Chiều chiều mây phủ Ải Vân
Chim kêu ghềnh đá ngẫm thân lại buồn...(ca dao)
Chào ban đọc của ĐHL
Ngay cả trong ca dao, người xưa cũng biết ngắm mây, rồi lại "tức cảnh sinh tình" đi đến ước ao:
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xâỵ...
Mà lạ! cũng có mây thì trước sau chi cũng có mưa. Nhưng văn học ta mà dùng chữ 'mây mưa' trong dấu nháy ('...'), ví dụ "làm chuyện 'mây mưa'" thì vấn đề lại rắc rối to. Do đây không phải là mưa ướt áo, ngập đường mà là 'chuyện khác'.
Hôm nay buồn buồn, người viết xin viết vài dòng về chuyện MÂY - đơn thuần là mây thôi- chứ chẳng dám 'mây mưa' trong dấu nháy chút nào.
MÂY TẠO NHƯ THẾ NÀO?
A ! chuyện xưa rồi nghe Tám. Ngay hồi tiểu học Tám đã học rồi mà ? không phải ao hồ sông biển ban ngày có mặt trời, nóng, bốc hơi , hơi nước tụ lại thành mây ..mây gặp lạnh thành mưa, rồi nước chảy ra suối , ra sông , sông chảy ra biển hay sao?
Chuyện ngó vậy mà không đơn giản vậy.
Về khoa học muốn mây thành lập phải có 3 yếu tố chính:
1-Nước
2- HẠT VÂN TỬ (cloud condensation nuclei CCN); các hạt này rất nhỏ , đường kính chỉ bằng chưa bằng 1 phần triệu của mét (~ 0.1micromet) hay bằng 1/100 của HẠT MÂY (cloud droplet). Trên mặt bằng của HẠT VÂN TỬ- hơi nước sẽ đông bám vào đó.
Người ta gọi các hạt này là AEROSOL tức là hình thức các loại bụi núi lửa, tinh thể muối, bụi sa mạc, bụi ô nhiễm vân vân...
Không có Aerosol thì không thể có hạt vân tử thì sẽ không có hạt mây và từ đó không có hạt mưa? Như vậy Aerosol là điều kiện đầu tiên để có Mây và tạo mưa.
các phân tử nước trong không khí quá nhỏ (0.0001micron hay 1/10.000.000.000 m) không đủ lực nối , trong lúc mây cần những hạt VÂN TỬ có kích thuớc (1 micron hay 1/triệu của mét ) mới có lực nối mới tạo ra mây.
Như vậy các phân tử nước cần những mặt nào đó để " bu lại"? , quý bạn tưởng tưởng hàng triệu con ong bu lại trên một trái 'banh lơ lửng' (aerosol) để tao thành một VÂN TỬ (nuclei)...1 micron (1 phần triệu mét ) Các trái banh siêu nhỏ (aerosol) đó là gì? người viết xin lập lai- là những hạt bụi từ núi lửa, từ không khí, từ các trận hỏa hoạn, từ ô nhiễm ... không có các hạt này thì không có nuclei. Các nuclei có đặc tính rất hấp thụ các phân tử nước (hygroscopic) và là một bề mặt cho các phân tử hơi nước đông lại (hóa lỏng) Rất nhiều VÂN TỬ mới tạo thành một HẠT MÂY.
- HẠT MÂY (cloud droplet) có đường kính khoảng 0.02mm hay 0.01mm trong lúc một hạt mưa Raindrop có đuòng kính khoảng 2 mm . Đó là so sánh kích thước.
Như thế các hạt mây bên trong nó có cả các hạt bụi các loại, các tinh thể muối từ đại dương bay lên ...
* TÓM LẠI nhiều hạt vân tử tạo thành một hạt mây, nhiều hạt mây tạo thành 1 hạt mưa .
vân tử >>>> hạt mây >>>>>>>hạt mưa
độ đường kính 3 loại HẠT:
độ đường kính 3 loại HẠT:
- VÂN TỬ = 0.0002mm
- hạt mây = 0.02 mm
- hạt mưa = 2 mm
Tóm lại:
Các phân tử hơi nước sẽ bám vào một aerosol cho ra 1 hạt vân tử (condensation nuclei) nhiều hạt vân tử tạo thành 1 hạt mây (cloud droplet) nhiều hạt mây sẽ cho ra 1 hạt mưa (raindrop)
Nhiệt độ là phần quan trọng cấu tạo mây. Nhiệt độ phải cần thấp hơn độ bão hòa (saturated point). Gọi là nhiệt độ tạo sương (dew point), nhiệt độ bão hòa là điểm mà độ bay hơi đang cân bằng với nhiệt bắt đầu hóa lỏng có nghĩa là giữa ranh giới bay hơi và hóa lỏng.
