Ngay cả trong ca dao, người xưa cũng biết ngắm mây, rồi lại "tức cảnh sinh tình" đi đến ước ao:
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xâỵ...
Mà lạ! cũng có mây thì trước sau chi cũng có mưa. Nhưng văn học ta mà dùng chữ 'mây mưa' trong dấu nháy ('...'), ví dụ "làm chuyện 'mây mưa'" thì vấn đề lại rắc rối to. Do đây không phải là mưa ướt áo, ngập đường mà là 'chuyện khác'.
Hôm nay buồn buồn, người viết xin viết vài dòng về chuyện MÂY - đơn thuần là mây thôi- chứ chẳng dám 'mây mưa' trong dấu nháy chút nào.
MÂY TẠO NHƯ THẾ NÀO?
A ! chuyện xưa rồi nghe Tám. Ngay hồi tiểu học Tám đã học rồi mà ? không phải ao hồ sông biển ban ngày có mặt trời, nóng, bốc hơi , hơi nước tụ lại thành mây ..mây gặp lạnh thành mưa, rồi nước chảy ra suối , ra sông , sông chảy ra biển hay sao?
Chuyện ngó vậy mà không đơn giản vậy.
Về khoa học muốn mây thành lập phải có 3 yếu tố chính:
1-Nước
2-HẠT VÂN TỬ (cloud condensation nuclei CCN); các hạt này rất nhỏ , đường kính chỉ bằng chưa bằng 1 phần triệu của mét (~ 0.1micromet) hay bằng 1/100 của HẠT MÂY (cloud droplet). Trên mặt bằng của HẠT VÂN TỬ- hơi nước sẽ đông bám vào đó.
Người ta gọi các hạt này là AEROSOL tức là hình thức các loại bụi núi lửa, tinh thể muối, bụi sa mạc, bụi ô nhiễm vân vân...
Không có Aerosol thì không thể có hạt vân tử thì sẽ không có hạt mây và từ đó không có hạt mưa? Như vậy Aerosol là điều kiện đầu tiên để có Mây và tạo mưa.
các phân tử nước trong không khí quá nhỏ (0.0001micron hay 1/10.000.000.000 m) không đủ lực nối , trong lúc mây cần những hạt VÂN TỬcó kích thuớc (1 micron hay 1/triệu của mét ) mới có lực nối mới tạo ra mây.
Như vậy các phân tử nước cần những mặt nào đó để " bu lại"? , quý bạn tưởng tưởng hàng triệu con ong bu lại trên một trái 'banh lơ lửng' (aerosol) để tao thành một VÂN TỬ (nuclei)...1 micron (1 phần triệu mét ) Các trái banh siêu nhỏ (aerosol) đó là gì? người viết xin lập lai- là những hạt bụi từ núi lửa, từ không khí, từ các trận hỏa hoạn, từ ô nhiễm ... không có các hạt này thì không có nuclei. Các nuclei có đặc tính rất hấp thụ các phân tử nước (hygroscopic) và là một bề mặt cho các phân tử hơi nước đông lại (hóa lỏng) Rất nhiều VÂN TỬ mới tạo thành mộtHẠT MÂY.
- HẠT MÂY (cloud droplet) có đường kính khoảng 0.02mm hay 0.01mm trong lúc một hạt mưa Raindrop có đuòng kính khoảng 2 mm . Đó là so sánh kích thước.
Như thế các hạt mây bên trong nó có cả các hạt bụi các loại, các tinh thể muối từ đại dương bay lên ...
* TÓM LẠI nhiều hạt vân tửtạo thành một hạt mây, nhiều hạt mây tạo thành 1 hạt mưa .
vân tử >>>> hạt mây >>>>>>>hạt mưa
độ đường kính 3 loại HẠT:
- VÂN TỬ = 0.0002mm - hạt mây = 0.02 mm -hạt mưa = 2 mm
Tóm lại:
Các phân tử hơi nước sẽ bám vào một aerosol cho ra 1 hạt vân tử (condensation nuclei) nhiều hạt vân tử tạo thành 1 hạt mây (cloud droplet) nhiều hạt mây sẽ cho ra 1 hạt mưa (raindrop)
3-NHIỆT ĐỘ là phần quan trọng cấu tạo mây
Nhiệt độ là phần quan trọng cấu tạo mây. Nhiệt độ phải cần thấp hơn độ bão hòa (saturated point). Gọi là nhiệt độ tạo sương (dew point), nhiệt độ bão hòa là điểm mà độ bay hơi đang cân bằng với nhiệt bắt đầu hóa lỏng có nghĩa là giữa ranh giới bay hơi và hóa lỏng.
Như vậy nhìn đám mây đang bay lơ lững đó , chúng ta nói rằng nó đang chứa một làn hơi nước có độ lạnh ở dưới độ bão hoà. Mây ban sơ là khối không khí (parcel) đang ở độ thấp hơn (trong có hơi nước ) bốc lên cao giống bong bóng khí (parcel), có chiều hướng bay cao lên, càng cao lên thì áp suất giảm, do nó phình thể tích ra , càng phình càng mất nhiệt nên càng lạnh dần.
Bình quân lên cao 1000 feet (304.8met) thì nhiệt độ giảm mất 5.4 độ F. Cho đến một độ cao lúc nó đạt đến độ đông sương (dew point) và dưới độ này đến một độ cao lúc nó đạt đến độ đông sương (dew point) và dưới độ này và mây tạo thành
Sư đông nước và bay hơi luôn luôn xuất hiện trong một đám mây dó đó nó luôn thay hình đổi dạng liên tục. Sự bay hơi nhiều hơn đông lạnh thì mây sẽ tan đi, ngược lại thì mây tạo thành.
Các hạt mây (cloud drops) gặp lạnh và kết tụ đông lại với nhau càng lúc càng nhiều hơn tạo một HẠT MƯA (raindrop) trong một đám mây. Chúng kết tủa lại với nhau cho đến khi trọng lực rơi xuống thắng được độ bốc lên cao của một đám mây thì nó tách ra khỏi mây và tạo thành mưa. (hay tuyết, mưa đá)
Mây ngoài nhiệm vụ quan trọng là đem mưa đến cho chúng ta, nó còn giữ nhiệm vụ quan trọng là cản bớt bức xạ mặt trời, giữ lại địa nhiệt do các tia hồng ngoại (nóng) từ mặt đất phản hồi lại từ mặt đất ...
