Thursday, May 11, 2023

NGUỒN GỐC DI DÂN, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA KHỦNG HOẢNG HIỆN TẠI

 MỘT VÀI HÌNH ẢNH KHỦNG HOẢNG DI DÂN TẠI BIÊN GIỚI MỸ -MỄ


vào năm thứ ba của nhiệm kỳ tt Joe Biden vấn đề di dân lậu tràn vào biên giới Hoa Kỳ đang trở thành một đề tài khủng hoảng tại QH Mỹ 

theo báo Người Việt 19.12.2023 ...WASHINGTON, DC (NV) – Hôm Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Hai, Tòa Bạch Ốc và các nghị sĩ của cả hai đảng tại Thượng Viện vẫn chưa đạt được thỏa thuận về vấn đề an ninh tại biên giới phía Nam của Mỹ để khoảng viện trợ quân sự thêm hàng tỷ đôla cho Ukraine và Israel có thể được thông qua trước khi các nghị sĩ rời Washington đi nghỉ lễ, thông tấn xã AP loan tin.

Chính quyền của Tổng Thống Joe Biden, ngày càng vướng bận vào các cuộc tranh luận về vấn đề ngoại viện tại Thượng Viện, hiện đang phải chịu áp lực từ mọi phía. Các nhà thương thuyết quả quyết rằng họ đang đạt được tiến bộ, nhưng bản thảo của dự luật về vấn đề đó vẫn chưa thấy đâu cả. Các nhà lãnh đạo Cộng Hòa cảnh cáo trước rằng không có bản thảo dự luật thì việc hoàn thành dự luật sẽ không thành công...


di dân bất hợp pháp vẫn bất kể sống chết tràn vào nước Mỹ


những nơi chưa có bức tường thì di dân chui qua hàng rào kẻm gai 


chào bạn đọc

Khủng hoảng di dân không đợi đến nhiệm kỳ TT Trump hay TT Biden mới xảy ra tại biên giới phía nam Hoa Kỳ tiếp giáp với Mễ tây Cơ. Thực chất di dân bất hợp pháp tiếp diễn đã nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ trước cả ông Trump cho đến nay đang biến thành cuộc khủng hoảng nhân đạo. Đạo quân di dân hàng triệu người đang tự thân biến thành cuộc 'xâm lăng bằng đôi chân' tuy không cần vũ khí súng đạn gì cả. Khủng hoảng nhiều mặt càng năm càng căng thẳng ngay tại dọc theo chiều dài hàng nghìn cây số- biên giới Mỹ - Mễ. Phía Hoa Kỳ tuy điều động quân đội tới nhưng đang bất lực trước cuộc ‘xâm lăng’ bằng chân trần này. Họ tuy không có vũ khí nhưng vẫn dùng sức mạnh đôi chân tràn qua biên giới của Hoa Kỳ. Mỉa mai thay sức hấp dẫn kinh tế khiến đạo quân xâm lấn này không ngại những hiểm nguy trước mắt. Chính sách lấp lửng 'lúc mở lúc đóng' của chính phủ Hoa Kỳ là kết quả từ khác biệt quan điểm giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng lúc càng đưa đến sự lệch lạc thông tin và càng làm cho làn sóng di dân từ Trung Mỹ tràn vào Hoa Kỳ càng lúc càng ồ ạt hơn. 

 Đại Dịch Covid hết đi kéo theo sự chấm dứt thi hành điều khoản 42 (title 42) một điều khoản có quyền trục xuất ngay di dân do đại dịch COVID vào 2 năm trước. Điều khoản 42 đã bị dỡ bỏ vào đêm 11.5.2023  rõ ràng đang hứa hẹn cuộc khủng hoảng di dân và khủng hoảng nhân đạo chắc chắn tiếp nối biên giới Hoa Kỳ và Mễ tây Cơ

theo nghiên cứu gia Jose Luis Rocha từng nghiên cứu về di dân lao động ông viết trong bài Strawberry and Undocumented Workers Forever- Những Cánh Đồng Dâu Tây và là Chuyện Mãi Mãi của Công Nhân Không Giấy Tờ... 

