Sunday, February 25, 2024

GUENTER LEWY--CHIẾN THẮNG BỎ RƠI

 

CHIẾN THẮNG BỎ RƠI


CUỘC CHIẾN ĐÚNG RA CHÚNG TA ĐÃ THẮNG 

của  Giáo Sư Guenter Lewy
(THE WAR THAT COULD HAVE BEEN WON Reiviewed By GUENTER LEWY








Giáo Sư Guenter Lewy (sinh 22/8/ 1923) là giáo sư danh dự MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ thuộc Đại học Massachusetts và là tác giả của cuốn Nước Mỹ tại Việt Nam (America in Vietnam -1978). 

***
 PHÊ BÌNH của Guenter Lewy về CUỐN SÁCH CHIẾN THẮNG BỎ RƠI  CỦA NHÀ SỬ HỌC NỔI TIẾNG MARK MOYAR

Sách phê bình:

THE TRIUMPH FORSAKEN / VIETNAM WAR 1954-1965 Dr. MARK MOYAR ĐẠI HỌC CAMBRIDGE


Dr Mark Moyar (sinh năm 1971) tốt nghiệp cử nhân tối ưu (summa cum laude) về sử học tại Đại Học Harvard và tiến sĩ sử học tại Đại Học Cambridge Anh Quốc. 
Ông thuờng viết cho các tờ báo lớn tại Mỹ như New York Times, The Wall Street Journal và Washington Post
Mark Moyar còn là cố vấn quốc phòng và tác giả của "Chiến Thắng Bỏ Rơi: Cuộc Chiến Việt Nam , 1954-1965 (Triumph Forsaken: the Vietnam War1954-1965)

   TS Mark Moyar hiện là phó giáo sư tại Đại Học Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã thực hiện xong tác phẩm có nghiên cứu sâu rộng cùng cẩn thận về cá nguồn tham khảo kể cả dùng tới tài liệu lịch sử của Bắc Việt. Trong hai tác phẩm cuối về Chiến Tranh VN đối với Mark Moyar cho rằng phần đầu về cuộc chiến đối với dư luận Hoa Kỳ đã vẽ ra ông Diệm-một nhà lãnh đạo ủy nhiệm của Mỹ (America’s proxy leader) là một kẻ 'phản bội, mù quáng  chuyên chế'.

 Theo khảo cứu của TS Moyar ông cho thấy quyết định của Hoa Kỳ bỏ miền nam và lật đổ TT Ngô đinh Diệm là một việc hết sức SAI LẦM VÀ NGHIÊM TRỌNG NHẤT trong cuộc Chiến VN.


Ông Ngô Đình Diệm trở thành Thủ Tướng miền Nam VN mới độc lập vào năm 1954. Ông  là người VN được biết đến với chủ nghĩa dân tộc triệt để nhất.
 Chỉ trong vòng một năm ông đã thành công giúp cho gần một triệu di dân miền bắc từ bỏ chế độ CS vào nam cùng giải giới quân đội cá nhân từng đe dọa chính phủ VNCH.

 Chính phủ của tổng thống họ Ngô đã hiện hữu rất tốt trên con đường tạo ra một tân quốc gia đáng được Mỹ ủng hộ tại Đông Nam Á đang trong tình trạng biến loạn. Trước hết ông Diệm phải cai trị độc đoán do ông tin rằng nền dân chủ hoàn toàn Tây phương rõ ràng không phù hợp với một đất nước đang trong hỗn loạn, thiếu tinh thần và đang bị đòi hỏi phải đấu tranh sống chết với một kẻ thù là cộng sản quá hăng say và cương quyết. 

Mặc dù Đường Mòn HCM tại Lào đã đem vào quá nhiều quân số cùng tiềm lực chiến tranh nhưng cuộc chiến chống cộng của chính phủ ông Diệm đã trải qua nhiều bước ngoặc đầy kịch tính cho đến năm1962. 

Đại Sứ Cabot Lodge tại VN vào năm 1963 và tướng Trần Văn Đôn


   Tuy nhiên cách cai trị quốc gia của Ông Diệm đã bị một số người dân miền nam nước ông chỉ trích mạnh mẽ và một số chính khách phương Tây bao gồm đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge
Cũng theo Mark Moyar việc lật đổ TT Diệm vào ngày 1/11/1963 là ý định tự quyền của Đại Sứ Cabot Lodge không có sự đồng ý của TT Kennedy; điều này đã là một sai lầm hết sức TRẦM TRỌNG đưa đến sự THẤT BẠI KHÔNG ĐÁNG.

