4 kiểu áo choàng học vị Tiến Sĩ ở Mỹ
M.D. –Ph.D- Dr. CÓ GIỐNG NHAU CHĂNG?
chào quý bạn
Mỗi lần bạn nghe chữ Doctor (Dr.) có thể bạn hình dung ra ai đó đang bận áo choàng trắng với ống nghe choàng quanh cổ hay ai đó đang bận cọ rửa những thứ sau phẫu thuật trong phòng y tế. Hay người mà bạn cần khi bạn đang bị thương chẳng hạn. Tuy nhiên từ Doctor không hẳn là hình ảnh cụ thể như bạn vừa tưởng tượng ra như vậy. (có thể đây là nếp nghĩ trước đây thời pháp thuộc: Cụ Đốc Tơ, ông bà Đốc Tơ ngày trước nước ta dùng danh từ này để chỉ Bác Sĩ)
Người mà bạn nghĩ sẽ chữa vết thương cho bạn. Bạn hãy tìm một giáo sư Anh văn, ví dụ Dr. Barrett sẽ giải thích cho bạn. Thời này khác hẳn, bức thư ngoài đề; ví dụ
-To: Dr. Barrett
Dept. Social Science
San Jose State University
Thì đây là Giáo sư Barrett có học vị TS về khoa Khoa Học Xã Hội chứ không liên quan gì về y tế cả.
Đối với người Mỹ họ không lầm lẫn chuyện này. Thế nhưng đa phần người Việt chúng ta đôi khi lại có sự lầm lẫn cứ nghe chữ doctor là lại nghĩ đến hai từ "Bác Sĩ". Chuyện dễ hiểu đó là quan niệm của xã hội VN trước đây sống dưới thời Pháp thuộc để lại cho chúng ta.
Thực tại nhất là ở Mỹ chúng ta phải đặt lại câu hỏi cho những ai được gọi là Doctor với chữ viết tắt Dr. có phải đó là Bác Sĩ chăng?
Dr. NGHĨA LÀ GÌ?
Doctor (Dr) bắt nguồn từ Latin là docere có nghĩa là "giảng dạy". Chúng ta hãy bắt đầu với từ Doctor hay viết tắt là Dr. Định nghĩa ban đầu của Dr. thời Pháp của Doctor (docteur) là “người có giấy phép hành nghề y ”: nó không đồng nghĩa nếu bạn muốn lời khuyên dặn chỉ bảo về y tế là cứ tới những ai có chữ Dr. trước tên của họ. Có một ít cho bạn phải hiểu thêm về thẩm quyền này. Thế thì thời nay bạn tìm ai nhất là ở Hoa Kỳ?
Hãy tìm MD (doctor of medicine)
M. D có nghĩa là gì? (ví dụ: Dr. John Nguyen, M.D.)
Những chữ viết tắt đầu có thể là M.D. hay MD (hay MD không có dấu chấm) đó là bác sĩ y khoa thực thụ (medical doctor) những tiến sĩ y khoa này đã hoàn thành chương trình đại học, hậu đại học y khoa và xong chương trình nội trú (residency) thực tập bắt buộc theo luật Hoa Kỳ ít nhất 3 năm (residency) tại một bệnh viện hay trung tâm y tế công tư nào đó. Như vậy một M.D. mất hết thời gian tối thiểu từ 13-16 năm đại học (graduate)-hậu đại học (post graduation)- hậu tiến sĩ (post doctorate), đã hoàn tất danh hiệu M.D. với khả năng chẩn đoán bệnh nhân và có thẩm quyền đưa ra phương pháp điều trị. Một đại học y khoa có thể cấp cho bạn bằng Tiến sĩ (doctoral degree) với cái tên tắt của bạn là Dr. nhưng nếu bạn chưa xong chương trình nội trú (Residency) thì chưa gọi là M.D. Trên các bảng hiệu văn phòng bác sĩ có người đề là Anh Nguyên, M. D. nhưng có người chỉ đề là Dr. Binh Nguyen khác nhau là vậy.
Hai chữ M và D gốc từ latin là Medicīnae Doctor
Physician và Doctor có giống nhau không?