Khi tôi đến Thung lũng Salinas của California, mắt tôi tràn ngập một biển dâu tây. Nhìn kỹ hơn, tôi nhận chân ra nhiều con số chỉ ra rằng một nền kinh tế đang khao khát dâu tây tươi lại phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động rẻ và cần cù chịu khó ( lớp người nhập cư không giấy tờ)...

( https://www.envio.org.ni/articulo/3825 )

nhiều cánh đồng dâu tây (strawberry farms)  nơi rất cần thu hoạch dâu chỉ bằng TAY tại Salinas CALI bao đời nay rất cần công nhân nhập cư bất hợp pháp 

một sự thật tiềm ẩn bao lâu nay đối với đại nông nghiệp của Mỹ, lại rất cần nguồn nhân lực rẻ tiền từ di dân bất hợp pháp vẫn là nhu cầu cho Đại Nông Nghiệp Hoa Kỳ nhất là miền nam nước Mỹ những vùng nông nghiệp luôn thiếu nhân công hái lượm theo mùa những công việc cần người mà máy chưa thay được. Do nhân công này không phải lo chi phí y tế hay quyền lợi khác vì họ phần đông nhập cư  bất hợp pháp vào Mỹ


Các vùng nông nghiệp trù phú phía nam Hoa kỳ, sau bức màn chính trị nó vẫn gián tiếp có hấp lực về khối nhân công nông nghiệp rẻ tiền và nhập lậu từ Nam Mỹ tràn sang để giải quyết vấn đề nhân công thu hoạch cho Đại Nông Canh Tác của Hoa Kỳ. Tư Bản nông nghiệp của Hoa Kỳ rõ ràng không đấu tranh chống lại làn sóng di dân này lý do, nhân lực rẻ tiền và không có trách nhiệm y tế. Trong lúc lực lượng biên phòng của Hoa kỳ thiếu người và đuối sức trước làn sóng nhập lậu này thì chính bọn buôn người từ Nam Mỹ nhất là Mễ Tây Cơ bao nhiêu thập niên nay vẫn có những mối lợi nhuận khổng lồ từ di dân bất hợp pháp. Bọn buôn người còn đưa ra và thổi phồng những viễn cảnh huy hoàng khi đã vào nước Mỹ khiến đồng tiền chúng bốc lột từ những người dân Nam Mỹ muốn nhập lậu vào Mỹ càng bộn hơn.

Trở lại với bài nghiên cứu của Jose Luis trên, chúng ta sẽ thấy nhu cầu lao động tay chân mà cơ giới không bao giờ thay được trong đó hái lượm bằng tay rất cần cho tư bản nông nghiệp Mỹ...

...Nhưng sự yêu thích của người ta đối với dâu tây tươi và thị trường ngày càng mở rộng có nghĩa là, không giống như các loại cây trồng khác, dâu tây ngày càng đòi hỏi nhiều công lao động (tay chân)hơn. Tính mỏng manh của quả do dễ bị bầm tím  cũng như điểm trưởng thành kéo dài càng làm tăng độ dài của mùa thu hoạch, khó khăn trong việc loại bỏ lớp lá và thân khỏi quả đều đã ngăn cản việc áp dụng máy thu hoạch cơ giới phá hủy trái mà thôi. Để giữ được tươi xanh, dâu tươi được hái bằng cách xoắn cuống chứ không ngắt. Quả mọng phải được lựa chọn theo kích thước, độ cứng, hình dạng và màu sắc phù hợp theo yêu cầu. Việc chiều chuộng này đòi hỏi bàn tay nhẹ nhàng nâng niu của người làm vườn hơn là bàn tay “người trồng trọt” thô lậu mạnh bạo. Do tất cả những nhu cầu này thiên về công  con người chứ không phải lao động máy móc..(Jose Luis)


***

Dù sao chăng nữa, chúng ta nên qua phần khác đó là cùng nhau tìm hiểu nguồn gốc tính chất di dân ra sao bằng cách tìm hiểu về lịch sử di dân thế giới và di dân vào nước Mỹ


