Sunday, December 8, 2024

TRUYỆN NGỤ NGÔN AESOP CÙNG LỜI BÀN CỦA ĐHL

 

TRUYỆN NGỤ NGÔN AESOP TẬP 17

 

CON CHÓ ÍCH KỶ

 


   Con chó nhà đang ngủ êm ái trong một cái máng đầy cỏ khô, bị đánh thức bởi tiếng động do mấy con bò về chuồng sau khi cày ruộng mệt nhọc. Con chó bực bội nhe răng gầm gừ không cho mấy con bò lại gần. Hành động của nó chẳng khác gì bò giành khúc xương Chó đang gặm  hay cái nơi nó nằm là chỗ ở của Chó vậy?

Mấy chú Bò nhìn chó khinh bỉ:

  -Con Chó này thật quả thật nó quá ích kỷ! mầy đã không ăn rơm lại còn không để cho chúng ta ăn, trong lúc chúng ta đang đói thế là nghĩa sao?


Đúng lúc người Chủ Trại đi vào và nghe thấy tất cả.  Do thái độ ích kỷ của Chó, ông xách cây đánh cho Chó mấy đòn nên thân, rồi đuổi nó ra khỏi chỗ nằm êm ái đó dành máng cỏ lại cho bầy bò./.



·            Chớ nên thờ ơ, lạnh nhạt với tha nhân. Những gì ta không cần đến thì nên chia sẻ với kẻ khác đang cần.

·            Phải biết xây dựng một cuộc sống vị tha, đừng nên bo bo ích kỷ.

·            Ở rộng trời cho, ở hẹp trời lấy lại

*    Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi

                            =======


CHUYỆN CON QUẠ MƯỢN LÔNG CÔNG




Chú Quạ có cơ hội bay qua vườn ngự uyển của một vương quốc. Nó có cơ hội chiêm ngưỡng rất nhiều cảnh đẹp diệu kỳ nhưng lại còn ghen tị với bấy Công Hoàng Gia đang có trên thân những bộ lông màu sặc sở, đẹp tuyệt trần.

Loại Quạ đen thì bạn biết rồi, nó là giống chim đã không đẹp  thái độ lại còn hẹp hòi nữa. Đã vậy Quạ còn tưởng tượng rằng nó sẽ hòa nhập được với xã hội loài Công dưới kia nếu nó có bộ lông như chúng. Từ ý nghĩ đó Quạ bèn đi lượm lại những sợi lông Công rụng, xong gắn quanh bộ lông đen của nó.

Mang bộ lông vay mượn này, Quạ ta vừa khệnh khạng, vênh váo bước về nhà khoe cùng bầy chim của nó. Xong Quạ ta bay trở lại vườn Ngự Uyển chen giữa bầy Công. Nhưng bầy Công biết ngay nó là ai. Nổi giận do Quạ là đứa lừa gạt, bầy Công bay tới vặt trụi những sợi lông Quạ mượn rồi còn vặt thêm một số lông của Quạ nữa.

Con Quạ tội nghiệp bay về lại nhà.Nhưng ở nhà cũng còn nhiều điều bất mãn với nó đang chờ đợi. Bầy quạ nhà chưa quên thái độ hách dịch của Quạ vừa qua nên trừng phạt bằng cách đuổi nó đi qua một loạt cú mổ đau điếng kèm thêm nhiều tràng cười chế nhạo ./.


·    Bộ lông vay mượn không hề biến thành loài chim đẹp

·    Trứng rồng thì nở ra rồng, liu điu lại nở ra dòng liu điu

·    Cái áo khoác không hề làm được thầy tu

* Hữu xạ tự nhiên hương

* Cáo mượn oai hùm, lâu ngày cũng lộ ra chân tướng 

                            ***


SÓI VÀ NGƯỜI CHĂN CỪU

 



Có con Sói cứ rình mò theo đàn Cừu suốt ngày nhưng người Chăn Cừu rất lo lắng Sói bắt Cừu của mình nên canh giữ rất kỹ. Thấy vậy Sói ra vẻ hiền lành chẳng bộc lộ chút gì là nguy hiểm cả.  Đã thế Sói còn ra vẻ tử tế giúp người Chăn Cừu coi sóc bầy cừu nữa. Cuối cùng người Chăn Cừu đem lòng tin Sói đến nỗi anh ta quên mất rằng SÓI là con thú hung ác.