Thử tưởng tượng nếu không gian hoàn toàn trong sạch nghĩa là tuyệt đối không có các hạt bụi 'aerosol' nào thì không thể có tạo mây được.
CÓ BAO NHIÊU LOẠI MÂY?
Thời nay chúng ta đi máy bay là chuyện bình thuờng . Nhìn qua khung cửa sổ máy bay đôi khi hành khách thấy bao lớp mây trắng ở tít dưới xa thì lúc này máy bay đã cao lắm rồi. Lúc này thành ngữ 'cao ngất chín tầng mây ' chắc đã 'chịu thua ' con người thời đại tân tiến .
Bà xã tôi, nhắc chuyện thuở xưa, thuở học trò, khi chiếc xe đò Huế - Đà Nẵng ì ạch bò lên đến đỉnh đèo Hải Vân , vào độ cao này mây là lớp khói dày đặc ngoài cửa xe thế là vợ tôi lấy bao ny -lon thò tay ra cửa 'múc mây ' về làm kỷ niệm ' !
Người xưa hay nói "cao ngất 9 tầng mây", thời nay khoa học thiên văn cho chúng ta hay cũng có 9 loại mây, tuy chỉ đúng con số 9 nhưng nó không ở 9 tầng như xưa, 9 loại mây này nằm ở 3 tầng:
nghĩa các tiếp đầu ngữ Latin CIRRO -: CAO ALTO- : Ở GIỮA , TRUNG STRATO-: LỚP ,TẦNG NIMBO- : MƯA CUMULUS- ĐỤN , ĐỐNG ========== -TẦNG CAO NHẤT:
trên 6km cho đến trên 15 km- gồm có cirrocumulus, cirrus, và cirrostratus , cumulonimbus
CIRROCUMULUS
CIRRUS
CIRRUSSTRATUS
CUMULONIMBUS -TẦNG TRUNG:
gồm có altocumulus và altostratus [alto: trung ] từ 2km đến 6km
ALTOCUMULUS
ALTOSTRATUS
-TẦNG THẤP:
gồm stratus, cumulus và stratocumulus [stratus : thấp] dưới 2km. sự tạo mưa ở tầng cumulus thấp này Stratus
CUMULUS
STRATOCUMULUS
Trong 3 tầng mây chúng ta để ý rằng loại mây cumulonimbus có mặt từ tầng thấp nhất cho đến rất cao
Chúng ta nhớ lại những lúc lên đèo Hải Vân, mà chạnh lòng thuơng cho người xưa, phương tiện giao thông khó khăn ,nhất là hoàn cảnh bao sĩ tử ra kinh đô Huế ứng thí. Mới có câu:
Học trò trong Quảng ra thi thấy cô gái Huế chân đi không rời ..(ca dao)
muốn thấy được cô gái Huế kiêu sa , đài các, người học trò xứ Quảng phải 'vượt suối băng... đèo' nhất là ngọn núi Hải Vân quá ư gian nan hiểm trở, mới hay:
cảnh trời mây và Lăng Cô nhìn từ đèo Hải Vân nhưng hiện nay từ cảnh xô bồ kinh tế làm ăn giành giựt nay vùng cảnh đẹp này đang bị hủy hoại trầm trọng
Sao lại buồn? chắc người sĩ tử xưa, vừa đau lòng khi thi hỏng vừa 'nát dạ' khi người con gái Huế chẳng 'đoái hoài ' !? Ngoài chuyện thuờng tình ra, lục lọi thi phú xưa , chúng ta thấy tấm lòng kẻ sĩ yêu thuơng giang sơn gấm vóc VN, đươc thể hiện qua bài thơ "Vãn quá Hải Vân quan” của chí sĩ Trần Quý Cáp (1870-1908) sau:
Hùng quan chất ngất đỉnh non xây, Bước đã quen nơi cúi ngửa này. Sầu ngập mắt trông ngàn dặm biển, Giận tung quyền phá bốn bề mây. Chiều quang mái trú đìu hiu bến, Mỏi đáp rừng chim lạnh lẽo cây. Bảy dặm quanh co đèo vượt khói, Non Hành giai khí ngút trời bay. ----------------------
theo trang của tác giả Đỗ Chiêu Đức
thì nguyên thủy bài thơ trên như sau:
晚過海雲關 VÃN QÚA HẢI VÂN QUAN
崔嵬萬仞古雄關, Thôi ngôi vạn nhận cổ hùng quan,
幾度登臨俯仰間。 Kỷ độ đăng lâm phủ ngưỡng gian.
愁眼望窮滄海外, Sầu nhỡn vọng cùng thương hải ngoại,
怒拳揮破白雲端。 Nộ quyền huy phá bạch vân đoan.
孤舟分掉荒村暮, Cô chu phân trạo hoang thôn mộ,
倦鳥投林古木寒。 Quyện điểu đầu lâm cổ mộc hàn.
七里縈迴穿過後, Thất lý oanh hồi xuyên qúa hậu,
鬱蔥佳氣五行山。 Uất thông giai khí Ngũ Hành San.
-------------------------
Đó là cái chí khí xưa của những anh hùng liệt nữ muốn tìm tự do độc lập cho dân tộc.
Con cháu như chúng ta sau này, mỗi lần đi trong những chiếc xe đầy đủ tiện nghi lên tận đỉnh đèo để có dịp ngắm cảnh non nước xiết bao hùng vĩ, vẻ hữu tình. Lúc này đây ắt hẵn trong lòng chúng ta ai cũng khơi dậy tình yêu quê huơng đất nước mãnh liệt, dạt dào./.
TRUYỆN DỊCH TỪ TÁC PHẨM THE GRAPES OF WRATH CỦA VĂN HÀO JOHN E. STEINBECK
lời bạt của người dịch
KHOẢNG THẬP NIÊN 1930s của THẾ KỶ 20 NGƯỜI DÂN MỸ CÒN CỰC KHỔ LẮM khác thời nay.
Đại Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới 1929-33 khiến cho kinh tế Mỹ sụp đổ trong đó tầng lớp nông dân cũng lâm vào cảnh phá sản rồi đến đất đai bị tịch biên do không trả nợ được.
Người nông dân miền trung tây nước Mỹ ồ ạt tìm về hướng tây nơi đó có lời đồn tiểu bang California là vùng đất nông nghiệp trù phú đang cần nhiều nhân công làm việc trên nông trại.