LỊCH SỬ DI DÂN 



người Âu Châu di dân vào Mỹ thế kỷ 19


NGƯỜI ÂU NHẬP CƯ VÀO MỸ TẠI ĐẢO ELLIS NĂM 1920


  Di dân  không phải là "khuôn mặt mới" của một nước, vùng , miền hay  thế giới. Chuyện di dân đã xảy ra từ xưa  Từ con tàu Mayflower những người những người mang cái tên là Pilgrims "khách hành huong " rời bến Plymouth nước Anh tới bến bờ Virginia xứ Mỹ vào năm 1620 hay các đợt người Minh Huơng lìa xa xứ Trung Hoa khi nhà Minh sụp đổ, thòi kỳ mà hàng loạt người Trung Hoa còn gọi là Minh Huơng di dân sang nước Việt và cái tên Minh Huơng có từ đó. Họ có công mở mang một miền Nam trù phú nhiều mặt cùng đóng góp nhiều nhân tài cho xã hội VN xưa nay.

 Đối với VN với hai cuộc di dân lớn nhất 1954 và 1975 đã làm cho người ta có dấu ấn khó quên về nguyên nhân chính của di dân là CHÍNH TRỊ.

 Lịch sử cuộc Đổ Xô Tìm Vàng (Gold Rush) tại California vào giữa thế kỷ 19 cũng kích động những cuộc di dân từ bờ Đông tới bờ Tây nước Mỹ. Các mỏ vàng California trong lịch sử còn kích thích các đợt di dân lớn từ thế giới vào tiểu bang  này, nhất là người Trung Hoa, họ sang California cách đây từ lâu. Một lịch sử di dân người Trung Hoa trước đây gọi California là Núi Vàng (Gold Mountain). Phần đông người Trung Hoa mong cuộc đổi đời  kiếm sự giàu có xong trở về cố quốc; nhưng cuối cùng họ cũng định cư tại Hoa Kỳ đông nhất là vùng San Francisco cho đến nay.  


*DI DÂN LÀ GÌ?


Có nhiều định nghĩa về di dân nhưng tựu trung lại

DI DÂN LÀ SỰ RỜI BỎ NƠI CƯ TRÚ ĐỂ ĐI TỚI Ở MỘT NƠI KHÁC CÓ TÍNH VĨNH VIỄN VÀ KHÔNG TRỞ LẠI


 *TÍNH CÁCH CỦA DI DÂN ra sao?

Di dân có hai tính cách

·       RA ĐI CÓ TÍNH TỰ NGUYỆN: những người ra đi do họ muốn và chủ động ra đi

·       RA ĐI DO BỊ BẮT BUỘC, ngoài ý muốn: chiến tranh, dịch bệnh mất mùa đói khổ, áp bức tôn giáo, hình sự, bất công xã hội...  họ bắt buộc phải ra đi ngoài ý muốn của mình.


   *TÍNH CHẤT ĐỊA LÝ DI DÂN


Có 2  TÍNH CHẤT địa lý của di dân:

-DI DÂN QUỐC TẾ người di dân do NHIỀU HOÀN CẢNH phải đi ra khỏi nước dù tự nguyện hay bắt buộc; sau đó NHẬP CƯ vào nước khác để trở thành người nhập cư dù hợp pháp hay không, và không trở về cố xứ nữa.


-DI DÂN TRONG NƯỚC: vùng này sang vùng khác trong nước. Người dân di cư do thiên thời địa lợi ... thiên cư đi lập nghiệp dù ngay trong nước và không trở về quê cũ nữa.


I- CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH YẾU CHO DI DÂN LIÊN QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

 Từ xưa đến nay, nói một cách tổng quát, KINH TẾ & VĂN HÓA là 2 nguyên nhân chính cho vấn đề di dân quốc tế.

