Saturday, December 28, 2024

TỪ RADAR LƯỢNG TỬ VÀ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

CHÀO BẠN ĐỌC

TRƯỚC khi vào đề tài chính này tưởng cũng nên đọc lại nguồn tin có liên quan đến VẬT LÝ LƯỢNG TỬ

Khi radar lượng tử Trung Cộng tìm ra Tàng Hình B-2?


Khi radar lượng tử Trung Cộng tìm ra Tàng Hình B-2?


Các khoa học gia Trung Cộng tuyên bố họ đã phát triển hệ "radar lượng tử" có khả năng đánh bại được lớp áo tàng hình cho phi cơ chiến lược B-2 Mỹ.


Nhóm Chuyên Gia Điện tử Trung Hoa thuộc quyền chỉ huy của quân đội Trung Cộng gọi tắt là CETC (China Electronics Technology Group Corporation) vừa tuyên bố kỹ thuật mới nhất hiện nay của Bắc Kinh ‘dễ dàng’ khám tìm ra phi cơ tàng hình B-2 cùng lúc nó còn có khả năng chống lại kỹ thuật làm rối loạn radar từ chiến lược cơ này.
Đây là tin quan trọng do B-2 là loại phi cơ chiến lược tự hào nhất của Mỹ do khả năng tàng hình của nó, cùng khoảng cách bay xa liên lục địa, vận tốc và hỏa lực mạnh.
Theo các báo cáo cho hay loại radar lượng tử này do Phòng Thí Nghiệm Trí Thông Minh Điện Tử của CTEC hoàn thiện.
Khả năng hàng đầu trên thế giới hiện nay về kỹ thuật tàng hình B-2 đối với các hệ radar thông dụng trên thế giới, do nó có những thiết liệu vô hiệu hoá các chùm tia radar của đối phương.
Các lý thuyết về radar lượng tử này kiến tạo ra nhờ vào một hiện tượng được hiểu là “rối loạn lượng tử”. Đây là một hiện tượng do ta quan sát thấy khi các cặp đôi hạt vật chất đo lường được qua sự phản hồi của các hạt kia.
Đại khái về kỹ thuật của radar lượng tử liên quan đến VẬT LÝ LƯỢNG TỬ (quantum physics) hay CƠ HỌC LƯỢNG TỬ (quantum mechanics) tiến trình như sau:
 radar lượng tử sẽ vận hành kỹ thuật về Lượng Tử  hạt (particles liên can đến lý thuyết nguyên tử và hạt và sóng) các cặp hạt dính liền nhau này sẽ được bắn một nửa số lượng lên vật muốn khám phá những gì về ‘thái độ’ của một nửa số hạt còn lại và radar sẽ đo lường những gì xảy ra cho nửa hạt đã bắn đi kia?
Theo Sunday Times, thì kỹ thuật này có thể tìm thấy B-2 do nó “tìm ra cái bóng của B-2 tạo ra khi nó bay.”

Phiên bản đầu tiên về vấn đề radar lượng tử phát sinh ra từ Đại Học York, Toranto Canada do Tiến Sĩ Pirandola nghiên cứu vào tháng 2 năm 2015. Ông tiên liệu: những phát triển tiếp theo sẽ có nhiều điều bất ngờ và đáng giá.

Bắc Kinh có thể đã ‘cướp’ được kỹ thuật này về hoàn thiện và được tờ Hoàn Cầu Thời Báo loan báo phát minh ‘vĩ đại’ vừa nêu trên về radar lượng tử.

Hiện nay Mỹ đang có 20 chiếc B-2 mỗi chiếc trị giá khoảng 1 tỷ đô la. B-2 tàng hình có thể mang bom hạt nhân là phi cơ chiến lược đường dài. Hiện B-2 đang ‘có mặt’ tại Guam, Thái Bình Dương.

