THE GRAPES of WRATH
(1) Panhandle: Vùng Cán Chảo: vùng đất phía tây Olahoma trông tựa cán chảo của cái song
=============================
(phần 2 )
...
Ma Joad (Má) người Nội Tướng của gia đình Tom Joad
tiếp theo...
VẠN DẶM THIÊN SAN ( phần 3)
...Tom nới mỗi bù- lon chỉ một vòng, vừa đủ lơi để lấy miếng đệm ra.
Thầy đạo Casy tiến gần, quỳ gối cạnh bánh xe:
-Thầy giúp được gì không?
- Bây giờ thì chưa, nhưng Thầy đợi con tháo mấy bù- lon này ra xong, thầy phụ đỡ cái nồi dầu này xuống giúp con.
Tom Joad cầm cái cờ- lê, uốn mình nằm dưới gầm máy. Anh vặn lỏng mấy cái bù lon rồi dùng ngón tay vặn ra thật lỏng chỉ chừa một gai cuối cùng để giữ cái nồi khỏi rơi xuống đất.
-Đất còn nóng quá!
Đang làm bỗng nhiên Tom thắc mắc:
-Nói chuyện đi Thầy Casy? Mấy hôm nay có chuyện gì không sao thầy lặng thinh vậy? Lạy Chúa, ngày đầu con thấy Thầy nói một hơi dài hơn cả nửa giờ đồng hồ. Mấy ngày sau này sao thầy không nghe nói đủ mười tiếng? Thầy có chuyện không vui phải không?
Thầy Casy đang nằm dài người nhìn vào gầm xe. Cằm và những sợi râu lưa thưa tựa vào mu bàn tay, cái mũ vị thầy quay ngược phía sau nhằm che phần gáy:
-Cả phần đời làm mục sư, Thầy nói quá đủ rồi.
-Luôn cả nói chuyện bình thường cũng đủ rồi hả Thầy?
- Thầy thật ngại, do lúc đi quanh để thuyết giáo nhưng tâm trạng chẳng khác gì con mèo đực. Cứ bị cám dỗ vấn đề xác thịt. Thầy cho rằng nếu chẳng còn khả năng hành đạo thì thà đi lấy vợ quách còn hơn.
Tom đồng ý:
-Con cũng thế thôi. Thầy thấy đó ngày con vừa rời nhà tù McAlester con lập tức hút lại; rồi còn chạy theo đè ngã một con gái nhà lành (hoor girl) xem nàng ta như con thỏ. Con chẳng nói với thầy hay bất cứ ai những gì xảy ra cả.
Thầy Casy bật cười:
-Thầy quá biết chuyện gì xảy ra rồi. Có lần ta cũng thế, bỗng trở nên man dại, đó là lúc tính khí rừng rú ập đến trong người.
Tom lẩn thẩn:
-Thật quá bậy. Chà, dầu sao con đã dành dụm ít tiền chuộc lỗi với nàng. Con rất vui dù chỉ kiếm được năm đô la tặng nàng nhưng nàng ấy nói nàng chẳng cần tiền.
ổ trục chính (main bearings)
-Đây rồi, Thầy xích gần tới giữ giúp, con đang nới lỏng nó ra rồi. Thầy lấy con bù lông đó ra vừa lúc con sẽ hạ nó xuống dễ thôi. Cẩn thận miếng đệm, lấy ra phải nguyên miếng đó thầy. Loại Dodge này chỉ có 4 xi lanh, con sẽ hạ nó xuống một lần một cái. Ổ trục chính chỉ to bằng trái dưa lưới (cantaloupe) thôi. Nào, hạ xuống, giữ nó, đẩy lên, hạ xuống xong kéo miếng đệm xuống…từ từ..được rồi.
Một cái nồi dính dầu mỡ đặt trên mặt đất giữa hai người. Một ít dầu còn đọng lại trong ống xi lanh. Tom với tay vào sâu trong ống móc ra mấy mảnh vụn kim loại babbitt để yên trên đầu ngón tay:
-Chính nó đây rồi!
-Thầy coi tìm cái trục khuỷu (crank) và xoay nó
lại cho đến khi con ra hiệu ngưng.
trục khuỷu ( crank)
Thầy Casy đứng dậy tìm cho ra cái trục khuỷu của động cơ quay điều chỉnh lại.
-Sẵn sàng chưa?
-Được rồi…từ từ thôi…chút nữa…chút nữa…thôi ngang đây.
thanh nối (connecting rod)
Thầy Casy quỳ xuống nhìn dưới gầm máy lần nữa. Tom lắc lắc thanh nối với ổ trục chính:
-Đây rồi, nó đây rồi.
Vị thầy thắc mắc:
-Con định sửa thế nào?
-Rõ khổ! Con chẳng biết nữa? xe này chạy ròng rả ít nhất là mười ba năm trường. Thầy nhìn này, đồng hồ chỉ sáu mươi ngàn dặm có nghĩa là một trăm sáu mươi ngàn! Có Chúa mới biết họ kéo đồng hồ lui mấy lần rồi? Dầu cạn vẫn chạy liều để xe nóng máy như thế? Được, ra rồi!
Tom rút cái chốt chận, dùng cờ lê mở bù lon ổ trục. Vặn mạnh quá, anh bị trượt tay. Từ lưng bàn tay một tia máu bắn ra, Tom thoáng liếc nhìn tia máu hòa lẫn với dầu giọt vào cái chậu hứng dầu dưới đất.
-Xui quá, hãy để ta giúp cho, con đi băng tay lại đi!
-Thôi khỏi! Con chưa bao giờ sửa xe mà bị đứt tay như thế này. Thôi được rồi, khỏi lo nữa.
Tom chỉnh cờ lê lại lần nữa, xong dùng phần thịt của bàn tay thế búa đập cho đến khi bù lon lỏng ra.
-Ước gì con có cái kềm mỏ léc (crescent wrench) thầy nhỉ?
Tất cả bù lon của chậu dưới và then chận, anh đặt vào chậu hứng. Tháo hết bù lon ổ trục, tháo piston và thanh nối, tất cả bỏ chung trong cái chậu hứng:
-Lạy Chúa, xong rồi.
Tom vặn mình ra khỏi gầm xe cùng kéo cái chậu hứng. Dùng miếng vải bỏ lau lại tay, Tom xem lại vết thương nơi tay và văng tục:
-Đồ chó đẻ! máu cứ chảy hoài?
-Được thôi, ta biết cách trị.
Nói xong, Tom tiểu xuống đất, xong anh lấy một nắm bùn từ chỗ tiểu đắp lên vết thương. Chỉ một lúc, vết thương máu chỉ rỉ ra và ngưng hẳn.
Tom tự giải thích:
- Đây là cách cầm máu quái đản và hay nhất trên thế giới!
Vị thầy phụ họa:
- -Một nắm mạng nhện cũng cầm máu như thế được.
- -Con biết, nhưng làm gì có mạng nhện ngay bây giờ nhưng nước tiểu thì chúng ta khi nào cũng có.
Tom ngồi trên bàn đạp chiếc xe, xem xét vết hư của ổ trục:
-Giờ đây chúng ta phải đi tìm thanh nối dùng rồi của loại Dodge đời 25 cùng thêm vài miếng đệm của nó mới sửa được. Xe này còn phải lết thêm cả một đoạn đường dài nữa Thầy ạ.
Bóng tấm bảng quảng cáo đổ dài khoảng sáu chục feet, buổi trưa càng ngã bóng trước mặt. Thầy Casy ngồi trên bàn đạp, mắt hướng về phía tây:
-Chúng ta sắp tới núi rồi.
Im lặng một lát thầy Casy chợt gọi:
-Tom!
-Gì thầy?
-Tom à, thầy để ý mấy bữa nay có rất nhiều xe chạy trên đường. Chúng ta qua mặt họ hay họ qua mặt chúng ta, thầy theo dõi…
-Theo dõi gì thầy?
-Tom, thầy theo dõi và nhận xét hàng trăm gia đình y chúng ta tất cả đều đi về hướng tây, chẳng có ai đi về hướng đông cả. Đúng, hàng trăm gia đình như thế. Con có nhận thấy điều đó không?