Lý luận của Moyar không phải là mới. Luận cứ này đã được tranh luận vào những năm 1960 bởi một số nhà báo giàu kinh nghiệm nhất của Mỹ đồng thời như Marguerite Higgins, Keyes Beach, và Joseph Alsop, cũng như từng được tranh luận do các học giả như Ellen J. Hammer và Dennis J. Duncanson

FILE - Journalist Neil Sheehan ishown in New York, Nov. 29, 1988. Sheehan, a reporter and Pulitzer Prize-winning author who broke the story of the Pentagon Papers for The New York Times and who chronicled the deception at the heart of the Vietnam War in his epic book about the war, has died. He was 84. (AP Photo/Ed Bailey)


    Quan điểm trái ngược lại được đưa ra bởi hai phóng viên trẻ, David Halberstam của New YorkTimes và Neil Sheehan, người đã cho thể chế Việt Nam căn bản giống như Hoa Kỳ và đổ mọi rắc rối cho sự cai trị độc đoán của Diệm. Đại Sứ Lodge cũng có quan điểm tương tự, và điều này khiến ông Lodge vô cùng khinh khi khi nhìn chế độ Ông Ngô đình Diệm.

   Trong cuốn sách của TS. Moyar có vài phần gây ngạc nhiên vào cách ông Halberstam và ông Sheehan trình bày về Đại Sứ Cabot Lodge mà độc giả của họ ở Mỹ đã đọc nhưng với thông tin không chính xác về phong trào phản kháng của Phật giáo và về chính trị Nam Việt Nam

Biệt danhAlbert Phạm Ngọc Thảo,
Albert Thảo,
Chín Thảo
Sinh14 tháng 2 năm 1922
Thành Phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang
Mất17 tháng 7, 1965 (43 tuổi)
Sài Gòn (nguồn WIKI)
Phạm Xuân Ẩn (ngày 12 tháng 9 năm 1927 – ngày 20 tháng 9 năm 2006) tên thật Phạm Văn Thành là thiếu tướng tình báo của Việt Nam, có các biệt danh là X6Trần Văn Trung hoặc Hai Trung.[1] Ông làm nhà báo và phóng viên cho hãng tin Reuters, tạp chí Time, tờ báo New York Herald TribuneThe Christian Science Monitor, v.v. Ngày 15 tháng 1 năm 1976, ông được Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. (nguồn WIKI)



    Vấn đề phần lớn nó vô tình nhận được từ Hai điệp viên Cộng sản bí mật. Phạm Ngọc Thảo là một đại tá trong quân đội VNCH và được người Mỹ gọi là một “thành phần cải cách” (young Turks) tài giỏi, người có thể giúp xoay chuyển miền Nam Việt Nam.

 Phạm Xuân Ẩn làm việc như một phát ngôn nhân cho Reuters và đã thao túng và đánh lừa báo chí nước ngoài. 

   Do sự bất đồng và bị thúc đẩy bởi sự thiên vị của chính các người này- ông Halberstam và ông Sheehan đã nắm được phong trào phản kháng của Phật giáo là bằng chứng cho chúng ta thấy chính quyền Diệm tuyệt vọng nên sinh ra đàn áp, thiếu sự ủng hộ của toàn dân và do đó chế độ Diệm đáng bị lật đổ. Các nhân vật này lập luận rằng 70% hoặc 80% dân số miền Nam là Phật giáo do thế xa lánh những người theo Phật Giáo cũng tương tự xa lánh phần đa số của đất nước. Trên thực tế, số lượng Phật tử  là từ 10% đến 27% dân số nếu đặt trên quan niệm họ có chính thức có thực hành đạo pháp hay không. Hầu hết những người theo đạo phật Nam VN lại sống ở nông thôn và không biết gì về biến động chính trị ở Sài Gòn và Huế.

    Có một số đáng kể những người biểu tình chống lại Chế Độ Ông Diệm là các gián điệp cộng sản cài vào trong đó có một số nhà sư. Việc cài như thế như vậy quá dễ do rằng bất kỳ người Việt Nam nào cũng có thể giả làm vị sư Phật Giáo bằng cách 'cạo đầu, mặc áo cà sa và hành động với sự khiêm nhường nhả nhặn" là được' 
   Trong nhiều năm dài chế độ Hà Nội không bao giờ lên tiếng xác nhận về chủ đề nhạy cảm này-họ có sự tham gia của phong trào Phật giáo hay không? Nhưng vào đầu những năm 1990, bắt đầu có xuất hiện các trang mạng nêu ra chi tiết về sự đồng lõa của vấn đề trên. Một nghị quyết cộng sản cấp cao vào năm 1961 đã khuyên các gián điệp được cài vào các tổ chức tôn giáo như sau...
    "Một khi các gián điệp của ta cài     vào đó, số này sẽ lãnh đạo các         tổ chức hoạt động cho sự             nghiệp của nhân dân". 