Một ngày người Chăn Cừu có công việc và anh phải đi xa. Anh nhờ Sói trông coi bầy Cừu cho mình. Đến lúc trở lại thì anh mới thấy không biết bao nhiều là Cừu của anh lớp bị giết lớp bị mang đi, anh mới đau đớn nhận ra rằng anh đã quá rồ dại  TIN vào loài Sói ./.


* KẺ ÁC CHƯA ĐÁNG SỢ, DO TA BIẾT MÀ TRÁNH; NGƯỜI NGỤY QUÂN TỬ MỚI ĐÁNG SỢ HƠN

·       SÓI  LUÔN  LUÔN  LÀ  SÓI

·       CHÓ  ĐEN  GIỮ  MỰC

·       GIANG  SAN   DỄ   SỬA  BẢN  TÍNH  KHÓ   DỜI

* CÀ CUỐNG CHẾT ĐẾN ĐÍT CÒN CAY

 ============

CÔNG VÀ SẾU

 


Công gặp Sếu nó liền trương bộ lông và xòe cái đuôi màu sắc rực rở dưới ánh mặt trời  khoe khoang:

-Nhìn  này! Làm sao bạn sánh nổi với ta? Xem bộ lông của ta, chao ôi !  sao nó rực rỡ đủ màu đủ sắc như cái Cầu Vòng. Còn xem lông chú mầy kìa- xám xịt chẳng khác gì bụi đất!

Sến nghe xong, bèn dang đôi cánh rộng bay thẳng về phía mặt trời :

-Nào hãy bay theo ta, bạn  Công ơi bạn bay được không nào?

Nhưng Công đành đứng chịu trân do Công chỉ là thứ chim nuôi trong chuồng. Nó ngó theo Sếu đang tự do bay cao, cao mãi tận bầu trời trong xanh ./.


TIỆN ÍCH VÀ GIÁ TRỊ CÓ HỮU DỤNG CHÍNH ĐÓ LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG HƠN ĐỒ TRANG TRÍ BỀ NGOÀI 

·    

*  MƯỜI VOI KHÔNG ĐƯỢC ĐỌI NƯỚC XÁO 

* TỐT GỖ HƠN TỐT NƯỚC SƠN



Dịch thuật by ĐHL 









 


ĐÔI  BẠN  QUA RỪNG  GẶP  GẤU 

    Đôi bạn cùng đi chung để vượt qua cánh rừng rậm rạp. Vừa vào rừng thình lình có con gấu to lớn từ một bụi rậm nhảy xổ ra. Một người chỉ lo cho mạng mình nên nhảy vội lên một cành cây cao tránh gấu. 

Người bạn còn lại đã trễ, không biết cách nào chống lại con thú nên buông mình nằm yên bất động trên mặt đất.  Mắt anh nhắm nghiền giả chết. Người này tin giả chết hi vọng Gấu tha mạng do anh nghe người ta kể lại gấu không bao giờ đụng vào xác chết bao giờ?

Không ngờ đó là sự thật! 

Thật quá may mắn cho anh bạn đang nằm ngay đơ này...Gấu ta chỉ ngửi ngửi vào đầu anh xong nó hình như tin chắc đây chỉ là xác chết nên bỏ đi mất.

Thấy đã an toàn người bạn trên cây giờ mới  nhảy xuống. Sau khi đứng yên anh ta mới hỏi người bạn vừa thoát nạn:

-Hình như con Gấu nó nói nhỏ vào tai bạn gì đó phải không ? Nó nói gì vậy?

Anh bạn kia thủng thẳng trả lời: 

-Con Gấu nói..."Anh bạn à, bạn hoàn toàn thiếu thông minh khi lại đi chung với một gã chỉ biết bỏ chạy vào  phút lâm nguy, biết không?"