Đọc truyện dịch từ tập truyện The Grapes of Wrath chúng ta sẽ hình dung ra hoàn cảnh những người Mỹ nghèo chật vật khó khăn trên đoạn đường xa xôi đi tìm đất sống.
Gia Đình Tom Joad là những nhân vật chính cùng Xa Lộ 66 là trục đường chính... trong cốt truyện Chùm Nho Phẫn Nộ nói trên.
ĐHL
bà Mae chủ quán bên đường trong bộ phim The Grapes of Wrath (1940)
***
Dọc theo Xa Lộ 66 người ta thấy mấy bảng hiệu hamburger như Al & Susy's Place, Carl's Lunch, Joe & Minnie, Will's Eats. Đó là những loại tiệm xây dựng bằng ván. Mặt trước thường thấy hai trụ xăng, phía sau là cái cửa kiếng, tiếp đến là cái quầy dài, ghế ngồi chân cao, tay vịn sắt. Ba máy đánh bạc gần cửa, chán khối tiền bạc bên trong mặt kiếng của ba cái máy sẽ mang lại. Cái máy hát phono đặt kế đó với một chồng dĩa hát tự động thay dĩa, phát ra các bài để nhảy như "Ti pi ti pi Tin" [1] "Thanks for the Memory"của Binh Crosby, Benny Godman.
Cuối quầy hàng có một cái kệ có cửa, bên trong bán mọi thứ - thuốc ho, thuốc chống buồn ngủ caffeine sulfate, No-Doze, kẹo, thuốc hút, dao cạo râu, aspirin, thuốc chống đau đầu Bromo-Seltzer, đau bao tử Alka-Seltzer. Trên tường treo đầy các quảng cáo. Hình các cô gái đang bận áo tắm, ngực nở eo thon, khuôn mặt mịn màng trong mấy bộ đồ tắm trắng tinh, tay còn cầm quảng cáo chai Coca-Cola, miệng tuơi cười. Những gì bạn đang ngắm đều nhằm mời bạn mua Coca-Cola.
Tiếp đó là cái bàn dài- nào muối, nào tiêu, nào hũ mù-tạt (mustard), cùng giấy lau miệng. sau kệ hàng còn có một vòi bia, kế lưng nó là bình nấu cà phê sáng bóng đang bốc hơi. Mức cà phê hiện lên sau mặt đo bằng thuỷ tinh. Bánh mứt đặt từng chồng hình tháp bốn lớp. Trong cái lồng sắt- nào bánh nướng, cốm bắp, sắp xếp trông khá đẹp mắt.
bài hát TI PI TI PI TIN 1930s
Bảng quảng cáo láng bóng với nhiều hàng tựa:
Mứt Mẹ Hay Làm
Nợ Là Kẻ Thù
Hãy Là bạn
Đàn Bà Hút Được Nhưng Cẩn Thận Nơi Bạn Vứt Tàn thuốc
Ăn ở Đây, Để vợ bạn Coi Con thú Cưng
dIITYWYBAD? (If I Tell You Why You Buy A Drink )(Xin mời bạn mua một món uống).
Mae trong Phim The Grapes of Wrath đóng 1940
Cuối dãy bếp, có mấy nồi thịt hầm, khoai, nồi thịt um, bò nướng, thịt heo quay vàng rộm đang chờ cắt mỏng.
Mấy cái tên Minnie, Susy, hoặc Mae đều dùng gọi một người đàn bà trung niên đang đứng bán sau quày hàng. Đầu tóc bà uốn quăn, phơn phớt hồng nằm trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi. Giọng bà nhỏ nhẹ ghi hàng (order) khách gọi, nhưng khi nói vói với nhà bếp, nghe oang oác như tiếng công kêu. Chưa có khách gọi order, bà lo lấy đồ lau kệ hàng, chùi cho sáng bóng lại bình nấu cà phê. Người nấu bếp, tên Joe còn gọi là Carl hay Al, đúng kiểu trong cái áo khoác và tạp dề trắng. Dưới vành mũ, mồ hôi Carl lấm chấm trên vầng trán trắng bệch. Dáng anh buồn buồn, im lặng, ít nói, chỉ thoáng ngẩng lên mỗi lần mang đồ lên. Tiếp tục, cạo lại vỉ nướng, áp mấy cái hamburger lên đó. Anh liên tục làm theo món hàng bà Mae kêu, trình tự, đàng hoàng. Xong, anh tiếp tục cạo vỉ, dùng miếng vải bố chùi lại mặt vỉ. Anh im lìm trong công việc.
Bà Mae là người quản lý lo việc tiếp khách. Có lúc bà cười, lúc lại nổi cáu, bùng nổ không biết khi nào. Lúc bà ấy cười, đôi mắt như tìm về quá khứ- nhưng dừng ngay lúc có tài xế xe tải ghé quán. Làm ăn nhờ vào họ. Những chiếc xe tải dừng chính là lúc khách hàng đang đến. Khó mà lừa được với những bác tài này, họ là giới rành đời. Chủ quán quá biết giới tài xế này có thói quen nào rồi. Bán cà phê ôi thiu cho họ thì xem như mất mối làm ăn ngay. Phải bán đàng hoàng thì lần sau còn mong họ ghé lại.
Mae gắng nở nụ cười thật tuơi tiếp các tài xế này. Bà giữ tóc lại đằng sau để ngực mình cao thêm khi tay đưa cao. Cứ một ngày qua từng mang tới nhiều điều tuyệt vời; thời gian lý thú gồm nhiều câu chuyện tiếu lâm vui nhộn. Al, trái lại,chẳng bao giờ thấy anh ta nói. Anh không phải là hạng người dễ tiếp xúc. Thỉnh thoảng anh mới thoáng cười khi nghe câu pha trò nào đó, nhưng chẳng hề cười lớn. Có lúc anh ta nhìn lên nghe giọng nói liếng thoắng của Mae rồi lại tiếp tục dùng nĩa cạo sạch vỉ nướng, các lớp mỡ trong chão hay quanh vành dĩa. Dùng nĩa, anh ép nướng xèo xèo mấy miếng thịt hamburger trên vĩ. Những miếng bánh mỳ tròn đã chẻ hai, anh cho lên dĩa xong hơ nóng lại. Anh lấy nĩa dằn thêm một lớp hành lên mặt miếng thịt bằm. Úp nửa miếng mỳ tròn lên mặt thịt, nửa miếng kia anh xoa thêm một lớp bơ, vài lát dưa ngâm chua mỏng. Luồn nĩa dưới miếng mỳ có thịt, vừa giữ nó và lật lại. Úp miếng mỳ có thoa bơ lên trên, xong xuôi anh đặt lên cái dỉa nhỏ hơn. Thêm góc tư trái dưa chua, hai trái ô liu đen kèm theo cái bánh mỳ thịt vừa làm xong đó, xong Al chuồi chiếc dĩa chạy vụt xuống cuối quầy như trò chơi ném dĩa. Anh lại tiếp tục dùng cái nĩa cũ cạo sạch mỡ, mắt đăm chiêu trông chừng nồi thịt hầm...
