Tuesday, September 6, 2022

NGỤ NGÔN AESOP TẬP 4

        ĐHL chuyển ngữ kèm lời bàn




BÀ CÚ KHÓ TÍNH VÀ CON CHÂU CHẤU NGANG BƯỚNG

 
    Ban ngày Bà Cú luôn luôn lo lắng cho giấc ngủ. Đợi khi mặt trời lặn, lúc những tia nắng hồng tắt lịm trên nền trời để lại màn đêm dần dà che phủ toàn bộ cánh rừng Bà mới bắt đầu thức dậy. Bà rũ lông nhấp nháy mắt cho tỉnh người trước khi ra khỏi cái bộng cây để đi kiếm mồi.

-Cú Cù Cú Cù...

Bà cất tiếng kêu ghê rợn trong đêm. Tiếng "Cú Cù" vang dội trong cánh rừng yên lặng. Bà ta bắt đầu cuộc kiếm ăn, nào rệp nào bọ cánh cứng nhái ếch cho đến loài chuột Bà xơi tất không bỏ loại nào.

Bà Cú càng già càng trở nên khó chịu nhất là những khi giấc ngủ của bà bị quấy rầy. Có một trưa hè nắng nóng khi Bà đang ngủ gà ngủ gật trong hốc cây thì có Chú Châu Chấu không biết vui thú gì lại cất tiếng ca inh ỏi. Bà Cú liền thò đầu ra khỏi cái hốc cây, cái lỗ này vừa là cửa sổ cũng là cửa ra vào:

- Này cái Ngài kia liệu hồn thì đi nơi khác, thật là bất lịch sự? ít nhất cũng phải tôn trọng người già cả hãy yên lặng cho ta ngủ xem nào?

Nhưng con châu chấu kia vẫn trơ tráo? Nó trả lời nó có quyền nơi vùng nó ở khi mặt trời lên. Còn loài cú như bà ta thì nên ở yên trong gốc sồi già kia thôi. Trả lời vô lễ như thế xong, con châu chấu còn kêu "chách chách" và 'hát' to hơn nữa- những âm thanh chói tai nhức óc làm sao?

Cú già tuy giận nhưng  thông minh. Bà biết cãi với Châu Chấu hay bất cứ ai khác về vấn đề này cũng chẳng ích gì.

Thêm thay, mắt loài cú ban ngày làm gì thấy rõ để trừng phạt con châu chấu hỗn xược kia? Cú Bà nuốt giận dùng lời lẽ ngọt ngào nhất:

- Ồ cậu ơi, Già này phải ráng thức để nghe cho được giọng ca hiếm có của cậu. Giờ đây ta đã chuẩn bị sẵn cả đây loại rượu ngon nhất từ Ngọn Núi Thần Olympus gửi cho ta đây. Thứ rượu này như cậu biết, thần Apollo thường uống trước khi hát cho Chúa Trời nghe đấy. Hãy tới đây, tới đây rồi cùng già này thưởng thức loại rượu ngon này nhé. Già chắc rằng uống thứ rượu này vào cậu sẽ hát hay chẳng kém gì Thần Apollo đâu!

Châu Chấu ngu ngốc nghe lời nịnh hót của Cú Bà khoái quá quên cả hiểm nguy, liền nhảy tới miệng hang của Cú...

Vừa khi Chấu Chấu ta tới ngang tầm cửa, lộ ra hình dạng, Cú Bà liền chộp ngay nuốt mất./.

Lời Bàn
Đây mới là bài học để trừng trị những ai ngang bướng cứng đầu. Đối với những kẻ vũ phu hay ngang bướng thường hay có những nhược điểm và nếu dùng trí thì rất dễ chiến thắng. NỘi dung kế tiếp cho bài ngụ ngôn này đó là nói về sự nguy hiểm của lời nói xu nịnh.