LỜI BÀN của ĐHL

Bình thường lúc chúng ta ăn nên làm ra đời sống có phần khấm khá thường đi theo chuyện bầu bạn rộn ràng hỉ hả lắm. Trà dư tửu hậu lúc nào mà chẳng vui vẻ đoàn kết. Bạn bè đông lắm, người ủng hộ ta cũng bộn. Thói đời người ta phù thịnh chứ ít ai phù suy. Phải đến lúc chúng ta gặp vận hạn, thời làm ăn suy vong mới thấy ai là người bạn chung thủy với ta. Phải nhớ nằm lòng chớ nên kết bạn khi mâm cao cỗ đầy đây chỉ là bạn rượu mà hãy kết bạn lúc khốn khó mới hi vọng đây là tình bạn thật lòng. Tình bạn cốt ở sự Chung thủy, ngọt bùi chia sẻ hơn là giá trị lợi dụng. Trung thành và chung thủy nằm ở tính bè phái, phường hội đây là chung thủy tạm bợ chỉ là giá trị lợi dụng thôi. 
Walter Winchelf (1897-1972) một nhà báo xưa của Mỹ có nói câu khá hay
    -Người bạn thật tình là người bạn sẵn sàng nhập cuộc với bạn lúc tất cả những người còn lại ngoảnh mặt bước đi.
 a real friend is one who walks in when the rest of the world walk out
Tóm lại chúng ta hãy nhớ 
-LÚC BẤT HẠNH MỚI BIẾT ĐƯỢC BẠN HIỀN

-LÚC KHÓ KHĂN MỚI BIẾT AI LÀ BẠN, KHI HOẠN NẠN MỚI BIẾT BẠN LÀ AI
 
-QUỐC LOẠN THỨC TRUNG THẦN, GIA BẦN TRI HIẾU TỬ

                                                      









Gà CÁO  TINH  RANH   VÀ  CÔ   QUẠ ƯA NGHE LỜI NỊNH HÓT

    Vào một buổi sáng đẹp trời có gã CÁO đang đưa cái mũi ngửi lùng sục mọi gốc cây tìm mồi ăn. Chợt CÁO ta thấy một cô QUẠ đang đậu trên nhánh cây khá cao trên đầu. Dĩ nhiên CÁO  đành chịu không thể nào bắt Quạ được, nên CÁO định bỏ đi. 

Chợt có một thứ khiến CÁO ngừng lại ngước lên nhánh cây lần nữa. Cô Quạ sao may mắn đến thế?! Mỏ QUẠ còn ngậm một miếng phô mai (fromage) hấp dẫn làm sao?!

-Ta chẳng cần đi đâu xa nữa đây là bữa sáng ngon lành đây rồi!

Cáo tinh quái kia nghĩ thầm xong hắn mon men trở lại dưới gốc cây:

    - Cô Quạ ơi! chào cô, sao cô đẹp đến thế!

    Cô Quạ nghe tiếng chào nghiêng đầu nhìn CÁO một cách ngờ vực? Tuy nghe lời nói ngọt ngào của Cáo nhưng mỏ Cô vẫn kẹp chặt miếng phô-     mai chẳng hề đáp lại.

 CÁO vẫn không nản, hắn vờ nói một mình nhưng cốt cho QUẠ nghe:

        -Nàng quạ kia quả thật xinh đẹp và quyến rũ quá! Bộ lông nàng quá mượt mà. Còn đôi cánh- Ôi đôi cánh bóng bẩy, tráng lệ tuyệt trần.Tạo hoá sinh chi một nàng chim sao quá tuyệt vời. Từ giọng hót đáng yêu, cho đến mọi thứ gì của nàng đều hấp dẫn nhất đời. Ta ước gì, nàng cất lên tiếng hát? Chỉ một lời thôi cũng đủ cho ta tôn nàng lên làm Nữ Hoàng của các loài chim ngay?!

    QUẠ không thể nào chịu nổi lời ca tụng ngọt hơn mật, đường kia. Cô quên phứt chuyện ngờ vực, cùng quên luôn miếng phô mai đang ngậm. Nàng khoái nhất là khi gã CÁO gọi mình là "Nữ Hoàng của những loài CHIM"...

Vừa há mỏ kêu lên tiếng "QUẠ" khoái trá tự hào; thì than ôi! miếng PHÔ- MAI rơi xuống ngay cái miệng gã CÁO đang há sẵn đợi chờ!

-CÁM ƠN CÔ QUẠ NHÉ!

Tiếng CÁO cám ơn  nghe 'rất ngọt'!

    -Cô chỉ có tiếng khàn khàn thôi QUẠ ơi! còn trí thông minh của cô bỏ đâu nhỉ?