-Vâng, con cũng thấy như vậy...
...
Thầy Casy thắc mắc:
- Sao giống cảnh chạy giặc vậy. Sao cả đất nước này trông như đang chạy vậy?
Tom gật đầu:
-Giống quá. Thiên hạ đều chạy, cả nước này đều chạy. Kể cả chúng ta cũng chạy như thế.
- Ồ, cứ cho họ là đồng hương, bà con cùng cảnh ngộ với chúng ta đi. Cứ cho họ rằng họ phải ra đi do chẳng còn công ăn việc làm gì nơi họ sống cả.
Tom than thở:
-Thật khốn nạn. Con không biết tình trạng này ra sao nữa? Vừa mới “chân ướt chân ráo” về nhà mà tình trạng thê thảm như vầy? Lạy Chúa, bốn năm trường trong nhà tù McAlester ngày ngày con chỉ đi tới lui vài bước trong phòng giam. Cứ ngỡ bên ngoài phải khác xa trong tù, chắc sung sướng lắm! nào ngờ ra đây con không thể nào nghĩ ra được.
Tiếp tục công việc, Tom quay sang vị thầy:
-Mấy ổ bi (bearings) rời ra được rồi thầy. Chưa biết chúng ta sửa được hay không nhưng cứ cố gắng sửa chớ nên lo âu trước nữa. Lạy Chúa, cứ cố gắng đến cùng hẳn hay. Bởi thế con cũng chẳng cần phải lo quá nữa. Thầy hãy nhìn miếng kim loại babbitt vụn này, con chắc không thể sửa được. Ôi, đây là cái khốn nạn đầu tiên mà con phải đối phó trong đầu. Không biết giờ này Al ra sao và nó ở đâu rồi?
Tiếng thầy Casy bỗng đổi giọng:
- - Tom, nhìn đây... Thật là đồ chết tiệt khó nói quá? Tự nhiên ta chẳng nghĩ ra lời nào…
Tom gỡ miếng bùn đang đắp trên vết thương trên tay vội vứt đi. Miệng vết thương trên tay anh còn hằn một đường viền đậm do bùn để lại. Anh liếc nhanh qua vị thầy:
-Thầy đang sửa sang để thuyết giảng đó chăng? tốt cứ nói đi thầy, con thích thầy thuyết giảng lắm. Các vị tu hành thường hay thuyết giảng. Nghĩ cho cùng thuyết giảng không bao giờ hại ai mà chỉ giải thoát con người. Thầy sắp nói điều gì đây?
Thầy Casy vừa uốn phần sau mấy ngón tay dài và u nần ở đốt, vừa giải thích:
-Mọi người khắp nơi đều khăn gói lên đường. Tất cả nối tiếp nhau chạy giống như con nói, họ không nghĩ được nơi họ tới đâu, ra sao y như con nhận xét nhưng có điều giống nhau là tất cả đều cùng nhau ùa về một hướng. Nếu con lắng hồn nghe cho kỹ đó là âm thanh của lén lút, trốn tránh cũng như lo lắng, bồn chồn. Mọi người đều gom hết đồ đạc lên đường rồi chẳng biết ngày sau sẽ ra sao nữa. Họ, tất cả người dân như chúng ta đều ra đi và cùng về một hướng đó là phía tây. Tất cả đều để lại đồng hoang vườn trống lại phía sau. Cả đất nước này xem chừng sắp đổi thay hết vậy.
Tom nói:
-Đối với con thì con vẫn cho rằng không nên vội đi hết như vậy mà phải lần lượt thôi.
-Phải, nhưng khi hàng rào khó khăn dựng trước mặt con thì con phải trèo qua hàng rào đó
-Con trèo qua hàng rào nếu gặp hàng rào phải trèo.
Vị Thầy thở dài:
-Con đường đi là vậy. Thầy đồng ý. Nhưng trên đời này các loại rào cản đều khác nhau. Họ là những người như thầy đây đều muốn trèo qua những hàng rào chưa đáng kể gì thế mà đã chịu thua.
Chợt Tom nói lớn:
-Ai hình như Al về đó phải không?
-Phải, trông giống lắm.
Tom đứng bật dậy, vội gói thanh nối cùng hai ổ bi (bearings) vào miếng vải bố.
-Mong sao có được cái cùng loại.
Chiếc xe tải tấp bên vệ đường. Al thò đầu ra cửa xe.
Tom nói lớn:
- Em đi sao lâu quá, có xa không?
-Lấy thanh nối ra được chưa? Al vừa hỏi vừa thở dài:
-Được rồi. Nhưng lớp babbitt vỡ rồi.
Vừa nói Tom vừa đưa cao đùm bao bố.
Tiếng Al vội phân bua:
-Ồ, chuyện đó không phải lỗi của em đâu.
-Không đâu. Em đem mọi người đi cả đâu rồi?
-Thật rắc rối…
Al báo lại cho Tom nghe…
-Bà nội cứ kêu la và nổi chướng đến nỗi chị Rosasharn phải bỏ đi nhưng Bà cứ vùi đầu xuống nệm và kêu mãi. Bà nội vẫn mãi kêu lên tru tréo như tiếng chó kêu trăng vậy. Xem chừng Nội không còn tỉnh trí. Giờ như đứa trẻ. Không nói với ai, không nhìn ra ai và chỉ lảm nhảm như đang nói chuyện với Ông Nội ở cõi nào vậy đó?
Tom gắng hỏi tiếp:
-Giờ em bỏ mọi người đâu rồi?
-Ồ em đem mọi người tới một cái trại. Có bóng im và có nước máy. Một ngày ở lại đó tốn nửa đô la. Mọi người đều quá mệt mõi pdhải ở lại đó. Má nói chúng ta đã làm cho bà Nội mệt lử và hết sức rồi. Phải dùng vải bố nhà mình phụ gia đình Wilson dựng lều. Em nghĩ chắc bà Nội nổi điên không chừng.
gia đình Tom Joad trong bộ phim The Grapes of Wrath tài tử chính Henry Fonda trong vai Tom Joad phía phải cùng
Tom nhìn mặt trời đang thấp dần:
-Thầy Casy à, phải có người ngủ lại với chiế xe này không thôi sẽ bị mất cắp Thầy có muốn ở lại không, con sẽ trở lại ngay thôi?
-Được, ta ở lại đây.
Al lấy ra cái túi giấy ở gầm ghế ngồi:
-Má gửi ít bánh mỳ và thịt đây. Còn em kiếm cho anh bình nước này nữa.
Thầy Casy khen:
- Má các con chẳng bao giờ quên ai cả!
Tom vào xe ngồi cạnh Al.
-Hai chúng ta phải trở lại đây càng nhanh càng tốt, nhưng không biết bao lâu mới trở lại đây được?
-Em sẽ tới lại đây.
-Được, nhưng chớ tự mình hứa trước như thế. Lẹ lên Al.
Chiếc truck Al. lái rời đi thì trời đã xế chiều.
Chợt Tom buộc miệng:
-Vị thầy tốt bụng quá, luôn lo lắng giữ đồ cho nhà mình.
-Phải tốt bụng thôi. Anh mà làm mục sư thì anh cũng tốt bụng như Thầy. Anh coi, Pa đang tức điên người, chỉ cắm trại dưới bóng cây nhưng Pa phải trả cho họ tới 50 cents. Thế đó, nhưng Pa chẳng biết cách nào hơn. Bọn người đó thật đáng chửi. Coi chừng tụi nó sẽ bán cho anh một khoảng trống nào đó. Má nói đành chịu thôi do nhà chúng ta đang cần có bóng mát và nước nhất là vì sức khỏe của Bà Nội.
Chiếc truck trống và nhẹ, mọi bộ phận rệu rã như chiếc giường chỉ còn cái sườn hay một cơ thể đã tách ra từng phần nên chiếc xe tải nhẹ hều, chạy lổm nhổm. Tiếng máy lạch cạch, mọi bộ phận vừa chạy như vừa run rẩy trên đường. Al. thử tăng tốc độ lên ba mươi tám dặm giờ, tiếng máy nghe leng keng càng to hơn, làn dầu mỡ rỉ ra bị cháy làm thành một làn khói xanh nồng nặc lan tỏa khắp sàn.