    


BƯỚC SANG NĂM 2020 di dân bất hợp pháp TỪ NAM MỸ đang tràn lan tại biên giới phía nam của Hoa Kỳ hiện gây ra tình trạng KHỦNG HOẢNG DI DÂN NGHIÊM TRỌNG 


trên mui các chuyến tàu lửa tại Trung Mỹ ngày đêm vẫn chất đầy các di dân lậu tiến đến biên giới Hoa Kỳ

cạnh bức tường biên giới dựng lên trong nhiệm kỳ TT Trump, vẫn là cảnh hỗn mang hàng vạn di dân ăn chực nằm chờ có cơ hội là tràn qua biên giới Hoa Kỳ


 A- KINH TẾ

Kinh tế là hấp lực mạnh nhất đã lôi cuốn hàng triệu người tự ý lìa xa những xứ sở nghèo đói ra tìm cơ hội tại các nước khác. Dĩ nhiên nơi đến của họ là những quốc gia đã phát triển(developed countries). Phong trào di dân từ các nước nghèo đói Châu phi hiện nay vẫn tiếp diễn mặc dầu có nhiều rủi ro về tai nạn trên biển ), ít đợt di dân nào chạy tới các nước đang phát triển hay nghèo khó.

  Thí dụ các nước có dầu mỏ: các nước xuất cảng dầu mỏ tại Trung Đông ví dụ tại Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất có tới 74% là dân nhập cư. Ngay tại nước Kuwait có tới 68% là dân nhập cư. Số dân nhập cư tới từ các nước Á Châu và các quốc gia nghèo khó khác tại Trung đông. 

   Hiện tại số dân nhập cư bất hợp pháp tại Hoa kỳ hiện nay lên con số hơn 15 triệu người. Đa số đến từ các nước nghèo Nam Mỹ. Dĩ nhiên tuyệt đại đa số họ là thanh niên, những người bỏ con vợ lại ở lại , cũng mong tới Hoa kỳ đổi đời sau hết hi vọng vào quốc tịch Mỹ và bảo lãnh vợ con ở nhà. Theo nước Mỹ, họ coi đây là việc nhập cư "dây chuyền"( Chain Immigration)

  Con số trên thật ra không nhiều khi so với lịch sử  con số nhập cư vào Mỹ đã xảy ra hai ba thế kỷ trước, nhất là từ Châu Âu. Suốt chuỗi thời gian hơn 200 năm, có tới 65 triệu người dân cư đã ra đi tìm đất mới trong đó có tới 40 triệu người Châu Âu tìm "bến đổ" cuối cùng là vùng "đất hứa" Hoa kỳ.

 

   Trong quá khứ Bắc Mỹ nói chung hay Hoa kỳ nói riêng vẫn là sức hấp dẫn hàng chục triệu di dân từ Châu Âu. Cao điểm là những năm 1840s và 1850s có tới hơn 4 triệu di dân đến từ Bắc và Tây Âu. Nói như thế khi chỉ so sánh con số thì đợt nhập cư của người VN từ sau chiến tranh 1975 tăng từ con số 231,000 người cuối 1980 lên đến 1.3 triệu người vào năm 2013 thì quả không phải là đợt nhập cư nhỏ được.

 

 B-  VĂN HÓA, XÃ HỘI, KHẮC NGHIỆT TÔN GIÁO,  CHIẾN TRANH CŨNG TỪNG DẪN TỚI DI DÂN LIÊN QUỐC GIA



20/8/1620 đánh dấu ngày nhóm nô lệ gốc Phi Châu đầu tiên đến Jametown Hoa Kỳ 

     Chế độ nô lệ đã có từ thời Cổ Hy lạp, nhưng theo nội dung bài viết chỉ  bàn tới di dân nô lệ thì nét đậm nhất là thời kỳ nô lệ bị bắt hoặc bán mua tại Châu phi và có một hành trình dài qua tận Châu Mỹ

   Nuôi nô lệ và chế độ nô lệ đã là môt truyền thống, nếp sống của xã hội con người vài thế kỷ trước. Những nô lệ bị bán từ Châu phi và đưa tới Bắc Mỹ cùng một số thuộc địa khác tại Nam Mỹ. 


