LỜI MỞ:
Hôm nay là mùa Hè 2022 đúng 50 năm hay vừa tròn NỬA THẾ KỶ qua đi cho câu chuyện bi thương Đại Lộ Kinh Hoàng của lưu dân Quảng Trị. Năm Mươi Năm đủ để một người vào tuổi Ngũ Niên là lứa tuổi có thể nói, 'gấp đôi trưởng thành' cho một người Việt Nam đủ chính chắn để viết lên đôi dòng Chính Sử. Thế mà lạ thay đối với Sử VN hiện nay, 'phía thắng cuộc' vẫn im lặng. Công lý hay Sự Thật ở đâu? Ở nước người, các uẩn khúc quốc gia dù lớn đến đâu qua 40 năm đều được chính quyền Bạch Hóa. Sai đúng Thiện và Ác vào 50 năm nay đều thuộc về lịch sử. Chính sử biên ra không nhằm bỏ tù ai nữa nhưng đê làm gì? Để Chân Lý Hóa những ngõ khuất trong dòng lịch sử dân tộc ta ba miền Nam Trung Bắc. Người can đảm là người dám nói lên sự thật, kẻ công minh thì không bao giờ a dua xu nịnh mọi con dân nước VN ta đều có quyền sống và có được sự thưởng phạt công bằng. Dòng Thạch Hãn vẫn trôi mãi với thời gian qua bao làng mạc quê hương ấp ủ những nạn nhân, người QT từng bỏ mình oan khuất bên truông cát vô tình...Hoa đăng tưởng niệm trôi trên dòng sông quê hương, dòng sông của những oan hồn tức tưởi nhưng để vinh danh ai? Sao chưa có nén nhang nào giải oan cho bao oan hồn người dân xứ Quảng? Lịch sử nước Việt sẽ mãi nín thinh và bất cập, sẽ khúc mắc cùng u uất mãi với tiền nhân nếu cứ đối xử bất minh với dòng sông thân thuộc đó. Nhưng có che đậy ra sao, dòng nước đó chẳng rửa sạch bao nỗi oan cừu nếu không ai dám nói hay viết lên sự thật. Đại Lộ Kinh Hoàng- bao linh hồn vẫn mãi lẩn khuất trên ngàn cây nội cỏ, bên truông cát năm xưa dù năm mươi năm hay lâu hơn nữa, vẫn mãi không tan do chưa có ai dũng cảm nói lên giúp họ
ĐHL hè 2022
du kích địa phương và bộ đội miền bắc tràn ngập tp Quảng Trị sau khi toàn bộ tp này di tản vào hè 1972 (ngả tư Quang Trung và Trần Hưng Đạo)
NỬA THẾ KỶ ĐÃ QUA, NHƯNG OÁN KHÍ CHƯA TAN
Chuyện ra đi của người dân Quảng Trị đó là chuyện của 'ngày xưa' có nghĩa là xưa lắm rồi. Thế mà lạ thay, dù "xưa lắm rồi," nhưng người Quảng Trị ai mà chẳng một hướng tâm tư về kỷ niệm mà ngậm ngùi, cảm thương cho số phận người dân quê mình.
Trong hoàn cảnh chiến tranh thì đành chấp nhận. Nhưng thương là thương cho người dân Giới Tuyến sao cứ mãi ra đi.
Thôi đành phải ra đi!
Ai ly hương mà không nhớ không buồn, ai từng lâm vào cảnh hai vai mang gánh nặng "tản cư" thì làm sao quên được mùa hè chinh chiến đó?
Qua cầu ngó lại phía sau lòng đau như cắt. Bên kia sông Hiếu Giang cầu Đông Hà đổ sụp, tạ từ làng xưa, thôn cũ, mái lá tiêu điều phất phơ theo ngọn lửa điêu tàn.
Qua cầu ngó lại phía sau lòng đau như cắt. Bên kia sông Hiếu Giang cầu Đông Hà đổ sụp, tạ từ làng xưa, thôn cũ, mái lá tiêu điều phất phơ theo ngọn lửa điêu tàn.