Tom lo quá bèn nhắc Al.:
-Giảm bớt tốc độ đi, chú mày sắp làm cháy rụi cả bánh xe rồi đó. Bà Nội ăn được gì không?
-Em không biết. Em nhớ mấy ngày này Bà rất khó chịu, chẳng nói năng gì với ai cả? Ô, rồi bà lại la hét và nói năng đâu đâu, Bà nói nhiều thứ mà như nói chuyện với Ông Nội người đã mất, còn mắng mỏ Ông nữa. Mà thật sợ quá? Anh có thể tưởng tượng làm như có Ông Nội thật đang đứng trước mặt Bà mà cười toe toét chọc giận khiến Bà nổi cơn thịnh nộ với ông. À Pa có đưa cho anh 20 đô la đây .Pa không biết anh cần tốn phí bao nhiêu tiền nữa? Còn Má nữa, em chưa bao giờ thấy Má đứng trước mặt Pa đôi co như hôm nay?
-Anh cứ nhớ mãi ngày làm tờ cam đoan để họ cho ra tù. Anh từng mơ có ngày về nhà nằm dài ra ăn thật thỏa thích, ngủ nướng thật trễ. Anh cứ tưởng tượng về nhà rồi thì tha hồ đi nhảy xong lại đi tán gái—thực tế về tới nhà rồi chẳng có thì giờ nào và chẳng còn chút gì giống như anh ao ước cả.
Al chợt nhắc:
-Em quên. Má nhắn với anh nhiều thứ lắm. Má nhắc anh nhớ đừng uống chút rượu nào, chớ cãi vả với ai, và nhất là đừng đánh bậy với ai hết. Má lo lắm, Má sợ họ bắt anh về lại nhà tù lắm.
-Anh không làm chi rắc rối, Má vẫn lo lắng như vậy mà thôi.
bia Mỹ BALLANTINE'S thập niên 1930
…
- Hai anh em mình mua ít bia uống đi anh? Em đang kiếm bia đây.
Tom lừng khừng trả lời:
-Anh không biết, xem chừng có bia Pa tiểu trùm lum cho xem.
- Ôi, anh xem này, em có sáu đô la đây. Hai chúng ta mua ít lít bia uống dần dần. Chẳng ai biết em có sáu đô la này đâu. Lạy Chúa, chúng mình chẳng có chút thời gian nào thoải mái cả?
Tom khuyên:
-Em nên cất dành tiền. Khi anh em mình tới bờ Tây đó là lúc chúng ta cần đồng tiền. Nhất là khi chúng ta đi làm
Tom xoay người trên ghế ngồi:
-Anh không cho em là một đứa thất bại. Anh nghĩ em tâm sự với ai nhiều rồi.
-Ôi, nói quái gì đâu, em chưa quen ai ở đây cả. Nếu em có thì giờ lái xe nhiều em sẽ có cơ hội tìm vợ. Tới California sẽ có chán khối thời gian.
-Anh hy vọng vậy.
-Anh không có thêm điều gì nữa hả?
-Không còn điều gì nữa.
-Hồi anh giết thằng đó, anh có bao giờ suy nghĩ về chuyện đó? Vụ đó có làm khổ tâm anh không?
TOM JOAD (tài tử Henry Fonda) trong Phim 1940
Tom cộc lốc:
-Không.
-Ồ, anh chẳng bao giờ nghĩ về chuyện đó hả?
-Có. Anh ân hận do hắn lại chết.
-Anh có tự kết tội mình không?
-Không, anh đã mãn hạn, anh đã hoàn thành thời gian tù tội của anh rồi.
-Có khổ lắm không? Trong tù đó
Tom lo ngại trả lời em trai:
-Nghe đây Al. Anh đã mãn hạn tù rồi, và chuyện ấy coi như xong. Anh chẳng muốn cứ nhắc đi nhắc lại mãi? Này qua con sông trước mặt chúng ta, là thị trấn. Chúng mình tới mà kiếm cho ra thanh nối để sửa cho xong chiếc xe mà đi là chuyện phải lo nhất.
Al chia sẻ với Tom:
-Má là người quá lo cho anh. Kỳ anh đi tù Má la khóc quá trời. Chỉ có mình Má mà thôi. Khi nào Má phát ra tiếng kêu khóc. Dù sao chúng mình cũng thông cảm nỗi lòng Má mình.
Henry Fonda trong phim cow boy
Henry Fonda, trong Warlock 1959
Tom kéo phần trước mũ che mắt mình:
-Nào nghe đây nè Al. Chúng ta bàn qua chuyện khác đi Al.
-Em chỉ muốn mách với anh chuyện về Má và anh đó thôi.
-Anh hiểu, anh hiểu. Nhưng anh không muốn nói nhiều, anh thà kiên trì làm việc là hay hơn cả.
Al trở lại một thái độ im lìm một cách lạnh lùng.
Chỉ một thoáng giây, Al mới buộc miệng:
-Em chỉ muốn nói với anh…
Tom nhìn người em, còn Al vẫn nhìn thẳng về trước. Chiếc truck nhẹ hều, chạy lôm côm tiếng kêu nghe rất ồn ào. Cặp môi dài của Tom nhếch lên khỏi hai hàm răng, anh nhẹ nhàng cười với người em trai:
-Anh hiểu Al chứ. Có thể anh hơi khó chịu. Nhưng anh chỉ muốn em hiểu vài điều. Em thấy đó, có nhiều điều em muốn biết, có chút gì lý thú. Nhưng anh nảy sinh ra một ý tưởng khá tức cười rằng cố gắng quên đi là điều hay nhất. Trong khoảnh khắc nào đó nó có thể khác. Ngay giây phút này anh nghĩ lại điều đó ruột gan anh cảm thấy khó chịu và ủ rủ. Nhưng này Al. anh muốn nói với em một điều thôi: nhà tù là một nơi làm cho con người dần dà trở thành quẫn trí. Em thấy không? Họ đều nổi điên, em có thể thấy hay nghe. Có thể còn quá sớm do em chưa biết em có nổi điên hay không nếu chưa va vào chuyện đó. Khi họ la hét vào ban đêm có thể em tưởng mình đang la hét. Và đôi khi cũng chính em vâỵ.
Al sợ sệt:
-Ôi thôi em không dám nghe nói chuyện về nhà tù nữa anh Tom ơi.
-Ba mươi ngày thì tạm được, một trăm tám mươi ngày cũng chịu được. Nhưng hơn một năm trở lên, anh không biết. Sẽ có những chuyện khác thường với trần đời này trong đó. Những con người bị giam cầm đó, đầu óc họ sẽ bị vặn vẹo hết. Thật khốn nạn, anh không muốn nói về điều đó nữa.
Nhìn kìa, mặt trời chói quá!
dodge truck 1925
thanh nối
Chiếc truck của hai người trờ tới trạm sửa dây cu roa xe, phía phải đường có một bãi chứa xe phế thải rộng khoảng một mẫu Anh có hàng rào kẻm gai bao quanh. Có mái tôn ở đằng trước với một chồng lốp xe cũ chất cao cạnh cửa, cùng treo một bảng giá. Đằng sau mái tồn có một mái che nhỏ hơn xây bằng ván nhỏ cùng các tấm thiếc nhỏ. Cửa sổ có kính chắn gió gắn vào trong tường. Xác xe cũ bỏ ngổn ngang trên bãi cỏ, những chiếc xe méo mó, bếp bỏ, xe bị tông không còn cái bánh nào nằm nghiêng ngả, máy xe rỉ sét bị tháo ra nằm dựa vào nhà kho. Thật là một đống rác xe khổng lồ; sắt chắn bùn cùng thành xe truck, bánh, trục; một bãi xe hỗn độn đang rỉ sét dần dưới nắng mưa, những khối máy móc phế thải (gutted) thật cả một đống thứ đồ vô chủ.
Al cho xe men theo nền đất vương vãi dầu mỡ dừng trước mái nhà kho. Tom nhảy xuống nhìn vào lối đi bên trong:
-Có ai ở đây không?