Theo tài liệu Lịch Sử Cộng Sản, Ủy Ban Trung ương Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF)
    "nhanh chóng chỉ đạo cho nhân         dân của mọi tầng lớp dân cư         hợp tác tích cực với các tăng ni,     phật tử trong một cuộc đấu             tranh cương quyết cho đến khi         đạt được mục tiêu.
 
Các trang tài liệu này ghi nhận NLF có tổ chức một số cuộc biểu tình tại tỉnh thành, trong đó những người biểu tình đã tố cáo tội lỗi của Hoa Kỳ và TT Diệm cùng yêu sách "tự do tôn giáo" và "dân chủ".

    Chính quyền cộng sản Việt Nam không bao giờ thừa nhận ông Thích Trí Quang, lãnh đạo quan trọng nhất của những người biểu tình bạo lực của Phật giáo là một GIÁN ĐIỆP, nhưng theo Moyar có những chứng cớ đáng kể cho nghi ngờ này. Trong các bài 
thuyết giảng của ông Thích Trí Quang, ông từng lập luận cho rằng, "Phật giáo và chủ nghĩa cộng sản là tương hợp nhau". 

    Các chiến thuật chính trị của ông, đặc biệt là đối với việc truyền bá tuyên truyền và thao túng quần chúng, rất giống với những người cộng sản Việt Nam và rất khác với Phật giáo Việt Nam theo truyền thống xưa nay. Thực tế này góp một phần cho thành công của ông trong việc huy động quần chúng hiệu quả hơn nhiều so với Phật tử truyền thống khác. Thích Trí Quang từ chối chấp nhận những nhượng bộ rộng rãi dành cho Phật tử của chính quyền VNCH. Cũng tương tự những người cộng sản, ông không quan tâm đến tự do tôn giáo mà tìm kiếm QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1975, khi chính quyền miền Nam đang quay cuồng trước những trận tấn công của Bắc Việt, ông đã tham gia một cuộc biểu tình công khai yêu cầu TT Nguyễn văn Thiệu từ chức.

tranh đấu phật giáo tại SG trên  báo Life -Mỹ

    Vào tháng 8 năm 1963, có một số tướng lĩnh miền Nam kêu gọi TT Diệm tuyên bố thiết quân luật và khai trừ các ngôi chùa của các nhà sư tranh đấu để các nơi này không còn có thể phục vụ như là "những nơi tôn nghiêm đặc quyền không được động đến". Ông Diệm đồng ý nên tại nhiều thành phố, lực lượng chính phủ gặp phải sự kháng cự khi họ trục xuất các nhà sư phản đối ra khỏi chùa. Một số nhà sư và cảnh sát bị thương và phải nhập viện. Có một báo cáo sau đợt hành quân báo lên cho TT Diệm lưu ý đã phát giác ra vũ khí và tài liệu của Việt Cộng tại một số chùa tại Sài Gòn. Hành quân vũ lực của chính phủ đã gây chấn động trong dân chúng, và ngay cả các nhà quan sát phương tây, nhiều người kết luận Ông Diệm đã thành công ngăn chặn mối đe dọa to lớn đối với chính phủ.

    Tuy nhiên, ý nghĩa thuận lợi này đã không tồn tại lâu dài, phần lớn là do ông Halberstam đã bóp méo sự thật về các cuộc đột kích vào các ngôi chùa tại SG. Sự bóp méo này đã định hình lại ý kiến của nhiều người Mỹ. Theo một công văn do ông Halberstam đệ trình vào ngày 23 tháng 8, trong quá trình tảo thanh chùa Từ Đàm tại Huế có ít nhất 30 người đã thiệt mạng và ít nhất 70 người bị thương. Báo cáo này đã tạo ra một phản ứng gay gắt của quốc tế và khiến Liên Hiệp Quốc phải gửi một ủy ban điều tra đến Nam Việt Nam. Cho đến ngày 24/10 Ủy ban đã không đến được Sài Gòn. Vào thời điểm đó, tổng số người phật giáo được cho là đã chết của Phật giáo trong các cuộc đột kích chùa đã co lại thành 4? Sau khi điều tra, các thành viên ủy ban thực sự đã gặp và phỏng vấn cả bốn nhà sư trên. Ông Halberstam đã xóa tuyên bố sai lầm của mình trong cuốn sách nổi tiếng tiếp theo "The Best and the Brightest" (1972), nhưng có xóa đi thì những hậu quả tai hại đã gây ra rồi?!

