Dịch thuật cùng lời bàn của ĐHL
LÃO MÈO TINH RANH VÀ CON CHUỘT GIÀ
Lão Mèo vốn lúc nào cũng tinh ranh giữ nhà thật kỹ. Lũ CHUỘT NHẮT bởi thế nên rất run không có con nào dám léng phéng hay lập lò ra khỏi hang. Hình như Lão Mèo có mặt mọi ngõ ngách trong nhà? Chỉ sơ hở một tí là bị Lão Mèo ăn tươi nuốt sống ngay. Bởi thế Lũ Nhắt nín khe núp mãi trong hang.
Một hôm đói quá Lão Mèo bèn nghĩ ra một kế. Lão trèo lên cái tủ bếp chân sau bám vào ván treo ngược cái đầu xuống. Phần cuối đuôi Lão móc vào vòng dây thừng như đang bị treo vậy?
Lũ Nhắt nhìn trộm ra ngoài thấy cảnh tượng này cho rằng Lão Mèo đang bị chủ phạt do tội ăn vụng nào đó. Bán tín bán nghi một con ló ra mò tới mũi ngửi ngửi đánh hơi xem động tĩnh? Lão Mèo vẫn treo mình như thế không nhúc nhích.
Tin rằng LÃO MÈO đã chết, lũ Nhắt kêu nhau ra nhảy múa ăn mừng dưới mũi LÃO?
Vụt một cái LÃO buông mình xuống. Ôi thôi! khi Lũ Nhắt biết ra sự thật thì ba tới bốn chú Nhắt đã làm mồi cho Lão rồi! Giờ đây Lũ Nhắt không còn hồn vía nào nữa. chẳng có con nào dám thò đầu ra khỏi cửa hang.
Nhưng lâu ngày quá MÈO bắt đầu thèm lại thịt chuột. Thế là Lão moi óc tìm cho ra kế khác? Kế khác ra sao? Lão nhảy vào cái lu bột lăn mình nhiều vòng cho bộ lông nhuộm bột trắng phau. Xong LÃO nằm im như chết ngoài trừ hai con mắt mở ti hí để rình mồi.
Tin rằng tình thế đã yên, bầy Nhắt bắt đầu lóp ngóp bò ra. Thế là Mèo ta bộp ngay được chú Nhắt non mập nhất dưới bộ vuốt sắc bén. Ngoại trừ có một con CHUỘT GIÀ cứ ngồi mãi ở cửa hang. Con chuột già này thừa kinh nghiệm qua cái đuôi bị mất một phần ở trận trước đây nên luôn luôn phòng thủ.
Chuột Già la lớn:
- Coi chừng! Coi bộ món bột này sao hấp dẫn quá? Nhưng ta vẫn thấy nó giống Lão Mèo. Dù có ngon tới đâu? Khôn ngoan nhất là thủ một khoảng an toàn như ta thì hơn.
LỜI BÀN:
Sai lầm thế gian này ai cũng có, nhưng điều tệ hại nhất là không biết học hỏi điều sai lầm trước mà tránh đi. Lũ chuột ngu si biết mèo tinh ranh, đã một lần làm mồi dưới móng vuốt Mèo nhưng chẳng hề đề phòng sợ hãi. Con chuột già biết kinh nghiệm từ nạn tai với mèo lần trước nên thoát chết lần hai.
Nhà văn Mỹ Roy H Williams tác giả nhiều cuốn sách bán chạy chủ bút chương trình Wizard of Ad LIVE cho rằng, người thông minh khi phạm sai lầm thường học hỏi từ đó và chẳng bao giờ tái phạm, còn nhà thông thái thường tìm kiếm kẻ thông minh trên để cùng nhau học tránh sai lầm đó. Henry Ford ông chủ xe hơi nổi tiếng của Mỹ ngày trước cũng nói
-SAI LẦM CHỈ THỰC SỰ ĐẾN CHO KẺ NÀO CHẲNG CHÚT HỌC HỎI KHI ĐÃ PHẠM SAI LẦM
Học hỏi, rút kinh nghiệm trường đời là kim chỉ nam cho ai muốn thành công. Đường đời dĩ nhiên không thể nào trơn tru cho ta tiến bước.