Như vậy nhìn đám mây đang bay lơ lững đó , chúng ta nói rằng nó đang chứa một làn hơi nước có độ lạnh ở dưới độ bão hoà. Mây ban sơ là khối không khí (parcel) đang ở độ thấp hơn (trong có hơi nước ) bốc lên cao giống bong bóng khí (parcel), có chiều hướng bay cao lên, càng cao lên thì áp suất giảm, do nó phình thể tích ra , càng phình càng mất nhiệt nên càng lạnh dần.
Bình quân lên cao 1000 feet (304.8met) thì nhiệt độ giảm mất 5.4 độ F. Cho đến một độ cao lúc nó đạt đến độ đông sương (dew point) và dưới độ này đến một độ cao lúc nó đạt đến độ đông sương (dew point) và dưới độ này và mây tạo thành
Sư đông nước và bay hơi luôn luôn xuất hiện trong một đám mây dó đó nó luôn thay hình đổi dạng liên tục. Sự bay hơi nhiều hơn đông lạnh thì mây sẽ tan đi, ngược lại thì mây tạo thành.
Các hạt mây (cloud drops) gặp lạnh và kết tụ đông lại với nhau càng lúc càng nhiều hơn tạo một HẠT MƯA (raindrop) trong một đám mây. Chúng kết tủa lại với nhau cho đến khi trọng lực rơi xuống thắng được độ bốc lên cao của một đám mây thì nó tách ra khỏi mây và tạo thành mưa. (hay tuyết, mưa đá)
Mây ngoài nhiệm vụ quan trọng là đem mưa đến cho chúng ta, nó còn giữ nhiệm vụ quan trọng là cản bớt bức xạ mặt trời, giữ lại địa nhiệt do các tia hồng ngoại (nóng) từ mặt đất phản hồi lại từ mặt đất ...
Thử tưởng tượng nếu không gian hoàn toàn trong sạch nghĩa là tuyệt đối không có các hạt bụi 'aerosol' nào thì không thể có tạo mây được.
Thời nay chúng ta đi máy bay là chuyện bình thuờng . Nhìn qua khung cửa sổ máy bay đôi khi hành khách thấy bao lớp mây trắng ở tít dưới xa thì lúc này máy bay đã cao lắm rồi. Lúc này thành ngữ 'cao ngất chín tầng mây ' chắc đã 'chịu thua ' con người thời đại tân tiến .
Bà xã tôi, nhắc chuyện thuở xưa, thuở học trò, khi chiếc xe đò Huế - Đà Nẵng ì ạch bò lên đến đỉnh đèo Hải Vân , vào độ cao này mây là lớp khói dày đặc ngoài cửa xe thế là vợ tôi lấy bao ny -lon thò tay ra cửa 'múc mây ' về làm kỷ niệm ' !
Bà xã tôi, nhắc chuyện thuở xưa, thuở học trò, khi chiếc xe đò Huế - Đà Nẵng ì ạch bò lên đến đỉnh đèo Hải Vân , vào độ cao này mây là lớp khói dày đặc ngoài cửa xe thế là vợ tôi lấy bao ny -lon thò tay ra cửa 'múc mây ' về làm kỷ niệm ' !
Người xưa hay nói "cao ngất 9 tầng mây", thời nay khoa học thiên văn cho chúng ta hay cũng có 9 loại mây, tuy chỉ đúng con số 9 nhưng nó không ở 9 tầng như xưa, 9 loại mây này nằm ở 3 tầng:
nghĩa các tiếp đầu ngữ Latin
CIRRO -: CAO
ALTO- : Ở GIỮA , TRUNG
STRATO-: LỚP ,TẦNG
NIMBO- : MƯA
CUMULUS- ĐỤN , ĐỐNG
==========
-TẦNG CAO NHẤT:
trên 6km cho đến trên 15 km- gồm có cirrocumulus, cirrus, và cirrostratus , cumulonimbus
CIRROCUMULUS
CIRROCUMULUS
CIRRUS
-TẦNG THẤP:
gồm stratus, cumulus và stratocumulus [stratus : thấp] dưới 2km. sự tạo mưa ở tầng cumulus thấp này
Stratus
Stratus
CUMULUS
STRATOCUMULUS
Học trò trong Quảng ra thi
thấy cô gái Huế chân đi không rời ..(ca dao)
muốn thấy được cô gái Huế kiêu sa , đài các, người học trò xứ Quảng phải 'vượt suối băng... đèo' nhất là ngọn núi Hải Vân quá ư gian nan hiểm trở, mới hay:
Chiều chiều mây phủ Ải Vân
Chim kêu ghềnh đá ngẫm thân lại buồn...''
Sao lại buồn? chắc người sĩ tử xưa, vừa đau lòng khi thi hỏng vừa 'nát dạ' khi người con gái Huế chẳng 'đoái hoài ' !?
