cho BCH
đại đội.
Giờ mới đến lúc chúng tôi lo chuyện "đổi chác" thùng 'phuy' cá, kết quả sau những đêm hốt cá từ mấy bàu nước lợ nói trên. Sau khi "kỳ kèo- thêm bớt", Tr. Sĩ Thỉu chịu đổi thùng phuy cá với 2 ‘tút’ thuốc lá Bastos luxe. Chúng tôi chê Bastos xanh hút không "phê".
-Nhưng phải chờ kỳ tiếp tế sau mới có đó
nghe!
Anh hứa với chúng tôi.
Gần cả Trung đội 3 lay hoay, hì hục... cuối cùng thùng cá nặng nề cũng lên được chiếc xe đang trống phía sau. Tôi thở phào nhẹ nhõm, thà chịu thiệt một ít mà có thuốc chia nhau hút còn hơn ôm hết cá mà ăn thì chỉ có ngồi đây mà ngứa "gãi sưng" cả người thôi!
-Nhớ mấy tút thuốc nghe Trung Sĩ? chúc bồ mua may bán đắt, vào chợ Diên Sanh mà ‘thẩy’ (bán vứt) nó đi nghe?
Một vài anh lính đại đội đến kỳ về phép có dịp may nhảy lên đi 'ké' chiếc xe tiểu đoàn để về TKQT đang đồn trú tại Diên Sanh. Chiếc xe GMC chạy rồi tôi còn đứng nói vói theo. Lính xa nhà chia ngọt xẻ bùi, có nhau từng điếu thuốc, thân thiết như anh em, nhất là cùng mang thân phận làm lính sát cánh bên nhau trong thời chinh chiến. Tôi hơi tức cười khi nhớ lại lời nói ngắn gọn " kiểu nhà binh " khi chúng tôi nghe chung một chiểc radio bé nhỏ:
-Mở cái đài -sang ngang !-không Thúy ...thì Tuyền!
Tôi cũng xin giải thích câu này cho rõ ý: lính chúng tôi muốn nói là "mở cái máy radio , sang băng không có Thanh Thúy thì Thanh Tuyền"
Tôi cũng xin giải thích câu này cho rõ ý: lính chúng tôi muốn nói là "mở cái máy radio , sang băng không có Thanh Thúy thì Thanh Tuyền"
Tôi cười một mình khi nhớ đến tiếng nói hồn nhiên chất phát của mấy người lính trẻ mới về đơn vị, vừa ngó theo bóng chiếc xe tiếp tế chạy xa dần, khuất hẳn trong màn gió cát vàng nhạt.
Chúng tôi mang thức ăn vừa được tiếp tế về lại chốt. Lòng tôi như ấm lại khi nhìn mấy nửa trái bí ngô trồng vừơn nhà ai trong Diên sanh. Miếng lá chuối còn xanh, gói miếng thịt của con heo nào đó được nuôi lớn từ ruộng đồng Hải lăng. Bao gạo đã vơi bớt. Vui nhất cho ai có thư nhà. Riêng tôi thì không, lính độc thân đúng nghĩa. Hôm nay Lợi, Phê. Sơn lo vá lại mấy mãng lưới rách đã từng bị chôn vùi trên bãi biển này. Tối nay chúng tôi sẽ đi kéo tôm tại mấy bàu nước lợ gần vị trí chúng tôi ở. Tôm thì tha hồ! chỉ đi dọc theo bàu cạn vét lên là có ngay mớ tôm nhảy long chong, lấp lánh dưới ánh trăng đêm.
Chúng tôi mang thức ăn vừa được tiếp tế về lại chốt. Lòng tôi như ấm lại khi nhìn mấy nửa trái bí ngô trồng vừơn nhà ai trong Diên sanh. Miếng lá chuối còn xanh, gói miếng thịt của con heo nào đó được nuôi lớn từ ruộng đồng Hải lăng. Bao gạo đã vơi bớt. Vui nhất cho ai có thư nhà. Riêng tôi thì không, lính độc thân đúng nghĩa. Hôm nay Lợi, Phê. Sơn lo vá lại mấy mãng lưới rách đã từng bị chôn vùi trên bãi biển này. Tối nay chúng tôi sẽ đi kéo tôm tại mấy bàu nước lợ gần vị trí chúng tôi ở. Tôm thì tha hồ! chỉ đi dọc theo bàu cạn vét lên là có ngay mớ tôm nhảy long chong, lấp lánh dưới ánh trăng đêm.
Yên lặng trở về trên một làng hoang vắng có tên Vĩnh Huề Thôn. Cứ thế, ban mai tôi có dịp chiêm ngưỡng cảnh bình minh huy hoàng trên mặt biển; chiều về tôi lại ngắm ánh tà dương từ từ khuất dạng sau dãy Trường Sơn. Phương đó đang ngóng chờ những gót giày đơn vị chúng tôi nay mai trở lại.
Ngoài kia biển một màu xanh ngắt, SÓNG BIỂN QUÊ HƯƠNG mãi còn vổ nhịp nhưng chẳng còn ai đứng đó. BIỂN MẶN như giọt mồ hôi của ngư dân những người đi xa chẳng hẹn ngày về. Người lính năm xưa có một lần đứng ngắm một vùng sóng nước mênh mông như đợi dân về - BIỂN NHỚ./.
đinh hoa lư
re edit Jan 26/2013
re edit Jan 26/2013
RE EDIT 12/4/2020 mùa Dịch Corona Vũ Hán USA
giải thích:
(*)- ban ngày chúng tôi có lúc cần gì đó đi theo mép biển về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 105 đang đóng tại Thôn Ba Lăng; có những ngày gió mạnh thổi phăng các triền cát lộ những bộ xương người vô chủ, đó là cán binh bên kia chôn vội
(**) -vụ cháy này tại Động Ô Do mấy tuần lễ Một vụ cháy quá lớn và lâu dài có chốt TQLC nghe đâu bị thiêu chết mấy người? đêm đêm tôi vẫn thấy làn lửa đỏ trên xa vì vào mùa hè nam nắng
(**) -vụ cháy này tại Động Ô Do mấy tuần lễ Một vụ cháy quá lớn và lâu dài có chốt TQLC nghe đâu bị thiêu chết mấy người? đêm đêm tôi vẫn thấy làn lửa đỏ trên xa vì vào mùa hè nam nắng
No comments:
Post a Comment