Friday, May 26, 2023

LEON TOLSTOI: CHUYỆN HAI CON NGỰA

 









Có hai con NGỰA cùng chở đồ cho chủ. Một con thì siêng năng luôn cố sức chạy nhanh, còn một con do lười biếng nên chậm hơn. Thấy thế, Chủ mới lấy bớt đồ trên lưng con ngựa chất lên thêm cho con chạy nhanh. Con ngựa chạy sau lại còn thấy thoải mái hơn nữa, nó hiu hiu tự đắc nói với con chạy trước:

-Thật là vất vả nhọc nhằn cho bạn biết chừng nào? Bạn thấy không, bạn càng gắng sức thì bạn càng chịu khổ thêm đó thôi!

Đến một quán rượu bên đường, người CHỦ mới chợt nghĩ ra: 

-        Ủa ! sao ta phải cho cả hai con cùng ăn khi chỉ có một con chở hàng thôi cà? Ta nên cho con chở hàng ăn no thỏa thích, còn con kia nên giết phứt đi, ít nhất là tiện cho ta đem ngựa đi dấu được dễ dàng.

Nghĩ như thế xong, Chủ ngựa liền ra tay thực hiện./.

***

Trong đời có đôi kẻ lười biếng chuyên trốn tránh công việc để  mong thư thả và hưởng thụ. Nhưng trước sau gì sự lười biếng vô tích sự này sẽ đem lại hậu quả tiêu cực thôi.  Đã lười biếng trốn tránh nhiệm vụ nhưng lại làm khổ tha nhân, sống vị kỷ trên đau khổ người khác. Kẻ lợi dụng và buôn bán thời cơ thường có cái tâm bất hảo. Đã là bất hảo thường có hậu quả đau khổ do mình gây ra.

 Cuộc đời này thường là nhân quả báo ứng là vậy, nếu ta siêng năng, cần cù làm việc và sẵn sàng chịu trách nhiệm cùng thẳn thắn với trách nhiệm ắt hẳn  hưởng được tương lai tốt đẹp và càng chứng tỏ sự hữu dụng của bản thân ta.


ĐHL chuyển ngữ 


The two horses

Two horses were carrying two loads. The front horse went well, but the rear horse was lazy. The men began to pile the rear horse's load on the front horse; when they had transferred it all, the rear horse found it easy going, and he said to the front horse: "Toil and sweat! The more you try, the more you have to suffer." When they reached the tavern, the owner said; "Why should I fodder two horses when I carry all on one? I had better give the one all food it wants, and cut the throat of the other; at least I shall have the hide." And so he did.

Source: Fables, Leo Tolstoy, 1828-1910 (Copied from Robert Greene)

 


No comments:

Post a Comment