Chào bạn đọc
Thực sự mà nói chúng ta đang lo ngại văn hoá VN càng lúc càng xuống dốc thảm hại trong đó có vấn đề âm nhạc.
Ngày xưa hai miền dù trong tình trạng qua phân chinh chiến vẫncó nhiều nhạc sĩ nổi tiếng. Chúng ta đã có may mắn thưởng thức nhiều tác phẩm vượt thời gian.
Xin khỏi dẫn chứng chi tiết nhưng chắc hẳn quý bạn đọc đồng ý điểm này.
Giờ thì sao? Chúng ta hãy thử tìm có bao nhiêu nhạc sĩ có tác phẩm vượt thời gian? nửa thế kỷ và non thế kỷ như trước đây?
Ngày xưa hai miền dù trong tình trạng qua phân chinh chiến vẫncó nhiều nhạc sĩ nổi tiếng. Chúng ta đã có may mắn thưởng thức nhiều tác phẩm vượt thời gian.
Xin khỏi dẫn chứng chi tiết nhưng chắc hẳn quý bạn đọc đồng ý điểm này.
Giờ thì sao? Chúng ta hãy thử tìm có bao nhiêu nhạc sĩ có tác phẩm vượt thời gian? nửa thế kỷ và non thế kỷ như trước đây?
Nhạc "thời trang" hiện nay nhiều lắm nhưng không có những bài ca bất hủ nào?
Chúng ta dù muốn hay không đều khách quan nhận xét tình trạng sáng tác hiện nay có thể đang ở tình trạng 'lạm phát' kể cả nhạc sĩ và tác phẩm. Ngoài lề một ít, chúng ta thấy số lượng "thi sĩ - văn gia" đều nằm trong tình trạng tương tự?
Nhạc sĩ (thi sĩ và văn sĩ) theo thời sáng tác khá nhiều nhưng không sống dài lâu? Ngoài ra 'áo thụng vái nhau' tự xưng và 'đẽo ghế' cho nhau, hay dán 'mác' cho nhau khá phổ biến. Sự 'lạm phát' như vậy nó không công bằng khi một số lượng văn gia thi sĩ này lại 'che mắt thế gian' tự ngồi lên ngang hàng với các văn gia thi sĩ thứ thật?
Tưởng cũng nên mở ngoặc một ít về nguyên nhân thời nay tại sao thời này người mình lại có tình trạng lạm phát nhạc sĩ, văn gia, thi sĩ nhiều đến thế?
Thời đại tân tiến chỉ cần có tiền là in ấn dễ dàng. Thứ đến con người ta hay tự đánh lừa chính mình tưởng biết được nhạc lý, phối âm hay làm được vài bài thơ cùng in được vài bài viết trên sách báo là trở thành nhạc sĩ, văn gia, thi sĩ đến nơi?
Không phải thế, chúng ta hãy nghĩ tới đối tượng (audience) tức là khán giả, nói rộng ra là người dân mình có thẩm thấu hay thưởng thức, chấp nhận tác phẩm hay chăng? Chất lượng tác phẩm từ nhạc, văn và thơ có thực sự lưu hành lâu dài trong dân gian và tác động đến tâm lý quần chúng sâu đậm hay chăng?
Thiết nghĩ khi có tiền chúng ta có thể và có quyền in ấn số lượng bao nhiêu cũng được; nhưng vấn đề 'trở thành nhạc sĩ văn gia thi sĩ' THẬT TÌNH LÀ VẤN ĐỀ RẤT KHÁC.
***
Chúng ta thử hỏi TẠI SAO nước mình hiện nay quá hiếm hoi hay rất ít thế hệ nhạc sĩ tiếp nối nổi danh?
Thẳng thắn trả lời rằng: trước tiên và giản dị nhất đó là do họ chỉ đáp ứng thị hiếu theo kiểu "mỳ ăn liền' không có "chiều sâu".
Chúng ta thử nghe một số bản nhạc hiện tại, kể cả nhạc trẻ hiện nay ra sao? Bản nhạc hay, số lượng rất ít. Còn đa số đều nằm trong tình trạng bắt chước tiết tấu- âm hưởng kể cả nội dung đều na ná giống nhau. Có số thì nghe âm hưởng như nhạc Tàu, có số thì Hàn... Đa phần không có tính đặc thù.
Những cây "đại thụ âm nhạc" ngày trước tất cả đều có tính "đặc thù" từ nội dung cho đến giai điệu.
Nhạc Phạm Duy, Nhạc Hoàng Thi Thơ, Lê Thương, Phạm đình Chương, Lam Phương, Xuân Tiên...kể cả số nhạc sĩ ra đi kháng chiến chống Pháp như Văn Cao, Doãn Mẫn, Lưu hữu Phước...rất nhiều nhạc sĩ tài danh khác, đều có tính đặc thù.
***
Hôm nay người viết bài tình cờ đọc trên báo RFI, được biết nhạc sĩ Xuân Tiên (sinh năm 1921) từng có một quan niệm tương tự như điều người viết vừa nghĩ. Tôi mừng do ý nghĩ của tôi vừa được chứng minh qua lời phẩm bình của một nhạc sĩ lão thành nhất trong làng tân nhạc VN trước 1975.