***
Xe chạy vùn vụt trên Xa Lộ 66. Những chiếc xe mang bảng số từ các tiểu bang: Mass, Tenn, R.I., N.Y., Vt., Ohio. Tất cả đều đổ về hướng tây. Những chiếc xe tốt chạy đến sáu muơi lăm dặm một giờ.
Có người lại chạy với chiếc Cords trông giống cỗ quan tài đặt trên bốn bánh xe vậy.
Nhưng, lạy đức Giê Su, làm sao họ chạy được?
Còn chiếc La Salle thì sao ? Theo ta, chẳng cần tham lam (ain't a hog); ta sẽ chọn đi chiếc La Salle.
Nếu bạn muốn đi chiếc lớn hơn, loại Cad có được không? Nó lớn hơn và chạy nhanh hơn một ít.
Zephyr 1936
Ta sẽ tự chọn chiếc Zephyr. Ông bạn sẽ không ưa lái chiếc nào vô giá trị, nhưng bạn chọn xe quý còn chạy nhanh nữa. Thế thì để ta chọn chiếc Zephyr.
- Ồ, thưa ông, ông lại cười lớn quá rồi. -Thôi ta lại chọn chiếc Buick hay 'Puick'. Cũng tốt chán.
Nhưng, thật khốn nạn, sẽ hết tiền theo loại Zephyr, nó chẳng lừa được ai?
-Ta chẳng cần. Ta chẳng thích và không thèm mó tay vào những đời xe của Henry Ford nữa. Ta hết thích ông này và chẳng mua gì. Bạn hãy cho anh em vào làm hãng này một lần xem, sẽ nghe mấy người bạn đó nói về ông chủ này.
- Ôi loại Zephyr chạy yếu xìu!
Xe lớn tiếp tục chạy trên xa lộ này. Vài người đàn bà uể oải, người nhuốm đầy bụi đỏ đi đường. Họ khư khư ôm theo bao thứ thứ lỉnh kỉnh như kem, dầu bôi, thuốc màu trong mấy cái lọ nhỏ chứa thuốc bôi đen, hồng, đoe, trắng, lục, bạc dùng thay đổi màu tóc, mắt, môi, cho đến lông mày, lông mi cùng cả nón của họ. Họ chú ý đến mấy thứ hạt, thuốc viên uống cho nhuận trường. Luôn cái túi đựng những loại chai, ống tiêm, thuốc viên, thuốc bột, thuốc nước, dầu bôi để an toàn trong giao hợp, không mùi và ngừa thai. Khác xa với áo quần lếch thếch bên ngoài;
Thật là cả một trời phiền toái!
Người ta thấy nếp thâm quầng quanh mắt số đàn bà này. Những nếp nhăn đầy bất mãn từ miệng chảy xuống. Mấy cái nịt vú nhỏ bé phải nâng đỡ những bộ ngực đồ sộ. Bụng và đùi họ ép sát trên mấy cái thùng nhựa. Miệng họ rên rỉ, mắt ủ ê, do thù ghét nắng, gió cùng bụi đường. Họ căm giận sự thiếu thốn miếng ăn và mệt mõi. Họ ghét bỏ thời gian vì hiếm khi thấy họ đẹp mà họ luôn tự thấy già nua.
Bên cạnh họ là những người đàn ông bụng phệ. Những người này bận vét mỏng, đội mũ Panama hơi rộng vành; sạch sẽ, hồng hào nhưng đôi mắt đầy bối rối, âu lo do chưa được nghỉ ngơi hay kế hoạch chưa thành. Họ thèm khát sự bảo vệ, áng chừng nó đã biến mất trên mặt đất này. Họ mang phù hiệu khách sạn và dịch vụ trên ve áo, những nơi này họ có quyền đi lại với những gì ung dung cùng tự tin vào công việc cao quý vì chính họ tự biết họ đã gìn giữ hết cái cảnh trộm đaọ nơi này. Họ là những con người làm ăn mẫn cán đến thế dù có lời đồn cho họ là ngu ngốc; họ là những kẻ đầy lòng nhân ái cùng tử tế biết bao dù phải làm việc theo nguyên tắc thuơng nhân; đời sống họ vẫn phong phú bao dung dù rằng phải thường xuyên chịu đựng bao mệt nhọc. họ biết thế; và giờ là thời gian để họ làm việc và không còn chút e dè nào nữa.
Có hai ông bà khách đi California; họ vào ngồi tại phòng đợi của khách sạn Beverly -Wilshire với cách nhìn như thầm ghen tức với những người đang đi qua trước mắt. Cũng xin nhắc với bạn rằng họ tới California để thấy rặng núi này tới răng núi khác cùng những cây cối vĩ đại. Ông thì cặp mắt lộ vẻ bồn chồn,lo lắng; còn bà đang ngại ánh nắng làm cháy da mình không? Ông Bà này ra đi để nhìn cho được thấy cái đại duơng mang tên Thái Bình ra sao? Ta dám cá với các bạn cả trăm ngàn đô la nhưng lại không ăn xu nào rằng ông ta sẽ nói "Té ra cái biển này không lớn như anh nghĩ" còn bà sẽ ghen tị với những thân hình tròn trịa trẻ trung trên bãi biển. Đi tìm California té ra giống hệt như quay về nhà thôi.