Chữ physician (y sĩ, bác sĩ) thông thường chỉ cho bác sĩ hành nghề y khoa tổng quát (general medicine) hơn là bác sĩ giải phẫu chuyên khoa (surgeon). Bác sĩ chuyên khoa giải phẫu người ta gọi là surgeons Các surgeons này sau khi hoàn thành tiến sĩ y khoa, xong nội trú 3 năm còn đi chuyên khoa giải phẫu thêm vài năm nữa (specialist)
Có nhiều loại doctor khác nhau về chuyên khoa. Nếu bạn có bị thương hay đau bệnh thì đi tìm ai có M.D. đứng đầu là đúng nơi đúng chỗ.
Các bác sĩ về chuyên khoa họ có tên tắt đầu khác nhau để chỉ về khoa của họ. Ví dụ DCN bác sĩ chữa trị về dinh dưỡng (doctor of chinical nutrition); DDS (dotor of dental surgery) Bác sĩ giải phẫu về răng có thể gọi là Nha Sĩ.
TỪ Ph.D. CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
Từ Ph.D. là Tiến sĩ Triết Học - doctor of philosophy lấy từ Latin gốc là Philosophiae Doctor. Bạn có thể lấy bằng Ph.D. trên nhiều lãnh vực từ nhân chủng học tới thần học. Tuy vậy cũng không phải quá dễ cho bạn. Bạn phải hoàn chỉnh một NGHIÊN CỨU NGUYÊN BẢN (original research) nào đó và Viết Luận Án (dissertation)
Ph.D và M.D. CÓ GIỐNG NHAU CHĂNG?
· Ph.D và M.D khác nhau rất xa. M.D đại diện cho y học. Một M.D. có thể cho bạn phái thuốc nhưng Ph.D không thể làm vậy.
Tuy nhiên hiện nay các sinh viên khi ra trường có cả hai bằng M.D. cùng Ph. D (hay các bằng cấp khác) đi kèm. Đây không là điều bắt buộc nhưng nó tạo thêm vững vàng vị trí của một MD vừa thực hành vừa có khả năng nghiên cứu của một Ph.D về lĩnh vực liên quan nghề nghiệp.
Danh sách các bác sĩ chuyên khoa xạ trị ung bướu tại một trung tâm Ung Bướu Tennessee Oncology ngoài bằng chính M.D. ra các bs hiện nay đều học thêm các bằng cấp phụ thêm cho nghề nghiệp của mình trong chuyên khoa vi
Tuy nhiên khi bạn đau yếu, bị thương dĩ nhiên bạn phải gặp một M.D. chứ không phải Ph.D. !
Bạn có thể lấy Tiến Sĩ (doctorate) trong nhiều lãnh vực khác ví dụ: Ed.D. (Education Doctor/ TS Giáo Dục) JD (Juris Doctor/TS Luật), DDS (doctor of dental surgery/ TS nha khoa), TS Dược Khoa (Doctor of Pharmaceutical Degree/ PharmD) v v
***
Để hiểu thêm sự phân biệt giữa MD và PhD sau đây là giải thích của một giáo sư tại Đại Học Notre Dame Hoa Kỳ
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI TỪ MD VÀ PhD
Anita E. Kelly
Ph.D Giáo Sư Tâm Lý Học Đại Học Notre Dame -INDIANA-USA
Dr. Anita Kelly
Câu hỏi trên có nghĩa lúc bạn tự hỏi chính bạn rằng bạn muốn có nhiều phát kiến cùng khám phá về khoa học quan trọng để trình bày cho thế giới cùng biết thì đây là lúc chọn con đường của Ph.D hơn là MD. Chọn con đường PhD ( Doctor of Philosophy) cùng có thêm ý nghĩa rằng bạn thích con đường học hỏi phê bình phân tích và hầu như toàn bộ ngành học này dành riêng cho phê bình, suy nghĩ cùng viết lách đó thôi
200 tân khoa Harvard TS Y KHOA VÀ TS NHA KHOA khóa 26/5/ 2016
MDs ( Doctor of Medicine) lại khác, nó không giống như PhD một ngành về chuyên khảo (research studies), khi bạn quyết định đem kiến thức ra áp dụng cùng hành động giúp ích người khác ngay thì nên chọn MD khác với PhD chuyên khám phá tìm tòi . Ví dụ, tôi hỏi bạn phải chăng bạn đang muốn trở thành một trong những khoa học gia tìm tòi cách chống lại sự lão hóa ư? đó là ngành có học vị là PhD đấy. Cũng tương tự lúc bạn muốn thử xem những phân hóa tố [enzyme] vừa thí nghiệm trên những chú chuột đang lão hóa kia có thể làm tóc bạn óng mượt lại không? hoặc các enzyme đó có khả năng làm tái sinh khả năng sinh sản của những con chuột kia? đó là những gì của ngành PhD.