-Lạy Chúa, anh mong họ có loại “Dodge 25” vứt đây cho chúng mình tìm...
Có tiếng mở cửa phía sau nhà kho. Một gã đàn ông như một bóng ma từ bóng tối bước ra. Vóc dáng gã trông ốm o, gân guốc, da thịt lem luốc dầu mỡ. Gã chột một mắt nhưng chẳng cần đậy, cái hốc mắt trống co giật mỗi khi con mắt còn nguyên kia cử động. Cặp quần Jeans và chiếc áo sơ mi của gã dính đầy mỡ xe, hai bàn tay nứt nẻ. Phần quần lót bên trên nặng nề, ủ rũ cuốn ra bên ngoài.
Tom hỏi nhanh:
-Ông là chủ ở đây hả?
-Ta chỉ làm thuê cho chủ thôi, muốn gì đây?
-Ông có xe bỏ đời “Dodge 25” không? Chúng tôi cần thanh nối.
-Chẳng biết. Có ông chủ ở đây sẽ cho mấy ông biết, giờ ông chủ vắng rồi. Ông ta về nhà rồi.
-Cho chúng tôi tìm được không?
Gã đó khịt mũi vào lòng bàn tay xong lau vào ống quần:
-Mấy ông ở vùng này hả?
-Chúng tôi từ miền đông đang đi về miền tây.
-Hãy tìm quanh đây xem. Cứ đốt mẹ cái chỗ chết tiệt mà ta đang giữ này đi mà tìm.
-Xem chừng ông chẳng ưa ông chủ chút nào?
Con mắt tin anh của gã chợt run rẩy khép lại.
-Ta ghét hắn.
Giọng hắn chợt nhỏ đi:
-Ta hận thằng chó đẻ đó. Hắn về nhà rồi, hắn về với ngôi nhà của hắn rồi.
Từng tiếng nói của gã nặng nề tuôn ra:
-Hắn ta rất khoái cách làm đau khổ kẻ khác, tìm những ai đau khổ để xé nát tim gan họ ra. Hắn là thằng chó đẻ, hắn lấy được con gái mười chín, nhỏ nhắn xong còn nói với ta “sao mầy thích cưới cô ta không?’ Hắn nói thẳng với ta như thế. Và tối nay hắn còn trêu thêm: ‘họ có khiêu vũ đó mầy thích đi không?’Với ta hắn nói thế với ta?
Gã nói mà nước mắt trong của gã, ngay cái hóc mắt trống đỏ lòm đó cũng ứa ra:
-Ta thề có Chúa—có ngày ta sẽ dấu một cái cờ lê ống trong túi quần. Khi mà hắn còn nhìn vào mắt của ta mà nói như thế nữa, ta sẽ, ta sẽ dùng cái cờ lê này, cứa từng chút một và cắt đầu hắn lìa ra khỏi cổ cho xem!
Tiếng nói hắn hổn hển trong cơn thịnh nộ:
-Ta sẽ cứa một lần một ít cho đến khi đầu hắn lìa khỏi cổ!
...Mặt trời đã khuất sau rặng núi. Al Joad gắng nhìn vào đống xác xe.
-Anh Tom nhìn đằng kia kìa. Hình như có loại xe đời 25 hay 26 đằng đó?
Tom nhìn qua gã chột:
-Cho chúng tôi tới xem thử được không?
-Sợ quái gì mà không! Cứ lấy mẹ nó đi, bất cứ cái gì mấy anh muốn.
Hai anh em đi tới, len lỏi tìm lối đi giữa đống xác ô tô ngổn ngang, cho đến các loại sedan rỉ sét đang nằm bẹp dí trên mấy chiếc lốp xẹp lép.
Dodge truck đời 1925
Al la lên:
-Đúng là đời 25 rồi, chúng tôi có tách cái nồi ra được không ông?
Tom quỳ xuống xem ở gầm xe.
-Nồi không còn, một thanh nối thì ai lấy rồi, xem chừng họ chỉ lấy một thanh thôi.
Nói xong Tom vặn người nằm dưới gầm xe:
- Kiếm cái tay quay và cho nó nằm ngược lên xem sao Al?
Al dùng tay quay xoay từ từ, cho thanh nối lộ rõ:
-Dầu và rỉ sét từng cục
Tom thấy dễ dàng hơn:
-Không khó bao nhiêu.
Vừa nói anh vừa lượm miếng gỗ vụn dưới đất cạo sạch lớp dầu ở vòng bi và bu long của nó.
Al lo lắng:
-Có chặt lắm không anh Tom?
-Hơi lỏng, cũng không khó lắm.
-Có mòn lắm không anh?
-Miếng đệm khá nhiều. Chưa mòn hết. OK được rồi. Xoay dễ rồi thôi tháo xuống lấy ra đi. Đây rồi! Em chạy ra xe lấy đồ nghề mau đi.
Gã chột mắt chợt lên tiếng giúp:
-Để ta cho mượn đồ nghề.
Nói xong, gã chệnh choạng bước vội qua đống xe bỏ, chút chi trở lại với thùng dụng cụ. Tom vội tìm cái cờ lê ổ cắm đưa cho Al.
-Em tháo nó ra. Nhớ đừng làm mất mấy miếng đệm và bù lon, tìm cho ra mấy cái chốt cotter. Chúng ta làm mau lên trời tối rồi.
Al bò nằm dưới máy xe.
-Phải chi có cả bộ cờ lê cắm (socket wrench), thứ cờ lê này chẳng làm gì được
-Cần anh giúp thì kêu to lên nghe.
Gã chột bất lực đứng cạnh.
-Các người cần thì ta giúp một tay? Các người có biết thằng chó đẻ đó làm gì không? Hắn chỉ bận quần trắng tới đây thôi. Thế mà hắn còn lên giọng khoe khoang: nào mau lên, hãy ra mà xem con thuyền buồm của ta! Lạy Chúa, có ngày ta cũng treo cổ hắn.
Tiếng thở của gã chột nghe nặng nhọc:
-Ta chột mắt thì làm gì ra đó để đú đởn với đàn bà. Thế mà hắn vần trêu ngươi ta?
Dòng nước mắt tức hận của gã rơi xuống bên sóng mũi tạo thành một đường lằn giữa khuôn mặt bẩn thỉu bụi đất.
Tom cảm thấy sốt ruột:
-Thế tại sao ông cứ làm mãi ở đây? Tại sao họ cứ bắt ông ở đây để giữ luôn chỗ này?
-Nói thì dễ, nhưng một thằng chột như ta làm sao kiếm ra công việc nào?
Tom quay lại gã:
-Nào nhìn cho rõ ông bạn. Hãy mở con mắt còn lại của ông cho lớn ra để thấy do ông dơ dáy quá nhưng cứ vẫn thích lối sống như vậy và cứ tự oán trách đời mình. Dĩ nhiên chột mắt ra ngoài thì có gái nào ưa ông nhưng cố gắng giữ mình cho sạch sẽ và đừng hung dữ đánh người bằng cái cờ lê như ông nói thì còn hi vọng.
-Ta đã nói với anh chột mắt như ta thật khó quá đi, không nhìn được xa mọi thứ đều nhòa nhẹt thì làm gì hòng mong?
Quarter dollar (25 xu) vào thập niên 1930
Tom chẳng đồng ý:
-Ông nói không đâu vào đâu, tôi từng thấy con điếm một chân một lần đi khách cô ả tưởng chỉ kiếm được 25 xu thế mà lạy Chúa, ả kiếm được tới nửa đô la. Cô ả hỏi tôi từng ăn nằm với gái một chân lần nào chưa? Chưa, OK cô ả lại khoe, ở đây đặc biệt lắm đó, xứng giá nửa đô la. Cô ả còn khoe mình thật may mắn khi khách tới nườm nượp ồn ào…Chúa ôi, ông còn lo sợ chuyện một mắt của mình nữa chăng?
Gã chột vụng về chống chế:
-Anh nghĩ ra sao nếu mọi người thấy anh đều tránh?
-Đừng nói thế, rõ chết tiệt. Ông bướng quá. Cứ mãi trách mình. Chẳng có gì quan trọng cả. Cứ mua cái quần trắng thật bảnh tôi dám cá ông không còn chuyện uống rượu và nằm khóc trên giường nữa đâu!