Nhạc sĩ Xuân Tiên trong lễ mừng lễ đại thọ 100 tuổi của ông tại Úc Châu (1921-2021), người nhạc sĩ VN cao tuổi nhất hiện đang còn sống khi nghĩ về phong trào tân nhạc hiện nay ông tâm sự:
- "Tôi mong, thế hệ sau này, các nhạc sĩ nên chú trọng về âm điệu, về giai điệu của những bản nhạc để cho nó thích hợp hơn bây giờ. Vả lại, tôi nghĩ, nền âm nhạc Việt Nam phải mang dân tộc tính. Khi nhạc tấu lên thì người ta biết bản nhạc này là của Việt Nam, bản nhạc kia của nước khác. Tất nhiên, làm nghệ sĩ thì phải biết, phải hiểu rõ và tôn trọng nghệ thuật chứ đừng nghĩ nhiều đến thị hiếu của quần chúng. Người ta thích nhưng nói cho đúng thì trình độ quần chúng không bao giờ bằng trình độ của người làm chuyên môn. Mỗi một sáng tác của cùng một nhạc sĩ đi nữa, cũng không nên lặp lại âm điệu mà mình đã sáng tác rồi"... (RFI -XUÂN TIÊN VÀ DÂN TỘC TÍNH TRONG ÂM NHẠC)
Ngày đó chúng ta chỉ nghe qua bản nhạc đều biết của nhạc sĩ nào. Không thể nào lầm lẫn từ tiết tấu, làn điệu và kể cả nội dung. Những làn điệu (melody) dành cho một bản nhạc nào đó, dù có biến tấu (variation) ra sao chăng nữa? Dù người nhạc trưởng thời nay có fantasie cỡ nào, khi nghe ta cũng phân biệt được đây là bản nhạc nào của ai, không lầm vào đâu được.
Thời nay 'Định hướng văn hoá' đã tạo nhiều nhạc sĩ xu thời. Làn nhạc hiện đại chưa dám vượt ra một biên giới 'cho phép' nào đó? Ngoài ra, sự khan hiếm nhân tài trong lĩnh vực âm nhạc không phải là không có. Tại sao lại khan hiếm nhân tài? nguyên nhân khá nhiều nhưng điều quan yếu nhất là do Giáo Dục và hệ quả của 'phát triển tư duy' thời đại là điều không thể không cho là nguyên nhân. Có thể, vấn đề này không nên bàn ở bài viết này.
Tiết tấu nhạc hiện đại tại Việt Nam hiện nay ít có bài ca hay lưu tiếng lâu dài nếu không muốn nói phần nhiều pha trộn bắt chước âm hưởng nhạc ngoại từ Hàn đến Mỹ từ Tàu đến Tây.
Cách thức hoà âm cho đến phần chấm dứt bài hát phần đông đều chọn một type giống nhau là cao ngất đứt khoảng thậm chí rú lên một cách vô lý sau cùng...
Người thưởng thức hiện nay chẳng cần gì nội dung, nghe xong rồi bỏ theo vài phút phù du thư giãn...
Phong trào karaoke lan rộng khắp nước. Những âm thanh càng ngày càng 'làm phiền' xã hội. Hiện nay 'lạm phát tiếng ồn' đang 'tra tấn' các cộng đồng dân cư tại VN không bao giờ ngơi nghỉ. Tuy nhiên, nhìn chung phong trào karaoke tại VN đều phát triển thể điệu nhạc bolero một loại nhạc thịnh hành thời trước của miền nam. Chúng ta đi đến câu hỏi: phải chăng nhạc thời nay không mua chuộc được "trái tim" mọi người?
Ý nghĩa bài ca ít được người ta chấp nhận nên nhạc hiện đại khó sống lâu. Phải chăng các bản nhạc thời nay đều được các nhạc sĩ thiếu trình độ làm ra từ những hời hợt vô hồn?
Số lượng nhạc sĩ nhiều nhưng tác phẩm từa tựa bắt chước nhau từ melody tức là làn điệu du dương na ná giống nhau, những bản nhạc nghe qua tuy khác bài nhưng bị lầm tưởng là giống nhau do đều tương tự về cung điệu. Thường các bài hát loại này thừong cao vút lên một cách khác lạ để ngưng bài...
Từ nội dung đến hình thức na ná nhau như thế thì kết quả cuối cùng không có nhạc sĩ lớn sau 1975 là vậy. Đây là sự thoái hoá âm nhạc Việt khi so với thế hệ nhạc sĩ đi trước.
Tại hải ngoại ngoài việc ca hát những ca khúc trước 1975 nếu nói rằng sau 1975 có bản nhạc nào có khả năng vượt thế kỷ hay chăng? thật khó chọn lựa. Dù cái mốc 1975 là điểm nổi bật sâu đậm cho người ra đi nhớ hoài nhưng các nhạc sĩ lớn lớp thế hệ cha ông đã già nua khô héo tư tưởng do mất nước và thất vọng sinh ra cộng hưởng với thời gian chồng chất.
Thế hệ nhạc sĩ trẻ hải ngoại bị pha trộn bản sắc văn hoá lưu vong nên có thể có sáng tác nhạc nhưng lưu dấu thâm niên vào dân tộc VN thì khó lòng lâu dài so với ngày xưa.
Trong chừng mực nào đó người viết mong đưa ra cái chung nhất chứ không chú mục vào cá nhân nào dù xưa hay nay. Phát triển âm nhạc không nằm ở số lượng nhưng chất lượng bản nhạc là yếu tố quan trọng để thăng hoa nền văn hóa nước nhà./.
No comments:
Post a Comment