Nếu như bạn tương lai bạn muốn kê những đơn thuốc cho những bệnh nhân của bạn; xét xem những thứ khám phá nói trên - các dấu hiệu trẻ lại từ các bệnh nhân kia, đây là lúc bạn phải chọn ngành MD. Đại loại đó là những phân vân mà các sinh viên đại học khắp nơi đang tự hỏi về sự khác biệt giữa hai học vị ; thế mà tôi chưa hề thấy họ thực hiện tương tự như vậy.
Cũng có ý nghĩa, nếu khi bạn muốn có được nhiều kiến thức đột phá, sắc bén nhất trong lãnh vực bạn theo học thì bạn nên theo Ph.D chứ không phải là MD. Cũng như lúc bạn đời gặp trắc trở trong thai nghén, bạn lại nhè hỏi một bác sĩ sản khoa hay một chuyên y phụ khoa về phát kiến hay nhất liên quan đến sinh sản ! các MD đó không hay biết gì về chuyện này cả. MD có khả năng giúp chẩn trị về sinh sản, những điều họ đã học về cách ứng cứu bệnh nhân thôi.
Tóm tắt lại ý kiến của tôi
Chúng ta cần cả hai học vị này: một học vị đem áp dụng kiến thức, chẳng hạn MD trong lĩnh vực y khoa, học vị kia đào sâu thăng tiến, khám phá (PhD). Nhưng khi bạn quan niệm rằng PhD ít giá trị hơn MD vì PhD dành riêng cho chuyên khảo (research),thì bạn đã quan niệm lệch lạc rồi đấy./.
Dr. ANITA KELLY
*
Hệ giáo dục Hoa Kỳ khác với hệ giáo dục Pháp nhất là Pháp ngày xưa ở VN hằng thấy. Ngay tại cấp trung học theo hệ Pháp phải qua hai kỳ thi tú tài I, II mới xong Trung Học nhưng Mỹ CHỈ CÓ 2 kỳ thi đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt trong lớp 11 và 12 nếu pass thì xem như đổ bằng High school Diplomat:
Vào đại học 4 năm đầu gọi là undergraduate: văn bằng cử nhân (bachelor) rồi tiếp tục học hai năm cấp graduate (tương đương Cao Học VNCH) sẽ lấy bằng thạc sĩ (master)
Lên nữa sau thạc sĩ sẽ học lên Tiến sĩ tức Post Graduate school (hậu thạc sĩ hậu Cao học) sẽ có bằng tiến sĩ: Doctorate Degree gốm có PhD (Doctor of Philosohy) tức là Tiến sĩ Triết học (Chuyên khảo và Luận án) và Doctorate thông thường như Medical Doctor (MD), JD (Judicial Doctor) hay DDM, DDS (doctor of Dental Medicine -doctor of Dental Surgery) vv
Đại khái ta có phân cấp như sau (tính từ thấp lên cao)
1-TRUNG HỌC
hoc sinh trung học lúc đệ nhị cấp sẽ thi SAT, AP... để lấy điểm chuẩn bị xin vào đại học như thế so với thời xưa cũng giống như ta thi tú tài II xong đậu mới xin vào đại học
2 ***ĐẠI HỌC:
-Cao Đẳng: Associate Degree - bao gồm Associate of Science /AS và Associate of Arts / AA
bằng này do các đại học cộng đồng cấp / community college hoặc trường tư cấp tương đương
- Undergraduate school---Cử Nhân (Bachelor Degree) gồm BA (Bachelor of Art) và BS (Bachelor of science)
-Graduate school -----------THẠC SĨ (Master gồm Master Science / MS và Master Art /MA)
-Post Graduate School....học lấy bằng TIẾN SĨ (sẽ có PhD và Doctorates các loại thông thường)
-Post Doctoral School ....Hậu Tiến SĨ (sau khi có văn bằng TS sẽ đi vào các chuyên khoa sâu hơn chuyên ngành đặc biệt Y Khoa hay Nha Khoa )
Ngoài ra các đại học danh tiếng còn cấp các bằng TS DANH DỰ ( HONORARY DOCTORATE) cho các yếu nhân NỔI TIẾNG nhưng bằng này là Danh Dự mà thôi
ĐHL biên soạn