Hàng thập niên nay, các công ty kỹ thuật của Mỹ ào ạt đầu tư làm ăn tại Trung Cộng và những kỹ thuật tinh vi của Mỹ dần hồi bị ‘Bắc Kinh’ hút hết qua nhiều thủ đoạn. Hiện Bắc Kinh đang khoe có được phi cơ tàng hình J-20.
Vừa qua, Trung Cộng đã phóng được vệ tinh lượng tử lên không gian. Đây là vấn đề hệ trọng do nó dính líu về chiến tranh không gian. Nó rất quan trọng khi các phi thuyền định vị mục tiêu hay các vệ tinh phục vụ cho GPS rối tung lên thì mặt trận trên mặt đất bị tê liệt nặng nề.
Chúng ta cũng không quên, các sinh viên du học của Trung Cộng ra đi đều cam kết có thêm ‘nhiệm vụ chính trị’ đối với đảng Cộng Sản Trung Hoa. So sánh với các sinh viên các nước dân chủ tự do như Mỹ không bao giờ có nhiệm vụ này. Chắc hẳn, chúng ta không quên nhiều vụ án gián điệp cung ứng kỹ thuật khoa học cho Bắc Kinh bị bại lộ bao lâu nay tại Mỹ.
Bao lâu nay các phát minh có thể nói bất cứ kỹ thuật khoa học nào trên thế giới tại sao Bắc Kinh luôn đi sau? Hàng vạn gián điệp mạng và khoa học gia kiểu ‘chôm’ kiến thức nước khác làm ‘của riêng’ cho mình là sở trường của Trung Cộng. Đây là lý do giải thích tại sao những cái gọi là ‘phát minh’ của Bắc Kinh luôn đi sau thiên hạ là vậy.

Các mối lợi khổng lồ đã làm cho các nhà tư bản tây phương nhất là Mỹ ào ạt sử dụng nhân công và môi trường nội địa Trung Cộng để phát triển con số tư lợi cho hãng và công ty mình nhưng những hậu quả tai hại đưa đến cho Tây phương do các kỹ thuật tân kỳ thế giới sẽ vào tay Trung Cộng lần hồi.
tin và bình Đinh Hoa Lư

CƠ HỌC LƯỢNG TỬ LÀ GÌ



Chúng ta thường lầm Electron di chuyển theo vòng tròn trên mặt phẳng, sự thật không phải vậy. Trong cơ học lượng tử (quantum mechanics), giải thích vị trí của chúng được mô tả bằng xác suất chúng ở một vị trí nào đó. Tất cả sác xuất này hợp lại không là đường tròn trên mặt phẳng mà là một đám mây gọi là vân đạo như mô hình trên. Tần số các sóng này tạo thành một vùng diện tích đó là tập hợp. Những con số này mô tả xác suất cho các electron trong các cấu hình khác nhau trong ví dụ về một nguyên tử hydro hình trên.



Cơ học lượng tử (quantum mechanics) là lĩnh vực vật lý giải thích tính năng của một thứ vật chất cực kỳ nhỏ bé trong đó nói về hai vấn đề sóng & hạt mà các nhà vật lý gọi là LƯỠNG TÍNH SÓNG VÀ HẠT.


Phần hạt (particle) trong lưỡng tính sóng-hạt liên quan đến cách các vật thể ta mô tả nó là "lượng tử". Bức xạ từ trường di chuyển theo dạng sóng đó là những gì ta đón từ ánh sáng mặt trời. Trong Lượng tử học chú ý đến đơn vị nhỏ nhất (particles) của một hiện tượng tự nhiên trong một hệ thống và vô số các đơn vị nhỏ nhất như vậy lại ở trạng thái liên kết. Ví dụ, lượng tử của bức xạ điện từ hoặc ánh sáng là một photon như thế photon là đơn vị nhỏ nhất của ánh sáng (bức xạ). Trạng thái liên kết này là trạng thái mà các hạt bị dính kết theo một quy luật vật lý; ví dụ chúng ta nhìn về trạng thái liên kết của photon là tia sáng; nếu không có tính liên kết thì tia sáng không tới được mắt ta.


Dựa trên lý thuyết mới, lần đầu tiên ngành vật lý học "chụp hình" được một hạt photon Photon là các đối tượng nghiên cứu thuộc về cơ học lượng tử - nghĩa là chúng có thể được mô tả như cả sóng và hạt. Tuy nhiên, những cách diễn đạt này không thể lột tả hết các đặc điểm của photon cũng như những các hạt cơ bản khác. (trích GENK)


...

Đồng thời, các hạt lượng tử nhỏ như electron cũng có thể được mô tả là sóng. Giống như sóng trong đại dương trong thế giới vĩ mô đó là thế giới mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt như sóng biển, núi đồi... - sóng trong thế giới lượng tử là các hạt liên tục di chuyển. Trong cơ học lượng tử, các khoa học gia bàn về tính hàm số của một hạt. Đây là một biểu thị toán học chúng ta sử dụng để mô tả xác suất một hạt tồn tại ở một vị trí nhất định tại một thời điểm nhất định cùng một động lượng nhất định.

Thế giới cơ học lượng tử rất khác khi ta nói với cách chúng ta thường thấy ở thế giới vĩ mô trong Cơ Học Cổ Điển ví dụ máy nổ, máy cày, sức phóng sức kéo của động cơ xe máy bay... Vào thế kỷ 20 ngành Cơ học lượng tử phát triển với những tiến bộ to lớn. Ngành Vật Lý Lượng Tử giúp con người hiểu biết sâu về thế giới vi mô xung quanh ta, bao lâu nay nó từng tác dụng với con người.