-Cần gì không Al?
-Chưa anh, vòng bi lỏng ra rồi, em đang cho piston hạ xuống đây.
-Coi chừng vấp đầu đó.
Gã chột chợt nói, giọng nhỏ nhẹ:
-Anh nghĩ? Có ai ưa …ta chăng?
-Tại sao không? Cứ bảo họ mất một mắt ông càng giỏi hơn nữa.
-Mấy ông bạn tới đâu vậy?
-Chúng tôi đi cả gia đình, tới California kiếm việc làm nơi đó.
-Ồ, mấy bạn có nghĩ chột mắt như ta có kiếm ra việc nơi đó không? Ta lấy miếng băng đen che một mắt là xong.
-Sao không? Ông đâu có què!
-Ồ- các bạn cho ta đi theo được chăng?
-Chúa ôi, không được đâu. Ông thấy đó, cả nhà tôi đầy nhóc người giờ mắc kẹt ở đây nè. Cứ thu xếp ở đây xong, rồi kiếm cách khác mà đi.
-Lạy Chúa, ta sẽ đi thôi.
Có tiếng kim loại, và Al kêu:
-Lấy ra rồi.
-Kéo nó ra đây cho anh xem.
Al kéo ra cho Tom một piston và thanh nối cùng nửa phần dưới của ổ bi.
Người anh liền chùi sạch lớp kim loại babbitt:
-Anh thấy còn khá lắm, nếu anh em mình có đèn hi vọng sửa xe xong tối nay.
-Anh Tom, chúng ta chưa có vòng kẹp làm sao ấn vào nhất là bên dưới
-Có người vẻ cho anh cứ quấn dây đồng loại tốt vào để giữ vòng kẹp cho chắc cũng tốt thôi.
-Được, nhưng làm sao tháo dây ra?
-Nó chảy ra, không hại gì đâu.
-Dây đồng chắc tốt hơn.
-Dây đồng không đủ mạnh đâu.
Nói đoạn, Tom quay sang gã chột:
-Ông có thứ sợi đồng nào tốt không?
-Ta không rõ. Ta đoán có một cuộn quanh đây…mấy cậu có biết kiếm đâu miếng che mắt cho ta không vậy?
-Tôi không biết, ông hãy tìm cuộn đồng tốt đó ở đâu trước đã!
Trong cái nhà kho bằng sắt, cả ba đào bới tìm kiếm, cuối cùng tìm ra cuộn đồng. Tom dùng bàn kẹp sắt kẹp chặt thanh nối, xong cẩn thận quấn dây đồng quanh vòng piston, gõ dẹp những nốt đồng gồ lên đoạn luồn chúng vào rãnh, xong anh đẩy piston lên đoạn cuốn hết số dây đồng quanh cho đến khi đầy ống. Tom rà ngón tay lên xuống xem cho chắc vòng và số dây vừa đầy.
hình ảnh lịch sử người dân Mỹ phải rời quê hương Pittsburg , Tiểu Bang Oklahoma do Hạn hán kéo dài vào thời Đại Khủng Hoảng Kinh Tế Mỹ 1938
Trời đã sập tối, trong cái lều sắt chẳng còn thấy gì nữa. Gã chột lấy ra cái đèn pin soi đường.
Tom kêu lên:
-Có nó đây rồi. Ông nói đi, ông dùng đèn pin kia làm gì?
-Ô, cái đèn này chẳng tốt lắm. Pin mới thì 15 xu ông bạn có thể mua được, ô quên ba mươi lăm xu mới đúng.
-Được thôi. Còn nữa chúng tôi chưa trả cho ông thanh nối và cái piston này, bao nhiêu vậy ông?
Gã chột dùng đầu ngón tay xoa trán, một lằn bẩn hiện ra:
- Ồ, ta chẳng biết bao nhiêu mấy ông bạn ạ? Nếu có tên chủ ở đây, hắn ta sẽ tìm cuốn sổ phụ tùng xe xem giá đồ mới và ra giá đồ cũ này cho mấy ông bạn. Lão ta xem mấy ông bạn lục lọi tìm ra hay không? Rồi còn đoán ví tiền mấy bạn mang theo mà ra giá nữa. Có lão đó, ta đoán lão sẽ tìm giá đồ nguyên chưa dùng của đồ phụ tùng này là tám đô và sẽ ra giá cho mấy ông bạn là năm đô. Nếu than mắc, lão sẽ bớt xuống còn 3 đô. Giờ đây chỉ còn lại ta thôi, nhưng thôi lạy Chúa tôi, hắn mới là thằng chó đẻ hắn xem mặt bạn đang khẩn thiết cần mà chém tiền. Đối với lão, cả chiếc xe hắn chẳng bỏ sót thứ gì ngay cả cái vòng hộp số hắn còn bán lấy tiền.
Tom nóng ruột:
- Đúng vậy, nhưng giờ tôi phải trả bao nhiêu đây?
-Ta nghĩ, khoảng một đô la thôi.
-Được, tôi trả thêm 25 xu cho cái cờ lê ổ cắm này nữa đây. Ông kiếm gấp đôi dễ dàng như thế này rồi đó. Cố gắng tìm cách che con mắt khốn khổ đó đi nghe ông.
Nói xong Tom và Al vội vả vào xe. Trời tối quá rồi. Al lo rồ máy xe cùng bật đèn.
-Tạm biệt, mong gặp ông ở California nhé!
Chiếc xe leo lên đường chạy về hướng cũ.
Gã một mắt đứng nhìn hai anh em ra đi xong trở lại căn lều sắt, chui vào một góc. Bên trong tối om, gã tìm chiếc nệm bỏ sẵn trên sàn, buông mình xuống nằm dài người rồi khóc.
Ngoài xa lộ chỉ còn duy nhất tiếng xe ào ào chạy, còn bên trong bức vách sắt cứng cáp kia là nỗi cô đơn ghê gớm của gã chột đang ở một mình.
***
…
Nhà văn John E. Steinbeck (1902-1968)
...
Có căn lều gỗ làm chủ trên bãi đất dành cho người ta thuê cắm trại, trên chái hiên có cái đèn lồng bơm bằng dầu xăng, phát sáng tiếng nghe lì xì, tỏa nhiều vòng sáng tròn xung quanh. Khoảng sáu bảy cái lều đang dựng tạm quanh đó, mấy chiếc xe đậu sát với mấy căn lều. Người ta nấu ăn tối hết rồi chỉ còn vài chút ánh sáng của lửa than đâu đó còn sót lại trên nền đất. Một nhóm đàn ông đang tụ họp trước mái hiên căn lều gỗ kế ngọn đèn dầu hôi đang sáng. Khuôn mặt họ dường như đanh lại dưới thứ ánh sáng trắng gay gắt của ngọn đèn lồng in bóng mấy chiếc mũ đang chụp trên trán và mắt, còn bóng chiếc cằm càng thấy nhọn hơn. Vài ba người còn ngồi trên bậc thềm, một số đứng trên nền đất, tựa khuỷu tay vào lan can mái hiên. Gã chủ đất dáng người cao lêu nghêu, ngồi trên chiếc ghế trước hiên. Gã vừa dựa lưng vào vách, vừa gõ gõ ngón tay vào đầu gối. Bên trong căn nhà gỗ còn có ngọn đèn thắp sáng bằng dầu hôi, ánh sáng yếu ớt nhạt đi trước ánh sáng chói chang của ngọn lồng bên ngoài hắt vào. Tốp người thuê đất ngủ qua đêm đang vây quanh gã chủ đất.
Tom lái chiếc Dodge tấp bên đường xong đậu lại. Al lái chiếc truck vào cổng.
-Không cần lái chiếc Dodge vào làm gì
Tom nói xong liền ra khỏi xe bước tới cổng nơi ngọn măng sông đang tỏa sáng.
Gã chủ đất ngồi thẳng dậy:
-Anh muốn cắm trại đây hả?
-À không, gia đình tôi đã cắm trại đây rồi.