Nói xong CÁO ta bỏ đi mất./.

LỜI BÀN

Bao giờ cũng vậy, thời nào cũng thế người đời ưa nghe lời nịnh hót, ngọt ngào hơn tiếng nói thẳng ngay. Bụng bảo dạ chúng ta hay tự khuyên ta là chớ nghe lời tâng bốc ngọt ngào ru ngủ a dua với ta nhưng lỗ tai ta thường ưa lời hảo ngọt mới là lạ đời? Có thể do bản tính con người ta ưa vậy hay chăng? Ưa lời hảo ngọt tâng bốc thật quá nguy hại do chúng ta dễ dàng sa vào bẫy của những kẻ ưa lợi dụng để thủ lợi. Thế mà người đời hay mắc phải, chẳng ai chấp nhận lời nói thẳng nói thật bao giờ. Biết thế yếu của những kẻ hảo ngọt ưa xu nịnh nên sẽ có lớp người sống bằng nghề ' buôn nước bọt' hay 'uốn ba tấc lưỡi' để sống dựa vào ai ưa xu nịnh hay ưa tâng bốc.

-NHỮNG KẺ CHUYÊN XU NỊNH PHỈNH PHỜ SẼ SỐNG BÁM VÀO NHỮNG AI ƯA NGHE LỜI NÓI TÂNG BỐC CỦA HỌ

-MẬT NGỌT CHẾT RUỒI 
-Tuân Tử: KẺ CHÊ TA MÀ CHÊ PHẢI LÀ THẦY TA, KẺ KHEN TA MÀ KHEN PHẢI LÀ BẠN TA, KẺ CHUYÊN XU NỊNH TÂNG BỐC TA LÀ KẺ THÙ CỦA TA ĐÓ
                     ==============
                                                        CHUYỆN ÔNG LÃO HÀ TIỆN CẤT VÀNG













     Ngày xưa có một ông già  Hà Tiện sống ký cóp, dè sẻn suốt đời. Lão nhịn ăn mặc để sắm cho ra vàng. Lão chuyên cất giấu vàng của mình  sau góc vườn.

     Hàng ngày ông lão  thường lén lui sau vườn đó đào gói vàng lên, rờ rẫm nâng niu, đếm tới đếm lui, xong chôn lại.

     Ông vô lại nhà chịu ăn rau muối qua ngày. Gói  vàng kia Lão quyết không đụng một mảy may.

    Ông vô ra vườn nhiều lần như vậy khiến một TÊN TRỘM để ý? Hắn nghĩ rằng ông lão tuy bề ngoài nghèo nàn rách rưới nhưng chắc chắn có giấu thứ gì quý báu lắm?  Một đêm hắn rón rén lui góc vườn kia đào ngay chỗ đó. Thế là hắn ta cuỗm số vàng của ông Lão hà tiện đi mất!?

    Chiều hôm sau Lão ra đào lại xem? Ông vò đầu bứt tóc xong khóc la om xòm do túi vàng của Lão  'không cánh mà bay mất'?!
  
    Một người bộ hành đi ngang thấy Lão khóc la thảm quá bèn tiến tới hỏi cớ sự gì? 

        Lão bèn khóc:

        -Ôi vàng của ta? vàng của ta ai đánh cắp mất rồi? hu! hu!


        - Vàng của ông ư? Sao ông lại để ở cái lỗ này? Sao ông không cất trong nhà? cần thứ gì ông cứ lấy mà mua sắm, có mau và an toàn hơn không?

    -Mua sắm ư?!

    Ông lão hà tiện giận dữ la lên:

    -Tại sao lại dùng nó? Ta chẳng bao giờ dám đụng đến vàng cả!  Ta chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện tiêu pha dù chỉ một mảy may với vàng này cả!

Người khách lạ nghe ngang đây, chợt hiểu ra. Ông mới kiếm một viên đá khá lớn gần đó, quăng vào cái lỗ của Lão Hà Tiện rồi nói:

    -Nếu đã như vậy thì Ông hãy lấp viên đá này tiếp tục ở cái lỗ này đi! Khi cứ cất mà chẳng hề dùng thì cục đá này cũng có giá trị y hệt cái gia tài mà Ông bị mất vậy thôi./.