" Cái bà em không biết tên (so-and so) ngồi cạnh bàn chúng ta ở Khách Sạn Trocadero đó. Cái bà sao mà bê bối nhưng bà ta ăn bận thật đẹp"
Rồi ông lại nói " Anh có nói chuyện với mấy người làm việc hoạt bát ngoài kia. Khi nào mình thoát được vòng tay kiểm soát của ông tổng thống nước mình trong Toà Bạch Ốc thì hi vọng mấy gã đó mới hết cơ hội. "
Bà tiếp lời:
" Trong cuốn phim của Warner mà anh biết đó, cô ả mắc bệnh giang mai vì ngủ với gã ta suốt hành trình trong cuốn phim đó. Ô, cô ả phải nhận cái hậu mà cô ả đi tìm là vậy"...
Tiếp tục câu chuyện cũng không xoá hết nét lo âu trong hai đôi mắt hai ông bà này cùng lúc miệng luôn mang cái bĩu môi, chưa bao giờ thoáng chút vui lòng lần nào.
Có chiếc xe to lớn đang chạy với tốc độ sáu muơi.
-Em cần một ly nước đá lạnh.
- Ồ, gắng xí nữa đằng trước này rồi. Ta dừng lại nhé?
-Anh nghĩ uống ở đây có sạch sẽ không vậy ?
-Thứ sạch sẽ này ngang tầm với em đang tìm tại cái xứ sở bị Chúa bỏ rơi đó em ơi.
-Ồ, vậy thì tạm mua chai soda đóng chai cũng được.
Chiếc xe to kia thắng rít lại. Ông chồng béo phệ cố gắng dìu bà vợ ra khỏi xe.
Mae thoáng nhìn phớt qua hai người khách này lúc họ vào. Al hơi nhìn lên một chút xong tiếp tục nướng thịt. Mae biết ngay thôi: họ chỉ mua uống lon soda 5 xu thôi, nhưng lại chê bai là không đủ lạnh. Còn bà vợ lại vơ hết sáu miếng giấy chùi miệng xong lại vứt trên nền nhà. Gã chồng thì che miệng vừa than phiền, ca cẩm với Mae. Bà vợ giờ đây lại khịt mũi y như đang ngửi mùi thịt thối quanh đó không bằng. Thế rồi họ vội đi ra nhưng lại nguyền rủa người miền Tây sao muôn đời cứ thiếu thiện cảm mãi thế?
Mae đợi khách này đi rồi, bà ta sẽ nói với Al rằng đó là hạng người bần tiện nhất trên đời. (shitheels)
***
Mấy tài xế xe tải mới đáng bằng lòng. (that's the stuff)
Có chiếc xe tải đang tới kìa. Hi vọng họ dừng lại nhưng đừng có làm hoài những thói bần tiện như trước. Này Al, Khi ta làm ở khách sạn Albuquerque, ta thấy họ chuyên ăn cắp vặt. Xe càng to thì họ càng ăn cắp nào khăn tắm, nào đồ mạ kền, nào hộp đựng xà phòng nhiều thứ lắm ta không kể hết.
Này Al, hơi buồn mà nói với cậu rằng, cậu biết xe lớn có khách sộp hơn ở đâu vậy? Đã sinh ra làm cái nghề với thứ xe này cậu chẳng khá gì đâu.
Chiếc xe chở hàng có một tài chính cùng một tài phụ.
Rồi họ dừng lại mua một ly cà phê Java ra sao? Ta biết chẳng khá mấy.
Công việc xong chưa?
Ồ, chúng ta xong trước hết rồi !
Java Coffeee in 1930
Họ dừng lại rồi. 'Con ngựa chiến già' dừng tại đây rồi. Thật khoái có cà phê Java thơm ngon nữa đây.
Chiếc xe vận tải dừng lại. Hai gã tài bận loại quần tài xế, giày cao cổ, áo jacket ngắn, đội mũ lưỡi trai kiểu nhà binh. Cánh của kiếng đóng sầm lại.
-Chào em Mae, làm ăn sao rồi?
-Tốt quá, dù sao cũng không phải Bill Bự của Gã thị Trưởng Big BillThe Rat (vụ tranh chức thị trưởng Chicago "Big Bill the Rat") Anh đi bao lâu mới về lại vậy?
-Cả tuần rồi ...
đồng 5 xu (nickel) 1930
Gã kia thì đặt đồng 5 xu (nickel) vào cái máy dĩa phono, xong chăm chú nhìn cái cần gắp dĩa nhạc tự động chọn cho ra giọng hát vàng của Bing Crosby mới thôi ...
"Thanks for the memory, of sunburn at the shore- You might have been a HEADACHE, but you never were a BORE ..."
Gã tài vừa hát theo cố trại giọng chọc cười cho Mae nghe----you might have been a HADDOCK but you never was a WHORE---
Mae cười phá lên. -Ông bạn nào thế hả Bill ? vừa quen nhau trên đường phải không?
trạm gas và thức uống dọc theo xa lộ 66 thập niên 1930
Gã tài đầu tiên đặt đồng 5 xu vào cái máy kéo đánh bạc, thắng 4 bận, xong cất tiền lại rồi bước tới quày.
-Ô, thắng không?
-Cho một ly Java, có bánh mứt gì nào?
-Kem chuối, kem thơm, kem sô cô la trộn táo.
-Cho kem trộn táo!
-Khoan đã!
-Cái lớn kia là gì vậy ?
Mae đỡ cái lớn nhất xuống và ngửi:
-Kem chuối.
Cắt một miếng thật lớn và làm cái bánh kem chuối lớn nhất cho khách.
Gã đang đứng tại máy đánh bạc lên tiếng:
- Cho luôn hai cái đi bà!
-Hai bánh đây. Này Bill! kiếm ra cái tranh khắc nào không?
-Ồ, có một cái đây.
- Trước đàn bà phải cẩn thận một chút đấy.
-Ồ, không can gì đâu. Ngày xưa học trò nhỏ đi học trễ thầy giáo bảo, 'Sao lại trễ?' học trò thưa 'con phải đem bò cái đi phối giống'.Thầy lại nói 'sao ông già con không làm được à?' Học trò trả lời, 'Ông già chắc làm được, nhưng đâu có khoẻ bằng bò đực hả thầy'...
Mae cười lên khành khạch, giọng cười nghe khô khốc làm sao. Al đang cắt hành trên thớt, nghe vậy vội ngước lên cười theo. Xong gã vội cúi xuống tiếp tục làm.