Người Cam Lộ, Gio Linh, Đông Hà ngoái nhìn chiếc cầu lần cuối. Từng đoàn người hốt hoảng. Phương tiện chỉ còn là hai bàn chân và đôi triêng gióng. phải đi, phải liều mình qua vòng lửa đạn, hướng về nam là chốn dung thân hay con đường sống. Những đứa trẻ thơ ngồi trong hai đầu thúng. Dặm trường xa mẹ oằn lưng gánh nặng; phải chăng người mẹ quê gắng hết sức mình mang cả đất nước lên vai?
2000 XÁC NGƯỜI ở lại bên Đại Lộ Kinh Hoàng được thanh niên thiện chí và báo Sóng Thần thu dọn chôn cất
Người TP Quảng Trị dang tay đón đoàn người chạy loạn, qua cầu Thạch Hãn tạm yên được bao ngày rồi cũng phải ra đi? Bao xác người để lại bên đường, mắt chưa nhắm khi hồn còn vương về chốn cũ.
Huế cũng dang tay nhân ái, đón chờ người chạy nạn. Chốn cố đô ì- ầm đạn pháo chẳng nào yên. Những phận người nơm nớp canh nhau giấc ngủ, khó lòng bình an khi Quảng Trị và Huế khoảng đường ngắn quá làm gì tránh được âu lo.
Vài ngày ở tạm Huế, rồi lại tiếp tục gánh gồng, người Quảng Trị vẫn còn đi mãi. Đôi vai nặng tiếp bước đường thiên lý. Hải Vân Sơn chớm chở đám mây ngàn. Dặm đường thiên lý trải dài, trên đỉnh Hải Vân tay người chiến nạn tưởng như với đưoc mây trời?
Đà Nẵng tiếp tục mở vòng tay nồng ấm chở che cho người chiến nạn. Hòa Khánh, Hòa Cầm, Non Nước bao trại tạm cư tiếp tục dựng lên cho người quê mình che mưa đụt nắng. Những ký gạo, từng ổ mỳ đắp đổi qua ngày cho người Quảng Trị đợi chờ một tia sáng nào đó trên con đường chạy nan. Biết bao kỷ niệm qua hai năm tỵ nạn, ngụ cư. Người Đà Nẵng chia sẻ ngọt bùi với lưu dân Quảng Trị. Hai, ba năm trời không quá ngắn mà chẳng quá dài nhưng nói lên tấm lòng bao dung chia sớt, người Quảng Trị mãi mãi trân trọng, biết ơn.
Xin cám ơn Huế, cám ơn Đà Nẵng xin cám ơn bao tấm lòng nặng tình ân nghĩa người Quảng Trị phải tiếp tục ra đi. Chiến tranh hay kiếp phiêu bồng, lìa xa quê hương ai mà không lòng đau như cắt.
Xin cám ơn Huế, cám ơn Đà Nẵng xin cám ơn bao tấm lòng nặng tình ân nghĩa người Quảng Trị phải tiếp tục ra đi. Chiến tranh hay kiếp phiêu bồng, lìa xa quê hương ai mà không lòng đau như cắt.
hình: sau gần 2 năm tạm cư tại Hòa Khánh Non Nước ; người QT từ Đà Nẵng lại tiếp tục ra đi theo chương trình Khẩn Hoang Lập Ấp của Quốc Vụ Khanh VNCH từ vào cuối năm 1973
*
Phương nam xa xôi, ai ngờ lại đến? Tình luyến lưu giữa người Đà Nẵng và lưu dân Quảng Trị vừa chớm nồng thì đã vội chia tay. Người QT tiếp tục tha hương vào tận phương nam. Vùng đất lạ chào đón buớc chân người 'giới tuyến'. Mồ hôi lại đổ trên bao cánh rừng xa lạ, trên những bãi biển hoang sơ, những vùng đất cát trắng bạc màu hay đất đỏ phì nhiêu hoặc ruộng lúa bao la nơi miền lục tỉnh. Tất cả đều đón người Quảng Trị trong tình cảm chân thành, bao dung. Xin cám ơn bao tấm lòng vàng, người ra đi nhớ biết bao những vòng tay rộng mở.