tính cách tàn bạo của thời kỳ buôn bán nô lệ, người nô lệ Châu Phi bị nhét lên tàu qua Châu Mỹ chật ních như chở con vật; do họ bị xem ngang với con vật vào thời buôn bán nô lệ, cách nằm và sắp xếp như sắp đồ vật để tàu chở thật nhiều nô lệ hơn


    Lịch sử ghi lại rằng cho đến cuối thế kỷ 19, có tới 650,000 nô lệ Châu phi tới Tân Thế Giới-Châu Mỹ. Họ là những 'di dân bất đắc chí' do bị bắt và bị mua bán từ Châu Phi. Sau đó giới mộ phu Châu Âu đã đem họ lên những chiếc thuyền, chở họ đi như súc vật và bán như bán súc vật. Di dân nô lệ là hậu quả của một truyền thống tư tưởng trong xã hội con người, thời điểm còn công nhận chế độ nô lệ.


                 con số nhập cư vào Hoa Kỳ từ 1870 -1900s

 Bất ổn chính trị tôn giáo cũng mang gần 2 triệu di dân mà hơn 90%  là người Anh tự nguyện tới Mỹ quốc khoảng thời gian từ năm Hoa Kỳ Độc Lập 1776 đến năm 1840. 


II- DI DÂN THEO HƯỚNG TỴ NẠN 


Vào đầu thế kỷ 20 cho đến đầu thế kỷ 21 tổng cộng hơn HƠN 20  triệu di dân theo huớng tỵ nạn (refugees) trong đó có các biến cố đáng kể

    -Người Palestine phải rời Do Thái khi nước Do thái được thành lập vào năm 1948 và sau cuộc chiến 1967 trong đó Do Thái đã chiếm phần lớn đất đai tại đây.

     -Cuộc nội chiến Sudan từ 1955 cho đến nay vẫn còn tiếp diễn đã đẩy tới con số 5.3 triệu dân tản cư lánh nạn trong nước họ, những cuộc di cư ngay trong nước họ với những lý do hoàn toàn bị bắt buộc đó là chiến tranh.


Sự Kiện Thuyền Nhân (Boat People) Việt Nam sau 1975 lúc chính thể VNCH bị CS Bắc Việt xâm lăng và thủ đô Sài Gòn của VNCH sụp đổ 


Cuộc chiến VN đã đưa tổng cộng tới 1,800,000 người ra đi với dạng tỵ nạn (refugees)  sau sự sụp đổ của VNCH vào tháng Tư năm 1975




từ đầu thế kỷ 21 đến nay làn sóng di dân lậu từ Phi Châu vượt qua Địa Trung Hải tràn vào Châu Âu càng lúc càng nhiều. Hiện tượng này đưa đến khủng hoảng di dân và khủng hoảng nhân đạo tại các nước tiếp nhận như Ý, Tây ban Nha, Hy Lạp do các nước này là nơi cập bến của những con tàu vượt biển. SỐ vụ đắm tàu chết hàng ngàn người vẫn xảy ra thường xuyên trên Địa trung Hải.

    Từ ngày 24/2/2022 cho đến nay TT Nga là Vladimir Putin phát động cuộc chiến xâm lăng Ukraine đã đẩy hơn 4 triệu người Ukraine, 1/10 dân số nước này, phải rời khỏi Ukraine đi tỵ nạn chiến tranh. Trong lúc cuộc chiến đang tiếp diễn thì có hơn 6.5 triệu người phải mất nhà cửa chạy nạn ngay trong nước con số chưa thống kê được...


người tỵ nạn Ukraine chật ních đang chờ phương tiện tại biên giới Ba Lan

***

  Cho đến hôm nay, làn sóng di dân trên thế giới không suy giảm lại còn tăng mạnh do hậu quả chiến tranh và chiến tranh chống khủng bố đang xảy ra trên thế giới nhất là Trung đông và Đông Âu.