Tài xế xe tải mới là khách "đáng phục vụ" (what a stuff). Cứ mỗi lần mua, họ sẽ trả hai muơi lăm xu gồm 15 xu tiền bánh cùng cà phê và mười xu tiền cho Mae. Họ chẳng nhọc công lo thêm gì nữa.
Singer Bing Crosby (1903-1977)
Khách ngồi ghế, những cái thìa còn dựng trên miệng cốc cà phê suốt ngày. Lúc này, Al lo cạo cái vĩ nướng thịt. Tai anh chàng thưởng thức nhạc nhưng im lặng chẳng bình phẩm gì.
Tiếng hát của Bing Crosby đã ngưng. Cái dĩa hát được gắp trở về nằm lại vị trí chồng dĩa. Ngọn đèn tím trên mặt máy vụt tắt. Đồng năm xu (nickel) đã điều khiển một sức mạnh máy móc- khiến cho Crosby hát. Ban nhạc trong máy trổi lên, đồng nickel đó từ cái lỗ vừa rơi tòm vào hộp đựng tiền- nơi nguồn lợi phát sinh. Đồng năm xu đó hẳn khác so với nhiều loại tiền cùng loại; do nó biết hoàn thành công việc hoàn hảo. Nó chịu một 'trách nhiệm vật lý' đối với một hoạt động nào đó.
*
Hơi cà phê bốc ra phùn phụt từ chiếc bình. Máy nước đá thỉnh thoảng cho ra một nhúm đá lạnh xong lại ngưng. Chiếc quạt điện tận góc phòng quay lui tới đều đều, đẩy luồng hơi nóng ra khỏi phòng.
Trên Xa lộ 66 xe cộ vẫn ầm ầm chạy qua.
-Họ có ghé đây, phần nhiều là xe từ tiểu bang Massachusetts cả. Mae nói như giải thích.
Bill Bự túm miệng ly, sao cho cái muỗng cà phê lọt giữa hai ngón tay đầu và thứ hai. Gã phà mạnh hơi cho nguội bớt cà phê:
-Mấy người chắc phải tránh xa khỏi con lộ 66 này thôi. Xe đâu mà nhiều thế? Làm như tất cả xe của nước này đều dồn vào con đường 66? Chiếc nàocũng đều hướng mũi về hướng tây. Ta chưa bao giờ thấy cảnh này. Thật thế, có vài chiếc trông rất đẹp nữa.
Gã đi theo phụ hoạ:
-Sáng nay tụi này còn thấy một xác xe...
người dân Mỹ từ miền đông di dân về miền tây để tìm California vào thập niên 1930
-Đúng, có chiếc xe bị đụng. Chiếc Bid Cad màu kem chuyên chở hàng, nó đụng với chiếc xe tải khác. Cái két nước bẹp dí lui phía tài xế. Phải lúc này chắc chạy đến 90 dặm một giờ là ít. Tay lái móc vào tài xế làm anh ta đu đưa như con ếch bị móc đong đưa vậy. Chiếc xe giờ chẳng còn gì. May lúc đó chỉ có mình tài xế thôi.
Al đang làm ngước lên:
-Thể chiếc tải kia ra sao?
- Giê Su ơi! chẳng phải xe tải chở hàng. Chiếc thứ hai này thì toàn là nồi niêu, song chảo, nệm ngủ, con nít và cả gà nữa! Chú mày biết đó, họ cũng lái về hướng tây cả. Khi ngang tụi này, chiếc đó chạy tới chín mươi, cố qua mặt chúng ta. Họ nhắm mắt mà lái, đúng lúc chiếc kia ngược chiều chạy lại. Chúa ơi! cái cảnh áo quần tung toé bay lên trời, nào gà nào trẻ con. Tụi này dừng lại. Một đứa nhỏ chết, ông già lái xe đứng chết trân ngó xác em nhỏ không nói được lời nào giữa đống xà bần. Lạy Chúa Toàn Năng, trên đường lúc này sao đầy những gia đình khốn khổ. Họ đổ xô về hướng tây làm gì? không biết thứ khốn nạn nơi nào đã xô đẩy họ phải ra đi như thế?
Mae chen vào:
-Không biết tại sao họ đi hết như thế ? có lúc họ ghé mua ít xăng nhưng chẳng khi nào thấy họ vào mua nỗi cái gì thêm ở đây. Người ta đồn họ hay ăn cắp, nên tiệm này chẳng bỏ gì ở phía ngoài, do đó chẳng bị mất gì.
Bill Bự vừa thong thả nhai bánh vừa nhìn ra khung cửa kiếng:
-Lo cột chặt đồ của bà lại đi, thứ dân bà vừa nói xấu đó đang tới kia kìa!
CHÚNG TÔI CHỈ CÓ MƯỜI XU THÔI!
Chiếc xe bốn cửa hiệu Nash dừng lại bên đường. Băng sau chiếc xe, nào túi nào xách, song, nồi chất cao gần đụng trần. Có hai đứa nhỏ ngồi mọp trên đó. Trên mui xe, họ còn cột nệm, cùng một tấm bạt dựng trại được xếp lại, các lỗ tấm bạt được buộc chặt vào mui. Chiếc Nash đó trờ tới cột bán xăng.
Một người đàn ông có khuôn mặt mập mạp, mái tóc đen chậm chạp bước ra. Hai đứa con nít trườn ra khỏi đống đồ nhảy xuống đất.
Nash đời 1929
Mae vòng qua quày hàng bước gần ra đứng gần cửa. Gã đàn ông bận chiếc quần nỷ xám, chiếc sơ mi xanh đậm, lưng nách ướt đẫm mồ hôi. Hai đứa nhỏ chẳng có gì ngoài chiếc quần treo vá víu tả tơi. Tóc chúng vàng nhạt, dựng đứng đều nhau như bàn chải. Hai khuôn mặt dính đầy bụi đường. Chúng đi tới vũng bùn dưới vòi nước gần đó, thọc ngón chân xuống nghịch bùn.
Người đàn ông đó giờ lên tiếng:
-Xin bà làm ơn cho chúng tôi ít nước được không bà?
Khuôn mặt Mae lộ vẻ khó chịu:
-Được, cứ lấy đi.
Mae chỉ nhìn phớt qua gã, bà ta trả lời một cách miễn cưỡng.
"Mình lại phải canh chừng vòi nước đây nữa."
Mắt Mae chăm chú nhìn ông ta chậm chạp mở nắp két nước, xong cho đầu vòi nước vào trong. Trong xe có người đàn bà, mái tóc hoe hoe nói vọng ra:
-Mình coi có mua được ở đây không đó?