LỜI  NỊNH HÓT, TÂNG BỐC TA CHẮC CHẮN KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỰ THÁN PHỤC CHÂN THÀNH. BẠN ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ THÓI NỊNH VÀ TÂNG BỐC LÀM BẠN MẤT CẢNH GIÁC ĐỐI VỚI KẺ KHÁC 

-TUÂN TỬ: NGƯỜI CHÊ TA MÀ CHÊ PHẢI LÀ THẦY TA, NGƯỜI KHEN TA MÀ KHEN PHẢI LÀ BẠN TA, NHỮNG KẺ VUỐT VE NỊNH BỢ TA CHÍNH LÀ KẺ THÙ CỦA TA VẬY

               

                                    =================






















  

CHÚ  LỪA ĐỘI LỐT SƯ TỬ

    Có một con lừa ngày nọ thấy bộ da sư tử do một nhóm thợ săn bỏ quên trong rừng nó bèn nghĩ ra một kế vui chơi.


Con lừa bận bộ da này vào núp vào trong một bụi rậm. Nó đợi lúc muôn thú đi ngang bèn chạy ra hù doạ. Bầy thú tưởng chúa sơn lâm thật tất cả ngay lập tức đều sợ hãi bỏ chạy trối chết?!

Lừa thích chí quá do muôn thú xem nó như chúa sơn lâm thật không bằng? Lừa không nín được do quá khoái chí nên bật kêu lên:

-Bờ rê! Bờ rê!

Có con cáo chạy sau cùng nghe được tiếng này nó mới hiểu ra đó chỉ là con lừa đội lốt sư tử thôi?!

Con Cáo trở lui cười ngất, rồi bảo lừa rằng:

Giá như ngươi biết câm cái miệng lại thì ngươi có thể doạ được ta rồi. Nhưng chính cái miệng của ngươi đã làm hỏng chuyện khi tự phát ra cái tiếng be be tức cười kia, biết chưa?

Con Lừa nghe thế,  thẹn quá lủi mất./.


Lời bàn

MỘT ĐỨA GIAN MANH CÓ THỂ LỪA THIÊN HẠ QUA SẮC PHỤC VÀ DIỆN MẠO BÊN NGOÀI NHƯNG CHÍNH LỜI NOÍ CỦA HẮN MỚI TỎ LỘ CON NGƯỜI THỰC SỰ CỦA HẮN RA SAO

-KHOAN VỘI XÉT NGƯỜI QUA BỀ NGOÀI MÀ HÃY ĐỢI HỌ NÓI RA




                     =====================

  •            HAI CON DÊ RỪNG QUYẾT  KHÔNG NHƯỜNG  NHỊN 
  • NHAU



















   Có hai con dê rừng nhảy nhót vui chơi trên hai sườn núi cheo leo, dưới kia là thác chảy.

Con nào cũng muốn qua sườn đồi bên kia? ngặt một nỗi chỉ có một  thân cây đổ bắc ngang sườn núi thôi. Thân cây  này rõ ràng là phương tiện độc nhất bắc qua hẻm núi hiểm nguy đó mà thôi. Nó là con đường qua lại duy nhất nhưng lại quá cheo leo, đến nỗi nhỏ như hai con sóc cũng phải sợ huống gì lớn như hai con dê này?

Thế mà lòng tự ái và kiêu căng khiến không có con dê nào chịu đứng lại nhường đường cho nhau?

Bên này một con bước chân xuống cây gỗ kia, con bên kia cũng vậy. Hai con dê đều một lúc bước xuống thân cây và đều bước qua một lượt?

Hai đối thủ hiếu thắng, sừng chạm sừng, không ai chịu nhường ai. Thế là cả hai đều rơi tòm xuống thác nước đang chảy ầm ầm dưới sâu?!

Ôi thôi toi mạng hai con dê tự ái và kiêu ngạo!