từ Hòa Khánh Đà Nẵng, người tị nạn tiếp tục chuẩn bị ra đi vào nam theo chương trình KHẨN HOANG LẬP ẤP của Quốc Vụ Khanh VNCH cuối 1973
Trời phương nam, người Quảng Trị có nhiều lúc chạnh lòng nhớ về quê cũ. Lòng đau đáu thương bờ tre đám ruộng. Cánh chim chiều lẻ bạn nhớ kẻ đi xa. Kẻ thị thành nhớ con phố cũ, từng con hẻm thân quen. Người học trò nhớ thầy, thương bạn, hình ảnh mái trường ấp ủ biết mấy mộng mơ, hoài bão... Nói sao cho hết đoạn trường cho người Quảng Trị?
Người đi có thêm kỷ niệm chắt chiu tháng ngày trên vùng đất mới. Quê hương thứ hai: miền nam mưa nắng hai mùa, truớc lạ sau quen, đã trở thành mối nợ ân tình. Người nam phương chân chất hào hiệp, tình cảm dần hồi càng trở thành thâm sâu gắn bó. Đó là những gì an ủi cho người Quảng Trị ly hương nhưng chẳng hẹn ngày về.
Kiếp nhân sinh như phù ảnh, thập niên nối tiếp thập niên trôi mau về quá khứ. Hai chữ ra đi như một định mệnh an bài, là dấu ấn, chợt chuyển mình vươn lên chẳng khác gì huyền thoại. Bao khốn khổ, đau thương nay vụt trở thành sức mạnh cùng nghị lực phi thường. Người ra đi quên đi mặc cảm, tủi hờn, vươn lên phía trước tìm sức sống mới, niềm tin mới nơi phương trời xa lạ.
Giọng nói của người ra đi lại hoà nhập với cuộc sống nơi quê hương mới. Lạ làm sao, người Quảng Trị vẫn giữ được phong cách, bản ngữ nghe như tiếng tình tự quê nhà. Xa tận chân trời góc bể, hai người xa lạ chợt nhận ra nhau qua chất giọng "quê miềng". Ấm nồng đồng hương bất chợt gặp nhau trong phút giây tao ngộ, tương phùng. Chúng ta gặp lại nhau một thoáng âm thanh, nghe ‘trọ trẹ’ thế mà tình cảm khó rời.
Đứa bé năm xưa, mẹ gánh con trên thúng trong cơn chạy nạn thất thần và hoảng hốt. Làn hơi thở của người mẹ trong run sợ mệt nhọc, tưởng chừng muốn đứt? Mẹ gắng gánh con đi cho qua vòng vây đạn pháo.
hình:
thế hệ sau hiện nay hay về thăm quê cha đất tổ. Phút đưa người thân lên xe, bà con Quảng Trị xúc động rơi nước mắt tiễn bà con về lại quê hương thứ hai tức là phương nam sau chuyến về làng
Rồi hôm nay con đã lớn khôn nhưng bóng mẹ xa rồi!
Con ơi! có lần nào con về thăm Quảng Trị, đó khác chi một chuyến 'hành hương' về quê cha, đất tổ. Trên con đường thênh thang, trải dài về chốn quê nhà, con hãy lắng lòng tưởng niệm cho một khoảng đường hay một chặng đời của ba mẹ hay bà con xứ Quảng. Ngày đó mẹ gánh con đi qua vòng vây đạn pháo. Một chặng đường nhưng biết bao nhiêu người đành nằm lại? Trời phương nam trong một tầm tay nhưng vĩnh viễn chẳng bao giờ với được. Những đôi mắt chưa hề nhắm hết. Bà con mình nằm lại đây, vĩnh viễn nằm lại đây, trong tức tưởi oan khiên do không hiểu tại sao mình phải chết? Con hãy về trong một chuyến hành hương, hãy thắp lên một nén nhang lòng để tưởng niệm bao oan hồn u uẩn. Chỉ một chặng đường sao quá đau thương trong máu và nước mắt người dân mình ngày đó? Giờ đây mẹ cho rằng: phố xá, dinh thự có thể đã xoá nhoà cái truông cát dài oan nghiệt kia, một chặng đường mang bốn chữ "Đại Lộ Kinh Hoàng", chặng đường của khổ đau năm cũ.