Chung lại, làn sóng di dân trên bình diện quốc tế chưa bao giờ ngưng hẳn.
          ================================= 


    DI DÂN THEO QUAN NIỆM SỐNG THAY ĐỔI KHI SỰ GIAO THOA THẾ GIỚI PHÁT TRIỂN NHANH

  Giới phụ nữ tại các nước nghèo nhất là Á Châu hiện nay đã vượt qua khuôn khổ gò bó của văn hóa cũ khi phong trào lấy chồng ngoại lên cao cùng với sự nới lỏng về luật lệ chính phủ trong vấn đề di dân. Không riêng gì Việt Nam các nước khác như Ấn Độ, Pakistan...đều có phong trào lấy chồng nước ngoài. Có nhiều lý do để lấy chồng nước ngoài nhưng đa số là vì có đời sống sung túc hơn .  Riêng với VN trung bình có tới 100,000 phụ nữ VN lấy chồng ngoại kiều mỗi năm trong khoảng thời gian 2008 tới 2010.
theo ông Đặng thế Hùng chánh văn phòng tổ chức Việt Kiều của Chính phủ VN thì con số này còn tăng theo thời gian.

Làn sóng trao đổi nô lệ tình dục tăng mạnh trên thế giới cũng là yếu tố tiếp theo góp phần làm mất cân đối dân số và biểu đồ dân số tại các nước bị bỏ đi và các nước được tới thêm. 


   DI DÂN DO KHẮC NGHIỆT TÔN GIÁO
 
  

Lịch sử khắc nghiệt tôn giáo đã đẩy những người hành huơng theo con tàu Mayflower từ giả Anh quốc tới xứ sở Mỹ quốc vào đầu thế kỷ 17 đó là chuyện quá khứ . 


Thời đại hôm nay hàng trăm ngàn người Kurd đang vượt biên giới Syria  để tránh cái nạn nhà nước Hồi Giáo ISIS bắt "cải đạo"(religious convert) nếu không thì bị xử tử. Hiện trạng chiến tranh lồng trong khung cảnh bức bách về tôn giáo tại biên giới ba nước Iraq, Syria và Thổ nhĩ Kỳ đang vẽ bức tranh ảm đạm về tự do tôn giáo cùng chủ nghĩa cực đoan. Hàng triệu người phải di cư hiện tại là nạn nhân của giáo điều cực đoan , suy cho cùng tôn giáo cũng nằm trong phạm trù văn hóa cả.

CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH YẾU ĐƯA TỚI DI DÂN TRONG NƯỚC

 

MÔI TRƯỜNG SỐNG, THẢM NẠN THIÊN TAI BIẾN CỐ CHÍNH TRỊ CŨNG LÀ NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẨY TỚI DI DÂN (di cư) TRONG VÙNG HAY TRONG MỘT NƯỚC

 

   Yếu tố địa lý, môi trường sống thuận lợi là sức lôi cuốn người dân DI CƯ lập nghiệp. Trên bản đồ địa lý nhân văn những vùng đông dân cư thuờng sống gần sông ngòi hay hải cảng. Áp lực khó khăn kinh tế cũng đẩy con người phải chọn huớng ra đi trong một nước . Nói đâu xa ngay tại VN, người dân miền Bắc thuờng di dân vào Nam càng lúc càng đông vì môi trường trong Nam nhất là vùng châu thổ sông Cửu Long hiện nay đã có đông dân miền Bắc và miền Trung vào lập nghiệp. 

Chính trị cũng ảnh hưởng tới di dân trong nước hay liên vùng ví dụ một triệu người bắc VN di cư vào nam VN sau hiệp định Geneva 1954 chia đôi đất nước.


  Cơn bão Katrina vào năm 2005 tại Mỹ  đã đẩy hàng trăm ngàn dân Louisiana nước Mỹ rời xa bờ biển vùng Vịnh (Gulf Coast) và họ không có khả năng trở lại; đây là cuộc thiên cư lớn nhất trong một vùng. Trận lụt ở New Orlean sau trận bão Katrina 2005 là sự đe dọa thiên nhiên to lớn làm họ phải ra đi.

Những vùng quá thiếu nước quá khô khan quanh năm đã trở thành yếu tố đẩy dân cư đi nơi khác; ví dụ hàng trăm ngàn dân Bắc Phi phải rời Sahel , một dãi phía dưới sa mạc Sahara từ bờ Đại tây dương nối qua Hồng hải, do nóng hạn thuờng xuyên.