Ông ta rút vòi ra xong đóng lại nắp két nước. Hai đứa bé tranh nhau bỏ vòi nước vào miệng uống ngon lành. Người đó giờ bỏ cái mũ đen bẩn thỉu xuống, cố đứng một cách khiêm tốn, đàng hoàng trước tấm kiếng tiệm hàng:
-Thưa bà, bà có thể bán cho chúng tôi một ổ bánh mỳ được không?
Bà Mae lạnh lùng trả lời:
-Đây không phải là chợ tạp hoá ông à. Bánh mỳ tiệm này chỉ làm săng wich thôi.
-Thưa bà, chúng tôi hiểu...
Ông ta càng cố gắng giữ vẻ lễ phép:
-Chúng tôi chỉ cần một miếng bánh mỳ, ngoài ra không có đòi hỏi gì hơn thưa bà!
-Nếu chúng tôi bán mỳ không thì chúng tôi sẽ hết mỳ sao?
Ông cố van nài:
-Chúng tôi đói lắm bà ơi!
-Thế sao không mua sandwich hả? Ỏ đây làm sandwich hamburgs tuyệt ngon?
-Chắc chắn là chúng tôi rất thích. Nhưng chúng tôi không thể nào mua được. Tất cả nhà chúng tôi đây chỉ có đồng 10 xu này thôi thưa bà!
Giọng ông ta càng thêm lúng túng, bẽn lẽn:
-Chúng tôi chỉ mua được ngần này thôi.
Mae tiếp tục tìm cách từ chối:
-Nhưng làm gì có mỳ 10 xu, ông không mua được đâu. Mỳ không một ổ giá mười lăm xu lận!
Từ phía sau, bất ngờ giọng Al nói lớn:
-Thôi Lạy Chúa! này bà Mae đưa mỳ cho họ đi!
-Làm vậy thì mỳ chúng ta hết thì làm sao? xe mỳ chưa đến mà?
-Hết quái gì?
Giọng Al bất mãn, bứt rứt, mắt anh tiếp tục ngó xuống mớ rau xà lách đang trộn.
Mae, nhún đôi vai mập ú của bà ta hướng mắt nhìn hai người tài xế xe tải biểu lộ sự chống đối của mình.
Bà hé cửa, người kia bước vào. Người ông bốc lên mùi mồ hôi nồng nặc. Hai đứa con đi bên ông ta lập tức chạy theo rồi nhìn trân trân thẩu kẹo; cách nhìn của hai đứa nhỏ không chỉ là ước ao, hi vọng, thèm khát mà là còn là cách nhìn sững sốt sao trên đời lại có thẩu kẹo lớn đến thế?
Mae và người đàn ông nghèo
Hai đứa nhỏ thân hình và khuôn mặt giống nhau. Một đứa đưa ngón chân gãi gãi vào mắt cá chân kia. Đứa kia nói nho nhỏ gì đó với nó. Cánh tay chúng duỗi thẳng, để nguyên bàn tay đang nắm chặt lộ lên cặp túi vải mỏng trước cặp quần treo.
Mae kéo hộc; bà lôi ra một ổ mỳ dài còn nguyên trong bọc giấy:
-Này, đây là loại mười lăm xu này.
Người đàn ông đội lại mũ. Ông ta gắng giữ lễ độ, giọng nao núng:
-Xin bà...gắng cắt bớt bán cho chúng tôi được không?
Giọng Al giờ đây nghe như gầm lên:
-Mẹ kiếp, Mae đưa hết mỳ cho họ đi!
Ông đó quay sang phía Al:
-Thưa ông, chúng tôi chỉ mua mười xu thôi, chúng tôi sắp đến California rồi.
Mae, giọng buông xuôi:
-Thôi, ông trả mười xu cho ổ mỳ này cũng được.
-Như vậy thì ...lỗ của bà mất... ?
-Thôi, lấy đi - Al bảo ông lấy ổ mỳ này đi thì lấy đi!
Vừa nói, Mae đẩy ổ mỳ còn nguyên gói giấy lên mặt quày hàng. Người đó vội thọc tay lấy cái túi da nhỏ để sâu trong túi sau ra. Ông ta mở dây buộc cho cái túi mở rộng. Cái túi mang nặng những đồng bạc cắc cùng vài tờ bạc giấy bẩn thỉu.
-Cột chặt như vậy trông buồn cười thật, thưa bà. Anh ta xin lỗi, tìm cách giải thích.
-Chúng tôi phải đi hàng ngàn dặm đường, chúng tôi cũng không biết chúng tôi có đến được hay không nữa?
cảnh 2 đứa bé trước thẩu kẹo lớn trong phim Grapes of Wrath
Ông dùng ngón trỏ, móc vài đồng cắc trong túi da ra để tìm đồng mười xu. Bỏ mười xu trả trên quày xong, người đó còn sót lại đồng một xu (penny). Định bỏ lại đồng penny vào túi, mắt ông ta bỗng dừng lại- Hình ảnh hai đứa con đang nhìn chằm chặp vào thẩu kẹo.
Ông từ từ bước lại bên hai con.
1 xu (penny) năm 1930
-Thưa bà, kẹo này có giá một xu phải không?
Vừa nói ông vừa đưa tay chỉ vào thứ kẹo bạc hà dài dài trong cái thẩu lớn.
Mae bước tới nhìn:
-Kẹo loại nào đây?
-Thưa đây, mấy thứ dài và có sọc này đây.
Hai đứa bé ngước mắt hồi hộp nhìn vào phản ứng trên khuôn mặt Mae. Chúng nín thở, miệng hơi hé, nửa tấm thân trần của chúng bất động...
-Ồ...kẹo này hả? hai cái một xu.
-Hay quá, xin bán cho tôi hai cái.
Nói xong người đi đường nghèo khổ này trịnh trọng đặt một xu bằng đồng lên mặt quày. Hai đứa trẻ giờ mới nhẹ thở ra.
Mae lấy hai chiếc kẹo dài ra khỏi thẩu.
-Này cầm lấy hai con.
Giọng ông mừng rỡ.
Hai đứa bé rụt rè bước lại. Mỗi đứa cầm một cây, xong cầm một bên tay và không nhìn vào cái kẹo, chúng nhìn nhau, miệng cười như ngượng ngùng.