LỜI BÀN CỦA ĐHL

Cục vàng giá trị cả một gia tài so với viên đá tại sao lại giống nhau? Nếu cục vàng chẳng giúp ích chi cho lão hà tiện, vĩnh viễn cho đến chết lão không dám xài thì giá trị của nó chẳng khác gì viên đá đâu.
Vật chất có giá trị với con người không tự thân nó giá trị mà giá trị nó tác dụng giúp con người và xã hội mặt này hay mặt nó. Cục đá và cục vàng nếu chỉ trơ gan cùng tuế nguyệt chúng ta, con người không dùng nó, không lợi dụng được nó gì cả thì 2 thứ đều vô giá trị ngang nhau mà thôi.
Chúng ta có một đống bạc, nếu vĩnh viễn cất giấu không dùng, vĩnh viễn không ai biết và ta không cho ai hay giúp ai cả...cho đến lúc nhắm mắt thử hỏi giá trị đống bạc kia chỉ là đống giấy vô tri vô hồn chờ ngày mục nát hay chăng?
Chúng ta làm lụng cực khổ tạo ra tiền bạc để cung phụng ngược lại cho chúng ta. Sự tiêu pha tiết kiệm dành dụm có mục đích một là đề phòng lúc hữu sự hai là đầu tư làm ăn và sâu xa hơn nữa là để giúp đời giúp người thì của cải vật chất ta dành dụm đó thật sự có ý nghĩa.
Sinh không tử lại hoàn không, không ít người có tính cách sống như ông lão trong truyện ngụ ngôn. Tại sao cổ nhân ta hay dùng thành ngữ "Mọi Giữ Của"

tóm lại

*TÀI SẢN CUẢ CẢI CUẢ TA CÓ GIÁ TRỊ KHI CHÚNG TA DÙNG NÓ
*Viên đá và cục vàng nếu không dùng cứ nằm yên mãi mãi, không giúp gì cho đời sống chúng ta thì giá trị chúng tương tự nhau thôi.
* CHỚ LÀM MỌI GIỮ CỦA
*TÀI SẢN CUẢ CẢI CUẢ TA CÓ GIÁ TRỊ KHI CHÚNG TA DÙNG NÓ

*Viên đá và cục vàng nếu không dùng cứ nằm yên mãi mãi, không giúp gì cho đời sống chúng ta thì giá trị chúng tương tự  nhau thôi.

* CHỚ LÀM MỌI GIỮ CỦA
                                                                      ============









 

CHUYỆN CHÓ MẬP GIỮ NHÀ VÀ CON SÓI ĐÓI

Bầy chó tại làng nọ giữ nhà và canh làng kỹ quá khiến mấy con SÓI trong rừng đói meo. Nó đói đến nỗi còn da bọc xương trông rất thê thảm.
Một đêm nọ SÓI ta tình cờ thấy một con chó giữ nhà béo tốt đang đi thơ thẩn dạo chơi ven bìa rừng. SÓI mừng lắm, định bụng tìm cách lừa sao để ăn thịt con chó mập kia. Nhưng con chó nhà này to lớn quá, SÓI khó lòng thắng được? SÓI bèn đổi giọng, ôn hoà làm quen. Đã thế SÓI còn khen con CHÓ kia mập mạp phương phi nữa?

Chó mập giải thích:

-Bạn có thể ăn no, mập mạp như ta nếu bạn muốn.

CHÓ còn khuyên thêm:

-Bạn SÓI hãy rời bỏ khu rừng kia đi. Bạn sống nơi đó sao mà khổ quá sức? Tại sao bạn phải kiếm từng miếng ăn một cách chật vật khó khăn như vậy? Hãy theo ta, theo ta rồi bạn cũng béo tốt phương phi giống ta mà thôi.

-Nhưng ta phải làm công việc gì? SÓI hỏi.

-Không phải làm nhiều việc lắm đâu. Hễ bạn gặp ai mang gậy tới xin ăn là cứ đuổi họ đi. Gặp thứ ăn mày đó thì hảy SUẢ to lên. Nhưng khi bạn gặp chủ nhà thì hãy nhớ ngoan ngoãn khúm núm. Nhưng bù lại, thì ôi thôi bạn tha hồ ăn không thiếu món ngon nào! Này nhé: nào thịt, nào xương gà, nào đường, nào bánh, còn nhiều nhiều thứ nữa. Đó là không kể những lời âu yếm vuốt ve của chủ...