Chào Pa
Cha Tom đang ngồi trên bậc cấp cuối lên tiếng:
-Ôi, Pa tưởng con phải đi mất cả tuần, sửa xe được không?
-Chúng ta thật may, chưa tối đã mua ra đồ thay cho xe rồi. Sáng mai chúng ta có thể khởi hành sớm.
Pa mừng rỡ:
-Thật quá tốt đẹp, má con đang lo. Bà nội con lại quẩn trí rồi.
-Vâng con biết, Al có nói với con. Giờ Nội đỡ chút nào không Pa?
-Cũng được, dù sao bà đã ngủ rồi.
Gã chủ đất lên tiếng xen vào:
-Nếu anh bạn muốn cắm lều tại đây tôi lấy anh 50 cents (4 bits). Hãy lựa một nơi để dựng lều có nước có củi cho anh. Không ai làm phiền bạn cả.
Tom sừng sộ:
-Quái gì thế? Hai đứa tôi sẽ ngủ dưới mương cạnh đường ngoài đó, và chẳng trả gì cho ai cả.
Ngón tay gã chủ đất tiếp tục đánh nhịp vào đầu gối:
- Cảnh sát sẽ tới khám xét ban đêm. Họ làm khó anh ngay. Trong tiểu bang này, ngủ ngoài đường là phạm luật. Có luật cấm kẻ lang thang ngoài đường ở đây?
Giọng Tom mỉa mai:
-Nếu tôi trả cho ông nửa đô la thì tôi không phải là kẻ lang thang hử?
-Đúng vậy!
Tom nổi giận, đôi mắt như tóe lửa:
-Mấy cha cảnh sát đó không phải là anh rể của ông chứ gì?
Gã chủ chồm người tới:
-Không hề thế, cảnh sát chẳng bà con gì với ta. Ta chẳng có thì giờ và người địa phương đây chẳng cần phải bàn bạc gì với hạng ăn mày như các người nữa.
-Không có chuyện rắc rối nếu ông tước đoạt được của chúng tôi NỬA ĐÔ LA và khi nào thì chúng tôi là lũ ăn mày mạt hạng? Chúng tôi chẳng cần hỏi gì ở ông nữa. Tất cả chúng tôi là lũ ăn mày, hả? Tốt, chúng tôi chẳng xin ở ông xu nào để có cơ hội nằm xuống nghỉ ngơi cả.
Toán đàn ông trước hiên, yên lặng và trơ cứng. Cảm xúc trên mặt họ hoàn toàn biến mất; những đôi mắt cố che dấu dưới vành mũ, họ rón rén bước tới trước gã chủ đất.
Tiếng Pa gầm lên:
-Đi ra khỏi đây mau Tom!
-Con đi ngay thôi.
Cái vòng người tiếp tục câm lặng. Họ ngồi trên các bậc gỗ, dựa mình trên cái lan can hàng hiên. Ánh mắt họ lấp lánh dưới ánh sáng gay gắt từ ngọn đèn lồng. Khuôn mặt họ tuồng như đờ đẫn bất động dưới ánh sáng ngọn đèn. Ánh mắt sẽ liên tục đảo quanh để từng người đang lần lượt nói. Tuy nhiên nét mặt họ vẫn vô hồn, câm nín.
Có con thiêu thân nào đó vụt bay vào ngọn đèn, sức nóng làm thân nó nổ tan, không còn gì cả.
Trong mái lều vừa dựng có tiếng con nít kêu khóc; tiếng bà mẹ dỗ dành, sau đó là tiếng hát ru cho trẻ ngủ:
-Chúa thương yêu con trong đêm nay, ngủ hãy ngủ đi con, ngủ ngon nhé!Jesus canh thức cho con ngủ trong đêm. Hãy ngủ hảy ngủ đi con…
Ngọn đèn lồng vẫn lì xì phát sáng trước hiên. Gã chủ đất tiếp tục gãi ngứa ỏ khoảng hở cái áo sơ mi đang phanh ra trước ngực làm lộ rõ chòm lông ngực màu bạc. Gã cảm thấy phải đề phòng chuyện rắc rối có thể xảy ra. Gã cảm thấy cần phải đề phòng nhóm người đang vây quanh, theo dõi phản ứng trên mặt họ nhưng họ vẫn bất động.
Tom yên lặng khá lâu. Đôi mắt đen xẩm của anh lừ lừ nhìn gã chủ đất:
-Tôi chẳng muốn gây chuyện đâu. Nhưng thật là khó nghe khi dùng cái chữ ăn mày đặt cho chúng tôi, tôi chẳng sợ gì cái tên đó.
Giọng anh nhỏ lại:
-Tôi sẽ đi và tôi không sợ ông hay ông cảnh sát nào đó đâu! ở đây chẳng tốt chút nào.
Nhóm đàn ông bắt đầu xê dịch, thay đổi vị trí. Ánh mắt họ lấp lánh, chậm chạp ngước lên nhìn vào miệng chủ đất. Mắt họ theo dõi cặp môi của gã chủ nhúc nhích. Gã chủ đất an tâm. Gã cảm thấy gã đã thắng, nhưng chưa dứt khoát có tính thêm tiền hay không:
-Nửa đô la anh cũng không có hả?
-Tôi có chứ, nhưng tôi cần dùng nửa đô la này. Tôi không thể dùng nó cho một giấc ngủ qua đêm được?
-Ồ, chúng ta ai cũng lo cho cuộc sống như vậy cả.
-Đúng, nhưng tôi chỉ muốn lo cho cuộc sống không bằng đồng tiền tước đoạt từ người khác?
Nhóm người lại nhúc nhích.
Pa lên tiếng:
-Chúng tôi sẽ đi sớm. Thưa ông, chúng tôi trả tiền rồi. Mấy người này đều trong gia đình chúng tôi. Sao họ không ở lại được? chúng tôi trả rồi mà?
Gã chủ giải thích:
-Nửa đô la một chiếc xe.
- Ồ, con tôi đâu có đem xe vào đây? Xe đậu ngoài đường mà.
- Anh ta lái xe vào hay đậu ngoài đó đều giống nhau cả.
Tom nói với cha:
- Sáng mai hai đứa con lái xe rà rà theo đường, sẽ gặp nhà mình trong buổi sáng. Chúng con đợi, Al và bác John có thể theo chúng con.
Tom ngước lên chủ đất:
-Như thế được chứ?
Gã chủ quyết định nhanh chóng, có chút nào nhượng bộ:
-Nếu giữ nguyên số người lúc tới và đã trả tiền thì được.
Tom kéo gói đựng thuốc ra, chỉ còn một ít thuốc lá dưới đáy bao, anh vấn đủ một điếu xong vứt cái bao đi.
-Chúng con đi giờ đây
Pa nhẹ nhàng nói với mấy người xung quanh:
-Gia đình chia ra như thế này thật khổ. Người nhà chúng tôi cũng có nơi ăn chốn ở, chưa bao giờ phải ra đi. Do mấy chiếc máy cày đó tới bứng chúng tôi đi. Chúng tôi là dân có đất đai ruộng đồng mà.
Có một gã thanh niên ốm nhom, cặp lông mày vàng cháy, quay đầu lại:
-Làm nông hả?
-Đúng chúng tôi làm nông nhưng thuê đất, họ là chủ đất chúng tôi.
-Thế giống tôi rồi.
-Còn may là chúng tôi không kéo dài tình trạng này lâu. Chúng tôi khởi sự tìm về miền tây kiếm công ăn việc làm rồi sẽ kiếm ra miếng đất có nước trồng trọt mà sống.
Có một gã rách rưới đứng cạnh lan can hàng hiên. Chiếc áo khoác gã ta rách bươm, tua ra từng đường dài. Hai đầu gối của chiếc quần vải thô dày bay đâu mất? Mặt gã bám dày một lớp bụi đen, hiện rõ những vệt mồ hôi.
Gã quay đầu về phía Pa:
-Mấy người ra đi chắc cũng mang theo được khá tiền chứ gì?
-Không, chúng tôi không có nhiều tiền mang theo, nhưng phần đông trong nhà tôi đều làm việc được, chúng tôi đều là người siêng năng cả sẽ có tiền công cao tại đó rồi chúng tôi sẽ góp lại với nhau để gầy dựng lại.