TÓM LẠI
-KẺ KHÔN NGOAN CHỚ BAO GIỜ PHẠM SAI LẦM LẦN THỨ HAI
-PHẢI MỘT BẬN, CẠCH TỚI GIÀ
CHIM SƠN CA MẸ VÀ BẦY CON
Sơn Ca Mẹ làm tổ trong cánh đồng lúa mỳ vừa lên. Ngày nọ tiếp ngày kia lúa mỳ càng lúc càng cao cũng như lũ chim con càng lúc càng lớn thấy rõ.
Ngày nọ lúc những nhánh lúa mỳ bắt đầu ửng vàng rung rinh theo làn gió đồng nội, người Chủ Ruộng cùng con trai ra thăm lúa.
Nhìn Lúa Ông nói với Con Trai:
Sơn Ca Mẹ làm tổ trong cánh đồng lúa mỳ vừa lên. Ngày nọ tiếp ngày kia lúa mỳ càng lúc càng cao cũng như lũ chim con càng lúc càng lớn thấy rõ.
Ngày nọ lúc những nhánh lúa mỳ bắt đầu ửng vàng rung rinh theo làn gió đồng nội, người Chủ Ruộng cùng con trai ra thăm lúa.
Nhìn Lúa Ông nói với Con Trai:
-Lúa chín rồi sẵn sáng gặt thôi. Hai cha con mình phải đi nhờ láng giềng gặt giúp mới được.
Tổ lũ chim gần hai cha con, nên chim con về mách mẹ những gì chúng nghe. Chúng rất sợ, nếu không rời tổ sớm thì nguy to.
Sơn Ca Mẹ vừa đem mồi về, nghe vậy liền nói:
-Đừng sợ các con ơi! nếu người Chủ Ruộng bảo đi nhờ hàng xóm giúp thì đồng lúa này chưa hẳn đã chín hoàn toàn đâu.
Vài ngày sau, lúa chín càng nhiều. Gió lung lay làm một cành lúa chín đầy hột ngã đè lên đầu bầy chim.
Lần này Ông Chủ ra thăm giờ lại nói:
-Nếu không gặt gấp bây giờ chúng ta sẽ mất đi một nửa. Cha con ta không đợi hàng xóm được nữa rồi, ngày mai chúng ta tự làm lấy.
Khi bầy chim con kể lại cho MẸ, Chim Mẹ mới bảo:
-Lần này thì chúng ta phải rời ngay lập tức! Khi con người tự quyết định công việc của họ không lệ thuộc một ai thì chính đây là lúc chúng ta không còn lý do nào để trì hoãn nữa.
Chiều đó có tiếng chim mẹ đập cánh bay đi, bay về, dồn dập. Sáng sớm ngày mai khi hai cha con Chủ Ruộng tới gặt lúa thì họ gặp một cái tổ chim TRỐNG không mà thôi./.
LỜI BÀN:-Những gì chúng ta tự quyết định lấy không lệ thuộc vào ai sẽ góp phần chính yếu quyết định thành công. Lệ thuộc ít thành công hơn, do nó dựa vào quyết định của người khác. Vươn lên bằng chính khả năng chúng ta phần lớn đưa đến thành công do chúng ta biết được khả năng ngang đâu? Không ai biết được thành công bằng chính chúng ta. Ngạn ngữ Pháp có nói "Hãy tự giúp mình trước, rồi TRỜI mới giúp cho sau" (Aides -Toi, Le Ciel T'aidera") nó cũng hàm ý công việc thành công của chúng ta đến từ do bàn tay ta quyết định trước chứ không chờ đợi một ai cả.
-TỰ LỰC CÁNH SINH
-TỰ GIÚP MÌNH LÀ CÁCH GIÚP HAY NHẤT
-TỰ GIÚP TA TRƯỚC RỒI TRỜI SẼ GIÚP CHO
SÓI CHÚA VÀ CON CHÓ ỐM
Sói chúa hay rình mồi kế một ngôi làng thì bắt gặp một con CHÓ. Hôm nay Con mồi của Sói chỉ là một con Chó ốm đến trơ xương. Dù sao cũng đói lắm rồi nên Sói Chúa mới chận con Chó đang tìm đường lùi lại.
Chó năn nỉ:
-Thưa ngài Sói, cho con xin thưa với ngài một điều trước khi ăn thịt con. Ăn con thì có ngon gì đâu? Ngài nhìn những cái xương sườn con này? con ốm chỉ có da và xương thôi.