 

NHỮNG  YẾU TỐ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG MỘT NƯỚC GÂY RA DI DÂN LIÊN VÙNG

 

    PHONG TRÀO ĐÔ THỊ HÓA

  Phát minh máy hơi nước và điện lực từng đưa các nước phương Tây có những bước tiến rất xa về kỹ nghệ . Những thành phố kỹ nghệ hóa cần nhiều sức lao động đã thu hút hàng triệu lao động trẻ từ bỏ thôn quê lên tỉnh thành kiếm công ăn việc làm mới mẻ hơn, đời sống cao hơn. Từ đó đô thị dần dà có dân số cao dần lên và dân số tại các vùng quê lại tụt thấp.

  Phong trào đô thị hóa phát triển sớm vào những năm 1800s ở các nước kỹ nghệ phát triển như Châu Âu và Bắc Mỹ. Tỷ lệ dân số tại các nước này ví dụ, Hoa kỳ,ở các vùng thành phố tăng vọt từ 5% vào năm 1800 đến 50% vào năm 1920.Tại các nước đang phát triển, hiện nay hiện tượng này đang tiếp diển và tăng nhanh ;ví dụ Á Châu có Trung Hoa và Việt Nam. 

do là thành phố công nghiệp phát triển, dân số thành phố Sài Gòn hiện nay đã ngấp nghé 10 triệu người

Ở Nam Mỹ ngay tại thành phố Sao Paulo, Brazil có  mật độ tăng dân cao nhất thế giới, khoảng 300,000 nguòi trong một năm. Tại các thành phố kỹ nghệ, tuy mật độ dân số tăng nhanh nhưng tỷ lệ trẻ con ít dần vì khuynh huớng sinh ít con do bận công ăn việc làm.

 

  KHUYNH HUỚNG DI DÂN NGƯỢC DÒNG

  TẠI CÁC NƯỚC GIÀU CÓ sau hơn hai thế kỷ phát triển kỹ nghệ , sau phong trào đô thị hóa giờ hiện đang có khuynh huớng di dân "ngược dòng" đó là di dân ra ở vùng ngoại ô yên tĩnh. Ngay tại Mỹ hiện nay huớng di dân ra ngoại ô gần gấp đôi huớng truyền thống cũ là di dân "từ quê lên tỉnh ".

Với phương tiện giao thông liên lạc càng ngày càng hiện đại, nhất là sự phát triển của kỹ nghệ Internet, bắt đầu cuối thế kỷ 20 đến nay phong trào di dân từ thành phố về nơi thôn dã tăng mạnh tại các nước giàu có bao gồm giới giàu , người hồi hưu già cả.

 

PHẦN CUỐI 


  DI DÂN VÀ NHỮNG VẤN NẠN 

  Trước đây trong cuộc chiến Syria con số tỵ nạn của Syria chạy ra nước ngoài  lên con số cao nhất thế giới với con số hơn 3 triệu người. Đó là chưa kể có tới 6.5 triệu người dân Syria phải thiên cư ngay trong nước họ, chạy lánh nạn. 

Hiện nay tính từ 24/2/2022 cho đến 20/3/2023 ... trong cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine chưa có hồi kết thúc đã có hơn 4.2 triệu người Ukraine phải chạy tỵ nạn ra nước ngoài và có hơn 6.5 triệu người chạy nạn trong nước do bom đạn của Nga đánh phá. Thế giới ước tính con số này phải cao hơn nữa. Đó là chưa kể thảm nạn chết chóc do bom đạn của phi pháo của Nga bắn phá hàng ngày trên toàn lãnh thổ Ukraine một nước chỉ có 40 triệu dân...

Chúng ta chưa quên, Cuộc chiến chống khủng bố đã xô đầy hàng trăm ngàn người Kurd rời bỏ nhà cửa như hiện nay. 

 Các cuộc di dân do người Bắc phi vượt biển bằng thuyền qua Đia trung Hải hàng năm xảy ra nhiều thảm nạn do sóng gió.