LỜI BÀN
Nữ văn sĩ khuyết tật Mỹ Helen Keller, bà sinh năm 1880 và mất năm 1968. Bà bị khiếm thị và mất thính giác từ lúc sinh ra đời 19 tháng tuổi. Thế nhưng bà vẫn thăng tiến cuộc đời trở thành một nhà văn và nhà tranh đấu cho người khuyết tật Hoa Kỳ. Bà có nói, "TỰ ÁI LÀ KẺ THÙ TỆ HẠI NHẤT, NẾU CHÚNG TA THUA NÓ THÌ SẼ KHÔNG BAO GIÒ THỰC HIỆN ĐIỀU KHÔN NGOAN NÀO TRONG THẾ GIỚI NÀY"
Quả thật, chuyện hai con dê trên là kết quả của tự ái và hiếu thắng. Một kết cục thảm bại cho cả hai, không con dê nào biết kiềm chế.
Nhẫn nhục không đồng nghĩa với hèn nhát, yếu hèn mà hành động được dẫn dắt bởi lý trí. Người ta nói "một sự nhịn chín sự lành" phải có cái hậu ý của sự thành công cuối cùng làm mục tiêu. Trường đời có khi "tránh trâu chẳng xấu mặt nào" hay "người quân tử chẳng nề tiểu tiết" cũng có khi vào trường hợp hai con dê hiếu thắng trong câu chuyện. Ngày xưa, Hàn Tín nếu vì tự ái cao, nệ tiểu tiết không chịu "luồn trôn" anh chàng bán thịt thì đâu còn cơ hội làm đến chức tể tướng dưới triều Tiền Hán.
Thế cạnh tranh giao thương trên trường quốc tế, các nước nếu như cặp dê kia thì nguy to. Ngoại giao buôn bán, ai cũng lấy nguyên tắc "đôi bên cùng có lợi" mới hợp tác lâu dài

                    ========================

   TRANH  CHẤP CHI CÁI BÓNG CON LỪA





    Người lữ hành thuê Con Lừa chở Ông đi tới một vùng quê chơi. Vùng này khá xa. Người chủ lừa dĩ nhiên đi theo con lừa để dẫn đường.


Trời càng lúc càng nóng. Đã thế trên đường trơ trụi chẳng có một bóng cây nào cả? Chịu không nổi sức nóng, người Lữ Hành bèn bảo chủ Lừa cho dừng lại nghỉ ngơi. Chẳng hề có một bóng im nào, bất đắc dĩ Khách bèn ngồi xuống nép trong vào bóng im của thân LỪA cho đỡ cái nóng như thiêu đốt thân mình.

Giờ người dẫn đường tức là CHỦ con LỪA kia cũng chịu hết nỗi chẳng khác gì người KHÁCH. Ông ta còn đi bộ dắt lừa nên càng mệt hơn. Chủ Lừa cũng muốn núp vào bóng im của thân LỪA. Bóng Lừa thì nhỏ hai người lại to thế là đâm ra cãi nhau?

Chủ Lừa nói lý ông cho THUÊ LỪA đâu có cho THUÊ BÓNG Lừa?

Lời qua tiếng lại không ai chịu nhường ai? Cho đến lúc LỪA ta bực tức bỏ đi mất!

 Thế là cái BÓNG không còn!?


LỜI BÀN:
Câu chuyện tuy đơn giản nhưng ngụ ngôn một bài học thâm thúy cho người đời. Cuộc đời này chẳng hề có cái gì bền vững lâu dài, nhưng con người vẫn tranh chấp nhau đến mức phải gây ra thù hận, một mất một còn. Có đó và mất đó chẳng gì là bền lâu. Ngay con người dù có thành công trong tranh chấp cũng không sống mãi muôn đời.
Cuộc sống hòa bình, tương nhượng với nhau đôi bên cùng sống đây là nguyên tắc cho cuộc đời an lạc. Thế giới chính trị hiện nay cũng thế, tranh giành quyền lực quyết một mất một còn rồi kẻ thắng người thua ai rồi cũng chết. Nhưng lúc chết rồi còn để tiếng xấu muôn đời cho lịch sử cười khinh.
nói cho cùng chúng ta nên



 ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC ĐÔI BÊN CÙNG CÓ LỢI (WIN-WIN) TRONG THƯƠNG TRƯỜNG HAY XỬ THẾ ĐỂ KHÔNG AI PHẢI MẤT TRẮNG HAY THIỆT HẠI. ĐÂY LÀ NGUYÊN TẮC LÀM ĂN CĂN BẢN VÀ LÂU DÀI 

-KẺ CÓ CƠM ĂN, NGƯỜI CÓ MIẾNG CHÁO CHỚ NÊN QUÁ ÍCH KỶ LÙA HẾT VỀ MÌNH. THIÊN HẠ CHẾT HẾT THẾ TA SỐNG VỚI AI?

=================================== 




No comments:

Post a Comment