Chó tiếp:
Con xin mách với Ngài Sói một điều: Vài bữa nữa chủ con sẽ làm tiệc cưới cho con gái. Đến lúc này con tha hồ ăn những thức thừa trong bữa tiệc và con sẽ mập phình lên cho xem. Khi này ngài hãy tới đánh chén ngon lành.
Sói Chúa nghe vậy quá bùi tai. Hắn nghĩ đến hình ảnh mình mẩy con chó trở nên căng tròn để cho nó xơi từng miếng nên vội cho con chó ốm đi ngay. Sói trước khi đi chẳng quên nói trước là hắn chắc chắn sẽ trở lại chỗ kia đợi chó.
Vài ngày sau, Sói Chúa trở lại chỗ cũ y như lời Chó hứa. Nhưng lần này nó thấy Chó kia cứ quanh quẩn trong vườn. Sói Chúa ta yêu cầu Chó giữ lời ra mau cho nó ăn thịt.
Chó cười nhạt:
-Thưa Ngài Sói, con đã sẵn sàng và vui lòng ra cống mạng cho ngài đây. Ông quản gia trong nhà sẽ mở cửa cho con ra ngay ạ.
Nhưng người "quản gia" ra mở cửa lần này lại là CON CHÓ giốn bự. Loài Chó giống BỰ kia vốn bao đời nay là khắc tinh dữ tợn đối với giòng họ loài sói.
Sói Chúa không kịp một giây nghĩ ngợi, nó cong đuôi, phóng cả bốn chân chạy thục mạng về rừng./.
BẠN CHỚ NÊN TIN VÀO NHỮNG LỜI HỨA HẢO, THÀ MỘT SẺ TRONG TAY CÒN HƠN HAI CON TRONG BỤI
-NHỮNG VIỆC TRONG TƯƠNG LAI LÀ NHỮNG VIỆC CHƯA CHẮC CHẮN HOÀN TOÀN
-ĐỪNG BỎ CON SĂN SẮT, BẮT CON CÁ RÔ
-BẠN CHỚ BỎ MỒI BẮT BÓNG
===================================
HAI BẠN ĐỒNG HÀNH VÀ CHIẾC TÚI RƠI
Có hai người bạn cùng đồng ý với nhau đi chung trên con đường thiên lý. Chợt một trong hai kẻ bắt gặp một cái túi lạ ai đó đánh rơi trên đường.
Người lượm chiếc túi kia khoái trá:
-Ta may mắn quá đi thôi! trông này chiếc túi khá nặng. Nặng kiểu này chắc trong đó phải đựng VÀNG là cái chắc?
Người bạn kia mới lên tiếng:
-Anh chớ nói TA lượm được mà nên nói: CHÚNG TA lượm được CHÚNG TA MAY MẮN mới đúng chứ? Chúng ta cùng đi chung với nhau thì phải cùng chia nhau hoạn nạn hay may mắn như nhau mới đúng.
-KHÔNG! KHÔNG! không thể như vậy được!?
Người được túi tức giận la lên.
Chợt đằng sau có tiếng người đuổi theo la vang:
-Đứng lại đứng lại hai tên trộm kia ?
Cả hai hốt hoảng nhìn quanh?
Chợt họ thấy một toán người đằng xa đang chạy lại tay cầm theo gậy gộc?!
Gã lượm được cái túi giờ này lại đâm ra hoảng hốt xanh cả máu mặt?
Gã rên rỉ:
-Ôi chắc CHÚNG TA CHẾT MẤT nếu họ thấy chúng ta có chiếc túi này?!
Nhưng người bạn không lượm được chiếc túi chỉnh lại ngay:
-Không không! lúc nảy bạn chống lại hai tiếng CHÚNG TA thì giờ đây bạn nên giữ yên như vậy cứ nói rằng
-Ôi chắc TA chết mất nếu họ thấy TA có chiếc túi này- mới đúng bạn à./.
