Tết là thời gian đầu tiên của một năm mới, khi tâm hồn chúng ta trầm lắng để cùng nhau chia tay một năm vừa qua về quá khứ; trong hương vị và thanh âm cùng hình ảnh trang trọng nhất dành cho thời khắc hân hoan đón chào cái mới lẫn chút gì tình cảm bịn rịn, luyến lưu cái cũ. Tết là lúc chúng ta nhận được bao cảm giác hân hoan, khác lạ nhưng hào hứng vui tươi khi cùng nhau bước qua "ngưỡng cửa" của TÂN NIÊN sau phút giây của đợi chờ, đó là thời khắc tiếng pháo đốt mừng TRỪ TỊCH trong đêm canh đợi.
Bên lũy tre ấp ủ thôn làng, người nông phu mãi cần cù làm ruộng. Cuộc đời "chân lấm tay bùn" với con trâu siêng năng miệt mài hàng ngày, người làm ruộng bấm đốt tay để biết rằng "vòng thời gian" đã tròn đầy hai mùa ruộng cấy.
Tết đang tới bên mảnh đất thẩm đượm mồ hôi. Dưới mái tranh nghèo nồng ấm tình quê, người nông phu mãi tấm lòng chung thủy đất-người. Ngày lại ngày, qua bốn mùa xuân- hạ- thu- đông "cày sâu cuốc bẫm", bao tấm lòng chân chất, bên đồng lúa chín vàng cùng lũy tre xanh rì rào gió thổi.
Chốn thành thị, người công nhân làm lụng cực nhọc qua mười hai tháng. Người thầy giáo, dạy học trò hay bao kẻ làm việc lao tâm rồi cũng qua một năm dài nghị lực...
Từ cụ già đôn hậu, cho tới bé thơ hay người mẹ nội trợ đảm đang chăm lo miếng cơm tấm áo cho gia đình...tất cả mọi người đều có cơ hội trong dịp tết đến xuân về. Tất cả cùng nhau quây quần đón mừng ngày đầu năm mới.
Chúng ta đón mừng thời khắc năm mới đang đến cùng lúc là dịp để tưởng niệm quá khứ tổ tiên. Dù gần hay xa đó là vinh danh cho tập tục quê hương đất nước cũng như dòng tộc- gia đình. Thời gian này cách biệt và cô độc của một người sẽ hết. Tết là cơ hội cho tụ họp quây quần cũng như thương yêu đùm bọc.
Nếu nói tết (hay tiết) là cái mốc thời gian để chào đón cái mới hay tương lai cũng đúng nhưng về văn hoá mà nói phải chăng tết là cơ hội để Ôn Cố là cùng nhau hướng về tiền nhân? Đó là hình ảnh của hương hoa lễ vật bày biện nhằm cúng nhớ tổ tiên. Cùng lúc là tiễn quá khứ vừa qua -ngắn nhất là tiễn biệt năm cũ trôi đi đón mừng năm mới trong phút giao thừa trang trọng cùng tiếng pháo râm ra nổ dòn "tống cựu nghinh tân
".
Tết là dịp chúng ta tỏ lòng kính nhớ tổ tiên ông bà và thể hiện chữ HIẾU đối với các bậc thân sinh. Thời gian đón mừng Tết là dịp cho cháu con làm mâm cỗ cùng hương đăng hoa quả trịnh trọng đặt lên bàn thờ để tưởng niệm bao đấng tiền nhân.
CHỢ HOA BA MIỀN
ĐÀ NẴNG
chợ hoa ngày tết SÀI GÒN
Ngày đầu năm ra đường, ai ai cũng chúc mừng nhau. Chẳng ai bỏ quên tập tục tốt đẹp này, do đó là sự tương lân và mối liên hệ xóm làng; là sợi dây gắn bó cùng khắng khít đoàn kết với nhau.
Sự liên hệ ngược xuôi, quá khứ sau lưng và tương lai trước mắt là mối gắn bó cho dân tộc chúng ta trường tồn.
Dù giàu hay nghèo, sướng, khổ gì nét văn hóa dân mình ai cũng trang trọng đặt hết tâm trí và tình cảm chăm lo mọi thứ từ tinh thần đến vật chất vẹn toàn cứ mỗi năm khi tết đến xuân về.
Tết quả có một ý nghĩa văn hóa thanh cao cùng mục đích tốt đẹp cho xã hội và dân tộc.
Trong nhang trầm khói xông nghi ngút, thoáng nghe đó đây mấy hồi chuông nhà thờ giục giã hay chuông chùa vang vọng ngân nga. Mọi người, mọi nhà tất cả đều hướng tâm và thời khắc này, ta mới thấm thía hiểu thế nào là HÒA BÌNH AN LẠC.
Mong sao cho tiếng pháo được nghe đì đẹt nổ trong mấy ngày đón xuân; mong các cụ bô lão có nụ cười như ý bên cành mai vàng nở rộ.
Rồi cũng mong sao, có thật nhiều tà áo thướt tha của những nàng con gái xinh đẹp dịu hiền trên ba miền đất nước, du xuân.
Bầy trẻ nhỏ tung tăng nô đùa thỏa thích; chúng hân hoan đón mừng xuân sang, tuổi mới. Tuổi ấu thơ vui sướng cùng mấy bao lì xì đỏ thắm trên tay...
Giá như mọi ngày đều giống TẾT. Thì cõi trần gian này đâu khác Cảnh Tiên./.
ĐHL edition
No comments:
Post a Comment