Thế hệ tiếp nối thế hệ, nơi quê hương mới cháu con Quảng Trị luôn mang trong người ước muốn của mẹ cha. Mẹ kể cho con chuyện những ngày giáp hạt- quê hương mình phần phật mưa bay, bao cơn lụt hàng năm nay trở thành định mệnh. Chính đó là sức bật nhiệm mầu cho con vươn vai trên xứ lạ quê người, cho lớp người Quảng Trị ra đi trong đau thương nhưng lòng hẹn lòng sẽ không bao giờ thất bại.
Người quê mình tuy ly hương sẽ không bao giờ quên những vòng tay nặng nghĩa ân tình tháng ngày che chở. Hãy cùng nhau xem phương nam như một vùng "đất hứa" vì nó từng xây lại cuộc đời cho bao kẻ mất quê. Cát bụi thời gian phôi pha ngày tháng cũ nhưng hồn xưa bỗng sống dậy khôn nguôi, những u hoài cho ai ra đi không hẹn ngày trở lại.
Quảng Trị ơi! bao đau xót cho một lần đi.
Con ơi! có lần nào con về thăm Quảng Trị, đó khác chi một chuyến 'hành hương' về quê cha, đất tổ. Trên con đường thênh thang, trải dài về chốn quê nhà, con hãy lắng lòng tưởng niệm cho một khoảng đường hay một chặng đời của ba mẹ hay bà con xứ Quảng. Ngày đó mẹ gánh con đi qua vòng vây đạn pháo. Một chặng đường nhưng biết bao nhiêu người đành nằm lại? Trời phương nam trong một tầm tay nhưng vĩnh viễn chẳng bao giờ với được. Những đôi mắt chưa hề nhắm hết. Bà con mình nằm lại đây, vĩnh viễn nằm lại đây, trong tức tưởi oan khiên do không hiểu tại sao mình phải chết? Con hãy về trong một chuyến hành hương, hãy thắp lên một nén nhang lòng để tưởng niệm bao oan hồn u uẩn. Chỉ một chặng đường sao quá đau thương trong máu và nước mắt người dân mình ngày đó? Giờ đây mẹ cho rằng: phố xá, dinh thự có thể đã xoá nhoà cái truông cát dài oan nghiệt kia, một chặng đường mang bốn chữ "Đại Lộ Kinh Hoàng", chặng đường của khổ đau năm cũ.
Thế hệ tiếp nối thế hệ, nơi quê hương mới cháu con Quảng Trị luôn mang trong người ước muốn của mẹ cha. Mẹ kể cho con chuyện những ngày giáp hạt- quê hương mình phần phật mưa bay, bao cơn lụt hàng năm nay trở thành định mệnh. Chính đó là sức bật nhiệm mầu cho con vươn vai trên xứ lạ quê người, cho lớp người Quảng Trị ra đi trong đau thương nhưng lòng hẹn lòng sẽ không bao giờ thất bại.
Người quê mình tuy ly hương sẽ không bao giờ quên những vòng tay nặng nghĩa ân tình tháng ngày che chở. Hãy cùng nhau xem phương nam như một vùng "đất hứa" vì nó từng xây lại cuộc đời cho bao kẻ mất quê. Cát bụi thời gian phôi pha ngày tháng cũ nhưng hồn xưa bỗng sống dậy khôn nguôi, những u hoài cho ai ra đi không hẹn ngày trở lại.
Quảng Trị ơi! bao đau xót cho một lần đi.
ĐHL
Hè 2022
No comments:
Post a Comment