LỜI BÀN
*BẠN CHỚ KHOAN VỘI MONG AI CHIA SỚT NỖI ĐAU KHỔ CHO BẠN TRỪ PHI NGƯỜI ĐÓ TRƯỚC ĐÂY LUÔN SẴN SÀNG CHIA SẺ MAY MẮN VỚI BẠN
* NÊN KẾT BẠN VỚI AI BIẾT ĐỒNG CAM CỘNG KHỔ VỚI TA
========================
Bầy SẾU trông thấy bác NÔNG PHU đang bừa ruộng trên đồng. Chúng đoán là mùa gieo hạt lại đến. Chúng nhẫn nại chờ ngày gieo hạt thì tha hồ no bụng.
Cái ngày chúng mong chờ đã đến. Vừa gieo hạt xong, thì bác Nông Phu vội về nhà. Đây là thời cơ chúng hạ cánh xuống cánh đồng mới và tha hồ thưởng thức hạt giống của người.
Người làm nông kia thừa biết bầy cò đang phá hoại mùa màng nên tìm cách bảo vệ. Lần này theo thói quen bác chỉ đem ra một giàng ná cao su nhưng chẳng có viên đá nào? Bác vừa la lớn vừa trương dây lên hù doạ bầy cò cho chúng sợ thôi.
Lần đầu bầy cò còn sợ. Nhưng càng về sau chúng quen dần cảnh doạ nạt này. Khi bầy cò không nghe tiếng đạn đá bay vun vút, thế là chúng chẳng con nào sợ hãi. Mặc cho bác nông phu la hét chúng cũng chẳng thèm để ý.
Bác chủ ruộng giờ phải thay đổi phương kế. Bác dù sao cũng phải tìm cách cứu lúa. Lần này, Bác mang ná với đạn đá có THẬT. Thế là vài con sếu coi thường trúng đạn lăn đùng. Thật đáng đời đàn sếu, chúng hoảng sợ bay hết không còn con nào dám léng phéng đến cánh đồng của bác Nông Phu nữa./.
LỜI BÀN: LỜI RĂN ĐE PHẢI CÓ BIỆN PHÁP ĐI KÈM, ĐÂY MỚI LÀ PHƯƠNG PHÁP THI HÀNH THÀNH CÔNG.
Chuyện răn đe không thôi cũng khác nhau. Ngay trong gia đình tây phương và đông phương khác nhau rất xa. Mình "thương con cho roi cho vọt" thì giáo dục tây phương chê bai cho vậy là 'nô lệ hóa' con người. HỌ chê lớp trẻ con đông phương ngoan ngoãn chỉ là hình thức "nô lệ và phục tùng' thiếu 'sáng kiến và độc lập' Nhưng khổ thay tây phương không hiểu rằng bản chất con người vốn 'thích tự do hoang đàng' nếu không "măng không uốn thì tre khó lòng".
Tây phương giáo dục khác lắm họ luôn cho 'trẻ tự do' không uốn nắn ngay lúc đầu, họ sợ 'nô lệ hóa' chúng. Luôn chiều chuộng và không bao giờ dám nghiêm với trẻ...Nhưng từ quan niệm này con trẻ càng lúc càng tưởng mình là 'cái rốn vũ trụ' hay là 'ông trời con' muốn gì được nấy? Có nhiều vụ kiện về 'abuse' con nít. Con nít là phải cưng phải chiều, cực chi cũng phải ngon ngọt không bao giờ kỷ luật hay rầy la và biện pháp trừng phạt như đông phương mình. Đến tuổi thiếu niên, lớp trẻ tây phương nghiệm ra mình không phải là 'ông vua, ông trời con' nữa đâm ra hụt hẫng, bất mãn hận đời và nhiều hành động đáng tiếc cùng ghê sợ xảy ra
To rộng bao quát hơn, chúng ta Ngẫm lại tình hình thế giới hiện tại, thế sự nhiễu loạn chiến tranh triền miên. Có khi chúng ta nghiệm ra mấy cường quốc chỉ biết hù dọa thiếu biện pháp trừng phạt đích đáng nên loạn càng thêm loạn.
tóm lại trong biện pháp TRỪNG TRỊ
*CHỈ DOẠ SUÔNG KHÔNG BAO GIỜ CÓ KẾT QUẢ VỚI NHỮNG NGƯỜI BƯỚNG BỈNH
*MIẾNG NGON NHỚ LÂU, ĐÒN ĐAU NHỚ ĐỜI
========================
nguồn AESOP's Fables
No comments:
Post a Comment