Ngoài chuyện thuờng tình ra, lục lọi thi phú xưa , chúng ta thấy tấm lòng kẻ sĩ yêu thuơng giang sơn gấm vóc VN, đươc thể hiện qua bài thơ "Vãn quá Hải Vân quan” của chí sĩ Trần Quý Cáp (1870-1908) sau:
Hùng quan chất ngất đỉnh non xây,
Bước đã quen nơi cúi ngửa này.
Sầu ngập mắt trông ngàn dặm biển,
Giận tung quyền phá bốn bề mây.
Chiều quang mái trú đìu hiu bến,
Mỏi đáp rừng chim lạnh lẽo cây.
Bảy dặm quanh co đèo vượt khói,
Non Hành giai khí ngút trời bay.
----------------------
Đó là cái chí khí xưa của những anh hùng liệt nữ muốn tìm tự do độc lập cho dân tộc.
Con cháu như chúng ta sau này, mỗi lần đi trong những chiếc xe đầy đủ tiện nghi lên tận đỉnh đèo để có dịp ngắm cảnh non nước xiết bao hùng vĩ, vẻ hữu tình. Lúc này đây ắt hẵn trong lòng chúng ta ai cũng khơi dậy tình yêu quê huơng đất nước mãnh liệt, dạt dào./.
Trong 3 tầng mây chúng ta để ý rằng loại mây cumulonimbus có mặt từ tầng thấp nhất cho đến rất cao
Chúng ta nhớ lại những lúc lên đèo Hải Vân, mà chạnh lòng thuơng cho người xưa, phương tiện giao thông khó khăn ,nhất là hoàn cảnh bao sĩ tử ra kinh đô Huế ứng thí. Mới có câu:
Học trò trong Quảng ra thi
thấy cô gái Huế chân đi không rời ..(ca dao)
muốn thấy được cô gái Huế kiêu sa , đài các, người học trò xứ Quảng phải 'vượt suối băng... đèo' nhất là ngọn núi Hải Vân quá ư gian nan hiểm trở, mới hay:
Chiều chiều mây phủ Ải Vân
Chim kêu ghềnh đá ngẫm thân lại buồn...''
cảnh trời mây và Lăng Cô nhìn từ đèo Hải Vân nhưng hiện nay từ cảnh xô bồ kinh tế làm ăn giành giựt nay vùng cảnh đẹp này đang bị hủy hoại trầm trọng
Sao lại buồn? chắc người sĩ tử xưa, vừa đau lòng khi thi hỏng vừa 'nát dạ' khi người con gái Huế chẳng 'đoái hoài ' !?
Ngoài chuyện thuờng tình ra, lục lọi thi phú xưa , chúng ta thấy tấm lòng kẻ sĩ yêu thuơng giang sơn gấm vóc VN, đươc thể hiện qua bài thơ "Vãn quá Hải Vân quan” của chí sĩ Trần Quý Cáp (1870-1908) sau:
Hùng quan chất ngất đỉnh non xây,
Bước đã quen nơi cúi ngửa này.
Sầu ngập mắt trông ngàn dặm biển,
Giận tung quyền phá bốn bề mây.
Chiều quang mái trú đìu hiu bến,
Mỏi đáp rừng chim lạnh lẽo cây.
Bảy dặm quanh co đèo vượt khói,
Non Hành giai khí ngút trời bay.
----------------------
theo trang của tác giả Đỗ Chiêu Đức
thì nguyên thủy bài thơ trên như sau:
晚過海雲關 VÃN QÚA HẢI VÂN QUAN
崔嵬萬仞古雄關, Thôi ngôi vạn nhận cổ hùng quan,
幾度登臨俯仰間。 Kỷ độ đăng lâm phủ ngưỡng gian.
愁眼望窮滄海外, Sầu nhỡn vọng cùng thương hải ngoại,
怒拳揮破白雲端。 Nộ quyền huy phá bạch vân đoan.
孤舟分掉荒村暮, Cô chu phân trạo hoang thôn mộ,
倦鳥投林古木寒。 Quyện điểu đầu lâm cổ mộc hàn.
七里縈迴穿過後, Thất lý oanh hồi xuyên qúa hậu,
鬱蔥佳氣五行山。 Uất thông giai khí Ngũ Hành San.
-------------------------
Con cháu như chúng ta sau này, mỗi lần đi trong những chiếc xe đầy đủ tiện nghi lên tận đỉnh đèo để có dịp ngắm cảnh non nước xiết bao hùng vĩ, vẻ hữu tình. Lúc này đây ắt hẵn trong lòng chúng ta ai cũng khơi dậy tình yêu quê huơng đất nước mãnh liệt, dạt dào./.
ĐHL edition 18/9/2022
links tham khảo
https://scied.ucar.edu/cloud-image-gallery
http://danangplus.net/2014/08/deo-hai-van-thien-ha-de-nhat-hung-quan.html
http://danangplus.net/2014/08/deo-hai-van-thien-ha-de-nhat-hung-quan.html
No comments:
Post a Comment