Kiến thức về Cơ Học Lượng Tử tác động sâu sắc đến khoa học và công nghệ hiện nay. Cơ học lượng tử đã dẫn đến sự phát triển của những thứ như laser, diode phát sáng (Light emitting Diode -LED), bóng bán dẫn, hình ảnh y tế, kính hiển vi điện tử và nhiều thiết bị hiện đại khác. Điện thoại di động của bạn sẽ không tồn tại nếu không có khoa cơ học lượng tử!


VẬT LÝ LƯỢNG TỬ LÀ GÌ


Vật lý lượng tử là ngành nghiên cứu về vật chất và năng lượng ở cấp độ căn bản nhất. Nó nhằm mục đích khám phá các đặc tính và hành vi của chính các khối xây dựng nên thế giới tự nhiên.


Trong khi nhiều thí nghiệm lượng tử kiểm tra các vật thể rất nhỏ (hạt), chẳng hạn như electron và photon, thì hiện tượng lượng tử lại ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, tác động ở mọi quy mô từ xưa đến nay. Tuy nhiên, chúng ta không dễ dàng khám phá ra chúng ở các vật thể to lớn. Điều này có thể gây ra ngộ nhận rằng HIỆN TƯỢNG LƯỢNG TỬ là kỳ lạ hoặc siêu nhiên. Trong thực tế, khoa học lượng tử lấp đầy khoảng trống trong kiến ​​thức vật lý con người nhằm cung cấp cho nhân loại bức tranh hoàn chỉnh hơn về cuộc sống hàng ngày.


Càng lúc càng có nhiều khám phá về lượng tử chúng sẽ được đưa vào hiểu biết cho nhân loại trong vật liệu, hóa học, sinh học và thiên văn học... Chính những khám phá về khoa học lượng tử là nguồn tài nguyên có giá trị cho sự đổi mới, tạo ra các thiết bị như laser và bóng bán dẫn, cùng nhiều thứ khác trong nay mai. Vật Lý Lượng Tử sẽ có những bước tiến bộ thực sự đối với các công nghệ từng được lầm tưởng mang tính suy đoán, giả thuyết chẳng hạn như MÁY TÍNH LƯỢNG TỬ. 

Nhưng giờ đây Máy Tính Lượng TỬ đã là hiện thực.

Đoạn trích đáng chú ý trong bài viết của Tiến sĩ Neven như sau: " Hiệu suất của Willow trên thước đo chuẩn này thật đáng kinh ngạc: Nó đã thực hiện một phép tính trong chưa đầy 5 phút, trong khi một trong những siêu máy tính nhanh nhất hiện nay sẽ mất 10^25 năm, tức 10 septillion năm. Nếu bạn muốn viết ra, con số này là 10.000.000.000.000.000.000.000.000 năm (10 triệu tỷ tỷ năm). Con số khó tin này vượt xa các thang thời gian đã biết trong vật lý và vượt xa tuổi của vũ trụ. Nó củng cố cho ý tưởng rằng tính toán lượng tử xảy ra trong nhiều vũ trụ song song, phù hợp với ý tưởng rằng chúng ta đang sống trong một đa vũ trụ, một dự đoán đầu tiên được đưa ra bởi David Deutsch ."

 con chip willow

Máy tính lượng tử tiêu biểu cho một sự thay đổi to lớn so với các mô hình máy tính truyền thống, mở ra một kỷ nguyên mới về khả năng xử lý. Không giống như máy tính cổ điển xử lý thông tin ở dạng nhị phân (bit) dưới dạng số không hoặc số một, máy tính lượng tử sử dụng bit lượng tử hoặc qubit (quantumbit), có thể tồn tại ở nhiều trạng thái cùng một lúc do sự chồng lấp lượng tử. Điều này cho phép chúng thực hiện nhiều phép tính cùng một lúc, tăng đáng kể sức mạnh xử lý và tiềm năng giải quyết các vấn đề phức tạp hiện nằm ngoài tầm với của các công nghệ khác.

...

Các vật lý gia tiếp tục khám phá ra tiềm năng của khoa học lượng tử để biến đổi quan điểm của chúng ta về lực hấp dẫn và mối liên hệ của nó với không gian và thời gian. Khoa học lượng tử thậm chí có thể tiết lộ cách mọi thứ trong vũ trụ (hoặc trong nhiều vũ trụ) được kết nối với mọi thứ khác thông qua các chiều cao hơn mà các giác quan của chúng ta không hay chưa thể hiểu được.