Gã rách rưới đó trố mắt nhìn Pa, bỗng nhiên gã cười lớn. Tiếng cười của gã lại chuyển qua khúc khích. Tất cả mọi người quay đầu nhìn gã. Gã không nín được tiếng cười lại trở thành ho sù sụ. Gã cười đến nỗi rớt cả nước mắt và màu mắt trở nên đỏ chạch. Cuối cùng gã kềm lại được:
-Mấy người dám đến đó chứ? Ôi lạy Chúa!
Gã lại cười khúc khích trở lại:
-Các ông tới đó và kiếm tiền công nhiều ư? Ôi Chúa ơi!
Gã dừng cười nhưng tiếng nói trở nên trêu chọc, ranh ma:
-Các người tới hái cam, hái đào chứ gì?
Giọng Pa trở nên nghiêm nghị:
-Chúng tôi sẽ có những gì chúng tôi làm được. Khi đã bỏ nhiều công sức để làm.
Gã đó vẫn còn cười khúc khích qua hơi thở.
Tom tức giận quay lại:
-Đồ chết tiệt có cái gì vui không hả?
Gã rách rưới đó câm bặt, rồi lại ủ rũ nhìn vào hàng hiên:
-Ta dám cá mấy người muốn qua California chứ gì?
-Ta đã nói với ông bạn rồi, còn cá và đoán gì nữa?
Gã rách rưới giờ mới từ từ thổ lộ:
-Ta cũng từ đó trở về đây mấy người ạ.
Mọi khuôn mặt đều quay về gã, đờ đẫn. Âm thanh sì sì của cái đèn giờ chỉ còn tiếng hơi nghe rất nhẹ. Gã chủ đất ngồi thẳng dậy, hai chân ghế lại hạ xuống về lại thành hiên. Gã đứng dậy bơm lại chiếc măng sông cho đến khi tiếng sì sì nghe mạnh trở lại. Gã trở về chiếc ghế, nhưng chẳng còn ngồi ngả người như lần trước.
Gã rách rưới nhìn thẳng vào đám người:
-Ta trở lại quê để chịu chết đói, ta thà chết đói một lần còn hơn.
Pa ngạc nhiên:
-Nói quái gì thế kia? Xem này ta có tờ Quảng Cáo đây, họ nói trả lương rất cao mà? Mới đây thôi ta thấy một tờ nữa, họ đang cần nhiều thợ hái trái cây mà?
Gã kia quay lại phía Pa:
-Ông đang đi hay đang quay về?
-Không, chúng tôi ra đi. Họ cho máy cày phá sập nhà chúng tôi hết rồi.
-Các người không trở về chứ?
-Đương nhiên là không rồi.
Gã kia thố lộ:
-Chúng tôi chẳng muốn dọa các bạn đâu.
-Dĩ nhiên ta tin thế, anh chẳng muốn dọa chúng tôi. Tờ Quảng Cáo này rõ ràng cần người. Nếu không cần người họ tốn tiền in Quảng Cáo làm gì? Họ không dại gì tung quảng cáo ra nếu họ chẳng cần người?
-Thật tình tôi chẳng muốn dọa hay làm các bạn lo lắng đâu.
Pa nổi giận:
- Mầy cứ nói điên như thế mãi. Không lo câm cái mồm lại đi. Rõ ràng Quảng Cáo của ta nói họ cần người. Mầy lại cười còn nói họ chẳng cần? Mầy nói đi, ai là người nói láo hả?
Gã rách rưới đó nhìn vào đôi mắt giận dữ của Pa. Xem chừng hắn ân hận:
-Ừ, Quảng Cáo đó phải đúng họ đang cần người.
-Thế tại làm sao, mầy cứ cười là cái quái gì?
-Bởi vì ông chưa biết họ đang cần người loại nào đó thôi.
-Mầy nói gì?
Gã ta đi đến một quyết định cuối cùng:
-Ông coi lại, họ nói họ cần bao nhiêu người trong Quảng Cáo đó?
-Chỉ một vùng nhỏ thôi, nhưng họ cần tới TÁM TRĂM người?
-Quảng Cáo màu cam chứ gì?
-Tại sao mầy biết, đúng vậy?
-Ông cho tôi biết tên một người trong tờ đó, người nào đó tên người thầu công cũng được.
Pa thò tay vào túi lấy ra tờ giấy.
-Đúng, sao mầy biết?
-Các người thấy đây, tờ giấy đó chẳng ý nghĩa gì cả. Nếu người đó muốn tám trăm người, họ sẽ in ra NĂM NGÀN người và tất nhiên sẽ có HAI MƯƠI NGÀN người đọc tờ giấy đó rồi sao nữa? có thể hai mươi ba ngàn người cùng đọc y vậy. Chúng ta điên rồ cùng dại quá đi?
Pa rên rỉ:
-Nhưng mầy nói thế chẳng có ý nghĩa gì hết?
-Không ý nghĩa cho đến khi ông gặp được người phát hành tờ giấy này đó ông ạ. Ông sẽ gặp hắn hay người thừa hành của hắn. Có thể lúc đó ông và hàng chục gia đình đang cắm trại tạm chờ gần cái mương nào đó. Hắn sẽ dò xét vào mấy căn lều của ông xem ông còn có cái ăn không? Đợi lúc các vị hết sạch không còn gì ăn cả, hắn ta mới cất giọng hỏi, ‘cần việc hả?’ rồi ông trả lời, ‘Vâng thưa ông, tôi cám ơn ông cho cơ hội làm việc.’ Rồi hắn nói, ‘Ta có thể mướn ông.’ Rồi ông nói, ‘Lúc nào tôi có thể bắt đầu làm thưa ông.’ Hắn sẽ cho ông biết địa điểm, thời gian và hắn tiếp tục như thế với người khác. Nếu như hắn thực sự cần hai trăm người, hắn sẽ hứa hẹn với năm trăm người, đều nói thế với tất cả như thế. Đợi lúc các ông tới địa điểm hắn hẹn, ông sẽ thấy cả ngàn người cùng tới. Cũng chính miệng hắn, hắn nói, ‘Ta trả hai mươi xu một giờ.’ Có thể một nửa số người bỏ đi nhưng đương nhiên còn lại khoảng năm trăm người ở lại, và số người này chắc chắn là phải đang đói kịch liệt, họ giờ này sẵn sàng làm việc mà chỉ cho ăn bánh không thôi cũng được. Tốt, số người còn lại này sẽ ký ngay hợp đồng hái đào hay thu hoạch bông gòn ngay thôi. Ông thấy đó, hắn ta sẽ thuê được khá bộn số nhân công đói khát và hắn lại càng trả ít tiền công hơn. Đối với người đông con hắn còn có lợi hơn, khốn nạn quá vì sao ông thừa hiểu rồi. Đó tôi nói ra không để dọa các người chút nào đâu.
Những khuôn mặt thất thần nhìn gã. Những đôi mắt dò xét lời nói thoát ra từ miệng hắn.
Gã rách rưới chợt cảm thấy ý tứ hơn nữa:
-Ta muốn nói ta chẳng dọa chi các người cả lý do ta vừa làm ở đó. Ta mách thế cho các người sắp tới đó lại không còn trở về được nữa.
Một không khí im lặng, nặng nề bao phủ hàng hiên. Ánh đèn còn tiếp tục kêu sì sì, đám thiêu thân vẫn tiếp tục bu quanh ngọn đèn. Gã rách rưới tiếp tục nói, giọng đầy băn khoăn:
- Để ta xem các người làm gì khi gặp thằng đó. Để ta chỉ cho các ông nói. Hãy hỏi trước hắn trả bao nhiêu, bắt hắn phải ghi vào giấy số tiền hắn hứa trả. Hãy đòi hắn làm thế. Ta xin nói trước nếu các ông không làm thế là rất ngu dại biết không?
Gã chủ đất chồm người về trước xem cho rõ gã rách rưới và dơ dáy kia. Ông ta tiếp tục gãi chòm lông bạc trước ngực, giọng lạnh lùng:
-Anh chắc là không dọa dẫm gì đám người này chứ? Anh chắc không loan tin láo về chuyện nhân công chứ?