-Xin cám ơn bà.
Nói xong người cha cầm lấy ổ mỳ tiến ra phía cửa. Hai đứa con, bước chân cứng nhắc đi theo cha mình. Mỗi đứa tay cầm chắc cái kẹo dài một bên tay.
Vào xe chúng lại lổm ngổm leo qua ghế trước để nằm mọp lên đống đồ phía băng sau. Chúng thu mình vào trên đó như hai con sóc.
xa lộ 66 vào năm 1930
Người đàn ông đó giờ nổ máy. Chiếc Nash 'cổ lổ xỉ' lại phun ra một đám khói xanh nồng nặc mùi dầu. Chiếc xe tiếp tục bò lên Xa Lộ 66 tiếp tục đi về hướng tây.
Hai nguòi tài xế xe tải, Mae cùng Al từ trong tiệm hàng ngồi lặng yên nhìn theo.
Bill Bự giờ lên tiếng:
-Này, kẹo đó chắc không phải hai cái một xu phải không?
Giọng bà Mae gay gắt:
-Chuyện đó liên quan gì đến anh không nào?
Bill Bự vẫn tiếp tục:
-Ta đoán một cái phải năm xu (nickel) lận?
Chợt gã tài kia xen vào:
-Thôi mà chúng ta đi, hết giờ rồi! Hai người khách thò tay vào túi quần. Bill Bự bỏ đồng tiền lên quày. Gã kia nhìn vậy cũng thò tay vào túi rồi và cũng đặt theo lên quày giống Bill.
Họ xoay người bước ra phía cửa.
Bill Bự giã từ:
-Tạm biệt nhé!
Mae gọi giật lại:
-Này ! đợi chút hai anh, còn tiền thối lại đây nè.
-Thối với thiếc! bà lo tu bớt đi!
Bill lắc đầu, từ chối nhận lại tiền.
Tiếng cửa đóng sầm lại.
Mae yên lặng ngó theo hai gã tài xế leo lên chiếc xe tải to đùng. Tiếng chiếc xe rú lên sang số, ì ạch rời đi.
-Al. nè!
..Mae kêu Al, giọng nho nhỏ...
Anh ngước lên, tay vẫn tiếp tục ép chiếc hamburger mỏng vào trong túi giấy:
-Bà còn nói gì nữa đây?
-Nhìn này Al...
đồng nửa đô la 1929
vừa nói Mae chỉ vào hai đồng cắc giữa hai ly cà phê hai gã tài xế vừa uống xong.
Có HAI ĐỒNG NỬA ĐÔ LAở đó. Al bước tới nhìn cho rõ, xong anh trở lại tiếp tục làm.
Mae nói tiếp, giọng nghe trân trọng người khách vừa đi hơn trước:
-Của hai Ông Tài đó!
...khác với lúc trước sao quá keo kiệt?
Có vài con ruồi bay va vào mặt kiếng, chúng vội bay đi hướng khác. Cái máy nén nghe ùng ùng một lát xong lại ngưng.
Trên con Lộ 66 dòng xe vẫn chạy đều. Xe tải, xe hơi loại tốt, loại 'mạt hạng' (jalopies) ầm ầm chạy qua. Mae đem chồng dĩa dơ xuống, cạo sạch mấy lớp bánh thừa xuống cái sô. Bà dùng miếng khăn ướt chùi quanh góc dĩa. Mắt bà ta không rời hình ảnh ngoài con lộ, cảnh sống vẫn huyên náo băng qua.
Al lau tay vào tạp dề ngước nhìn tờ giấy gắn vào vách tường trước lò nướng. Có ba cột ghi theo hàng dọc trên tấm giấy. Al đếm thử cột dài nhất. Anh vội bước theo quày hàng tới phía cái máy đếm tiền, bấm chuông vào hàng "NO Sale" cùng lấy ra một nắm đồng năm xu.
-Anh làm gì vậy?
Mae ngạc nhiên.
-Máy thứ 3 lại cho khách thắng dễ quá!
Al bước tới máy đánh bạc thứ ba và đặt những đồng 5 xu vào chơi. Tới vòng quay thứ 5, đợi lúc 3 cột số đứng yên, lô trúng bắt đầu xổ ra. Al hốt được một nắm đầy bạc cắc bước trở lại quày. Anh bỏ hết chúng vào hộc, đóng mạnh cửa máy đổi tiền lại. Tiếp tục trở lại chỗ làm, anh gạch bỏ những hàng có dấu chấm.
-Máy số Ba coi chừng khách chơi thắng dễ dàng lắm? chúng ta nên thay phiên dời chỗ nó đi?
Vừa mách với Mae thế, anh ta vừa dở nắp, khuấy chầm chậm nồi thịt hầm.
Mae còn thẩn thờ:
-Mình cứ thắc mắc không biết họ sẽ làm gì ở California được nhỉ?
-Ai?
-Thì mấy cha con vừa vào đây đó.
-Chỉ có Chúa mới biết.
Tiếng Al nghe sao nhát gừng.
-Sao mình không cho là họ kiếm ra việc đi?
Al vẫn bi quan:
-Chúng Ta biết quái gì mà nói.
Bà bán hàng thẩn thờ nhìn mãi về hướng dọc theo con xa lộ.
-Số xe chở đồ nay tăng lên gấp hai. Chẳng biết khi nào mới ngưng. Cầu cho họ tới nơi toại nguyện.
*
Có chiếc xe tải to lớn, nặng nề chạy tới, dừng lại. Mae lại vội vàng vớ cái khăn ẩm chùi lại mặt quày. Bà ta còn chùi lại cho sạch cái máy nấu cà phê, xong bật lửa gas lại cho nó. Còn Al, anh ta hốt nắm củ cải, bóc vỏ sạch. Mặt Mae thoáng vẻ hớn hở khi hai người tài xế mặc đồng phục hé cửa bước vào.
-Chào Chị !
-Tôi không là "Chị" với đàn ông đâu nhé!
Tiếng Mae vui vẻ. Hai nguòi cười phá lên làm Mae cười theo.
-Sao, dùng thứ gì đây, hai chàng?
-Ồ, một ly cà phê Java. Bà có bánh gì?
-Kem mứt,kem chuối, kem chocolat và táo.
-Bán tôi bánh táo đi. Khoan đợi chút--cái lớn nhất là gì vậy?