 

thành phố El Paso sát biên giới Hoa Kỳ chứa đầy di dân Biên giới 3218 km của Mỹ hiện chỉ có 24,000 nhân viên biên phòng, và hàng ngàn Vệ Binh QUốc Gia con số quá ít đối với cuộc khủng hoảng di dân tiềm năng tại biên giới Mỹ -Mễ. Số lượng biên phòng này chứng tỏ Hoa Thịnh Đốn vẫn chưa nhìn ra mức độ NGHIÊM TRỌNG CỦA DI DÂN BẤT HỢP PHÁP TRÀN VÀO HOA KỲ.


Nước Mỹ hiện đang "đau đầu" đối phó với vấn nạn hơn 70,000 đứa trẻ di dân bất hợp pháp từng vượt qua biên giới Mễ và Hoa kỳ và hàng trăm ngàn di dân bất hợp pháp đang chực chờ tại biên giới MỸ -Mễ ngày đêm... 

Qua gần hết nhiệm kỳ với 3 năm hành pháp TT Joe Biden đang lộ ra một nhược điểm là không gắt gao kiểm soát làn sóng di dân ào ạt tràn vào nước Mỹ. Cách đây 2 tháng TT Joe Biden đã tái ra lệnh hoàn thành nhiệm vụ xây cất bức tường biên giới tại Texas dù quá trễ tràng và dù đây là điều ông không chấp nhận lúc tranh cử?

Chính ngay lúc có bức tường làn sóng di dân cũng tìm trăm phương ngàn kế để nhập lậu vào nước Mỹ đủ thấy vấn đề di dân lậu là một chứng nan y bao lâu nay giữa biên giới Mỹ/ Mễ

hình một di dân lậu đang đi dọc theo sông Rio Grande nơi có cầu xe lửa của hãng Union Pacific từng thông qua Mễ nhưng đã bị chính phủ Biden đóng từ lâu do làn sóng di dân từ hướng Mễ tràn qua 
A migrant walks along the banks of the Rio Grande near the Union Pacific International Railroad Bridge in September in Eagle Pass, Texas.

CNN
công ty hỏa xa Mỹ  AAR hôm nay 18.12.2023 đã yêu cầu Chính Phủ Biden cho thông lại LẬP TỨC tuyến đường sắt Mỹ Mễ do bị ĐÓNG TỪ LÀN SÓNG DI DÂN BẤT HỢP PHÁP TRÀN VÀO HOA KỲ
 

The rail industry is 



Tại Úc Châu những con tàu chở dân vượt biên hiện đang bị chính quyền Úc "cách ly " ví dụ 10,000 di dân bất hợp pháp đang bị giam vô thòi hạn tại đảo Christmas Island


 Hiện nay cuộc chiến tranh do Putin khởi động xâm lăng Ukraine vào ngày 24/2/2022  cho đến nay đã đẩy hàng chục triệu người Ukraine phải chạy từ vùng này sang vùng khác và chạy ra khỏi nước. Đây là cuộc di dân chiến tranh lớn nhất kể từ Thế Chiến Thứ Hai do trong một thời gian rất ngắn chỉ trong một tháng.

  Có rất nhiều ví dụ về di dân thời nay. Nhưng kết luận cuối cùng của nó là tác động tiêu cực xảy đến cho loài người từ kinh tế, xã hội, nhân văn và nhiều vấn đề khác.

Dù di dân có 2 nội dung chúng là tự nguyện hay bị bắt buộc chúng ta thấy rằng nguyên nhân sâu xa nhất là sự chênh lệch về kinh tế sự bất công xã hội, chiến tranh nhân nạn là nguyên nhân to lớn nhất.

  Ngoài những hiểm họa mà thế giới phải đối phó do CHIẾN TRANH VÀ DỊCH BỆNH gây ra, vấn đề DI DÂN  trên thế giới hiện nay, thiết tưởng cũng là vấn đề CẤP BÁCH đáng để thế giới quan tâm./.


Đinh hoa Lư biên soạn và edit 18/12/ 2023

 

No comments:

Post a Comment