Chó say sưa kể lể, khoe khoang một hơi cho SÓI nghe.

Con SÓI nghe đến đây sướng tai quá mức. Nước mắt SÓI tuôn trào chẳng biết lúc nào. Chợt SÓI phát hiện ra một viền tròn là lạ quanh cổ CHÓ mập? Đường tròn đó trơ da, hình như có thứ gì chà xát lâu ngày?

Sói vội hỏi:

-Cái gì quanh cổ bạn vậy?

-Chẳng có gì?

-Chẳng có gì à? Lạ quá?

-Ồ chỉ là chuyện nhỏ thôi mà.

-Nhưng bạn phải kể cho ta nghe mới được?

-Bạn thấy đó đây là dấu cái vòng để móc sợi XÍCH vào đó mà thôi.

-Cái gì!? Sợi Xích à? 

Sói kinh ngạc kêu lên.

-Như thế Bạn không tự ý đi được nơi đâu cả à?

Con chó ấp úng trả lời SÓI:

-Không phải luôn luôn như vậy? Nhưng CÓ GÌ KHÁC và quan trọng lắm đâu!?


-Hoàn toàn khác với bên ngoài. Thôi ta chẳng cần những thứ ngon lành mà bạn ca tụng đó đâu.  Dù bạn có đổi hết mọi con cừu non trên thế giới này cho ta để về làm công việc bạn nói kia ta cũng chẳng cần.

Nói xong, SÓI ta chạy biến về lại khu rừng của Sói./.

LỜI BÀN CỦA ĐHL

Đọc xong chuyện ngụ ngôn này chắc bạn đọc ai cũng hiểu ra ngụ ý của nó. Chúng ta không đi xa vào các lời dạy của Khổng Tử hay nho gia ngày trước. Bạn cùng tôi có nhớ chăng một cán bộ cao cấp (CS) về giáo dục tôi quên tên nhưng ông ta tuyên bố một câu nói 'xanh rờn' ở Đông Âu cách đây hơn 10 năm khi VN rộ lên phong trào NHÂN QUYỀN
  • ...NHÂN QUYỀN Ư CHỈ CẦN LO CHO DÂN ĂN NO LÀ ĐỦ ...
Con người khác với con vật, ngoài đời sống vật chất còn phải được tôn trọng và bảo vệ quyền làm người. Con người không phải là bầy nô lệ giới chủ nuôi ăn no nê để răm rắp phục vụ lại chủ. Phàm làm người phải được quyền nói, quyền tự do tư tưởng, phát biểu phải được bảo vệ phẩm giá và nhất là phải được bảo vệ khỏi xiềng xích nô lệ về nhiều mặt...
Chuyện ngụ ngôn trên chỉ đơn giản và hàm ý thế, nhưng thưa bạn đọc càng liên tưởng đến thân phận dân ta hiện nay nếu ai có cái TÂM thì không khỏi chua xót ngậm ngùi
Bạn hãy nhìn ra đường có thể là "ngựa xe như nước, áo quần như nêm" đó nhưng đó là hiện tượng còn phía sau của hình ảnh đó chúng ta vẫn mãi thấy rằng toàn bộ dân tộc đang đắm chìm trong vòng áp bức hãi hùng...Người viết hi vọng bạn đọc thấy được vấn đề này
trở lại với ngụ ngôn này chúng ta nghiệm ra

ĐỜI SỐNG TỰ DO QUÝ HƠN TẤT CẢ.
SỐNG XA HOA SUNG SƯỚNG MÀ NÔ LỆ CHỈ LÀ SỐNG NHỤC 


***


 











CHUYỆN CON CÁO MẤT ĐUÔI



Một con CÁO CHÚA  không may  bị vướng vào bẫy. Tuy cuối cùng nó thoát thân được nhưng do vùng vẫy mạnh quá nên đuôi nó bị đứt lìa. Thế là Cáo Chúa mất toi cái đuôi hình chổi đẹp đẽ bao lâu nay CÁO thường tự hào hãnh diện?

Do mặc cảm xấu xí nên Cáo Chúa tránh mặt 'thần dân' nhà CÁO do nó biết nếu chúng biết được nó mất đuôi thì sẽ làm trò cười cho họ nhà CÁO  thôi.