NGUỒN GỐC NGÀNH VẬT LÝ LƯỢNG TỬ


Thật ra tuy mới mà không mới; Lĩnh vực vật lý lượng tử ra đời vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900 sau nhiều quan sát thực nghiệm về các nguyên tử không có ý nghĩa trực quan (bằng mắt) trong vật lý cổ điển.

 Từ đó khoa học nhận ra rằng vật chất và năng lượng có thể được coi là tách biệt hoặc lượng tử, có giá trị tối thiểu từ những phần nhỏ nhất không còn chia ra nữa. Ví dụ, ánh sáng có tần số cố định sẽ cung cấp năng lượng theo lượng tử được gọi là "photon". Mỗi photon tức là phần tử nhỏ nhất của ánh sáng đó ở tần số này sẽ có cùng một lượng năng lượng và như thế năng lượng này không thể bị chia nhỏ thành các đơn vị nhỏ hơn nữa? Trên thực tế, từ "lượng tử" có gốc từ tiếng Latin và có nghĩa là "bao nhiêu".

Rõ ràng qua một thời gian dài, sự hiểu biết hay nguyên lý lượng tử cho đến hiện nay đã thay đổi khái niệm con người về nguyên tử. Các mô hình chúng ta tưởng tượng đầu tiên mô tả nguyên tử bao gồm các electron chỉ là các hạt điện tích nhỏ nhất bay quay quanh hạt nhân, giống như cách các vệ tinh quay quanh Trái đất vậy. 

Thế mà hiện tại Ngành vật lý lượng tử hiện đại giúp ta hiểu rằng các electron được phân bổ trong nhiều quỹ đạo, các mô tả toán học biểu thị xác suất tồn tại của các electron ở nhiều vị trí trong một phạm vi nhất định tại bất kỳ thời điểm nào đó là VÂN ĐẠO. Từ Vân Đạo, các electron có thể nhảy từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác.


CÁC CƠ QUAN KHOA HỌC MỸ ĐÓNG GÓP VỀ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ RA SAO


Văn phòng Khoa học có nhiều chương trình liên quan đến điện toán lượng tử và khoa học thông tin lượng tử. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học hiện đại do Văn phòng Khoa học hỗ trợ diễn ra trong khuôn khổ của cơ học lượng tử. Các cơ sở máy gia tốc ví như Hệ thống Máy gia tốc Linac Tandem Argonne (ATLAS) tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne, Máy va chạm ion nặng (RHIC) của Phòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven và Cơ sở Máy gia tốc chùm electron liên tục của Cơ sở Máy gia tốc Quốc gia Thomas Jefferson đều tồn tại để nghiên cứu các tính chất của các hạt siêu nhỏ trong thiên nhiên. Các hạt nhỏ này được kiểm soát bởi các quy tắc của cơ học lượng tử. Các cơ sở khác nghiên cứu bản chất lượng tử của các hạt bao gồm Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi, phòng thí nghiệm vật lý hạt cốt lõi của Hoa Kỳ. Cơ sở Chùm đồng vị hiếm (FRIB) tại Đại học Tiểu bang Michigan lập ra để nghiên cứu các tính chất của hạt nhân nguyên tử kỳ lạ.


ỨNG DỤNG




Nhiều hạt hạ nguyên tử, bao gồm proton, có mô men động lượng, thường được gọi là "spin". Các chuyên gia y tế sử dụng đặc tính này trong các thiết bị chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging-  máy chụp cộng hưởng từ trường)


Điện thoại thông minh chứa hàng tỷ bóng bán dẫn hoạt động dựa trên bản chất sóng của electron, mà các nhà khoa học hiểu thông qua cơ học lượng tử.

Máy tính lượng tử và mạng lượng tử là những ứng dụng mới của cơ học lượng tử sử dụng bản chất lượng tử của các hạt để lưu trữ và truyền thông tin...nói tóm lại còn quá nhiều ứng dụng trong ngành VẬT LÝ ĐIỆN TỬ đang là mũi đột phá mới nhất, nhiều nhất hữu ích nhất cho khoa học ứng dụng hôm nay liên quan đến các ngành sản xuất tiêu dùng, y tế, công nghệ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong xã hội loài người./. 



đhl biên soạn

NGUỒN 

QUORA

https://www.quora.com/Does-China-having-quantum-radar-make-them-stronger-than-the-USA#:~:text=Chinese%20scientists%20build%20the%20world's,aircraft%2D%20so%20far%20in%20laboratories.&text=This%20might%20sound%20great%2C%20but,a%20ground%2Dbased%20radar%20system.

CALTECH

https://scienceexchange.caltech.edu/topics/quantum-science-explained/quantum-physics

No comments:

Post a Comment