Nhớ con cu gáy đậu cành tre
cất tiếng cúc cu bóng mẹ về
Tan buổi chợ chiều chân bước vội
Một đời của mẹ với làng quê...
cất tiếng cúc cu bóng mẹ về
Tan buổi chợ chiều chân bước vội
Một đời của mẹ với làng quê...
(Pham Khâm, Dòng Sông Thao Thức)
Những lúc đi bộ quanh xóm hay một mình ngồi ở vườn sau, tôi thường lắng tai cùng để ý tiếng chim cu gáy rời rạc đâu đó quanh xóm tôi ở.
Khác với những thứ chim khác, chim cu ở đây chẳng lớn hơn chim cu ở bên quê nhà chút nào. Từ vóc dáng đến màu lông, hai nơi đều giống nhau hết sức. Điều khám phá này làm tôi ngạc nhiên nhất. Chim ở Mỹ sao không to hơn mới lạ. Những con cu cườm, cu ngói, cu đất...còn vài con khác nếu bạn có khiếu về chim muông thì có thể nhận xét hay hơn tôi nhiều thứ.
Đây là loài chim sống thầm lặng nhất. Khác với từng bầy quạ đen đúa, hung dữ, sống từng bầy đông nghẹt. Cũng không giông với bầy sẻ ríu rít ồn ào, hay những con kên kên to lớn, có bầy lên tới hơn gần cả trăm con.
Khác với những thứ chim khác, chim cu ở đây chẳng lớn hơn chim cu ở bên quê nhà chút nào. Từ vóc dáng đến màu lông, hai nơi đều giống nhau hết sức. Điều khám phá này làm tôi ngạc nhiên nhất. Chim ở Mỹ sao không to hơn mới lạ. Những con cu cườm, cu ngói, cu đất...còn vài con khác nếu bạn có khiếu về chim muông thì có thể nhận xét hay hơn tôi nhiều thứ.
Đây là loài chim sống thầm lặng nhất. Khác với từng bầy quạ đen đúa, hung dữ, sống từng bầy đông nghẹt. Cũng không giông với bầy sẻ ríu rít ồn ào, hay những con kên kên to lớn, có bầy lên tới hơn gần cả trăm con.
Chim cu sống từng cặp, từng hai con lặng lẽ đậu trong cành cây nào xa bầy chim dử.
Cặp chim cu đậu trên sợi dây điện, hay trên một cành khô nào đó vào trưa hè, hay bay qua thăm vườn tôi trong thoáng giây:
Cặp chim cu đậu trên sợi dây điện, hay trên một cành khô nào đó vào trưa hè, hay bay qua thăm vườn tôi trong thoáng giây:
-Cúc cù cu cù
-Cúc cù, cu cù...
'Ngôn ngữ' loài cu muôn đời vẫn vậy. Tiếng nó kêu trong buổi trưa nắng hè oi bức chói chang hay buổi sáng mặt trời vừa lên chào một ngày mới vẫn vậy. Tiếng chim cu nghe buồn buồn xa vắng làm sao?
Trời đông và trời tây, chim cu chẳng khác nhau dù thời gian và không gian phôi pha mọi thứ. Khi những đàn bồ câu hoang tại xứ này càng ngày càng đông, nặng nề, chen chúc, xú uế khắp mọi thành phố. Loài chim cu vẫn hiếm hoi, xa cách, trầm lặng, giấu mình.
Đi tận chân trời góc biển, tiếng chim vẫn 'cúc cù cu', thanh âm đưa tôi về kỷ niệm. Ngày xưa còn bé dưới bầu trời quê huơng, tôi hay lang thang trong buổi trưa hè. Có con chim cu đậu trên cành tre đu đưa theo gió. Chim cu ngày đó chẳng khác gì bây giờ, sống ít ỏi, im lìm.
Thỉnh thoảng chỉ đôi ba tiếng kêu nhau:
-Cúc cù ...
-Cúc cù
Chúng như 'đối đáp' rồi vội vỗ cánh bay mất. Tôi chẳng biết chúng bay về đâu? Nếu bầy cu đó trở lại, đó là lúc tôi nghe được tiếng "cúc cù" trên ngọn cây trước nhà. Tiếng "cúc cù" nhè nhẹ, dịu dàng, thoang thoáng rồi chúng lại bay. Chim chẳng cần 'quan tâm' ai và chẳng ai trong xóm này để ý gì đến chúng.
Thật ra, trong lúc này đây, có những mảnh đời xa xứ nghe tiếng chim mà nhớ về quê huơng da diết. Tiếng chim cu gáy như phảng phất hồn quê, day dứt cho ai ngày tháng tha hương, biệt xứ.
Có thể quê hương tuy xa mà gần là nhờ tiếng con chim cu gáy trưa nay. Nhưng quê hương có lúc bỗng trôi xa khi tiếng chim kêu buồn không còn nghe nữa. Một ngày như nhà thơ Phan Khâm từng viết:
...
Cu gáy không còn gáy cúc cu
Từ ngày vĩnh biệt mẹ..thiên thu
Thân tre được chẻ làm dây luộc
Trói chặt linh hồn mẹ thế ư
(Phan Khâm-Dòng Sông Thao Thức)
Đó là lúc bóng mẹ vĩnh viễn đi xa như những bóng chim vỗ cánh bay đi không còn trở lại./.
ĐHL EDIT 30/5/2023
No comments:
Post a Comment