Cố vấn Ngô đình Nhu là "quân sư' chính trong chiến lược chống cộng và trị an của chính thể Ngô Đình Diệm

   Moyar cho thấy báo cáo sai lạc của ông Halberstam và ông Sheehan về các sự kiện quân sự đã đóng một vai trò quan trọng trong việc biến người Mỹ và người miền Nam Việt Nam chống lại chế độ ông Diệm. Một ví dụ điển hình là trận Ấp Bắc vào tháng 1 năm 1963 mặc dù có nhiều quân đội và vũ khí tốt hơn các lực lượng chính phủ đã chịu thiệt hại nặng nề. Người chịu trách nhiệm chính cho thất bại này là cố vấn Mỹ- Đại tá John Paul Vann, do ông ta đã chọn sai địa điểm cho một cuộc đổ bộ trực thăng. Khi Đại Tá Vann tóm tắt báo cáo ông Halberstam và ông Sheehan đã biến tất cả những thất bại thành lỗi của người Việt Nam. Luận điệu này là: 

"Đó là một màn trình diễn quá khốn nạn. Số người này sẽ không chịu lắng nghe. Họ lặp đi lặp lại những lỗi lầm y hệt..."

báo Mỹ Los Angeles Times đăng tin về Trận Ấp Bắc vào ngày 22/6/ 1967 về thất bại lớn của VNCH và quân Mỹ 

    Đây là những gì hai nhà báo kia đã mong đợi được nghe, và báo cáo của họ về Ấp Bắc minh chứng cho sự 'bất lực của người miền Nam Việt Nam trong chiến đấu'. Nhưng thực tế nhiều chi tiết của trận chiến phản ánh tích cực cho các đơn vị Nam Việt Nam.

    Trái với hầu hết các lịch sử khác trong thời kỳ này, ông Moyar lập luận rằng 
chương trình Ấp Chiến Lược do ông Diệm khởi xướng trong nửa đầu năm 1962 là một thành công. Cư dân của các ấp chiến lược được yêu cầu tham gia củng cố các làng mà không phải tốn tiền, điều này chỉ tạo ra một số ít phản ứng. Theo Moyar, toàn bộ chương trình đã trở thành cốt lõi vững chắc cho vấn đề bình định quốc gia. Giới lãnh đạo cộng sản thừa nhận tầm quan trọng của sự phát triển này khi một thời gian ngắn sau đó CS tin rằng chính quyền Sài Gòn đã xây dựng thành công 5.000 ấp chiến lược trên toàn quốc, CS tuyên bố: "Kẻ thù đã có thể giành quyền kiểm soát dân số và đất đai chúng ta, và kẻ thù chúng ta (ông Diệm) đã rút về sử dụng các nguồn hoặc tài nguyên và nhân lực của chúng ta. "

Phần lớn thành tích này đã sụp đổ sau khi TT Diệm bị đảo chính và bị giết chết. Các tướng lãnh nắm quyền đã cách chức nhiều quận trưởng và tỉnh trưởng do TT Diệm bổ nhiệm. Họ cũng giải giáp số lượng lớn các đơn vị nghĩa quân ấp chiến lược do nghi ngờ về lòng trung thành của họ với chế độ mới. Các lãnh đạo quân sự chưa gì đã sớm chống lại nhau nhiều hơn là chống lại Việt Cộng. Chương trình Bình Định vào lúc này bước vào một sự suy giảm quá nhanh. TS. Moyar trích dẫn các nguồn tin tình báo CS xác nhận rằng thế thượng phong của chính phủ VNCH chỉ còn cho đến khi đảo chính và sau đó thì không còn giữ được cái thế này nữa.

   Ông Moyar đi đến kết luận rằng nếu như TT Ngô Đình Diệm lãnh đạo liên tục thì Nam Việt Nam hoàn toàn có thể sống sót mà không cần sự trợ giúp của lực lượng bộ binh của Mỹ. Những người kế vị của Diệm đã lãnh lấy hầu hết những thiếu sót của TT Diệm trong khi họ thực ra thiếu uy tín với tư cách là một nhà lãnh đạo quốc gia hay gương mặt của "Cha Già Dân Tộc". 

Các chế độ thay đổi liên tục tiếp theo đã không cải cách được bất kỳ sai lầm nào trong chế độ phụ hệ của Ông Diệm. Thay vào đó, những gì đã xấu – che chở cho nhau, tham nhũng, vv - lại trở nên tồi tệ hơn. Đó là một thực tế rằng chúng ta (Hoa kỳ) đã không giành chiến thắng với họ. 

   Liệu chúng ta có thể giành chiến thắng nếu còn Ông Diệm hay không vẫn là một trong những ẩn số của lịch sử, điều mà ngay cả cuốn sách xuất sắc này cũng không thể làm rõ và giải quyết vấn đề./.

Dr. Guenter Lewy
New York/ The Sun


Dịch thuật và edit by Đinh Hoa Lư


nguồn 

New York Sun: The War that Could Have Been Won 

No comments:

Post a Comment