Nhưng nếu Cáo Chúa tránh mặt lâu ngày quá thì cũng khó khăn và sinh lòng nghi kỵ cho họ nhà Cáo nên cuối cùng NÓ tìm một kế hoạch, hi vọng sẽ sớm giúp nó tránh điều phiền muộn nói trên.

 CÁO Chúa bèn ra lệnh triệu tập toàn bộ họ hàng Nhà Cáo lại để nói lên một vấn đề đại quan trọng?

Khi tất cả bà con Nhà Cáo tề tựu lại đủ rồi con CÁo Mất Đuôi mới kể lể một bài nói chuyện dài lê thê về vấn đề Họ nhà Cáo sẽ 'NGUY KHỐN DO MANG THEO MÌNH CÁI ĐUÔI'  ra sao?

Nào loài cáo sẽ bị chó săn bắt được do Đuôi Bị Vướng vào Hàng Rào? Nào cũng do ĐUÔI mà cáo KHÓ CHẠY NHANH được vì lể mể kéo theo cái đuôi lồm xồm? 

CÁO Chúa còn doạ thêm: người ta đồn rằng THỢ SĂN CÁO lùng sục nhiều bắt cáo cũng do ĐUÔI CÁO BÁN ĐƯỢC GIÁ? Cáo Chúa kết luận rằng thật là nguy hại và vô dụng khi loài cáo phải mang theo bên mình cái đuôi. 

Cuối cùng con cáo đầu đàn này đề nghị:

-TỪ NAY CON CÁO NÀO CŨNG NÊN CẮT ĐUÔI ĐI ĐỂ SỐNG CÒN?

Đợi khi CÁO CHUÁ thuyết xong, một con CÁO GIÀ từ từ đứng dậy cười nhạt:

-Thưa Chủ Nhân, xin ngài vui lòng QUAY LƯNG lại một lát ngài sẽ nghe câu TRẢ LỜI ngay thôi?

Vừa khi Con Cáo  đáng thương kia quay lưng lại trước mặt bà con nhà cáo thì một trận cười và chế nhạo nổi lên vang dội?

 Thế là bao công lao thuyết phục  HỌ CÁO CẮT ĐUÔI  của Cáo Chúa nay đã thành TRO BỤI ./.


LỜI BÀN 
của ĐHL
Qua ngụ ngôn này nó toát ra thứ tâm lý đời thường. Thứ tâm lý nhỏ nhen không muốn ai hơn mình. Sự nhỏ nhen này đi từ tự ti mặc cảm và đố kỵ mà ra. Tâm lý vượt trội ưa hơn hẳn thiên hạ hay muốn 'ngồi trên đầu kẻ khác' nhưng từ đó nếu thất bại thì ưa 'che giấu' từ hỗ thẹn tự ti lại không muốn kẻ khác hơn mình.
Kẻ chính nhân quân tử hay nói khác đi là "đạt nhân quân tử" sống quang minh chính đại. Họ biết nhận khuyết điểm, không chấp nê hay đố kỵ. Người đại lượng không phải lúc nào cũng muốn tỏ ra mình là chính nhân mà biết khiêm cung, chẳng hề háo thắng. Khi hơn cũng vậy khi thua kém cũng thế không chút kiêu căng tự đắc hay mưu đồ đố kỵ mưu hại tha nhân.
Kẻ tiểu nhân thường có tâm lý hiếu thắng kiêu căng. Ngược lại khi thua sút lại ưa mưu toan níu kéo hãm hại tha nhân do họ muốn ai cũng thất bại như mình cả.
Bởi vậy giao tế với đời người bình tĩnh không vội vã nghe lời a dua xu nịnh tâng bốc mình và cũng luôn cảnh giác đề phòng những lời dụ dỗ khiến mình trở thành nạn nhân cho họ.

CHỚ NÊN NGHE LỜI DỤ DỖ CUẢ NHỮNG AI MUỐN KÉO TA XUỐNG THẤP HƠN CHO BẰNG HỌ

Tâm lý người đời hay muốn: 
XẤU THÌ XẤU CHUNG 
XẤU ĐỀU HƠN TỐT LỎI 

No comments:

Post a Comment