Gã rách rưới rên rỉ:
-Ta thề có Chúa ta chẳng hề láo như thế.
Chủ đất lên giọng đạo đức:
-Có khá đông người cứ đi quanh phao truyền chuyện rắc rối làm cho người ta cuống lên. Họ nói làm sao để bào xới lòng người. Có nhiều hạng người như vậy lắm. Phải đến lúc cột chúng lại, toàn là bọn gây rối không thôi. Chúng ta phải đẩy cổ bọn này ra khỏi đất nước. Người ta cần công việc, OK nếu bọn này không cần, kệ thây chúng. Chúng ta chớ để bọn này gây rối nữa.
Gã rách rưới cố dằn mình lại:
-Ta chỉ muốn mách với đồng hương thôi, ta mất một năm mới có kinh nghiệm đó. Hai đứa con ta và vợ ta đều chết đói mới có được kinh nghiệm đau thương này. Đau khổ như vầy nhưng tại sao ta lại không báo cho các người. Ta gặp đau thương do không ai mách trước với ta? Giờ ta biết mà lại không thể báo trước cho các người hình ảnh mấy kẻ đồng hương nằm dài thườn thượt trong lều, bụng xép ve còn da bọc xương như con nhộng run rẩy và rên rỉ. Còn ta thì mãi chạy quanh van xin công việc dù không tiền, không lương gì cũng làm!
Chợt hắn hét to:
-Chúa ôi! Chỉ cần họ cho chúng tôi một lon bột hay một muỗng mỡ mà thôi. Rồi nhân viên điều tra đến hắn nói “con mấy người chết vì trụy tim” rồi viết lên giấy như thế. Bầy con run rẩy, bụng chúng lòi ra như bàng quang con lợn.
Đám người đứng nghe, chết trân miệng há hốc. Hơi thở họ như dừng lại rồi theo dõi.
Gã rách rưới nhìn quanh xong quay người lủi nhanh vào bóng đêm. Bóng tối đã nuốt chửng hắn, nhưng người ta còn nghe tiếng chân lê bước một lúc khi hắn men theo xa lộ. Có chiếc xe nào trong đêm chạy qua chiếu chiếc bóng của hắn đang lạng quạng bước bên đường, đầu hắn cúi gầm hai bàn tay thọc sâu vào túi cái áo khoác màu đen.
***
Đám đàn ông giờ đây ai nấy đều cảm thấy xao xuyến trong lòng.
Một người lên tiếng:
-Ồ, khuya quá đi ngủ hết đi.
-Toàn là gian xảo, đồ khốn, có nhiều đứa gian xảo như vậy dọc đường
Nói xong gã chủ im lặng chỉ tay vào cổ họng ra dấu không bao giờ tin cùng lật chiếc ghế dựa vào vách trở lại như cũ.
Tom chợt nhớ ra:
-Con cần gặp Má một phút rồi đi ngay
Hai anh em vội đi tìm Ma
Pa tần ngần và hỏi thầy đạo:
- Giá như hắn nói thật…cái gã vừa nói đó?
Thầy Casy trả lời Pa:
- Nếu hắn nói thật, cũng đúng. Sự thật của hắn. Hắn chẳng dựng chuyện làm gì, có ích gì cho hắn đâu?
- Còn chúng ta thì sao? Phải chăng sự thật đó sẽ dành cho chúng ta?
Vị thầy lưỡng lự:
-Ta chẳng biết.
Tiếng Pa cùng một ý:
-Ta cũng chẳng biết.
Họ đi lại mái lều, được căng từ một tấm bạt ngang qua dây thừng. Bên trong tối om, yên lặng từ lúc nào. Khi họ tới sát mái lều có một bóng đen to lớn chợt bật dậy ngay lối vào. Ma chờ đợi đã lâu và bước ra đón họ.
- Tất cả ngủ hết rồi, Bà nội cuối cùng cũng phải ngủ.
Thoáng thấy Tom, bà vội hỏi vẻ lo lắng:
- Làm sao con đi tới đây được, con không có chuyện gì rắc rối chứ?
- Con sửa xe xong rồi, chúng con đi ngay bây giờ là giờ ngủ rồi.
- Lạy ơn Chúa cứu giúp. Má mong đi mau cho rồi. Tới vùng đất giàu có và xanh tốt kia càng nhanh càng tốt.
Tiếng Pa đắng hắng:
-Có một thằng hắn vừa nói….
Tom bấm vào tay cha thúc mạnh cùng nhanh miệng nói lấp:
-Thằng đó thật tức cười thật nói gì đâu đâu, chán khối đứa hề như vậy dọc đường đó mà.
Má cố nhìn người nhà xuyên qua bóng tối. Bên trong lều có tiếng ho của Ruthie và ngáy tiếp trong giấc ngủ.
-Má chỉ rửa cho chúng thôi. Nước dơ lại còn hiếm chỉ cho các em rửa thôi, còn dành vài thau cho người lớn rửa mặt. Đi đường không thể sạch được.
-Mọi người đầy đủ trong nhà cả chứ? Pa hỏi.
-Có đủ, chỉ trừ vợ chồng Connie và Rosasharn. Hai đứa đó muốn ngủ ngoài trời, vợ chồng chúng nói trong lều nực nội quá.
Pa ngạc nhiên:
-Rosaharn kia lạ quá, hình như cái gì cũng e dè?
-Con bé đó là ưu tiên một mà, thằng chồng Connie lo trải một lớp cho vợ nằm. Mấy người cũng làm như hắn mà ngủ.
-Chúng con đi ngay bây giờ, đậu xe ngoài đường cách đây một đoạn thôi. Ngày mai nếu chưa thấy con nhớ để ý tụi con bên tay phải nhe Má.
– Nhưng Al ở lại chứ?
- - Phải, Al ở lại nhưng Bác John đi theo chúng con, chúc Má ngủ ngon.
Nói xong mấy người bước đi khỏi cái trại tạm trú qua đêm. Phía trước một cái lều, còn một người đàn bà đang nhóm củi đun sôi ấm nước sửa soạn cho thức ăn sáng. Mùi thơm món đậu nấu, đậm đà thơm ngát.
Đi ngang, Tom thật thà buộc miệng:
-Ước gì giờ đây ta có một dĩa đậu như thế!
Người đàn bà mĩm cười:
-Món này chưa nấu xong, cậu thích thì sáng sớm mai lại đây sẵn sàng mời cậu.
-Cám ơn bà.
Tom, thầy Casy, Bác John giờ bước qua mái hiên của chủ đất. Người chủ vẫn còn ngồi chiếc ghế, ngọn đèn lồng vẫn tiếp tục tỏa sáng và phun hơi sì sì. Thấy ba người đi qua, gã quay đầu lại.
Tom nhắc khéo:
-Ông kia, coi chừng hao hết xăng đó?
-Ồ, đúng lúc ta phải tắt ngọn đèn này rồi.
Tom nói thêm giọng trêu chọc:
-Ta nghĩ không có nửa đô la nào chạy bậy trên đường đâu.
Có tiếng chân ghế nện vào sàn hiên.
-Ê, mầy tới đây để phá ta đó hả, ta sẽ nhớ mặt mầy, mầy chỉ tới đây để phá hoại thôi!
-Đúng, ta là thằng bolshevis đây.
-Mấy thằng chết tiệt như tụi mày hãy xéo đi!
Tom cười lớn đi qua cổng và trèo vào trong chiếc Dodge. Anh lượm một cục đá liệng vụt về hướng ngọn đèn. Có tiếng hòn đá vụt trúng vào mái nhà, gã chủ đất hoảng sợ vụt đứng dậy nhìn vào bóng tối.
Tom mở máy xe leo lên đường. Anh lắng tai thật kỹ nghe tiếng máy có âm thanh gì lạ không? Ánh đèn yếu ớt của chiếc xe dọi những vệt sáng mờ ảo trên xa lộ ./.
John E. Steinbeck 1939
HẾT
Dịch thuật và giữ bản quyền Đinh hoa Lư 4/10/2021
No comments:
Post a Comment